(Thi 105:1-45) "1 Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, cầu khẩn danh của Ngài; Khá truyền ra giữa các dân những công việc Ngài! 2 Hãy hát, hãy hát cho Ngài những bài ca! Khá nói về các việc lạ lùng của Ngài. 3 Hãy khoe mình về danh thánh Ngài; Nguyện lòng kẻ nào tìm cầu Đức Giê-hô-va được khoái lạc! 4 Hãy cầu Đức Giê-hô-va và quyền phép Ngài, Hãy tìm kiếm mặt Ngài luôn luôn. 5 Hỡi dòng dõi Áp-ra-ham, là kẻ tôi tớ Ngài, Hỡi con cháu Gia-cốp, là kẻ Ngài chọn, 6 Hãy nhớ lại những việc lạ lùng Ngài đã làm, Các dấu kỳ và đoán ngữ mà miệng Ngài đã phán. 7 Ngài là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời chúng tôi; Sự đoán xét Ngài ở khắp trái đất. 8 Ngài nhớ đến sự giao ước Ngài luôn luôn, Hồi tưởng lời phán dặn Ngài cho đến ngàn đời, 9 Tức là giao ước Ngài đã lập với Áp-ra-ham, Đã thề cùng Y-sác, 10 Định cho Gia-cốp làm luật lệ, Và lập cho Y-sơ-ra-ên làm giao ước đời đời, 11 Mà rằng: Ta sẽ ban cho ngươi xứ Ca-na-an, Là phần sản nghiệp các ngươi; 12 Lúc ấy họ chỉ là một số ít người, Không đông đảo và làm khách lạ trong xứ, 13 Đi từ dân nầy đến dân kia, Từ nước nầy qua nước khác. 14 Ngài không cho ai hà hiếp họ; Ngài trách các vua vì cớ họ, 15 Mà rằng: Đừng đụng đến kẻ chịu xức dầu ta, Chớ làm hại các đấng tiên tri ta. 16 Ngài khiến cơn đói kém giáng trong xứ, Và cất hết cả lương thực. 17 Ngài sai một người đi trước Y-sơ-ra-ên, Là Giô-sép bị bán làm tôi mọi. 18 Người ta cột chân người vào cùm, Làm cho người bị còng xiềng, 19 Cho đến ngày điều người đã nói được ứng nghiệm: Lời của Đức Giê-hô-va rèn thử người. 20 Vua sai tha Giô-sép; Đấng cai trị các dân giải-tha người. 21 Vua lập người làm quản gia, Làm quan cai trị hết thảy tài sản mình, 22 Đặng mặc ý người trói buộc quần thần, Và lấy sự khôn ngoan dạy dỗ các trưởng lão. 23 Bấy giờ Y-sơ-ra-ên cũng vào Ê-díp-tô; Gia-cốp ngụ tại trong xứ Cham. 24 Đức Giê-hô-va làm cho dân sự Ngài thêm nhiều, Khiến họ mạnh mẽ hơn kẻ hà hiếp họ. 25 Đoạn Ngài đổi lòng người Ê-díp-tô đặng chúng nó ghét dân sự Ngài, Lập mưu hại các tôi tớ Ngài. 26 Ngài sai Môi-se tôi tớ Ngài, Và A-rôn mà Ngài đã chọn. 27 Trong xứ Cham, tại giữa Ê-díp-tô, Hai người làm các dấu kỳ và phép lạ của Ngài. 28 Ngài giáng xuống sự tối tăm và làm ra mờ mịt; Còn họ không bội nghịch lời của Ngài. 29 Ngài đổi nước chúng nó ra máu, Và giết chết cá của chúng nó. 30 Đất chúng nó sanh ếch nhiều lúc nhúc, Cho đến trong phòng cung thất vua cũng có. 31 Ngài phán, bèn có ruồi mòng bay đến, Và muỗi trong các bờ cõi chúng nó. 32 Thay vì mưa, Ngài giáng mưa đá, Và lửa ngọn trong cả xứ. 33 Ngài cũng hại vườn nho và cây vả, Bẻ gãy cây cối tại bờ cõi chúng nó. 34 Ngài phán, bèn có châu chấu, Và cào cào bay đến vô số, 35 Cắn-sả hết thảy cây cỏ trong xứ, Và phá hại bông trái của đất chúng nó. 36 Ngài cũng đánh giết hết thảy con đầu lòng trong xứ, Tức là cả cường-tráng sanh đầu của chúng nó. 37 Đoạn Ngài dẫn Y-sơ-ra-ên ra có cầm bạc và vàng; Chẳng một ai yếu mỏn trong các chi phái của Ngài. 38 Ê-díp-tô vui vẻ khi dân Y-sơ-ra-ên đi ra; Vì cơn kinh khủng bởi Y-sơ-ra-ên đã giáng trên chúng nó. 39 Ngài bủa mây ra để che chở, Và ban đêm có lửa soi sáng. 40 Chúng nó cầu xin, Ngài bèn khiến những con cút đến, Và lấy bánh trời mà cho chúng nó ăn no nê. 41 Ngài khai hòn đá, nước bèn phun ra, Chảy ngang qua nơi khô khác nào cái sông. 42 Vì Ngài nhớ lại lời thánh Ngài, Và hồi tưởng Áp-ra-ham, là kẻ tôi tớ Ngài. 43 Ngài dẫn dân Ngài ra cách hớn hở, Dắt kẻ Ngài chọn ra với bài hát thắng trận. 44 Ngài ban cho họ đất của nhiều nước, Họ nhận được công lao của các dân; 45 Hầu cho họ gìn giữ các luật lệ Ngài, Và vâng theo những luật pháp Ngài. Ha-lê-lu-gia!".

DẪN NHẬP.


1/ Trong khi Thi thiên 104 ca ngợi Đức Chúa Trời là Đấng tạo hoá (extols the Creator), thì Thi thiên 105 lại tán dương Đức Chúa Trời là Đấng cứu chuộc (exalts the Redeemer) và ông cảm tạ Đức Chúa Trời về sự chăm sóc  quan phòng của Ngài (His providential care for) đối với Y sơ ra ên là dân sự của Ngài (His people).

2/ Sách Sáng thế ký ghi lại giao ước mà Chúa đã lập với Áp ra ham và dòng dõi của ông rằng:
(1) Ngài sẽ ban cho họ vùng đất từ sông Ê díp tô đến sông Ơ phơ rát.
(Sáng 15:18-21) "18 Ngày đó, Đức Giê-hô-va lập giao ước cùng Áp-ram, mà phán rằng: Ta cho dòng dõi ngươi xứ nầy, từ sông Ê-díp-tô cho đến sông lớn kia, tức sông Ơ-phơ-rát, 19 là xứ của các dân Kê-nít, Kê-nê-sít, Cát-mô-nít, Hê-tít, Phê-rê-sít, Rê-pha-im, 21 A-mô-nít, Ca-na-an, Ghi-ê-ga-sít và Giê-bu-sít".
(Xuất 23:21) "Ta sẽ phân định bờ cõi ngươi từ Biển đỏ chí biển Phi-li-tin, từ đồng vắng đến sông cái; vì ta sẽ giao phú dân đó vào tay ngươi, và ngươi sẽ đuổi chúng nó khỏi mặt mình".
(Phục 1:7-8) "7 hãy vòng lại và đi đến núi dân A-mô-rít, cùng đến các miền ở gần bên, tức là đến nơi đồng bằng, lên núi, vào xứ thấp, đến miền nam, lên mé biển, vào xứ dân Ca-na-an và Li-ban, cho đến sông lớn, là sông Ơ-phơ-rát. 8 Kìa, ta phó xứ nầy cho các ngươi! Hãy vào và chiếm lấy xứ mà Đức Giê-hô-va đã thề ban cho tổ phụ các ngươi, là Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, cùng cho con cháu của họ.
(Giô suê 1:8) "Địa phận các ngươi sẽ lan ra từ đồng vắng và Li-ban này cho đến sông cái, là sông Ơ-phơ-rát, tràn cả xứ dân Hê-tít cho đến biển cả về hướng mặt trời lặn".
(2) Đây là một lời hứa vô điều kiện (an unconditional promise), một giao ước  hoàn toàn bởi ân điển (a covenant of pure grace). Mọi sự đều tuỳ thuộc nơi Đức Chúa Trời, chứ không nhờ công sức con người.
(3) Thật ra dân Y sơ ra ên chưa hề chiếm trọn được xứ mà Đức Chúa Trời đã hứa (never yet fully occupied all the territory), cho dù ngay cả trong thời đại hoàng kim nhất của Y sơ ra ên, là thời trị vì của Vua Sa lô môn (the reign of Solomon).
Nhưng, khi Đấng Mê si a (Messhia) của họ tái lâm, biên giới của đất nước Y sơ ra ên sẽ được mở rộng ra toàn bộ vùng đất mà Đức Chúa Trời đã hứa cho Áp ra ham là tổ phụ của họ.

3/  Thi Thiên 105 ôn lại (rehearse) mọi điều mà Đức Chúa Trời đã làm từ khi Ngài lập giao ước với Áp ra ham (the giving of the covenant) cho đến khi đưa các con cháu của Áp ra ham vào đất hứa (the promised land).

4/ Thi Thiên 105 là một bài hát nhằm thúc giục (an exhortation) dân Y sơ ra ên hãy tin cậy và thờ phượng Đức Chúa Trời (to worship and trust in the Lord) bởi vì tất cả những hành động giải cứu của Đức Chúa Trời (all His saying acts) chỉ là sự hoàn thành giao ước của Ngài với Áp ra ham để ban cho các con cháu của ông đất Ca na an (the land of Canaan).

5/ Bài hát nầy được sáng tác và truyền tải đến dân Y sơ ra ên bởi A sáp, một người thuộc dòng họ Lê vi (to be addressed to Israel by a Levite).
(I Sử 16:7) "Trong ngày đó, Đa-vít trao nơi tay A-sáp và anh em người bài hát nầy, đặng ngợi khen Đức Giê-hô-va".

I/ CÁC VIỆC LÀM CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI עֲלִילָה [`aliylah] (His deeds) (Thi 105:1-6).

1/ Khi đọc lịch sử dân Y sơ ra ên, bạn sẽ được khích lệ bởi các việc quyền năng và kỳ diệu mà Đức Chúa Trời đã làm (God's mighty and marvellous deeds) cho dân sự nghèo nàn của Ngài.
(Rô 15:4) "Vả, mọi sự đã chép từ xưa đều để dạy dỗ chúng ta, hầu cho bởi sự nhịn nhục và sự yên ủi của Kinh Thánh dạy mà chúng ta được sự trông cậy".

2/ Bạn cần phải:
(1) Dâng lời tạ ơn Ngài (give thanks to Him).
(Thi 105:1a) "Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va".
(a) Hy bá lai (Hebrew) יָדָה [yadah]: Tạ ơn (give thanks).
* Bày tỏ sự biết ơn, hoặc lòng cảm ơn (express gratitude to), đặc biệt đối với Đức Chúa Trời (the expression of gratitude, esp. to God).
* Dâng lên Đức Chúa Trời những sự tạ ơn (giving thanks to God).
(I Sử 16:34) "Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, vì Ngài là nhân từ; Sự thương xót Ngài còn đến đời đời".
(Thi 26:7) "Hầu cho nức tiếng tạ ơn,Và thuật các công việc lạ lùng của Chúa"
(Thi 50:23) "Kẻ nào dâng sự cảm tạ làm của lễ, tôn vinh ta; Còn người nào đi theo đường ngay thẳng, Ta sẽ cho thấy sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời".
(Thi 69:30) "Tôi sẽ dùng bài hát mà ngợi khen danh Đức Chúa Trời, Và lấy sự cảm tạ mà tôn cao Ngài".
(Thi 92:1) "Hỡi Đấng Chí cao, lấy làm tốt mà ngợi khen Đức Giê-hô-va, Và ca tụng danh của Ngài".
(Thi 100:4) "Hãy cảm tạ mà vào các cửa Ngài, Hãy ngợi khen mà vào hành lang Ngài. Khá cảm tạ Ngài, chúc tụng danh của Ngài".
(Thi 106:1) "Ha-lê-lu-gia! Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời".
(Thi 107:1) "1 Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời".
(Thi 118:1) "Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời".
(Thi 136:1) "Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va, vì Ngài là thiện; Sự nhân từ Ngài còn đến đời đời".
(Ê sai 12:4) "và trong ngày đó các ngươi sẽ nói rằng: Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va; hãy kêu cầu danh Ngài; hãy rao mọi việc của Ngài ra trong các dân tộc! Hãy xưng danh Ngài là tôn trọng!".
(b) Hy lạp (Greek) εὐχαριστία [eucharistia] (thanksgiving): Sự biểu tỏ lòng biết ơn. Cách diễn đạt bằng lời nói để bày tỏ lòng biết ơn cách tích cực đến Đức Chúa Trời như một hành động của thờ phượng (actively, grateful language to God, as an act of worship).
(Phi líp 4:6) "Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời".

(2) Cầu khẩn danh của Ngài (call upon His name).
(Thi 105:1b) "cầu khẩn danh của Ngài".
(a) Hy bá lai (Hebrew) קָרָא [qara'] (call upon).
(Thi 80:18) "Rồi chúng tôi sẽ không lìa khỏi Chúa nữa. Xin hãy làm cho chúng tôi được sống lại, thì chúng tôi sẽ cầu khẩn danh Chúa".
(Thi 99:6) "Trong vòng các thầy tế lễ Ngài có Môi-se và A-rôn; Trong vòng các người cầu khẩn danh Ngài có Sa-mu-ên; Họ đã kêu cầu Đức Giê-hô-va, và Ngài đáp lại cho".
(Thi 116:13) "Tôi sẽ cầm cái chén cứu rỗi, Mà cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va".
(Giô ên 2:32) "32 Bấy giờ ai cầu khẩn danh Đức Giê-hô-va thì sẽ được cứu; vì theo lời Đức Giê-hô-va, thì ở trên núi Si-ôn và trong Giê-ru-sa-lem, sẽ có những người trốn khỏi, và trong những người còn sống sót, sẽ có kẻ mà Đức Giê-hô-va kêu gọi".
(b) La tinh "appellare": Yêu cầu khẩn thiết (appeal unto).
* Khẩn khỏa yêu cầu (make an earnest or a formal request).
* Nói chuyện với (address).
(c) Hy lạp (Greek) ἐπικαλέω [epikaleō] (call on): Kêu gào (shout), kêu khóc (cry), nói to (speak loundly).
* Kêu gọi hoặc thúc giục ai làm điều gì (direct one's attention).
* Khẩn thiết yêu cầu một sự chú ý hoặc xem xét (require one's attention or consideration).
(Công 2:21) "Và lại ai cầu khẩn danh Chúa thì sẽ được cứu".
(Công 7:59) "Chúng đang ném đá, thì Ê-tiên cầu nguyện rằng: Lạy Đức Chúa Jêsus, xin tiếp lấy linh hồn tôi".
(Công 9:14 "Bây giờ người ở đây, có trọn quyền của các thầy tế lễ cả phó cho, đặng bắt trói hết thảy mọi người cầu khẩn đến danh Ngài".
(Công 22:16) "Bây giờ, anh còn trễ nải làm chi? Hãy chờ dậy, cầu khẩn danh Chúa mà chịu phép báp-tem và làm sạch tội lỗi mình đi".
(I Cô 1:2) "gởi cho Hội thánh Đức Chúa Trời tại thành Cô-rinh-tô, tức là cho những người đã được nên thánh trong Đức Chúa Jêsus Christ, được gọi làm thánh đồ, lại cho mọi người bất luận nơi nào, cầu khẩn danh Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, là Chúa của những người ấy và của chúng ta".
(II Tim 2:22) "Cũng hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ, mà tìm những điều công bình, đức tin, yêu thương, hòa thuận với kẻ lấy lòng tinh sạch kêu cầu Chúa"

(3) Hát ngợi khen Ngài (sing praises to Him).
(Thi 105:2a) "Hãy hát, hãy hát cho Ngài những bài ca!".
Rất nhiều Thi thiên mở đầu với giai điệu trầm buồn (a low-key) rồi mạnh mẽ của sự thờ phượng (build up to a crescendo of worship).Nhưng Thi thiên 106 mở đầu với sự bùng nổ của sự ngợi khen (begins with a veritable explosion of praise).
Tác giả Thi 105:2a đã xử dụng hai từ ngữ khác nhau để khích lệ chúng ta hãy hát ngợi khen Đức Chúa Trời.
(a) Hát Thánh ca שִׁיר [shiyr] (sing): Hát, hãy hát.
* Hy bá lai (Hebrew) שִׁיר [shiyr]: Hát (sing). Động từ nầy xuất hiện thường xuyên trong ngôn ngữ Hy bá lai cổ đại lẫn hiện đại (in both ancient and modern Hebrew). Có khoảng 90 lần động từ nầy được chép trong Cựu ước, lần đầu tiên trong Xuất Ê díp tô 15:1, còn hầu hết các lần khác thường xảy ra trong Thi thiên (Book of Psalms) ở thể mệnh lệnh cách (imperative form).
Động từ שִׁיר [shiyr] kêu gọi dân sự Y sơ ra ên hãy bày tỏ sự ngợi khen Đức Chúa Trời trong sự ca hát (express their praise to God in singing).
* La tinh (Latin) "humnus": Một bài ca của sự ngợi khen, đặc biệt là ngợi khen Đức Chúa Trời trong buổi lễ thờ phượng của Cơ đốc giáo, thường là một sáng tác có vần điệu được hát lên trong một lễ thờ phượng tôn giáo (a song of praise, esp. to God in Christian worship, usu. a metrical composition sung in a religious service).
* Hy lạp (Greek) ὑμνέω [hymneō]: Hát Thánh ca (hymn). Thánh ca một bài ca dùng để hát ngợi Đức Chúa Trời (a song of  praise addressed to God).
(Mat 26:30) "Khi đã hát thơ thánh rồi, Đức Chúa Jêsus và môn đồ đi ra mà lên núi Ô-li-ve".
(Mác 14:26) "Khi đã hát thơ thánh rồi, Chúa và môn đồ đi ra đặng lên núi ô-li-ve".
(Công 16:25) "Lối nữa đêm, Phao-lô và Si-la đang cầu nguyện, hát ngợi khen Đức Chúa Trời; và những tù phạm đều nghe".
(Hê 2:12) "khi Ngài có phán: Tôi sẽ truyền danh Chúa cho anh em tôi; Và ngợi khen Chúa ở giữa hội".

(b) Hát thi thiên זָמַר [zamar] (sing psalms).
(Thi 105:2a) "Hãy hát, hãy hát cho Ngài những bài ca!".
(Thi 68:4) "Hãy hát xướng cho Đức Chúa Trời, hãy ngợi khen danh Ngài; Khá đắp đường cái cho Đấng cỡi ngựa đi ngang qua đồng bằng: Đức Giê-hô-va là danh Ngài; hãy vui mừng trước mặt Ngài".
(Thi 68:32) "Hỡi các nước của đất, hãy hát xướng cho Đức Chúa Trời; Khá hát ngợi khen Chúa".
* La tinh (Latin) psalmus: Bài hát được hát cùng với sự đệm đàn (a musical accompaniment).
* Hy lạp (Greek) ψάλλω [psallō]: Hát các thi thiên (sing psalms).
Động từ ψάλλω [psallō] do danh từ ψαλμός [psalmos]: Bài ca được hát với đàn cầm (song sung to a harp).
(I Cô 14:26) "Hỡi Anh em, nên nói thể nào? Khi Anh em nhóm lại với nhau, trong anh em, ai có bài ca ψαλμός [psalmos], hoặc bài giảng dạy, hoặc lời tỏ sự kín nhiệm, hoặc nói tiếng lạ, hoặc giải tiếng lạ chăng? Hãy làm hết thảy cho được gây dựng".
(Ê phê sô 5:19) "Hãy lấy ca vịnh ψαλμός [psalmos] (psalms), thơ thánh ὕμνος [hymnos] (hymns), và bài hát thiêng liêng πνευματικός [pneumatikos] (spiritual) mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa".
(Cô lô se 3:16) "Nguyền xin lời của Đấng Christ ở đầy trong lòng anh em, và anh em dư dật mọi sự khôn ngoan. Hãy dùng những ca vịnh ψαλμός [psalmos] (psalms), thơ thánh ὕμνος [hymnos] (hymns), bài hát ᾠδή [ōdē] thiêng liêng πνευματικός [pneumatikos] (spiritual) mà dạy và khuyên nhau, vì được đầy ơn Ngài nên hãy hết lòng hát khen Đức Chúa Trời".
(Gia 5:13) "Trong anh em có ai chịu khổ chăng? Người ấy hãy cầu nguyện. Có ai vui mừng chăng? hãy hát ngợi khen ψαλμός [psalmos]".

(4) Tìm kiếm Ngài בָּקַשׁ [baqash] (seek Him).
(Thi 105:3b) "Nguyện lòng kẻ nào tìm cầu Đức Giê-hô-va được khoái lạc!".
(a) Hy bá lai (Hebrew) בָּקַשׁ [baqash] (seek):
* Cố tìm hoặc mưu cầu (make a search or inquiry for).
* Cố gắng để đạt được (try or want to find or get).
(Thi 105:3b) "Nguyện lòng kẻ nào tìm cầu Đức Giê-hô-va được khoái lạc!".
(Phục 4:29) "Ở đó ngươi sẽ tìm cầu Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và khi nào hết lòng hết ý tìm cầu Ngài thì mới gặp".
(Giê 29:12-13) "12 Bấy giờ các ngươi sẽ kêu cầu ta, sẽ đi và cầu nguyện ta, và ta sẽ nhậm lời. 13 Các ngươi sẽ tìm ta, và gặp được, khi các ngươi tìm kiếm ta hết lòng".
(b) Hy lạp (Greek) ζητέω [zēteō] (seek): Tìm, tìm kiếm.
(Mat 7:7) "Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho".
* Cố gắng hết sức (endeavour).
* Mong mỏi, khát khao (desire).
* Nổ lực tìm cho đến khi tìm được (to seek in order to find) bằng cách suy nghĩ, trù tính, suy luận, hoặc cầu xin (by thinking, meditating, reasoning, to enquire into).
* Thờ phượng Đức Chúa Trời (worship God) đặc biệt trong quan điểm của người Do thái (specially, by Hebraism).

(5) Nói với người khác về Ngài (tell others about Him).
(Thi 105:1c) "Khá truyền ra giữa các dân những công việc Ngài!".
(Thi 105:2b) "Khá nói về các việc lạ lùng của Ngài".
(Thi 105:3a) "Hãy khoe mình về danh thánh Ngài".
(a) Truyền יָדַע [yada`] (make known): Giới thiệu cho người khác biết.
(b) Nói שִׂיחַ [siyach] (talk): Chuyện trò hoặc thông tin những ý tưởng bằng lời nói (converse or communicate ideas by spoken words).
(c) Khoe הָלַל [halal] (glory): Hãnh diện, tự hào, kiêu hãnh.


II/ GIAO ƯỚC CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI בְּרִית [bĕriyth] (His covenant) (Thi 105:7-15).

1/ Đức Chúa Trời tự buộc chính mình (bound Himself) vào một lời thề với chỉ một quốc gia là Y sơ ra ên (only one nation, Israel).
(Sáng 105:8-9) 8 Ngài nhớ đến sự giao ước Ngài luôn luôn, Hồi tưởng lời phán dặn Ngài cho đến ngàn đời, 9 Tức là giao ước Ngài đã lập với Áp-ra-ham, Đã thề cùng Y-sác".
(1) Giao ước của Đức Chúa Trời (His covenant).
(Thi 105:8) "Ngài nhớ đến sự giao ước Ngài luôn luôn, Hồi tưởng lời phán dặn Ngài cho đến ngàn đời".
(a) Hy bá lai (Hebrew) בְּרִית [bĕriyth] (a covenant): Một hợp đồng, một giao kèo (an agreement, a contract).
* Sự thỏa thuận chính thức được ràng buộc bởi pháp lý (a contract drawn up under a seal).
* Sự thỏa thuận giữa Đức Chúa Trời và dân Y sơ ra ên (the agreement between God and the Isaelites).
(b) Hy lạp διαθήκη [diathēkē] (covenant): Giao ước.
(Lu 1:72) "Ngài tỏ lòng thương xót đến tổ tông chúng tôi, Và nhớ lại lời giao ước thánh của Ngài".
* Sự hứa hẹn hoặc sự đồng ý (agreement) về cái gì theo những điều khoảng của giao kèo (legal covenant).
(Công 3:25) "Các ngươi là dòng dõi của các đấng tiên tri, và của giao ước Đức Chúa Trời đã lập với tổ phụ chúng ta, khi Ngài phán cùng Áp-ra-ham rằng: Các dân thiên hạ sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước".
(Rô 9:3-5) "3 Bởi tôi ước ao có thể chính mình bị dứt bỏ, lìa khỏi Đấng Christ, vì anh em bà con tôi theo phần xác, 4 tức là dân Y-sơ-ra-ên, là dân được những sự làm con nuôi, sự vinh hiển, lời giao ước, luật pháp, sự thờ phượng và lời hứa; 5 là dân sanh hạ bởi các tổ phụ, và theo phần xác, bởi dân ấy sanh ra Đấng Christ, là Đấng trên hết mọi sự, tức là Đức Chúa Trời đáng ngợi khen đời đời. A-men".
(Rô 3:16-17) "16 Vả, các lời hứa đã được phán cho Áp-ra-ham và cho dòng dõi người. không nói: Và cho các dòng dõi người, như chỉ về nhiều người; nhưng nói: Và cho dòng dõi ngươi, như chỉ về một người mà thôi, tức là Đấng Christ. 17 Vậy thì tôi nói rằng: Lời giao ước mà Đức Chúa Trời trước kia đã kết lập thành rồi, thì không có thể bị hủy đi, và lời hứa cũng không có thể bị bỏ đi bởi luật pháp, là sự cách sau bốn trăm ba mươi năm mới có".

(2) Lời thề của Đức Chúa Trời (His oath).
(Thi 105:9) "Tức là giao ước Ngài đã lập với Áp-ra-ham, Đã thề cùng Y-sác".
(a) Hy bá lai (Hebrew) שְׁבוּעָה [shĕbuw`ah] (oath).
* Một lời tuyên bố long trọng rằng cái gì là đúng, hoặc một sự cam kết sẽ hành động trong tương lai (a solemn declaration as to the truth of something or as a commitment to future action).
* Tuyên bố hoặc hứa một cách trịnh trọng hoặc với một lời tuyên thệ (state or promise solemnly or on oath).
(Sáng105:9) "Tức là giao ước Ngài đã lập với Áp-ra-ham, đã thề cùng Y-sác"
(b) La tinh (Latin) "affirmare": Khẳng định, xác nhận (affirm).
* Tuyên bố cái gì là sự thật (state as a fact).
* Quả quyết cách mạnh mẽ (assert strongly).
Động từ affirmare gồm:
* Tiền tố (pref.) "af": Tăng thêm (increase); sự mãnh liệt (intensification).
* Tính từ (adj.) "firmus": Mạnh mẽ, kiên quyết (strong).
(c) Hy lạp: ὀμνύω [omnyō] hoặc ὄμω [ómō] hoặc ὀμόω [omóō] (swear): Thề. * Hứa hoặc tuyên bố (take or declare) sẽ làm gì cho ai, để khẳng định cho lời hứa ấy bàng một lời thề (on an oath).
* Nói một cách dứt khoát nhằm để nhấn mạnh (say emphatically).
* Phát biểu hoặc tuyên bố cái gì một cách quả quyết (positively) và khẳng định (assertively).
(Lu 1:73) "Theo như Ngài đã thề với Áp-ra-ham là tổ phụ chúng tôi".
(Hê 6:13-18) "13 Khi Đức Chúa Trời hứa cùng Áp-ra-ham, và vì không thể chỉ Đấng nào lớn hơn, nên Ngài chỉ chính mình Ngài mà thề với người rằng: 14 Chắc ta sẽ ban phước cho ngươi nhiều, và khiến hậu tự ngươi sanh sản đông thêm. 15 Ấy, Áp-ra-ham đã nhịn nhục đợi chờ như vậy, rồi mới được điều đã hứa. 16 Người ta thường mượn danh một Đấng lớn hơn mình mà thề, phàm có cãi lẫy điều gì, thì lấy lời thề mà định. 17 Đức Chúa Trời cũng vậy, muốn càng tỏ ra cho những kẻ hưởng lời hứa biết ý định Ngài là chắc chắn không thay đổi, thì dùng lời thề; 18 hầu cho nhờ hai điều chẳng thay đổi đó, và về hai điều ấy Đức Chúa Trời chẳng có thể nói dối, mà chúng ta tìm được sự yên ủi lớn mạnh, là kẻ đã trốn đến nơi ẩn náu, mà cầm lấy sự trông cậy đã đặt trước mặt chúng ta".

2/ Đức Chúa Trời đã hứa với Áp ra ham (His promise to Abraham).
(Sáng 12:1-3) "1 Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. 2 Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. 3 Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước".

3/ Đức Chúa Trời cũng đã tái xác nhận điều đó với các con cháu Áp ra ham (reaffirmed it to his descendants).
(Thi 105:9) "Tức là giao ước Ngài đã lập với Áp-ra-ham, Đã thề cùng Y-sác".
(Sáng 26:3) "Hãy ngụ trong xứ nầy, ta sẽ ở cùng ngươi và ban phước cho ngươi; vì ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi các xứ nầy và ta sẽ làm thành lời ta đã thề cùng Áp-ra-ham, cha ngươi".
(Sáng 28:13) "Nầy, Đức Giê-hô-va ngự trên đầu thang mà phán rằng: Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, tổ phụ ngươi, cùng là Đức Chúa Trời của Y-sác. Ta sẽ cho ngươi và dòng dõi ngươi đất mà ngươi đang nằm ngủ đây".
(Sáng 35:11) "Đức Chúa Trời lại phán rằng: Ta là Đức Chúa Trời toàn năng; ngươi hãy sanh sản và thêm nhiều; một dân cho đến nhiều dân đều sẽ do nơi ngươi mà sanh, cùng các vua sẽ do nơi mình ngươi mà ra".

4/ Đối với dân Y sơ ra ên, giao ước đó là sự một sự bảo đảm (assurance) rằng họ sẽ hưởng được đất (inherit the land). Còn đối với chúng ta là dân sự của giao ước mới của Đức Chúa Trời (God's new covenant people), chúng ta được sự bảo đảm chắc chắn rằng chúng ta sẽ thừa hưởng nước Thiên đàng trong tương lai.
(Mat 26:26-29) "26 Khi đang ăn, Đức Chúa Jêsus lấy bánh, tạ ơn rồi, bẻ ra đưa cho môn đồ mà rằng: Hãy lấy ăn đi, nầy là thân thể ta. 27 Ngài lại lấy chén, tạ ơn rồi, đưa cho môn đồ mà rằng: Hết thảy hãy uống đi; 28 vì nầy là huyết ta, huyết của sự giao ước đã đổ ra cho nhiều người được tha tội. 29 Ta phán cùng các ngươi, từ rày về sau, ta không uống trái nho nầy nữa, cho đến ngày mà ta sẽ uống trái nho mới cùng các ngươi ở trong nước của Cha ta".
(Hê 8:6-13) "6 Nhưng thầy tế lễ thượng phẩm chúng ta đã được một chức vụ rất tôn trọng hơn, vì Ngài là Đấng trung bảo của giao ước tốt hơn, mà giao ước ấy lập lên trên lời hứa tốt hơn. 7 Vì nếu ước thứ nhất không thiếu gì, thì chẳng có chỗ nào lập ước thứ hai. 8 Vả, trong những lời nầy thật có ý trách, là lời Đức Chúa Trời phán cùng dân Giu-đa rằng: Chúa phán: kìa, nhựt kỳ đến, Khi đó ta sẽ cùng nhà Y-sơ-ra-ên và nhà Giu-đa lập một ước mới, 9 Không phải như ước ta đã lập với tổ tiên chúng nó, Trong ngày ta cầm tay họ dẫn ra khỏi xứ Ê-díp-tô. Vì họ không bền giữ lời ước ta, Nên ta không đoái xem họ, ấy là lời Chúa phán. 10 Chúa lại phán: Nầy là lời ước mà ta sẽ lập với nhà Y-sơ-ra-ên Sau những ngày đó: Ta sẽ để luật pháp ta trong trí họ Và ghi tạc vào lòng; Ta sẽ làm Đức Chúa Trời họ, Họ sẽ làm dân ta. 11 Trong vòng họ sẽ chẳng có ai dạy bảo công dân mình Và anh em mình, rằng: Hãy nhìn biết Chúa; Vì hết thảy trong vòng họ, Từ kẻ rất nhỏ cho đến kẻ rất lớn đều sẽ biết ta, 12 Nhân ta sẽ tha sự gian ác của họ, Và không nhớ đến tội lỗi họ nữa. 13 Gọi ước đó là mới, thì đã xưng ước trước là cũ; vả, điều chi đã cũ đã già, thì gần tiêu mất đi".

5/ Giao ước mà Đức Chúa Trời đã lập với Áp ra ham và dòng dõi của ông, cũng như giao ước mà Ngài đã lập với chúng ta, Ngài sẽ không bao giờ quên (He will never forget) dù sự ứng nghiệm có chậm đến ngàn đời (though its fulfillment is delayed a thousand generation). Bất cứ điều gì mà Đức Chúa Trời hứa thì chắc chắn xảy ra.

III/ CÁC ĐẦY TỚ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (His servants) (Thi 105:16-45).
(Thi 105:25-26) "25 Đoạn Ngài đổi lòng người Ê-díp-tô đặng chúng nó ghét dân sự Ngài, Lập mưu hại các tôi tớ Ngài. 26 Ngài sai Môi-se tôi tớ Ngài, Và A-rôn mà Ngài đã chọn".

1/ Đầy tớ עֶבֶד [`ebed] (servant): Người ở, người phục vụ, bầy tôi.
Đầy tớ là một người làm việc theo lịnh của người chủ (a person who has undertaken to carry out the orders of employer). Đặc biệt là người làm công việc nội trợ hoặc người hầu (esp. a person employed in a house on domestic duties or as a personal attendant).
(a) La tinh (Latin) "servus": Nô lệ (slave) do động từ "sclavus" (serve): Phục vụ, làm việc, ở đợ; và tính từ "sclava": Bị giam cầm, bị bắt làm tù nhân (has been taken prisoner or confined).
* Một người mà chính họ là tài sản hợp pháp của một hoặc nhiều người khác và bị buộc phải tuyệt đối vâng lời người chủ (a person who is the legal property of another or others and is bound to absolute obedience).
* Một người lao dịch (a drudge). Một người làm việc rất khổ sở và vất vả (a person working very hard).
* Cảnh nô lệ, sự giam cầm (bondage). Giam cầm ai (keep sb in bondage).
* Nghĩa bóng (fig.): Là nô lệ của (slave of). Một nạn nhân bất lực của một vài ảnh hưởng chi phối (a helpless victim of some dominating influence).
(b) Hy lạp (Greek) διάκονος [diakonos] (minister / servant / attendant): Công sứ, Mục sư, Chấp sự, người giúp việc, kẻ hầu việc.
* Một môn đồ trung thành (a devoted follower).
* Một người muốn hiến mình để phục vụ người khác (a person willing to serve another).
(II Cô 3:6) "và ấy là Ngài đã ban tài năng cho chúng tôi giúp việc giao ước mới, chẳng phải giao ước về chữ, bèn là giao ước về Thánh Linh; vì chữ làm cho chết, song Thánh Linh làm cho sống".
(II Cô 11:23) "Họ là kẻ hầu việc của Đấng Christ phải chăng? Ừ, tôi nói như kẻ dại dột, tôi lại là kẻ hầu việc nhiều hơn! Tôi đã chịu khó nhọc nhiều hơn, tù rạc nhiều hơn, đòn vọt quá chừng. Đòi phen tôi gần phải bị chết".
(I Tim 4:6) "Con giải tỏ các việc đó cho anh em, thì con sẽ nên kẻ giúp việc ngay lành của Đức Chúa Jêsus Christ, được nuôi bởi các lời của đức tin và đạo lý lành mà con đã theo".

2/ Đức Chúa Trời đã đưa Giô sép đến Ai cập (sent Joseph to Egypt) để bảo tồn nhà Gia cốp (to preserve Jacob's family). Và nhờ đó, sau nầy họ đã trở thành một quốc gia (could become a nation).
(Thi 105:16-17) "16 Ngài khiến cơn đói kém giáng trong xứ, Và cất hết cả lương thực. Ngài sai một người đi trước Y-sơ-ra-ên, Là Giô-sép bị bán làm tôi mọi".
(Sáng 45:5) "Bây giờ, đừng sầu não, và cũng đừng tiếc chi về điều các anh đã bán tôi đặng bị dẫn đến xứ nầy; vì để giữ gìn sự sống các anh, nên Đức Chúa Trời đã sai tôi đến đây trước các anh".
(Sáng 50:20) "Các anh toan hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích cho tôi, hầu cho cứu sự sống cho nhiều người, y như đã xảy đến ngày nay, và giữ gìn sự sống của dân sự đông đảo".

3/ Đức Chúa Trời đã đưa Môi se đến Ai cập (sent Moses to Egypt) để giải cứu dân sự của Ngài (to deliver His people).
(Thi 105:25-26) "25 Đoạn Ngài đổi lòng người Ê-díp-tô đặng chúng nó ghét dân sự Ngài, Lập mưu hại các tôi tớ Ngài. 26 Ngài sai Môi-se tôi tớ Ngài, Và A-rôn mà Ngài đã chọn".
(Xuất 3:9-10) "9 Nầy, tiếng kêu rêu của dân Y-sơ-ra-ên thấu đến ta, và ta đã thấy dân Ê-díp-tô hà hiếp chúng nó thể nào; 10 vậy bây giờ, hãy lại đây, đặng ta sai ngươi đi đến Pha-ra-ôn, để dắt dân ta, là dân Y-sơ-ra-ên, ra khỏi xứ Ê-díp-tô".
(Xuất 4:12-14) "Vậy bây giờ, hãy đi; ta sẽ ở cùng miệng ngươi và dạy ngươi những lời phải nói".

4/ Đức Chúa Trời đã đưa A rôn đến để phụ giúp cho Môi se (sent Aaron to assist Moses), phục vụ với cương vị thầy tế lễ thượng phẩm (serve as high priest) cho một dân tộc đầy tội lỗi (for a sinful people).
(Thi 105:25-26) "25 Đoạn Ngài đổi lòng người Ê-díp-tô đặng chúng nó ghét dân sự Ngài, Lập mưu hại các tôi tớ Ngài. 26 Ngài sai Môi-se tôi tớ Ngài, Và A-rôn mà Ngài đã chọn".
(Xuất 4:13-14) 13 Môi-se thưa rằng: Ôi! lạy Chúa, Chúa muốn sai ai đi, thì sai. 14 Đức Giê-hô-va bèn nổi giận cùng Môi-se mà phán rằng: Có phải A-rôn, người Lê-vi, là anh ngươi chăng? Ta biết người đó có tài nói giỏi, và kìa, người đang đi đến đón ngươi kìa; khi thấy ngươi, chắc sẽ vui mừng trong lòng".
(Xuất 4:16) "Ấy là người đó sẽ nói cùng dân sự thế cho ngươi, dùng làm miệng ngươi, còn ngươi sẽ dường như Đức Chúa Trời cho người vậy".
(Dân 33:1) "Nầy là các nơi đóng trại của dân Y-sơ-ra-ên khi họ ra khỏi xứ Ê-díp-tô tùy theo các đội ngũ, có Môi-se và A-rôn quản lý".

5/ Đức Chúa Trời luôn luôn có một người (hoặc đàn ông hoặc đàn bà) sẵn sàng để sai phái khi có một công việc nào đó cần phải làm (when a job must be done). Ngài chờ đợi để nghe bạn nói: "Có tôi đây! Xin hãy sai tôi!"
(Ê sai 6:8) "Đoạn, tôi nghe tiếng Chúa phán rằng: Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa rằng: Có tôi đây; xin hãy sai tôi".

KẾT LUẬN.


1/ Sau khi nhìn lại chặng đường mà dân Y sơ ra ên đã trải qua với nhiều gian truân thử thách, nhưng đến cuối cùng họ cũng vào được đất hứa.
(Thi 105:43-45) "43 Ngài dẫn dân Ngài ra cách hớn hở, Dắt kẻ Ngài chọn ra với bài hát thắng trận. 44 Ngài ban cho họ đất của nhiều nước, Họ nhận được công lao của các dân; 45 Hầu cho họ gìn giữ các luật lệ Ngài, Và vâng theo những luật pháp Ngài. Ha-lê-lu-gia!".

2/ Niềm vui không tả xiếc ấy khiến cho tác giả Thi thiên 105 khích lệ dân Y sơ ra ên: Hãy ngợi khen (sing praise) hãy cảm tạ (give thanks) và hãy dâng sự vinh hiển  Đức Chúa Trời (glory) lên Đức Chúa Trời.
(Thi 105:1-3) "1 Hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, cầu khẩn danh của Ngài; Khá truyền ra giữa các dân những công việc Ngài! 2 Hãy hát, hãy hát cho Ngài những bài ca! Khá nói về các việc lạ lùng của Ngài. Hãy khoe mình về danh thánh Ngài; Nguyện lòng kẻ nào tìm cầu Đức Giê-hô-va được khoái lạc!".

3/ Công việc cứu chuộc của Đức Chúa Trời (God's redemptive working) trong sự làm thành giao ước của Ngài, có một mục đích là lập nên một dân trên đất, một dân mà đời sống của họ phù hợp với ý muốn thánh khiết của Ngài (who conform their lives to His holy will).
(Sáng 18:19) "Ta đã chọn người đặng người khiến dạy các con cùng nội nhà người giữ theo đạo Đức Giê-hô-va, làm các điều công bình và ngay thẳng; thế thì, Đức Giê-hô-va sẽ làm cho ứng nghiệm lời Ngài đã hứa cùng Áp-ra-ham".
(Thi 105:45) "Hầu cho họ gìn giữ các luật lệ Ngài, Và vâng theo những luật pháp Ngài. Ha-lê-lu-gia!".


Mục Sư Trương Hoàng Ứng