(Thi 106:1-48) "1 Ha-lê-lu-gia! Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. 2 Ai có thể thuật các công việc quyền năng của Đức Giê-hô-va, Truyền ra hết sự ngợi khen của Ngài? 3 Phước cho người nào gìn giữ sự đoan chánh, Và làm theo sự công bình luôn luôn! 4 Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhớ lại tôi tùy ơn Ngài làm cho dân sự Ngài; Hãy lấy sự cứu rỗi mà đến viếng tôi, 5 Hầu cho tôi thấy sự thới thạnh của kẻ được Ngài chọn, Hưởng sự vui vẻ của dân sự Ngài, Và được khoe mình với cơ nghiệp Ngài. 6 Chúng tôi và tổ phụ chúng tôi đã phạm tội; Chúng tôi có phạm sự gian tà, và làm cách hung ác. 7 Tại Ê-díp-tô tổ phụ chúng tôi không chăm chỉ về các phép lạ Chúa, Cũng chẳng nhớ lại sự nhân từ dư dật của Chúa; Nhưng lại phản nghịch bên biển, tức là Biển đỏ. 8 Dầu vậy, Ngài cứu họ vì cớ danh Ngài, Hầu cho bày ra quyền năng của Ngài. 9 Ngài quở Biển đỏ, nó bèn khô; Ngài dẫn Y-sơ-ra-ên đi ngang qua vực sâu như ngang đồng vắng. 10 Ngài giải cứu họ khỏi tay kẻ ghen ghét, Chuộc họ khỏi tay kẻ thù nghịch. 11 Nước chụp phủ những kẻ hà hiếp họ; Chẳng còn lại một người. 12 Bấy giờ họ mới tin lời của Ngài, Bèn hát ngợi khen Ngài. 13 Họ lại mau mau quên các công việc Ngài, Không chờ đợi lời chỉ giáo Ngài, 14 Nhưng có lòng tham dục quá đỗi tại trong đồng vắng, Và thử Đức Chúa Trời nơi vắng vẻ. 15 Ngài ban cho chúng nó điều chúng nó cầu xin; Nhưng sai bịnh tổn hại linh hồn chúng nó. 16 Trong trại quân họ ganh ghét Môi-se Và A-rôn, là người thánh của Đức Giê-hô-va. 17 Đất hả ra nuốt Đa-than, Và lấp bọn A-bi-ran. 18 Có lửa phát cháy trong hội chúng nó, Ngọn lửa thiêu đốt những kẻ ác. 19 Tổ phụ tôi làm một bò tơ tại Hô-rếp, Thờ lạy trước mặt hình đúc; 20 Họ đổi sự vinh hiển mình Ra hình dạng con bò ăn cỏ. 21 Họ quên Đức Chúa Trời là Đấng cứu rỗi mình, Và đã có làm công việc lớn lao ở Ê-díp-tô, 22 Những việc lạ kỳ trong xứ Cham, Và các điều đáng kinh hãi ở bên Biển đỏ. 23 Vì vậy, Ngài phán rằng sẽ diệt chúng nó đi; Nhưng Môi-se, là kẻ Ngài chọn, đứng nơi triệt hạ trước mặt Ngài, Đặng can gián cơn giận Ngài, e Ngài hủy diệt họ chăng. 24 Tổ phụ chúng tôi khinh bỉ xứ tốt đẹp, Không tin lời của Chúa, 25 Song nói lằm bằm trong trại mình, Không nghe tiếng Đức Giê-hô-va. 26 Vì vậy, Ngài thề cùng chúng nó rằng: Sẽ làm chúng nó sa ngã trong đồng vắng, 27 Khiến dòng dõi họ sa ngã giữa muôn nước, Và làm tản lạc họ trong các xứ. 28 Tổ phụ chúng tôi cũng cúng thờ Ba-anh-Phê-ô, Ăn của lễ cúng kẻ chết; 29 Như vậy họ chọc giận Đức Chúa Trời vì những việc làm của họ, Và ôn dịch bèn phát ra giữa họ. 30 Bấy giờ Phi-nê-a chỗi dậy đoán xét, Và ôn dịch bèn ngừng lại. 31 Từ đời nầy qua đời kia việc đó kể cho người là công bình, Cho đến đời đời vô cùng. 32 Tổ phụ chúng tôi cũng chọc giận Ngài tại nước Mê-ri-ba, Nên, vì cớ họ, có tai họa xảy đến cho Môi-se; 33 Ấy vì họ chọc rối trí người, Nên người nói những lời vô-ý. 34 Họ không hủy diệt các dân, Y như Đức Giê-hô-va đã phán dặn họ; 35 Nhưng lại pha lộn với các dân, Tập theo công việc chúng nó, 36 Và hầu việc hình tượng chúng nó, Là điều gây làm cái bẫy cho mình. 37 Họ bắt con trai con gái mình Mà cúng tế ma quỉ. 38 Làm đổ huyết vô tội ra, Tức là huyết của con trai con gái mình, Mà họ cúng tế cho hình tượng xứ Ca-na-an; Nên xứ bị ô uế bởi huyết ấy. 39 Như vậy, họ làm cho mình bị ô uế vì công việc mình, Lấy sự làm mình mà thông dâm. 40 Nhân đó cơn giận Đức Giê-hô-va nổi lên cùng dân sự Ngài, Ngài gớm ghiếc cơ nghiệp mình; 41 Ngài phó họ vào tay các ngoại bang; Những kẻ ghen ghét họ cai trị trên họ. 42 Kẻ thù nghịch cũng hà hiếp tổ phụ chúng ta. Họ bị phục dưới tay chúng nó. 43 Nhiều lần Chúa giải cứu tổ phụ chúng ta, Nhưng họ phiền lòng Ngài bởi ý muốn họ, Và họ hèn mọn vì tội ác của họ. 44 Dầu vậy, khi nghe tiếng kêu cầu của họ, Ngài bèn đoái xem họ trong cơn gian truân họ, 45 Nhớ lại vì họ giao ước mình, Và thương xót họ tùy sự nhân từ dư dật của Ngài. 46 Ngài cũng làm cho họ được ơn bên những kẻ bắt họ làm phu tù. 47 Hỡi Giê-hô-va, Đức Chúa Trời chúng tôi, xin hãy cứu chúng tôi, Nhóm hiệp chúng tôi từ giữa các nước, Hầu cho chúng tôi cảm tạ danh thánh Chúa, Và khoe mình về sự ngợi khen Chúa. 48 Đáng ngợi khen Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, Từ trước vô cùng cho đến đời đời mãi mãi! Cả dân sự khá nói: A-men! Ha-lê-lu-gia!".

DẪN NHẬP.

1/ Thi Thiên 106 là một lời xưng tội vì sự nổi loạn suốt cả dòng lịch sử của dân Y sơ ra ên (a confession of Israel's long history of rebellion) và cũng là lời cầu nguyện tác giả xin Đức Chúa Trời hãy giải cứu dân sự của Ngài một lần nữa (once again save His people).

2/ Nhiều người tin rằng tác giả của Thi Thiên 106 là một người Lê vi sống ở Giê ru sa lem (a Levite in Jerusalem) đã trở về từ sau cuộc lưu đày (after return of the exiles).

3/ Câu đầu tiên và hai câu cuối (the first verse and the last two verses) của Thi thiên 106 dường như tiếp quản từ một bài đã được sáng tác sớm hơn trước đó (seem take over from earlier composition). Những câu nầy đã được thêm vào bởi các người biên tập Thi thiên (editors of the Psalter). Họ mượn các câu nầy từ Thi thiên của Đa vít đã sáng tác trước đó (borrowing from an earlier Davidic psalter).
(I Sử 16:34-36) "34 Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, vì Ngài là nhân từ; Sự thương xót Ngài còn đến đời đời. 35 Hãy nói: Hỡi Đức Chúa Trời, Đấng chửng cứu chúng tôi! xin hãy cứu rỗi chúng tôi, Hiệp chúng tôi lại, và giải thoát khỏi các nước, Để chúng tôi cảm tạ danh thánh Chúa, Và nhờ sự ngợi khen Chúa mà lấy làm được vinh. 36 Đáng ngợi khen Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên. Từ đời đời cho đến đời đời! Cả dân sự đều đáp rằng: A-men! và ngợi khen Đức Giê-hô-va".

I/ LÒNG NHÂN TỪ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI ĐỐI VỚI Y SƠ RA ÊN (God's goodness to Israel):

(Thi 106:1-2) "1 Ha-lê-lu-gia! Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. 2 Ai có thể thuật các công việc quyền năng của Đức Giê-hô-va, Truyền ra hết sự ngợi khen của Ngài?".
* Ha lê lu gia הַֽלְלוּיָהּ [halalYahh] (praise the LORD) là âm điệu đầu tiên và cuối cùng của Thi Thiên 106 (the first and last note of the song).
* Dầu chúng ta không biết tên của tác giả (cannot name the psalmist), nhưng chúng ta thật sự biết ông là người Do Thái tin kính Chúa (a godly Jewish).
* Tác giả Thi thiên 106 đã ngợi khen và tạ ơn Đức Chúa Trời vì lòng nhân từ (goodness), khoan dung (mercy) và tình thương vững bề (steadfast love) mà Ngài đã đối cùng dân Y sơ ra ên trong suốt dòng lịch sử của họ .
* Thi thiên 106 được sáng tác đương khi dân Y sơ ra ên bị lưu đày (while his people were in captivity).
(Thi 106: 47) "Hỡi Giê-hô-va, Đức Chúa Trời chúng tôi, xin hãy cứu chúng tôi, Nhóm hiệp chúng tôi từ giữa các nước, Hầu cho chúng tôi cảm tạ danh thánh Chúa, Và khoe mình về sự ngợi khen Chúa".

1/ Thiện טוֹב [towb] (good / kind): Tốt, tử tế, thân ái, nhân đức, thiện lành.
(Thi 106:1a) "Ha-lê-lu-gia! Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện".
* Có lòng tốt, muốn giúp đỡ người khác (wishing to do good and helpful).
* Thân tình, thương mến và quan tâm đến người khác (showing friendliness, affection or consideration).
(Thi 100:5) "Vì Đức Giê-hô-va là thiện; sự nhân từ Ngài hằng có mãi mãi, Và sự thành tín Ngài còn đến đời đời".
(Thi 107:1) "Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời".
(Thi 119:68) "Chúa là thiện và hay làm lành; Xin hãy dạy tôi các luật lệ Chúa"
(Thi 135:3) "Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Đức Giê-hô-va là thiện; Khá hát ngợi khen danh Ngài, vì ấy là vui".
(a) La tinh (Latin) "bene volens -entits" (benevolent): Nhân đức, từ tâm. Mong ước tốt lành tốt lành (well wishing). Gồm:
* Bene: Tốt, hạnh phúc, thỏa lòng (well).
* Velle: Ước mong, ước muốn (wish).
(b) Hy lạp (Greek) χρηστός [chrēstos] (kind/generous): Nhân từ, rộng lượng.
* Làm điều thiện chứ không phải kiếm lợi (benevolent).
(Lu 6:35) "Song các ngươi hãy yêu kẻ thù mình; hãy làm ơn, hãy cho mượn, mà đừng ngã lòng. Vậy, phần thưởng của các ngươi sẽ lớn, và các ngươi sẽ làm con của Đấng Rất Cao, vì Ngài lấy nhân từ đối đãi kẻ bạc và kẻ dữ".
(Rô 11:22) "Vậy hãy xem sự nhân từ và sự nghiêm nhặt của Đức Chúa Trời: sự nghiêm nhặt đối với họ là kẻ đã ngã xuống, còn sự nhân từ đối với ngươi, miễn là ngươi cầm giữ mình trong sự nhân từ Ngài: bằng chẳng, ngươi cũng sẽ bị chặt".
(Êp 4:32) "Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy".

2/ Sự nhân từ חֶסֶד [checed] (mercy): Lòng khoan dung, lòng tốt.
(Thi 106:1) "Ha-lê-lu-gia! Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời".
(E xơ ra 3:11) "Chúng ca hát đối đáp mà ngợi khen cảm tạ Đức Giê-hô-va rằng: Đáng ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài là tốt lành, lòng thương xót của Ngài đối với Y-sơ-ra-ên còn đến đời đời! Cả dân sự đều kêu reo tiếng lớn, ngợi khen Đức Giê-hô-va, bởi vì người ta xây nền đền thờ của Đức Giê-hô-va".
(Giê 33:11b) "Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va vạn quân, vì Đức Giê-hô-va là nhân lành, sự nhân từ của Ngài còn đời đời! và của những kẻ đến dân của lễ tạ ơn trong nhà Đức Giê-hô-va. Vì ta sẽ khiến những phu tù của đất nầy trở về, làm cho như trước, Đức Giê-hô-va đã phán".
(a) La tinh (Latin) "merces -edis": Lòng thương xót (pity).
* Cảm giác đau buồn và trắc ẩn được khơi gợi bởi trước sự đau khổ của người khác (sorrow and compassion arounsed by another's condition).
(b) Hy lạp (Greek) ἐλεήμων [eleēmōn]: Lòng khoan dung (mercy). Thiện ý, đặc ân (favour).
* Lòng nhơn từ hoặc sự độ lượng bày tỏ cho những kẻ thù hoặc các người phạm tội; mặc dầu mình có quyền trừng phạt (compassion or forbearance shown to enermies or offensers in one's power).
* Một hành động tốt vượt lên trên mức thích đáng hoặc bình thường (an act of kindness beyond what is due or usual).
(Mat 5:7) "Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót!".
(Lu 1:78) "Vì Đức Chúa Trời chúng tôi động lòng thương xót, Và mặt trời mọc lên từ nơi cao thăm viếng chúng tôi".
(Rô 9:15) "Vì Ngài phán cùng Môi-se rằng: Ta sẽ làm ơn cho kẻ ta làm ơn, ta sẽ thương xót kẻ ta thương xót".
(Êp 2:4-5) "4 Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, 5 nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ, ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu".

3/ Sự cảm tạ יָדָה [yadah] (give thanks) và sự ngợi khen הָלַל [halal] (praise) Đức Chúa Trời vì Ngài là thiện và vì nhân từ của Ngài đã là chủ đề của sách Thi thiên và nhiều sách khác trong Kinh thánh.
(Thi 106:1) "Ha-lê-lu-gia! Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời".
(Thi 22:23) "Hỡi các người kính sợ Đức Giê-hô-va, hãy ngợi khen Ngài; Ớ hết thảy dòng dõi Gia-cốp, khá tôn vinh Ngài. Hỡi hết thảy dòng dõi Y-sơ-ra-ên, hãy kính sợ Ngài".
(Thi 118:1) "Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời".
(Thi 118:29) "Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời".
(Thi 136:1-3) "1 Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. 2 Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời của các thần, Vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời. 3 Hãy cảm tạ Chúa của muôn chúa; Vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời".
(I Sử 16:8) "Đáng ngợi khen Đức Giê-hô-va cầu khẩn danh Ngài, Và đồn công việc Ngài ra giữa các dân tộc!".
(I Sử 16:34) "Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, vì Ngài là nhân từ; Sự thương xót Ngài còn đến đời đời".

4/ Chúng ta hãy dâng lên Đức Chúa Trời sự cảm tạ và ngợi khen không thôi, vì Ngài rất thiện lành đối với mỗi một người chúng ta (so good to one of us).
(Thi 106:1) "Ha-lê-lu-gia! Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời".

5/ Chúng ta kỳ vọng Y sơ ra ên đầu phục Đức Chúa Trời (submit to Him) và phục sự Ngài với thái độ biết ơn (serve Him gratefully) vì lòng nhân từ và khoan dung của Đức Chúa Trời đối với họ, thay vì phạm tội (sinned) và bị kỷ luật (disciplined) nhiều lần.
Tuy nhiên trước khi chúng ta đoán xét họ (judge them), chúng ta hãy tự xét mình có phạm những tội mà họ đã phạm hay không.

II/ ĐỨC CHÚA TRỜI GIẢI CỨU Y SƠ RA ÊN KHỎI AI CẬP (God delivered Israel from Egypt).
* Tiếp theo lời ngợi khen, tác giả Thi thiên 106 quay sang phần xưng nhận  tội (confession).
* Dấu hiệu của sự trưởng thành thuộc linh thật (true spiritual maturity) là khi một người không những xưng tội của chính mình (his own sins) mà còn xưng tội của cả dân sự nữa (his people as well). Thật là khó biết bao khi nói được từ đáy lòng mình rằng:
(Thi 105:6) "Chúng tôi và tổ phụ chúng tôi đã phạm tội; Chúng tôi có phạm sự gian tà, và làm cách hung ác".

1/ Dân Y sơ ra ên đã quên lòng khoan dung (forgot His mercy) và phớt lờ sự khuyên răn của Ngài (ignored His counsel).
(Thi 106:7) "Tại Ê-díp-tô tổ phụ chúng tôi không chăm chỉ về các phép lạ Chúa, Cũng chẳng nhớ lại sự nhân từ dư dật của Chúa; Nhưng lại phản nghịch bên biển, tức là Biển đỏ".
(Thi 106:13) "Họ lại mau mau quên các công việc Ngài, Không chờ đợi lời chỉ giáo Ngài".

(1) Quên שָׁכַח [shakach] (forget) hoặc chẳng nhớ (not remember): Quên lảng.
(Thi 106:7a) "Tại Ê-díp-tô tổ phụ chúng tôi không chăm chỉ về các phép lạ Chúa.Cũng chẳng nhớ lại sự nhân từ dư dật của Chúa".
* Không nhớ (lose the remembrance of).
* Không hồi tưởng (not remember).
* Gạt ra khỏi tâm trí (put out of mind).
* Thôi không nghĩ về (cease to think of).
* Không nhắc đến (not mention).
(a) La tinh (Latin) "ignorare": Không để ý đến (ignore) Không biết đến (not known). Gồm:
* Tiền tố "in": Không (not).
* Động từ "gno": Biết (know).
(c) Hy lạp (Greek) λανθάνω [lanthanō] (are ignorant of): Bỏ qua, lờ đi, phớt lờ, không chú ý đến.
* Từ chối để ý đến hoặc chấp nhận sự nhắc nhở của ai (refuse to take or accept notice of).
* Cố tình không quan tâm đến (intentionally disregard).
* Không chú ý đến thông báo hay lời báo trước (to escape notice).
* Quên một cách có chủ tâm (forget wilfully).
* Không có ý thức về (unawares).
* Không biết (without knowing).
* Bị che khuất khỏi (to be hidden from one).
(Hê 13:2) "Chớ quên sự tiếp khách; có khi kẻ làm điều đó, đã tiếp đãi thiên sứ mà không biết".
(II Phi 3:5) "Chúng nó có ý quên lững đi rằng buổi xưa bởi lời Đức Chúa Trời có các từng trời và trái đất, đất ra từ Nước và làm nên ở giữa nước".
(II Phi 3:8) "Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ nên quên rằng ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày".
* Lòng vong ơn (ingratitude) của Y sơ ra ên khiến cho họ không trân trọng đầy đủ (not fully appreciate) các phép lạ פָּלָא [pala'] (wonders) mà Đức Chúa Trời đã làm tại Ê díp tô để cứu chuộc họ.
(Thi 106:21-22) "21 Họ quên Đức Chúa Trời là Đấng cứu rỗi mình, Và đã có làm công việc lớn lao ở Ê-díp-tô, 22 Những việc lạ kỳ trong xứ Cham, Và các điều đáng kinh hãi ở bên Biển đỏ".
* Tính mau quên (forgetfulness) của Y sơ ra ên đã khiến cho họ không còn nhớ đến những sự nhân từ không thể đếm được của Đức Chúa Trời (God's innumerable mercies) đã đối xử với họ.
(Thi 78:11) "Quên những việc làm của Ngài, Và các công tác lạ lùng mà Ngài đã tỏ cho chúng nó thấy".
(Thi 78:42) "Chúng nó không nhớ lại tay của Ngài, Hoặc ngày Ngài giải cứu chúng nó khỏi kẻ hà hiếp".
* Khi suy xét đến các tội mà dân Y sơ ra ên đã phạm, chúng ta không được phép xem thường họ về mặt thần học (notebook down our theological noses at them). Thật ra, chúng ta còn tồi tệ hơn họ!
Hãy để những sự sa ngã của họ nhắc nhở chúng ta nhớ những sự sa ngã của chính mình (their backslidings remind us of our own), và khiến cho chúng ta phải quì gối xuống trong sự ăn năn (knees in repentance).

(2) Phản nghịch מָרָה [marah] (rebel): Nổi loạn, chống đối, đối kháng.
(Thi 106:7b) "Nhưng lại phản nghịch bên biển, tức là Biển đỏ".
* Từ chối không chịu tuân theo (refuse to obey).
* Chống lại (in opposition to).
* Kháng cự công khai với (fight against).
(Xuất 14:11-12) "11 Chúng lại nói cùng Môi-se rằng: Xứ Ê-díp-tô há chẳng có nơi mộ phần, nên nỗi người mới dẫn chúng tôi vào đồng vắng đặng chết sao? Người đưa chúng tôi ra xứ Ê-díp-tô để làm chi? 12 Chúng tôi há chẳng có nói cùng người tại xứ Ê-díp-tô rằng: Để mặc chúng tôi phục dịch dân Ê-díp-tô, vì thà rằng phục dịch họ còn hơn phải chết nơi đồng vắng?".
(a) La tinh (Latin) "rebelis": Nổi loạn (rebel). Gồm:
* Tiền tố (pref.) "re": Chống lại (resist).
* Danh từ (noun) "bellum": Sự đấu tranh (war).
Do đó, động từ "rebelis" có các nghĩa sau:
* Hành động như một kẻ nổi loạn (act as a rebel).
* Khước từ sự trung thành với (refuses allegiance to).
* Chống lại thẩm quyền hoặc sự điều khiển của (resist authority or control).
(b) Hy lạp (Greek) παραπικραίνω [parapikrainō] (provoke): Chọc tức, khiêu khích. Gồm:
* Tiền tố (pref.) παρα [para]: Bên cạnh, gần (beside).
* Tinh từ (adj.) πικρός [pikros]: Sắc, nhọn, bén (sharp) hay thất vọng, cay đắng (bitter).
* Động từ (verb) πικραίνω [pikrainō]: Gây nên sự buồn phiền (to make bitter)
Do đó động từ παραπικραίνω [parapikrainō] có các nghĩa:
* Khiến cho ai tràn ngập cảm xúc cay đắng (embitter alongside).
* Làm ai rất bực tức hoặc khó chịu (make ill feeling wore).
* Kích động sụ phấn nộ (rouse to indignation).
(Hê 3:8,15-16) "8 Thì chớ cứng lòng, như lúc nổi loạn, Là ngày thử Chúa trong đồng vắng, 15 trong khi còn nói rằng: Ngày nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, Thì chớ cứng lòng, như lúc nổi loạn. 16 Vả, ai là kẻ nghe tiếng Ngài rồi nổi loạn, há chẳng phải những người nhờ Môi-se dẫn ra khỏi xứ Ê-díp-tô sao?".
* Khi đến biển đỏ (the Red Sea), Y sơ ra ên đã lằm bằm (complained) rằng Đức Chúa Trời đã khiến cho họ phải chết trong đồng vắng, họ muốn thà cứ ở lại Ê díp tô còn hơn (better to have stayed in Egypt).
(Xuất 14:11-12) "11 Chúng lại nói cùng Môi-se rằng: Xứ Ê-díp-tô há chẳng có nơi mộ phần, nên nỗi người mới dẫn chúng tôi vào đồng vắng đặng chết sao? Người đưa chúng tôi ra xứ Ê-díp-tô để làm chi? 12 Chúng tôi há chẳng có nói cùng người tại xứ Ê-díp-tô rằng: Để mặc chúng tôi phục dịch dân Ê-díp-tô, vì thà rằng phục dịch họ còn hơn phải chết nơi đồng vắng?".
* Nhưng tội lỗi của Y sơ ra ên không dập tắt được tình yêu của Chúa (not quench the Lord's love); Ngài đã rẽ Biển Đỏ ra, để lại một lối thoát cho Y sơ ra ên đi qua như đi trên đất khô (a bone-dry causeway); và khi đã đến bờ Đông được an toàn, thoát khỏi kẻ thù rượt đuổi (the pursuing enemy), nước bèn trở về chỗ cũ của nó.
(Xuất 14:21) "Vả, Môi-se giơ tay ra trên biển, Đức Giê-hô-va dẫn trận gió đông thổi mạnh đến đùa biển lại trọn cả đêm; Ngài làm cho biển bày ra khô, nước phân rẽ".
(Thi 106:8-9) "8 Dầu vậy, Ngài cứu họ vì cớ danh Ngài, Hầu cho bày ra quyền năng của Ngài. 9 Ngài quở Biển đỏ, nó bèn khô; Ngài dẫn Y-sơ-ra-ên đi ngang qua vực sâu như ngang đồng vắng".
(Thi 78:13) "Ngài rẽ biển ra, làm cho họ đi ngang qua, Khiến nước dựng lên như một đống".

2/ / Đức Chúa Trời ban cho họ bánh Ma na (gave them Manna), nhưng họ lại thèm muốn ăn thịt (lusted for meat).
(Thi 106:14-15) "14 Nhưng có lòng tham dục quá đỗi tại trong đồng vắng, Và thử Đức Chúa Trời nơi vắng vẻ. 15 Ngài ban cho chúng nó điều chúng nó cầu xin; Nhưng sai bịnh tổn hại linh hồn chúng nó.
(Dân 11:4) "Bọn dân tạp ở trong dân Y-sơ-ra-ên sanh lòng tham muốn, đến đỗi dân Y-sơ-ra-ên lại khóc nữa mà rằng: Ai sẽ cho chúng tôi ăn thịt?".

(1) Tham dục אָוָה ['avah] (lust / crave / covet): Tham muốn, tham lam, tình dục, tham dục.
(Thi 106:14) "Nhưng có lòng tham dục quá đỗi tại trong đồng vắng, Và thử Đức Chúa Trời nơi vắng vẻ".
* Sự tham lam nhất là về tiền của hoặc tài sản (greed for gain; avarice).
* Có sự mong muốn mãnh liệt hoặc rất muốn cái gì (have a strong wish or desire for).
* Rất thèm muốn chiếm hữu nhất là cái gì thuộc về người khác (desire greatly esp. something belonging to another person).
* Một sự ước ao hoặc mong muốn mạnh mẽ (a strong desire or longing) đặc biệt là vấn đề ăn uống (food and drink).
(Dân 11:4, 32-34) "4 Bọn dân tạp ở trong dân Y-sơ-ra-ên sanh lòng tham muốn, đến đỗi dân Y-sơ-ra-ên lại khóc nữa mà rằng: Ai sẽ cho chúng tôi ăn thịt?  33 Thịt vẫn còn nơi răng, chưa nhai, thì cơn giận của Đức Giê-hô-va nổi lên cùng dân sự, hành dân sự một tai vạ rất nặng. 34 Người ta đặt tên chỗ đó là Kíp-rốt Ha-tha-va; vì tại đó người ta chôn dân sự sanh lòng tham muốn".
(Thi 78:18) "Trong lòng họ thử Đức Chúa Trời, Mà cầu xin đồ ăn theo tình dục mình".
(a) La tinh (Latin) "cupiditas": Rất thèm muốn (cupidity / covet). Do tính từ "cupidus": Mong muốn (desirous).
* Ước ao có được (wish to have; desiderate).
* Nhục dục, dục vọng, say mê, mong mỏi, khao khát (desire).
* Sự mong muốn tình dục mãnh liệt (sexual appetite).
(Mat 5:28) "Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi".
(Gia cơ 4:2) "Anh em tham muốn mà chẳng được chi; anh em giết người và ghen ghét mà chẳng được việc gì hết; anh em có sự tranh cạnh và chiến đấu; anh em chẳng được chi, vì không cầu xin".
(b) Hy lạp (Greek) ἐπιθυμέω [epithymeō] (lust after): Khao khát, ước ao.
* Hướng lòng mình về (to set the heart upon).
* Ham muốn, thèm khát đặc biệt là những thèm khát của xác thịt  (of bodily appetites).
* Lòng ham muốn nhục dục mạnh mẽ (strong sexual desire).
* Sự ham muốn hoặc sự thích thú mãnh liệt cái gì (a passionate desire for).
* Mưu cầu những điều bị ngăn cấm (seek things forbidden).
(c) Cũng giống như Ê sau khi bị đói đã khinh quyền trưởng nam (despised his birthright) và đã bán quyền ấy với giá chỉ một vài cái bánh và một vài hạt phạn đậu được hầm nhừ (some bread and some lentil stew). Dân Y sơ ra ên chỉ vì quá thèm thịt đã chọc giận Đức Chúa Trời, nên đã bị ngã chết trong đồng vắng.
* Lòng tham dục của họ (their lust) đã khiến họ đánh mất đi sự tiết độ trong sự ham mê ăn uống (they abandoned self-control in their craving for food).
* Sứ đồ Phao lô cũng đã nhắc nhở chúng ta rằng tất cả mọi việc đó xảy ra là để làm một tấm gương τύπος [typos] (example) cho chúng ta.
(I Cô 10:5-6) "5 Song phần nhiều trong vòng họ không đẹp lòng Đức Chúa Trời, nên đã ngã chết nơi đồng vắng. 6 Mọi điều đó đã xảy ra để làm gương cho chúng ta, hầu cho chúng ta chớ buông mình theo tình dục xấu, như chính tổ phụ chúng ta đã buông mình".
(I Cô 10:31) "Vậy, anh em hoặc ăn, hoặc uống, hay là làm sự chi khác, hãy vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm".

(2) Thử נָסָה [nacah] (tempt): Xúi giục, lôi kéo, thử thách.
(Thi 106:14) "Nhưng có lòng tham dục quá đỗi tại trong đồng vắng, Và thử Đức Chúa Trời nơi vắng vẻ".
* Xem xét, trắc nghiệm hoặc thử nghiệm (make trial of).
* Thử nghiệm sự quyết tâm của ai (try the resolution of).
* Chứng minh sự thật bằng chứng cớ hoặc lập luận (demonstrate the truth of by evidence or argument).
(a) La tinh (Latin) "temptare": Thử nghiệm, xét nghiệm (test / try).
* Xem xét hoặc đo lường phẩm chất của ai/cái gì (a critical examination or trial of a person's or thing's).
* Kiểm tra cái gì để xem nó hiệu quả không (test the quality of a thing).
(Thi 78:18) "Trong lòng họ thử Đức Chúa Trời, Mà cầu xin đồ ăn theo tình dục mình".
(b) Hy lạp (Greek) πειράζω [peirazō] (tempt): Thử, thử thách.
* Làm một thí nghiệm (make an assay).
* Lôi kéo hoặc xúi giục ai làm cái gì sai trái hoặc bị cấm (entice odor incite a person to do a wrong or forbidden thing).
(Mat 4:7) "Đức Chúa Jêsus phán: Cũng có lời chép rằng: Ngươi đừng thử Chúa là Đức Chúa Trời ngươi".
(Gia cơ 1:13-14) "13 Chớ có ai đang bị cám dỗ mà nói rằng: Ấy là Đức Chúa Trời cám dỗ tôi; vì Đức Chúa Trời chẳng bị sự ác nào cám dỗ được, và chính Ngài cũng không cám dỗ ai. 14 Nhưng mỗi người bị cám dỗ khi mắc tư dục xui giục mình".
* Y sơ ra ên đã chọc giận Đức Chúa Trời (provoked God) bởi vì họ đã dám thử thách Ngài (tested Him). Mặc dầu, Đức Chúa Trời đã ban cho họ điều họ muốn (God gave them what they wanted), nhưng Ngài đã sai một cơn bịnh kinh khiếp đến giữa họ (but sent a loathsome disease among them).
(Dân 11:20) "nhưng cho đến một tháng trọn, cho đến chừng nào thịt tràn ra lỗ mũi, và các ngươi ngán đi, vì các ngươi đã bỏ Đức Giê-hô-va ở giữa mình, và khóc trước mặt Ngài, mà rằng: Vì sao chúng tôi đã ra khỏi xứ Ê-díp-tô?".
* Lịch sử của dân Y sơ ra ên đã dạy chúng ta rằng: chúng ta phải hết sức cẩn thận (to be careful) trong sự cầu nguyện. Do đó, chúng ta phải luôn luôn cầu nguyện trong ý muốn của Đức Chúa Trời (pray always in the will of God).
Matthew Henry đã nói: "Điều gì cầu nguyện trong sự tham dục thì được ban cho trong sự thạnh nộ" (what is asked in passion is often given in wrath).
(I Cô 10:6) "Mọi điều đó đã xảy ra để làm gương cho chúng ta, hầu cho chúng ta chớ buông mình theo tình dục xấu, như chính tổ phụ chúng ta đã buông mình".

3/ Họ chỉ trích các nhà lãnh đạo của họ (criticised their leaders).
(Thi 106:16) "Trong trại quân họ ganh ghét Môi-se Và A-rôn, là người thánh của Đức Giê-hô-va".
(Dân 16:1-3) "1 Vả, Cô-rê, con trai của Dít-sê-ha, cháu của Kê-hát, chít của Lê-vi, giục theo mình Đa-than và A-bi-ram, con trai của Ê-li-áp, cùng với Ôn, con trai của Phê-lết, cháu Ru-bên. 2 Các người nầy với hai trăm năm mươi người trong dân Y-sơ-ra-ên, vốn là quan tướng của hội, nghị viên của hội đồng, có danh giá, đều hiệp nhau dấy nghịch cùng Môi-se và A-rôn, 3 mà rằng: Thôi đủ rồi! vì cả hội chúng đều là thánh, và Đức Giê-hô-va ngự ở trong; vậy sao các ngươi tự cao trên hội chúng của Đức Giê-hô-va?".

(1) Ganh ghét קָנָא [qana'] (envy): Lòng đố kị, sự ganh tị, sự ghen tị.
* Cảm giác không vừa lòng vì vận may hoặc thành công của người khác, nhất là khi mình mong ước điều đó cho chính mình (a feeling of discontented or resentful longing aroused by another's better fortune etc.).
(a) La tinh (Latin) "invidia/ invidère": Ganh tị (envy). Sự thèm muốn, niềm mơ ước. Gồm:
* Tiền tố "in": Thiếu (lacking); không có (without).
* Động từ "vidère": Thấy, nhìn thấy, trông thấy (see).
(Thi 37:1) "Chớ phiền lòng vì cớ kẻ làm dữ, Cũng đừng ghen tị kẻ tập tành sự gian ác.
(Thi 73:3) "Vì khi tôi thấy sự hưng thạnh của kẻ ác, Thì có lòng ganh ghét kẻ kiêu ngạo".
(Châm 23:17) "Lòng con chớ phân bì với kẻ hung ác; Nhưng hằng ngày hãy kính sợ Đức Giê-hô-va".
(Châm 24:1) "Chớ ganh ghét kẻ làm ác. Đừng ước ao ở cùng chúng nó".
(b) Hy lạp (Greek) φθονέω [phthoneō] (envy / to be jealous of)): Ghen ghét, ganh tị, đố kị.
* Cảm thấy hoặc tỏ ra oán giận, hoặc tức tối về những lợi thế cùng thành tựu của ai (envious or resentful of a person or a person's advantages etc.).
(Ga 5:26) "Chớ tìm kiếm danh vọng giả dối mà trêu chọc nhau và ghen ghét nhau".
(Phi líp 1:15) "Thật có một đôi người vì lòng ganh tị và cãi lẫy mà rao truyền Đấng Christ, nhưng cũng có kẻ lấy ý tốt mà rao truyền".
(I Tim 6:3-4) "3 Ví thử có người dạy dỗ đạo khác, không theo lời có ích của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta và đạo lý theo sự tin kính, 4 thì người đó là lên mình kiêu ngạo, không biết chi hết; nhưng có bịnh hay gạn hỏi, cãi lẫy, bởi đó sanh sự ghen ghét, tranh cạnh, gièm chê, nghi ngờ xấu xa".
(Gia cơ 4:2) "Anh em tham muốn mà chẳng được chi; anh em giết người và ghen ghét mà chẳng được việc gì hết; anh em có sự tranh cạnh và chiến đấu; anh em chẳng được chi, vì không cầu xin".
(I Phi 2:1) "Vậy anh em đã từ bỏ mọi điều độc ác, mọi điều gian giảo, mọi thứ giả trá, lòng ghen ghét và sự nói hành".
(c) Cô rê, Ôn, Đa-than và A-bi-ram cùng với hai trăm năm mươi người trong dân Y-sơ-ra-ên, vốn là quan tướng của hội, nghị viên của hội đồng, có danh giá, đều hiệp nhau dấy nghịch cùng Môi-se và A-rôn.
* Họ ganh tị hai đầy tớ của Đức Chúa Trời, họ muốn bước vào chức thầy tế lễ một cách bất hợp pháp (intrude into the office of the priesthood).
* Khi một người nào đó phản nghịch lại những người thánh của Đức Chúa Trời (God' s holy ones), tức là nghịch lại những người được biệt riêng ra như là đại diện của Đức Chúa Trời (set apart as God's representatives), họ đang nổi loạn để phản nghịch quyền cai trị của Đức Chúa Trời (rebelling against God's rule).
* Kết quả là đất hả ra nuốt (the earth opened up and swallowed) những kẻ cầm đầu cuộc nổi loạn và gia đình của họ. Lửa cũng thiêu đốt 250 người khác, là những người đã dâng hương cho Đức Giê hô va.
(Dân 16:31-35) "31 Vừa khi Môi-se nói dứt các lời nầy, đất ngay dưới chân họ bèn nứt ra; 32 hả miệng nuốt họ, gia quyến và hết thảy phe Cô-rê cùng tài sản của chúng nó. 33 Các người đó còn đang sống và mọi vật chi thuộc về họ đều xuống âm phủ; đất lấp lại và chúng nó bị diệt khỏi hội chúng. 34 Cả Y-sơ-ra-ên ở xung quanh nghe tiếng họ la, đều chạy trốn, vì nói rằng: Chúng ta hãy coi chừng, kẻo đất nuốt chúng ta chăng! 35 Rồi một ngọn lửa từ Đức Giê-hô-va lòe ra thiêu hóa hai trăm năm mươi người đã dâng hương".

4/ Họ thờ lạy hình tượng bằng vàng (worshiped a golden idol) và suýt bị Đức Chúa Trời hủy diệt (destroyed) nếu như không được Môi se không cầu thay cho họ (interceded for them).
(Thi 106:19-21) "19 Tổ phụ tôi làm một bò tơ tại Hô-rếp, Thờ lạy trước mặt hình đúc; 20 Họ đổi sự vinh hiển mình Ra hình dạng con bò ăn cỏ. 21 Họ quên Đức Chúa Trời là Đấng cứu rỗi mình, Và đã có làm công việc lớn lao ở Ê-díp-tô".
(Thi 106:28-29) "28 Tổ phụ chúng tôi cũng cúng thờ Ba-anh-Phê-ô, Ăn của lễ cúng kẻ chết; 29 Như vậy họ chọc giận Đức Chúa Trời vì những việc làm của họ, Và ôn dịch bèn phát ra giữa họ".
(Dân 25:2-3) "2 Con gái mời dân sự ăn sinh lễ cúng các thần mình; dân sự ăn và quì lạy trước các thần chúng nó. 3 Y-sơ-ra-ên cũng thờ thần Ba-anh-Phê-ô, cơn giận của Đức Giê-hô-va bèn nổi lên cùng Y-sơ-ra-ên".
* Trước khi Môi se từ núi Si nai (Mount Sinai) xuống đem theo luật pháp của Đức Chúa Trời, dân Y sơ ra ên đã làm một bò con bằng vàng (a golden calf) và thờ lạy nó.
(Xuất 32:4) "người nhận lấy nơi tay họ, và dùng đục làm thành một bò con đúc. Dân chúng nói rằng: Hỡi Y-sơ-ra-ên! nầy là các thần của ngươi đã đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô".
* Y sơ ra ên đã đổi vinh hiển của Đức Chúa Trời (the glory of God) để lấy hình dạng của con bò (the likeness of an ox).
* Thay vì Y sơ ra ên công nhận Đức Chúa Trời là Cứu Chúa của họ (God as their Savior) là Đấng đã cứu họ khỏi Ê díp tô; họ đã dâng tất cả sự tôn kính lên tượng bò tơ không có sự sống (the lifeless calf).
* Nếu Môi se không cầu thay cho họ (not interceded) thì Đức Chúa Trời đã hủy diệt họ ngay tức khắc (in moment).

III/ Y SƠ RA ÊN ĐÃ ĐẾN ĐƯỢC BIÊN GIỚI CỦA ĐẤT HỨA (They came to the order of the border of the Promised Land).

1/ Nhưng họ đã khước từ bước vào (refused to go in) đất hứa.
(Thi 106:24-27) "24 Tổ phụ chúng tôi khinh bỉ xứ tốt đẹp, Không tin lời của Chúa, 25 Song nói lằm bằm trong trại mình, Không nghe tiếng Đức Giê-hô-va. 26 Vì vậy, Ngài thề cùng chúng nó rằng: Sẽ làm chúng nó sa ngã trong đồng vắng, 27 Khiến dòng dõi họ sa ngã giữa muôn nước, Và làm tản lạc họ trong các xứ".
(1) Khinh bỉ מָאַס [ma'ac] (despise): Coi thường, khước từ, khinh miệt, khinh thường.
* Không chấp nhận hoặc bằng lòng (without acceptance of or consent to).
* Từ chối không chấp nhận hoặc tin (refuse to accept or believe).
(a) La tinh (Latin) "despicere": Khinh bỉ. Gồm:
* Tiền tố "de": Xuống (down).
* Động từ "specere": Nhìn xem (look at).
* Cảm thấy ghê tởm hoặc căm phẫn (arousing hatred or disgust; offensive).
* Bác bỏ, không chấp thuận, khước từ, loại ra, dứt bỏ, thải ra (reject).
* Từ chối, khước từ, cự tuyệt (refuse).
(b) Hy lạp (Greek) ἐξουθενέω [exoutheneō] (despise): Khinh bỉ. Gồm:
* Tiền tố (pref.): ἐξ [ex]: Ở một mức độ cao hơn, vượt quá (out).
* Danh từ (noun): ουδείς [oudeis]: Người tầm thường (nobody).
Do dó động từ ἐξουθενέω [exoutheneō] có nghĩa là cho mình cao hơn, quan trọng hơn người; cho nên khinh bỉ người khác.
* Nhìn ai/cái gì với một vẻ khinh bỉ như là thấp kém hơn mình, không có giá trị hoặc đáng khinh (look down on as inferior, worthless, or contemptible).
(Lu 18:9) "Ngài lại phán thí dụ nầy về kẻ cậy mình là người công bình và khinh dể kẻ khác".
(Rô 14:3) "Người ăn chớ khinh dể kẻ không ăn; và người không ăn chớ xét đoán kẻ ăn, vì Đức Chúa Trời đã tiếp lấy người".
(I Tê 5:20) "chớ khinh dể các lời tiên tri".

(2) Đức Chúa Trời đã hứa ban cho Y sơ ra ên một xứ tốt đẹp (the pleasant land). Nhưng họ đã không tin lời Đức Chúa Trời, họ đã khinh bỉ xứ (despised land).
(Thi 106:24) "Tổ phụ chúng tôi khinh bỉ xứ tốt đẹp, Không tin lời của Chúa".
* Thay vì tiến quân trong đức tin (marching forward in faith), họ lại hờn dỗi ở trong các trại mình (sulked in their tents).
* Do đó, Đức Chúa Trời phải đưa tay tiêu diệt họ trong đồng vắng (destroy that generation in the wilderness), và đã làm tản lạc các con cháu họ giữa các dân trên thế giới (disperse their descendants among the nations).
(Dân 14:2, 27-28) "2 Hết thảy dân Y-sơ-ra-ên lằm bằm cùng Môi-se và A-rôn; cả hội chúng nói cùng hai người rằng: Chớ chi chúng tôi đã chết trong xứ Ê-díp-tô, hay là đã chết trong đồng vắng nầy!... 27 Ta sẽ chịu hội chúng hung dữ nầy hay lằm bằm cùng ta cho đến chừng nào? Ta đã nghe lời lằm bằm của dân Y-sơ-ra-ên oán trách ta. 28 Hãy nói với dân chúng: Đức Giê-hô-va nói rằng: Ta chỉ sự hằng-sống ta mà thề, ta sẽ đãi các ngươi tùy theo lời ta đã nghe các ngươi nói".

2/ Trong lúc đi lưu lạc trong sa mạc (wandering in the wilderness), họ đã thỏa hiệp với các quốc gia ngoại đạo (compromised with the heathen nations).
(Thi 106:28-31) "28 Tổ phụ chúng tôi cũng cúng thờ Ba-anh-Phê-ô, Ăn của lễ cúng kẻ chết; 29 Như vậy họ chọc giận Đức Chúa Trời vì những việc làm của họ, Và ôn dịch bèn phát ra giữa họ. 30 Bấy giờ Phi-nê-a chỗi dậy đoán xét, Và ôn dịch bèn ngừng lại. 31 Từ đời nầy qua đời kia việc đó kể cho người là công bình, Cho đến đời đời vô cùng".
(a) Những người nam Y sơ ra ên không những phạm tội dâm dục (not only committed fornication) với các con gái người Mô áp, mà họ còn cùng tham gia dâng của tế lễ cho người chết (sacrificing to the dead), và tham dự các lễ nghi ngoại giáo khác, kể cả việc họ thờ lạy Ba anh Phê ô (the worship of the Baal of Peor).
(b) Dân Y sơ ra ên đã chọc giận Đức Chúa Trời đến nỗi Ngài phải giáng một tai vạ (a plague) khiến hai mươi bốn ngàn người ngã chết.
(c) Phi nê a (Phinehas) nhìn thấy một người nam Y sơ ra ên đem một người nữ ngoại giáo ( a heathen woman) vào lều, ông bèn giết cả hai người. Việc nầy đã làm dừng cơn ôn dịch ấy (stopped the plague).
(Dân 25:3-8) "3 Y-sơ-ra-ên cũng thờ thần Ba-anh-Phê-ô, cơn giận của Đức Giê-hô-va bèn nổi lên cùng Y-sơ-ra-ên. 4 Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy bắt các đầu trưởng của dân sự, và treo lên trước mặt Đức Giê-hô-va, đối cùng mặt trời, để cơn giận của Đức Giê-hô-va xây khỏi Y-sơ-ra-ên. 5 Vậy, Môi-se nói cùng các quan án Y-sơ-ra-ên rằng: Mỗi người trong các ngươi phải giết những kẻ nào thuộc về bọn cúng thờ Ba-anh-Phê-ô. 6 Nầy, một người trong dân Y-sơ-ra-ên dẫn một người nữ Ma-đi-an đến giữa anh em mình, hiện trước mắt Môi-se và cả hội dân Y-sơ-ra-ên, đang khi hội chúng khóc tại cửa hội mạc. 7 Phi-nê-a, con trai Ê-lê-a-sa, cháu A-rôn, thầy tế lễ, thấy sự nầy, bèn đứng dậy giữa hội chúng, cầm một cây giáo, 8 đi theo người Y-sơ-ra-ên vào trong trại, đâm ngang dạ dưới của người Y-sơ-ra-ên và người nữ; tai vạ giữa dân Y-sơ-ra-ên bèn ngừng lại".

3/ Thái độ cứng đầu của dân Y sơ ra ên (their stubborn attitude) đã khiến cho Môi se phạm tội (made Moses sin).
(Thi 106: 32-33) "32 Tổ phụ chúng tôi cũng chọc giận Ngài tại nước Mê-ri-ba, nên, vì cớ họ, có tai họa xảy đến cho Môi-se; 33 Ấy vì họ chọc rối trí người, nên người nói những lời vô-ý".
(1) Chọc rối trí מָרָה [marah] (provoke): Chọc tức, khiêu khích, kích động.
* Làm cho ai phiền lòng hoặc tức giận (rouse or incite).
* Làm cho ai phản ứng với điều gì, nhất là làm cho người đó tức giận (cause, give rise to).
(Xuất 17:4,7) "4 Môi-se bèn kêu cầu Đức Giê-hô-va mà rằng: Tôi phải xử thế nào cùng dân nầy? Thiếu điều họ ném đá tôi!... 7 Người đặt tên nơi nầy là Ma-sa và Mê-ri-ba, vì cớ việc cãi lộn mà dân Y-sơ-ra-ên kiếm cớ gây cùng người, và vì họ đã ướm thử Đức Giê-hô-va mà nói rằng: Có Đức Giê-hô-va ở giữa chúng ta hay chăng?".
(a) La tinh (Latin) "provocare": Kích động (provoke).
* Tiền tố (pref.) "pro": Trước mặt (in front of).
* Động từ (verb) "vocare": Hét, la hét, quát tháo (call).
Do đó, động từ provocare có nghĩa là nổi loạn chống lại (rebell against).
(Thi 95:8) "Chớ cứng lòng như tại Mê-ri-ba, Như nhằm ngày Ma-sa trong đồng vắng".
(b) Hy lạp (Greek) παροργίζω [parorgizō] (provoke): Gồm:
* Tiền tố (pref.) παρά [para]: Bên cạnh, gần (beside).
* Động từ (verb) πικραίνω [pikrainoo]: Làm cay đắng (to make bitter); hay πικρός [pikros]: Chói tai, the thé (sharp).
Do đó, động từ παροργίζω [parorgizō] có nghĩa:
* Chọc giận (to rouse to wrath).
* Làm cho ai bực tức hoặc khó chịu (exasperate).
(Hê 3:8,15) "8 Thì chớ cứng lòng, như lúc nổi loạn, Là ngày thử Chúa trong đồng vắng... 15 trong khi còn nói rằng: Ngày nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, Thì chớ cứng lòng, như lúc nổi loạn".
(c) Vì cớ các dòng nước tại Mê-ri-ba (the waters of Meribah) dân Y sơ ra ên đã tỏ ra vô tín một cách trắng trợn (blatantly unbelieving).
* Họ lên án Môi se (accused Moses) đã dẫn họ vào đồng vắng để chết khát.
* Cho nên, thay vì nói với vầng đá đúng như Chúa dặn, Môi se đã cầm lấy cây gậy của mình đập vầng đá hai lần.
* Ngoài ra ông còn nói những lời không suy nghĩ một cách cẩn thận בָּטָא [bata'] (spake unadvisedly). Bản Anh ngữ dịch là nói hấp tấp (spoken rashly) chống lại dân sự Đức Chúa Trời vì sự phản nghịch của họ (their rebellion).
* Hậu quả là Đức Chúa Trời đã tuyên bố rằng Môi se sẽ không được đặc ân dẫn dân Y sơ ra ên vào đất hứa (the privilege of leading the people of Israel into the land of promise).
(Dân 20:12) "Đoạn, Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se và A-rôn rằng: Bởi vì hai ngươi không có tin đến ta, đặng tôn ta nên thánh trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, vì cớ đó, hai ngươi sẽ không đem hội chúng nầy vào xứ mà ta đã cho nó đâu".

4/ Cũng có một lần khác khi Y sơ ra ên đã ở trong đất hứa (once in the land).
(a) Họ cũng đã thỏa hiệp với các quốc gia gian ác (they compromised with the wicked nations).
(Thi 106:34-37) "34 Họ không hủy diệt các dân, Y như Đức Giê-hô-va đã phán dặn họ; 35 Nhưng lại pha lộn với các dân, Tập theo công việc chúng nó, 36 Và hầu việc hình tượng chúng nó, Là điều gây làm cái bẫy cho mình. Họ bắt con trai con gái mình Mà cúng tế ma quỉ. 38 Làm đổ huyết vô tội ra, Tức là huyết của con trai con gái mình, Mà họ cúng tế cho hình tượng xứ Ca-na-an; Nên xứ bị ô uế bởi huyết ấy".
(Quan 3:7) "Dân Y-sơ-ra-ên còn làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va, quên Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình, cúng thờ các hình tượng Ba-anh và A-sê-ra".
(b) Cho nên Đức Chúa Trời cũng đã sửa phạt họ lần nữa (chasten them repeatedly).
(Thi 106:40-42) "40 Nhân đó cơn giận Đức Giê-hô-va nổi lên cùng dân sự Ngài, Ngài gớm ghiếc cơ nghiệp mình; 41 Ngài phó họ vào tay các ngoại bang; Những kẻ ghen ghét họ cai trị trên họ. 42 Kẻ thù nghịch cũng hà hiếp tổ phụ chúng ta. Họ bị phục dưới tay chúng nó".

IV/ ĐỨC CHÚA TRỜI KHÔNG HUỶ DIỆT Y SƠ RA ÊN VÌ GIAO ƯỚC MÀ NGÀI ĐÃ LẬP CÙNG ÁP RA HAM.
1/ Đức Chúa Trời đã tha thứ cho họ (forgave them) và cho phép họ rất nhiều lần bắt đầu lại.
(Thi 106:43-45) "43 Nhiều lần Chúa giải cứu tổ phụ chúng ta, Nhưng họ phiền lòng Ngài bởi ý muốn họ, Và họ hèn mọn vì tội ác của họ. 44 Dầu vậy, khi nghe tiếng kêu cầu của họ, Ngài bèn đoái xem họ trong cơn gian truân họ, 45 Nhớ lại vì họ giao ước mình, Và thương xót họ tùy sự nhân từ dư dật của Ngài46 Ngài cũng làm cho họ được ơn bên những kẻ bắt họ làm phu tù"

2/ Do đó, Ngài đã phải làm tan tác họ (disperse them) giữa vòng các dân ngoại. Mặc dầu đến cuối cùng vì giao ước của Ngài với Áp pa ham nên Ngài cũng đem họ về đất hứa.
(Thi 106:47) "Hỡi Giê-hô-va, Đức Chúa Trời chúng tôi, xin hãy cứu chúng tôi, nhóm hiệp chúng tôi từ giữa các nước, Hầu cho chúng tôi cảm tạ danh thánh Chúa, và khoe mình về sự ngợi khen Chúa".
(Thi 107:3) "Tức là các người Ngài đã hiệp lại từ các xứ; Từ phương đông, phương tây, phương bắc, phương nam".
(Ê sai 43:6) "Ta sẽ bảo phương bắc rằng: Hãy buông ra! và bảo phương nam rằng: Chớ cầm lại làm chi! Hãy đem các con trai ta về từ nơi xa, đem các con gái ta về từ nơi đầu cùng đất".
(Giê 29:14) "Đức Giê-hô-va phán: Ta sẽ cho các ngươi tìm được ta, và sẽ đem những phu tù các ngươi trở về. Đức Giê-hô-va phán: ta sẽ nhóm các ngươi lại từ mọi nước và mọi nơi mà ta đã đuổi các ngươi đến, và sẽ đem các ngươi về trong đất mà ta đã khiến các ngươi bị đày đi khỏi đó".
(Giê 31:8,10) "8 Nầy, ta sẽ đem chúng nó về từ xứ phương bắc, nhóm lại từ các đầu cùng đất. Trong vòng chúng nó sẽ có kẻ đui, kẻ què, đàn bà có nghén, đàn bà đẻ, hiệp nên một hội lớn mà trở về đây...10 Hỡi các nước, hãy nghe lời Đức Giê-hô-va; hãy reo lời ấy ra trong các cù lao xa! Khá nói rằng: Đấng đã làm tan lạc Y-sơ-ra-ên sẽ thâu nhóm nó lại, sẽ giữ như kẻ chăn giữ bầy chiên mình".
(Ê xê 39:27-28) "27 Là khi ta sẽ đem chúng nó về từ giữa các dân và thâu lại khỏi các đất của kẻ thù chúng nó, thì ta sẽ được tỏ ra thánh bởi chúng nó ở trước mắt nhiều nước. 28 Chúng nó sẽ biết rằng ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của mình, là khi ta đã đày chúng nó làm phu tù giữa các nước rồi, và đã thâu chúng nó lại đến đất của mình, chẳng để sót một kẻ nào ở đó".

KẾT LUẬN.

1/ Thi Thiên 106 trình bày khía cạnh đồi bại trong đời sống Y sơ ra ên (the depraved side of Israel's life) tại xứ Ai cập, đặc biệt trong đồng vắng và trong đất hứa (in the wilderness and in the promise land).

2/ Trong hai mươi câu khác nhau, tác giả Thi thiên 106 đã mô tả ba mươi bốn minh hoạ của tội lỗi (examples of sin), kể cả việc họ dâng các con của họ làm của lễ cho các thần tượng (offered their children as sacrifices to idols)

3/ Sứ đồ Phao lô liệt kê cho bạn hầu hết câu chuyện lịch sử dân Y sơ ra ên trong bức thư ông viết gửi cho Hội thánh Cô rinh tô. Chúng ta hãy ghi  nhớ vào lòng (take it to heart).
(I Cô 10:1-13) "1 Vả, hỡi anh em, tôi chẳng muốn cho anh em không biết tổ phụ chúng ta đều đã ở dưới đám mây, đi ngang qua biển, 2 chịu Môi-se làm phép báp tem trong đám mây và dưới biển, 3 ăn một thứ ăn thiêng liêng; 4 và uống một thứ uống thiêng liêng; vì họ uống nơi một hòn đá thiêng liêng theo mình và đá ấy tức là Đấng Christ. 5 Song phần nhiều trong vòng họ không đẹp lòng Đức Chúa Trời, nên đã ngã chết nơi đồng vắng. 6 Mọi điều đó đã xảy ra để làm gương cho chúng ta, hầu cho chúng ta chớ buông mình theo tình dục xấu, như chính tổ phụ chúng ta đã buông mình. 7 Cũng đừng thờ hình tượng nữa, như mấy người trong họ, theo lời chép rằng: Dân sự ngồi mà ăn uống, rồi đứng dậy mà chơi dỡn. 8 Chúng ta chớ dâm dục như mấy người trong họ đã dâm dục, mà trong một ngày có hai vạn ba ngàn người bị bỏ mạng. 9 Cũng chớ thử thách Chúa như mấy người trong họ đã thử thách mà bị loài rắn hủy diệt. 10 Lại cũng chớ lằm bằm như nấy người trong họ đã lằm bằm mà bị chết bởi kẻ hủy diệt. 11 Những sự ấy có nghĩa hình bóng, và họ đã lưu truyền để khuyên bảo chúng ta là kẻ ở gần cuối cùng các đời. 12 Vậy thì, ai tưởng mình đứng, hãy giữ kẻo ngã. 13 Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được".
 


Mục Sư Trương Hoàng Ứng