(Thi 119:129-136) "129 Chứng cớ Chúa thật lạ lùng; Cho nên lòng tôi giữ lấy. 130 Sự bày giãi lời Chúa, soi sáng cho, Ban sự thông hiểu cho người thật thà. 131 Tôi mở miệng ra thở, Vì rất mong ước các điều răn Chúa. 132 Xin Chúa hãy xây lại cùng tôi, và thương xót tôi, Y như thói thường Chúa đối cùng người yêu mến danh Chúa. 133 Xin hãy làm cho bước tôi vững trong lời Chúa; Chớ để sự gian ác gì lấn lướt trên tôi. 134 Xin hãy chuộc tôi khỏi sự hà hiếp của loài người, Thì tôi sẽ giữ theo các giềng mối Chúa. 135 Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa. 136 Những suối lệ chảy từ mắt tôi, Bởi vì người ta không giữ luật pháp của Chúa".
DẪN NHẬP.
1/ Tác giả Thi thiên 119:129 đã tôn cao lời của Đức Chúa Trời (glorified God's Word).
(1) Lời Đức Chúa Trời thật lạ lùng (wonderful).
(Thi 119:129a) "Chứng cớ Chúa thật lạ lùng".
(2) Lời Đức Chúa Trời đem lại sự thông sáng (It gives understanding).
(Thi 119:130) "Sự bày giãi lời Chúa, soi sáng cho, ban sự thông hiểu cho người thật thà".
2/ Thái độ của tác giả Thi thiên 119:129-136 đối với lời Đức Chúa Trời
(1) Vâng giữ lời của Đức Chúa Trời (keep them).
(Thi 119:129) "Chứng cớ Chúa thật lạ lùng; Cho nên lòng tôi giữ lấy".
(Thi 119:134b) "Tôi sẽ giữ theo các giềng mối Chúa".
(2) Mong ước lời của Đức Chúa Trời (longed for them).
(Thi 119:131) "Tôi mở miệng ra thở, Vì rất mong ước các điều răn Chúa".
(3) Vững bước trong lời của Đức Chúa Trời (Establish my footsteps in them).
(Thi 119:133a) "Xin hãy làm cho bước tôi vững trong lời Chúa".
(4) Cầu xin Chúa dạy ông các lời của Ngài (teaches him His words)
(Thi 119:135b) "dạy tôi các luật lệ Chúa".
(5) Đau buồn vì người ta không giữ lời của Đức Chúa Trời (observe not God's words).
(Thi 119:136) "Những suối lệ chảy từ mắt tôi, Bởi vì người ta không giữ luật pháp của Chúa".
I/ CHỨNG CỚ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (testimony of God).
(Thi 119:129) "Chứng cớ Chúa thật lạ lùng; Cho nên lòng tôi giữ lấy".
1/ Hy-bá-lai (Hebrew) עֵדָה [`edah] (testimony, witness): Bảng chứng, chứng cớ, lời chứng.
(a) Danh từ עֵדָה [`edah] hoặc עֵדוּת [`eduwth]: Chứng cớ (testimony); sự làm chứng, lời chứng (witness).
(Phục 4:45) "Nầy là chứng cớ, mạng lịnh, và luật lệ mà Môi-se truyền cho dân Y-sơ-ra-ên khi ra khỏi xứ Ê-díp-tô".
(b) Danh từ עֵדָה [`edah] hoặc עֵדוּת [`eduwth] là một thuật ngữ luật pháp thuộc về hợp đồng (a covenantal) có liên quan cách đặc biệt (specifically reffering) đến các điều kiện được lập ra với Đức Chúa Trời.
(Thi 119:2a) "Phước cho những người gìn giữ chứng cớ Ngài".
(Thi 25:10) "Các đường lối Đức Giê-hô-va đều là nhân từ và chân thật. Cho kẻ nào giữ gìn giao ước và chứng cớ của Ngài".
(Thi 119:99) "Tôi có trí hiểu hơn hết thảy kẻ dạy tôi, vì tôi suy gẫm các chứng cớ Chúa".
(c) Chứng cớ עֵדָה [`edah] (testimony) có các nghĩa sau:
* Lời khai được viết ra hoặc được nói ra (an oral or written statement).
* Sự tuyên bố rằng điều gì đó là đúng (declaration or statement of fact).
* Mười điều răn (the Ten Commandments).
(Thi 19:7b) "... Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan".
(Thi 119:111) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; Vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
2/ La tinh (Latin) "testimonium": Lời chứng, lời khai, bảng chứng nhận (testimony, witness).
Danh từ "testimonium" do danh từ "testis": Một lời bằng chứng, một lời chứng, nhân chứng, người chứng kiến, người làm chứng (a witness).
* Một người nhìn thấy một vài sự kiện xảy ra và vì vậy có thể mô tả để người khác có thể biết (a person present at some event and able to give information about it).
* Lời chứng, bằng chứng, sự xác nhận (testimony, evidence, confirmation).
(Xuất 25:16) "Ngươi hãy cất vào trong hòm bảng chứng mà ta sẽ ban cho".
(Xuất 31:18) "Khi Đức Giê-hô-va đã phán xong cùng Môi-se tại núi Si-na-i, bèn cho người hai bảng chứng bằng đá, bởi ngón tay Đức Chúa Trời viết ra"
3/ Hy-lạp (Greek) μαρτύριον [martyrion] (testimony, witness, to be testified): Chứng, lời chứng, lời làm chứng, sự làm chứng.
* Được khai ra (to be testified).
* Một lời khai có tuyên thệ (a person giving sworn testimony).
* Một sự cam đoan hoặc xác nhận long trọng (a solemn protest or confession).
(Mat 26:59-60) "59 Bấy giờ các thầy tế lễ cả và cả tòa công luận kiếm chứng dối về Ngài, cho được giết Ngài. 60 Dầu có nhiều người làm chứng dối có mặt tại đó, song tìm không được chứng nào cả. Sau hết, có hai người đến...".
(Giăng 8:17) "Vả, có chép trong luật pháp của các ngươi rằng lời chứng hai người là đáng tin".
(I Cô 1:6) "như lời chứng về Đấng Christ đã được vững bền ở giữa anh em".
(II Tim 1:8) "Vậy con chớ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng lấy sự ta vì Ngài ở tù làm xấu hổ; nhưng hãy cậy quyền phép Đức Chúa Trời mà chịu khổ với Tin Lành".
4/ Lời của Đức Chúa Trời thật lạ lùng (God's word is wonderful in) trong tính bất tuyệt (timelessness), sự tinh sạch (purity); tính chính xác (accuracy); sự hài hoà (harmony); tính thích ứng phổ thông universal relevance); quyền năng (power) và sự đầy đủ (sufficiency) của nó.
Một quyển sách như thế rất đáng để đọc và giữ lấy (a such book deverses to be read and heeded).
(Thi 119:129) "Chứng cớ Chúa thật lạ lùng; cho nên lòng tôi giữ lấy".
(1) Lạ lùng פֶּלֶא [peleʼ]: Điều kỳ diệu (wonder); phép lạ (miracle); một điều phi thường (marvellous thing); một điều làm ngạc nhiên (surprising thing).
(a) Danh từ פֶּלֶא [peleʼ] xuất phát từ động từ פָּלָא [pâlâʼ]: To lớn, vĩ đại (be great); khó, khó khăn (difficult); phi thường, kỳ diệu (wonderful).
* Vượt ra ngoài năng lực của một người (to be beyond one's power).
* Rất khó để hiểu (to be difficult to understand).
* Rất khó để thực hành (be difficult to do).
* Là chuyện kỳ diệu hoặc phi thường (to be wonderful, be extraordinary).
* Cảm giác ngạc nhiên pha lẫn thán phục, hoang mang hoặc không có thể tin được (an emotion excited by what is unexpected, unfamiliar, or inexplicable, esp. surprise mingled with admiration or curiosity etc.)
* Một người, một vật, một mẫu vật, hoặc một sự kiện... khác thường hoặc kỳ lạ (a strange or remarkable person or thing, specimen, event, etc.)
* Lạ lùng là một từ ngữ dùng để chỉ ra toàn bộ những việc Đức Chúa Trời đã làm bằng tay hữu quyền năng và cánh tay thánh của Ngài (His right hand of power and His holy arm).
(Thi 96:3) "Hãy thuật sự vinh hiển Ngài giữa các nước, Truyền các công việc lạ lùng Ngài giữa các dân".
(Thi 77:11) "Tôi sẽ nhắc lại công việc của Đức Giê-hô-va, Nhớ đến các phép lạ của Ngài khi xưa".
(Thi 77:14) "Chúa là Đức Chúa Trời hay làm phép lạ, Đã tỏ cho biết quyền năng Chúa giữa các dân".
(Thi 78:12) "Tại trong xứ Ê-díp-tô, nơi đồng bằng Xô-an, Ngài làm những phép lạ trước mặt tổ phụ chúng nói".
(Thi 86:10) "Vì Chúa là rất lớn, làm những sự lạ lùng. Chỉ một mình Chúa là Đức Chúa Trời mà thôi".
(Thi 89:5) "Hỡi Đức Giê-hô-va, các từng trời sẽ ngợi khen phép lạ Ngài; Sự thành tín Ngài cũng sẽ được ngợi khen trong hội các thánh".
(Thi 105:5-6) "5 Hỡi dòng dõi Áp-ra-ham, là kẻ tôi tớ Ngài, Hỡi con cháu Gia-cốp, là kẻ Ngài chọn, 6 Hãy nhớ lại những việc lạ lùng Ngài đã làm, Các dấu kỳ và đoán ngữ mà miệng Ngài đã phán".
(Thi 119:129) "Chứng cớ Chúa thật lạ lùng; Cho nên lòng tôi giữ lấy".
(Thi 136:4) "Chỉ một mình Ngài làm nên các phép lạ lớn lao, Vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời".
(Thi 139:14) "Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng. Công việc Chúa thật lạ lùng, lòng tôi biết rõ lắm".
(b) Latin "marabilis / marabilia": Sự kỳ diệu, phi thường; "marari": Sửng sốt, kinh ngạc, thán phục, lấy làm lạ (wonder at).
(Xuất 15:11) "Hỡi Đức Giê-hô-va! trong vòng các thần, ai giống như Ngài? Trong sự thánh khiết, ai được vinh hiển như Ngài. Đáng sợ, đáng khen Hay làm các phép lạ?".
(Ê sai 9:6) "Quyền cai trị và sự bình an của Ngài cứ thêm mãi không thôi, ở trên ngôi Đa-vít và trên nước Ngài, đặng làm cho nước bền vững, và lập lên trong sự chánh trực công bình, từ nay cho đến đời đời. Thật, lòng sốt sắng của Đức Giê-hô-va vạn quân sẽ làm nên sự ấy!"
(Ê sai 12:5) "Hãy ca tụng Đức Giê-hô-va, vì Ngài đã làm những công việc rực rỡ: nên phô cho thế gian đều biết!"
(Ê sai 25:1) "Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là Đức Chúa Trời tôi! Tôi tôn sùng Ngài, tôi ngợi khen danh Ngài; vì Ngài đã làm những sự mới lạ, là những mưu đã định từ xưa, cách thành tín chân thật".
(Ê sai 29:14) "Vì cớ đó, ta sẽ cứ làm việc lạ lùng giữa dân nầy, sự lạ rất là lạ, đến nỗi sự khôn ngoan của người khôn ngoan sẽ ra hư không, sự thông sáng của người thông sáng sẽ bị giấu".
(c) Hy lạp (Greek) θαυμάζω [thaumazō]: Sững sờ, thất kinh (wonder).
(Mác 7:27) "Ai nấy đều lấy làm lạ, đến nỗi hỏi nhau rằng: Cái gì vậy? Sự dạy mới sao! Người nầy lấy quyền phép sai khiến đến tà ma, mà nó cũng phải vâng lời!".
(Công 7:30-31) "30 Cách bốn mươi năm, một thiên sứ hiện ra cùng người, tại đồng vắng núi Si-na-i, trong ngọn lửa nơi bụi gai đang cháy. 31 Môi-se thấy vậy, lấy làm lạ về sự hiện ra đó, đang áp lại để xem cho gần hơn, thì nghe tiếng Chúa phán rằng:.."
(2) Giữ lấy נָצַר [nâtsar]: Giữ (keep), tuân theo (observe), vâng lời (obey).
(Thi 119:129) "Chứng cớ Chúa thật lạ lùng; Cho nên lòng tôi giữ lấy".
(a) Động từ נָצַר [nâtsar] có các nghĩa sau:
* Không đi chệch khỏi hay rời bỏ (continue on the right path).
* Theo đuổi hay tuân theo (obey).
* Trung thành với (faithfully).
* Gìn giữ với tất cả lòng trung thành (guard with fidelity).
(Thi 119:33) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin chỉ dạy tôi con đường luật lệ Chúa, Thì tôi sẽ giữ lấy cho đến cuối cùng".
(Thi 119:69) "Kẻ kiêu ngạo đã đặt lời nói dối hại tôi; Tôi sẽ hết lòng gìn giữ giềng mối của Chúa".
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa luôn luôn, và cho đến cuối cùng".
(Thi 119:115) "Hỡi kẻ làm ác, hãy lìa khỏi ta, để ta giữ điều răn của Đức Chúa Trời ta".
(b) Latin "obedire": Vâng lời, tuân lịnh (obey). Là một động từ ghép. Gồm:
* Tiền tố (pref.) "ob": Sự hướng dẫn (direction).
* Động từ (verb) "audire": Nghe (hear), lắng nghe hoặc chú ý tới (listen to).
(Êp 6:1) "Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm".
(Hê 13:17) "Hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy, bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em, dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em".
(c) Hy lạp (Greek) πειθαρχέω [peitharcheō]: Vâng lời (obey); lắng nghe, chú ý đến (hearken unto).
Động từ πειθαρχέω [peitharcheō] là một từ ghép. Gồm:
* Động từ (verb): πειθώ [peithò]: Lắng nghe (to listen to).
* Danh từ (noun) ἀρχή [archḗ]: Phép tắc, luật lệ (rule); quan toà (magistrate); nhà cầm quyền (power); nguyên tắc, nguyên lý (principle).
(Mat 7:24-27) "24 Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá. 25 Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy; song không sập, vì đã cất trên đá. 26 Kẻ nào nghe lời ta phán đây, mà không làm theo, khác nào như người dại cất nhà mình trên đất cát. 27 Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy, thì bị sập, hư hại rất nhiều".
(Công 5:29) "Phi-e-rơ và các sứ đồ trả lời rằng: Thà phải vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta".
II/ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (Word of God).
(Thi 119:130) "Sự bày giãi lời Chúa, soi sáng cho, Ban sự thông hiểu cho người thật thà".
(Thi 119:133) "Xin hãy làm cho bước tôi vững trong lời Chúa; Chớ để sự gian ác gì lấn lướt trên tôi".
Nguyên văn Hy-bá-lai có hai danh từ đều được dịch là Lời Chúa.
- Danh từ אִמְרָה ['imrah] (word of God, the Torah).
- Danh từ דָּבָר [dabar] (speech, word, speaking, saying).
1/ Danh từ אִמְרָה ['imrah]: Lời (Word), hoặc lời Đức Chúa Trời (word of God).
(Thi 119:11) "Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, Để tôi không phạm tội cùng Chúa".
* Danh từ אִמְרָה ['imrah]: Lời (word) hay Lời của Đức Chúa Trời (Word of God);
* Hoặc đôi khi cũng được hiểu như מִצְוָה [mitsvah] (commandment): Điều răn.
* Hoặc đôi khi cũng được hiểu như là kinh Tô-ra תּוֹרָה [towrah] (the Torah).
* Kinh Tô-ra תּוֹרָה [towrah] (the Torah): Luật pháp (laws). Các luật lệ về hạnh kiểm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môi se trên núi Si-nai và đã được chép trong Xuất-Ê-díp-tô 20:1-17 (the divine rules of conduct given by God to Moses on Mount Sinai according to Exodous 20:1-17).
(1) Trong Cựu ước, danh từ אִמְרָה ['imrah] Lời (word) hay Lời Đức Chúa Trời (Word of God) được đề cập 37 lần. Nhưng riêng trong Thi thiên 119 có đến 19 lần (Thi 119:11; 38; 50; 58; 67; 76; 82; 116; 123; 140; 148; 154; 158; 162; 170; 172).
(2) Danh từ אִמְרָה ['imrah] (Word). Có các nghĩa sau:
* Hành động thốt ra hoặc bày tỏ ra bằng lời nói (the act or instance of uttering).
* Bài nói chuyện chính thức trước công chúng (a formal public address).
* Một mệnh lệnh thiên thượng (devine command).
(Thi 119:50a) "Lời Chúa làm cho tôi được sống lại".
(Thi 119:148) "Canh đêm chưa khuya, mắt tôi mở tỉnh ra, Đặng suy gẫm lời Chúa".
(Thi 119:162) "Tôi vui vẻ về lời Chúa, Khác nào kẻ tìm được mồi lớn".
(Thi 119:172) "Nguyện lưỡi tôi hát xướng về lời Chúa; Vì hết thảy điều răn Chúa là công bình".
2/ Danh từ דָּבָר [dabar]: Lời (speech, word, speaking, saying).
(Thi 119:114) "Chúa là nơi ẩn náu và cái khiên của tôi; Tôi trông cậy nơi lời Chúa".
(1) Trong Cựu ước danh từ דָּבָר [dabar] được đề cập đến 1439 lần. Riêng trong Thi thiên 119 có 26 lần (Thi 119:9, 16, 17, 25, 28, 42, 43, 49, 65, 74, 81, 89, 101, 105, 107, 114, 147, 160, 161, 169,
(2) Danh từ דָּבָר [dabar]: Lời. Có các nghĩa sau đây:
* Lời (word). Điều được nói ra, được nhận xét hoặc trò chuyện (a thing said, a remark or conversation).
* Lời trình bày (speaking). Nói lên để xác nhận về... (speak in confirmation of or with reference to).
* Sự ra lịnh (commandment).
(Thi 119:9) "Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo lời Chúa".
(Thi 119:16-17) "16 Tôi ưa thích luật lệ Chúa, Sẽ chẳng quên lời của Chúa. Xin Chúa ban ơn lành cho tôi tớ Chúa, để tôi được sống; Thì tôi sẽ giữ lời của Chúa".
(Thi 119:81) "Linh hồn tôi hao mòn vì mong ước sự cứu rỗi của Chúa; Song tôi trông cậy lời của Chúa".
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".
(Thi 119:105) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi".
(Thi 119:114) Chúa là nơi ẩn náu và cái khiên của tôi; Tôi trông cậy nơi lời Chúa".
3/ La-tinh (Latin) "sérmit -ónis": Lời nói, diễn văn (speech, discourse, sermon, saying, homily, word).
(Thi 119:114) "Chúa là nơi ẩn náu và cái khiên của tôi; Tôi trông cậy nơi lời Chúa".
* Câu cách ngôn (maxim); châm ngôn (proverb); tục ngữ (adage).
* Bài nói chuyện chính thức trước cử tọa (a formal public address).
* Bài thuyết trình về đạo đức (a moralising discourse).
* Lời thuyết giảng về chủ đề tôn giáo hoặc đạo đức (a spoken or written discourse on a religious or moral).
* Điều được nói ra, nhận xét hoặc tuyên bố (a thing said, a remark or conversation).
(Lê 10:7) "Đừng ra khỏi cửa hội mạc, e các ngươi phải chết chăng; vì dầu xức của Đức Giê-hô-va ở trên các ngươi. Họ bèn làm theo lời Môi-se".
(Phục 5:5) "Đang lúc đó, ta đứng giữa Đức Giê-hô-va và các ngươi, đặng truyền lại lời của Ngài cho các ngươi; vì các ngươi sợ lửa, không lên trên núi. Ngài phán rằng".
(II Sử 6:17) "Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên! nguyện lời Chúa đã hứa cùng Đa-vít, tôi tớ Chúa, được ứng nghiệm".
(Gióp 16:3) "Các lời hư không nầy há chẳng hề hết sao? Điều thúc giục ngươi đáp lời là gì?".
(Châm 30:5-6) "5 Các lời của Đức Chúa Trời đều đã thét luyện: Ngài là cái thuẫn đỡ cho người nương cậy nơi Ngài. 6 Chớ thêm chi vào các lời Ngài. E Ngài quở trách ngươi, và ngươi bị cầm nói dối chăng".
(Ê sai 5:24) "Vậy nên, như lửa đốt gốc rạ và rơm cháy thiêu trong ngọn lửa thể nào, thì rễ họ cũng mục nát và hoa họ cũng bay đi như bụi đất thể ấy; vì họ đã bỏ luật pháp của Đức Giê-hô-va vạn quân, và khinh lời của Đấng Thánh Y-sơ-ra-ên".
4/ Hy-lạp (Greek) λόγος [logos]: Lời (word); lời nói (saying); bài / lời giáo huấn (speech); Ngôi lời Word); Đấng Cứu thế (Christ). Có các nghĩa sau:
* Hành động của việc nói (the act of speaking, speech).
* Điều mà người nào đó đã nói (what someone has said).
* Một sắc lệnh chính thức được ban hành bởi nhà chức trách hợp pháp (an official order issued by a legal authority).
* Những nguyên tắc của niềm tin tôn giáo (a principle of religious belief).
* Lời thuyết giảng về chủ đề tôn giáo hoặc đạo đức (a spoken or written discourse on a religious or moral).
* Các lời phán của Đức Chúa Trời (the sayings of God).
* Những lời giáo huấn của Đức Chúa Trời (of the moral precepts given by God).
* Lời tiên tri trong kinh Cựu ước (Old Testament prophecy given by the prophets).
(Mat 4:4) "Đức Chúa Jêsus đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời".
(Mat 7:24) "Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá".
(Giăng 6:68) "Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời".
(Giăng 8:31) "Bấy giờ Ngài phán cùng những người Giu-đa đã tin Ngài, rằng: Nếu các ngươi hằng ở trong đạo ta, thì thật là môn đồ ta".
(Rô 10:17) "Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng".
(Hê 4:12) "Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng".
(Gia 1:22) "Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình".
(I Phi 2:2) "thì hãy ham thích sữa thiêng liêng của đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn".
(2) Ngôi lời / Đấng Christ (Word / Christ).
Trong Phúc âm Giăng và các thư tín của ông cũng như trong Khải huyền, chỉ ra rằng cốt lõi của lời của Đức Chúa Trời chính là Đức Chúa Giê su Christ (the essential Word of God, Jesus Christ), ngôi thứ Hai trong Ba ngôi Đức Chúa Trời (the second person in the Godhead).
(Giăng 1:1) "Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời".
(Giăng 1:14) "Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha".
(I Giăng 1:1) "Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về lời sự sống".
(Khải 19:13) "Ngài mặc áo nhúng trong huyết, danh Ngài xưng là Lời Đức Chúa Trời".
5/ Sự bày giải lời Đức Chúa Trời soi sáng bất luận cho các quốc gia, hoặc các gia đình hay các cá nhân (whether to nations, families, or individuals).
* Chúng ta ít nhận thấy ảnh hưởng nên thánh (we little realize the sanctifying influence) mà thế giới đã có được nhờ Kinh thánh (it has had throughout the world).
* Lời của Đức Chúa Trời ban sự thông hiểu cho người nào thừa nhận mình là những người đơn sơ (it gives understanding to those who acknowledge themselves to be simple), và do đó cần được sự giúp đỡ (and therefore in need of help).
(Thi 119:130) "Sự bày giãi lời Chúa, soi sáng cho, ban sự thông hiểu cho người thật thà".
(1) Sự bày giải פֵּתַח [pêthach]: Chỗ mở, lối vào (opening); sự tiết lộ, sự vạch trần, sự để lộ (disclosure); cổng, cửa, lối đi (entrance).
(Thi 119:130) "Sự bày giãi lời Chúa, soi sáng cho, ban sự thông hiểu cho người thật thà".
(a) Danh từ פֵּתַח [pêthach]: Sự giải bày là một từ đặc biệt chỉ xuất hiện một lần trong kinh Cựu ước.
* Danh từ פֵּתַח [pêthach] xuất phát từ động từ פָּתַח [pâthach]: Mở rộng (to open wide); xuất hiện, làm cho thấy được (appear); mọi ra (draw out); được tự do (go free).
* Danh từ פֵּתַח [pêthach] Được hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng (literally or figuratively).
(b) Latin "declamátio / declaráto -ónis": Sự diễn thuyết (declamation); sự thông báo (declaration).
* Động từ "declamátio / declaráto -ónis" xuất phát từ động từ "decláro -áre": Làm minh bạch, làm sáng tỏ (make clear); tỏ bày (show); chứng minh, giải thích, trình bày, cho thấy (demonstrate); thông báo (declare).
* Động từ "declamátio / declaráto -ónis" gồm:
+ Tiền tố (pref.) "de": Một cách trọn vẹn, hoàn toàn, đầy đủ (completely).
+ Động từ (verb) "clarare / clarus": Làm cho trong suốt, chứng minh (clear).
(Thi 119:130) "Sự bày giãi lời Chúa, soi sáng cho, ban sự thông hiểu cho người thật thà"
(c) Hy lạp (Greek) ἀναγγέλλω [anangéllō]: Tuyên bố, thông báo (declare); kể lại (rehearse); báo cáo (report); bày tỏ (show); nói, nói lên (speak); kể (tell).
Động từ ἀναγγέλλω [anangéllō] gồm:
* Tiền tố (pref.) ἀνά [ana]: Xuyên qua, đến cùng (through); hoàn toàn (up); bởi, do (by).
* Động từ (verb) ἄγω [ágō]: Công khai, để ngỏ (be open); loan báo, thuyết minh, giới thiệu (announce).
(Giăng 4:25) "Người đàn bà thưa: Tôi biết rằng Đấng Mê-si (nghĩa là Đấng Christ) phải đến; khi Ngài đã đến, sẽ rao truyền mọi việc cho chúng ta".
(Rô 1:4) "theo thần linh của thánh đức, thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta".
(2) Soi sáng אוֹר [ʼôwr]: Chiếu sáng (shine); đốt cháy (set on fire); khởi đầu một ngày mới, rạng đông (break of day); sáng rực (kindle); soi sáng (give, show light); sự vinh quang, sự vẻ vang (gloriousness).
(Thi 119:130) "Sự bày giãi lời Chúa, soi sáng cho, ban sự thông hiểu cho người thật thà".
(a) Động từ אוֹר [ʼôwr] có các nghĩa sau:
* Chiếu sáng hoặc phản chiếu ánh sáng (emit or reflect light).
* Làm cho dễ hiểu, hoặc minh bạch hoá (to be / make luminous).
(Thi 119:135) "Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(b) Latin "illúmino -áre": Làm sáng tỏ, khai sáng (enlighten); chiếu sáng, làm sáng tỏ (illuminate); làm cho trong suốt (make clear); trang điểm (adorn).
(Thi 119:130) "Sự bày giãi lời Chúa, soi sáng cho, ban sự thông hiểu cho người thật thà".
* Động từ "illúmino -áre" xuất phát từ danh từ "lúmen -inis" hoặc "lumináre -is": Ánh sáng (light); sự rực rỡ, sự rạng rỡ (brightness); sự tráng lệ, sự huy hoàng (splendour); vật thể sáng (luminary); ánh sáng của sự vinh hiển (light of glory).
(Sáng 1:15) "lại dùng làm vì sáng trong khoảng không trên trời để soi xuống đất; thì có như vậy".
(Sáng 1:17) "Đức Chúa Trời đặt các vì đó trong khoảng không trên trời, đặng soi sáng đất".
(Xuất 13:21) "Đức Giê-hô-va đi trước dân sự, ban ngày ở trong một trụ mây, để dẫn đường đi; ban đêm trong một trụ lửa, để soi sáng cho chúng, hầu cho được đi luôn ngày và đêm".
(Xuất 25:37) "Ngươi cũng hãy làm bảy cái thếp đèn, đặng hễ khi thắp thì chiếu trước chân đèn".
(Xuất 34:29) "Khi Môi-se tay cầm hai bảng chứng đi xuống núi Si-na-i, chẳng biết rằng da mặt mình sáng rực bởi vì mình hầu chuyện Đức Giê-hô-va".
(Dân 6:25) "Cầu xin Đức Giê-hô-va chiếu sáng mặt Ngài trên ngươi, và làm ơn cho ngươi!".
(c) Hy lạp (Greek) φωτίζω [phōtízō]: Toả ra các tia sáng (shed rays); chiếu sáng (shine); làm cho rạng rỡ lên (brighten up); làm sáng tỏ (enlighten); chiếu sáng (illuminate); soi sáng (bring to, give light); làm cho thấy được.
(Thi 119:130) "Sự bày giãi lời Chúa, soi sáng cho, ban sự thông hiểu cho người thật thà".
Động từ φωτίζω [phōtízō] xuất phát từ:
* Danh từ φῶς [phōs]: Lửa (fire); ánh sáng (light); sự minh bạch, sự rõ ràng, dễ hiểu (luminousness). Và:
* Danh từ φωστήρ [phōstḗr]: Đèn hoa đăng (illuminator); vật sáng (luminary); sự lấp lánh (brilliancy); ánh sáng (light).
(Mat 5:16) "Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời".
(II Phi 1:19) "Nhân đó, chúng tôi càng tin lời các đấng tiên tri chắc chắn hơn, anh em nên chú ý lời đó, như cái đèn soi sáng trong nơi tối tăm, cho đến chừng nào ban ngày lộ ra, và sao mai mọc trong lòng anh em".
(I Giăng 2:8) "Song le, ta cũng viết cho anh em điều răn mới, là điều chân thật trong Chúa và trong anh em, vì sự tối tăm đã tan rồi, và sự sáng thật đã soi sáng".
(Khải 22:5) "và chúng sẽ không cần đến ánh sáng đèn hay ánh sáng mặt trời, vì Chúa là Đức Chúa Trời sẽ soi sáng cho; và chúng sẽ trị vì đời đời".
(3) Thông hiểu בִּין [bîyn]: Sự hiểu biết, trí hiểu (understanding), sự thông sáng, sự khôn ngoan (prudent), sự sáng suốt, thông biết (discernment).
(Thi 119:130) "Sự bày giãi lời Chúa, soi sáng cho, ban sự thông hiểu cho người thật thà".
(a) Danh từ בִּין [bîyn] có các nghĩa sau:
* Khả năng để hiểu hoặc suy nghĩ (the ability to understand or think).
* Năng lực để nắm bắt được vấn đề (the power of apprehension).
* Năng lực của sự tư duy trừu tượng (the power of abstract thought).
* Một sự nhận thức hoặc phán đoán của cá nhân về một tình huống... (an individual's perception or judgment of an situation etc.).
(Thi 119:27) "Cầu Chúa làm cho tôi hiểu biết con đường giềng mối Chúa, Thì tôi sẽ suy gẫm các công việc lạ lùng của Chúa".
(Thi 119:34) "Xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, thì tôi sẽ vâng theo luật pháp Chúa".
(Thi 119:73) "Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi; Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(Thi 119:125) "Tôi là kẻ tôi tớ Chúa; xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, Để tôi hiểu biết các chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
(Thi 119:168) "Tôi có gìn giữ giềng mối và chứng cớ Chúa, Bởi vì đường lối tôi đều ở trước mặt Chúa".
(b) Latin "prudens": Khôn ngoan (prudent); thận trọng (circumspect).
* Hành động hoặc cách cư xử của một người tỏ ra rất cẩn thận và lo xa để tránh những hậu quả không mong muốn (of a person or conduct careful to avoid undesired consequences).
(Gióp 32:8) "Nhưng có thần linh ở trong loài người, và hơi thở của Đấng Toàn năng cho chúng sự khôn sáng".
(Châm 2:6) "Vì Đức Giê-hô-va ban cho sự khôn ngoan; từ miệng Ngài ra điều tri thức và thông sáng".
(Đa 2:21) "Chính Ngài thay đổi thì giờ và mùa, bỏ và lập các vua; ban sự khôn ngoan cho kẻ khôn ngoan, và sự thông biết cho kẻ tỏ sáng".
(c) Hy lạp (Greek) σοφία [sophía]: Sự khôn ngoan, có óc suy xét (wisdom); sự minh mẫn, sự sắc sảo (sagacity).
* Tình trạng của sự sáng suốt (the state of being wise).
* Sự kinh nghiệm kết hợp với sự hiểu biết được thể hiện khi nhận xét hoặc hành động (experience and knowledge together with the power of applying them critically or practically).
(Gia 1:5) "Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho".
(Gia 3:13) "Trong anh em có người nào khôn ngoan thông sáng chăng: Hãy lấy cách ăn ở tốt của mình mà bày tỏ việc mình làm bởi khôn ngoan nhu mì mà ra".
(4) Thật thà פְּתִי [pᵉthîy] hoặc פֶּתִי [pethîy] hoặc פְּתָאִי [pᵉthâʼîy]: Đơn giản, đơn sơ, hồn nhiên, bình dị (simple); ngu ngốc, ngớ ngẩn, khờ dại (foolish).
(a) Tính từ פְּתִי [pᵉthîy] hoặc פֶּתִי [pethîy] hoặc פְּתָאִי [pᵉthâʼîy] có các nghĩa sau:
* Đơn giản trong cung cách hoặc thái độ; không thạo đời, không mưu trí, nhưng hồn nhiên, chân thật (plain in appearance or manner; unsophisticated, ingenious, artless).
* Không có địa vị cao trong xã hội (of low rank).
* Về một người hoặc một hành động thiếu sự hiểu biết hoặc thiếu khả năng xét đoán (of a person, action, etc. lacking good sense or judgment).
(Thi 119:130) "Sự bày giãi lời Chúa, soi sáng cho, ban sự thông hiểu cho người thật thà".
* Tính từ פְּתִי [pᵉthîy] hoặc פֶּתִי [pethîy] hoặc פְּתָאִי [pᵉthâʼîy] xuất phát từ động từ פָּתָה [pâthâh]: Bị thuyết phục (to be persuaded); bị lừa gạt, bị đánh lừa (to be deceived).
(Thi 19:7) "Luật pháp của Đức Giê-hô-va là trọn vẹn, bổ linh hồn lại; Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan.
(Thi 119:130) "Sự bày giãi lời Chúa, soi sáng cho, ban sự thông hiểu cho người thật thà".
(b) Latin "párvulus -a -um" hoặc "párvus -a -um": Nhỏ bé (small); tuổi trẻ, trẻ trung (youthful); còn nhỏ (little).
Tính từ párvulus -a -um" hoặc "párvus -a -um" xuất phát từ danh từ "párvitas -átis": Sự nhỏ bé (small); sự không quan trọng, không đáng kể (littleness); người trẻ tuổi, ít tuổi, (little one); trọn vẹn, không thể bị chê trách (blameless).
(Gióp 2:3) "Đức Giê-hô-va lại phán hỏi Sa-tan rằng: Ngươi có nhìn thấy Gióp, tôi tớ của ta chăng? Trên đất chẳng có ai giống như người, vốn trọn vẹn và ngay thẳng, kính sợ Đức Chúa Trời, và lánh khỏi điều ác; lại người bền đỗ trong sự hoàn toàn mình, mặc dầu ngươi có giục ta phá hủy người vô cớ".
(Gióp 8:20) "Kìa, Đức Chúa Trời chẳng từ bỏ người trọn vẹn, Cũng không giúp đỡ kẻ hung ác".
(Châm 1:4) "Hầu cho người ngu dốt được sự khôn khéo, Gã trai trẻ được sự tri thức và sự dẽ dặt".
(Châm 1:22) "Mà rằng: Hỡi kẻ ngu dốt, các ngươi sẽ mến sự ngu dại cho đến bao giờ? Kẻ nhạo báng sẽ ưa sự nhạo báng, Và kẻ dại dột sẽ ghét sự tri thức cho đến chừng nào?"
(Châm 1:32) "Vì sự bội nghịch của kẻ ngu dốt sẽ giết chúng nó, Và sự yên ổn của kẻ dại dột sẽ làm hại cho chúng nó".
(Châm 14:15) "Kẻ ngu dốt tin hết mọi lời; Nhưng người khôn khéo xem xét các bước mình".
(Ê xê 45:20) "Ngày mồng bảy tháng ấy, ngươi cũng làm sự đó cho những người vì lầm lỡ hoặc ngu dại mà phạm tội; ấy các ngươi sẽ làm lễ chuộc tội cho nhà như vậy".
(c) Hy lạp (Greek) ἄκακος [ákakos]: Khá, khả quan (not bad); vô tội, vô hại, trong trắng (innocent); không nghi ngờ, tin tưởng (unsuspecting); không gây hại (harmless); thật thà (simple); không lừa đảo (guileless).
Tính từ ἄκακος [ákakos] gồm:
* Tiền tố (pref.) α [alpha]: Không có (without).
* Tính từ (adj.) κακός [kakós]: Xấu, kém (bad); xấu xa, tồi tệ (evil); gây tổn hại (harm); sai, không tốt (ill); chướng mắt, ghê tởm (noisome); đồi bại, tội lỗi, gian ác (wicked).
(Rô 16:18) "vì những kẻ đó chẳng hầu việc Đấng Christ, Chúa chúng ta, song hầu việc cái bụng họ, và lấy những lời ngọt ngào dua nịnh dỗ dành lòng kẻ thật thà".
(Hê 7:26) "Ấy đó thật là thầy tế lễ thượng phẩm mà chúng ta có cần dùng, thánh khiết, không tội, không ô uế, biệt khỏi kẻ có tội, được cất lên cao hơn các từng trời".
6/ Có lẽ chúng ta quá mệt mỏi trước những lời khẩn nài với Đức Chúa Trời cách lập đi, lập lại để được sự thương xót (these repeated pleas for mercy).
* Nhưng tác giả Thi thiên không mệt mỏi và Đức Chúa Trời cũng không mệt mỏi (but the psalmist didn't, and neither does God).
* Chúng ta chẳng bao giờ đạt được hoàn cảnh trong đời sống mà khỏi cần đến ân điển của Đức Chúa Trời (beyond the need of His grace).
(Thi 119:132) " Xin Chúa hãy xây lại cùng tôi, và thương xót tôi, Y như thói thường Chúa đối cùng người yêu mến danh Chúa".
* Tác giả Thi thiên 119:133 đề cập đến hai mặt của một đồng tiền về sự nên thánh (the two sides of the coin of holiness). Cứ tiếp tục bước đi một cách vững chắc với Đức Chúa Trời, theo đúng lời của Ngài (to be kept going on steadily for the Lord), và được giải cứu khỏi quyền lực của tội lỗi ở trong đời sống (to be delivered from the power of indwelling sin).
(Thi 119:133) "Xin hãy làm cho bước tôi vững trong lời Chúa; chớ để sự gian ác gì lấn lướt trên tôi".
(1) Làm cho vững כּוּן [kûwn]: Củng cố (establish); vững chắc (be stable); vững vàng, kiên định (steadfast); nắn, nặn (fashion); tạo thành (form); tạo một cái khung (frame); sửa soạn (make preparation); chuẩn bị (be, make ready); buột hoặc gắn chặt (make or become fixed); sáng tạo (create);
(Thi 119:133) "Xin hãy làm cho bước tôi vững trong lời Chúa; chớ để sự gian ác gì lấn lướt trên tôi".
(a) Động từ כּוּן [kûwn] có các nghĩa sau:
* Được thiết lập hoặc củng cố chắc chắn, không dễ dàng điều chỉnh, hủy hoại hoặc biến đổi (firmly fixed or established; not easily adjusted, destroyed or altered).
* Không giao động, không thay đổi, không nhân nhượng, bền chí (constant, firm, unwavering).
* Tạo một hình dạng đặc biệt hoặc được yêu cầu (make into a particular or the required form).
* Được xây dựng lên (to be erect).
* Được thiết lập hoặc tạo ra (to set up).
(Thi 119:5) "Ô! chớ chi đường lối tôi được vững chắc, Để tôi giữ các luật lệ Chúa!"
(Thi 119:73) "Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi; Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền".
(Thi 119:133) "Xin hãy làm cho bước tôi vững trong lời Chúa; Chớ để sự gian ác gì lấn lướt trên tôi".
(b) Latin "factio -onis": Vững chắc (be stable) xuất phát từ động từ "facere fact": Làm (to make).
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền".
(Sáng 2:22) "Giê-hô-va Đức Chúa Trời dùng xương sườn đã lấy nơi A-đam làm nên một người nữ, đưa đến cùng A-đam".
(Gióp 31:15) "Đấng đã tạo thành tôi trong lòng mẹ tôi, Há chẳng có dựng nên chúng nó sao? Há chẳng phải cũng một Đức Chúa Trời dựng nên chúng ta trong lòng mẹ sao?"
(Thi 33:15) "Ngài nắn lòng của mọi người, Xem xét mọi việc của chúng nó".
(Ê sai 44:9) "Những thợ chạm tượng đều là hư vô, việc họ rất ưa thích chẳng có ích gì. Những kẻ làm chứng của họ không thấy và không biết, để họ mang xấu hổ".
(c) Hy lạp κτίζω [ktízō]: Tạo dựng (create); thiết lập (found); tạo ra (make).
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền".
(Êp 2:10) "vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo".
(Êp 4:22-24) "22 rằng anh em phải bỏ cách ăn nết ở ngày trước, thoát lốt người cũ là người bị hư hỏng bởi tư dục dỗ dành, 23 mà phải làm nên mới trong tâm chí mình, và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật".
(Khải 4:11) "Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên".
(2) Bước פַּעַם [paʻam] (m.) hoặc פַּעֲמָה [paʻămâh] (f.): Bước, bước đi (step); bánh xe, bánh lái (wheel); bước chân (footstep); sự đi lại (going); nội qui, thủ tục (order).
(Thi 119:133) "Xin hãy làm cho bước tôi vững trong lời Chúa; chớ để sự gian ác gì lấn lướt trên tôi".
(a) Danh từ פַּעַם [paʻam] (m.) xuất phát từ động từ פָּעַם [pâʻam]: Di chuyển, đi lại, cử động, động đậy (move).
* Hành động hoàn tất của một chân trong sự đi bộ hay chạy (the complete movement of one leg in walking or running).
* Một trong hàng loạt việc được thực hiện trong một tiến trình hành động (a measure taken, esp. one of several in a course of action).
(Thi 17:5) "Bước tôi vững chắc trong các lối của Chúa, Chân tôi không xiêu tó".
(Thi 57:6) "Chúng nó đã gài lưới cho chân tôi, Linh hồn tôi sờn ngã: Chúng nó đào hầm trước mặt tôi, Song lại bị sa xuống đó".
(Thi 58:10) "Người công bình sẽ vui vẻ khi thấy sự báo thù; Người sẽ rửa chân mình trong huyết kẻ ác".
(Thi 74:3) "Cầu xin Chúa đưa bước đến các nơi hư nát đời đời: Kẻ thù nghịch đã phá tan hết trong nơi thánh".
(Thi 85:13) "Sự công bình sẽ đi trước mặt Ngài, Làm cho dấu chân Ngài thành con đường đáng theo".
(Thi 106:43) "Nhiều lần Chúa giải cứu tổ phụ chúng ta, Nhưng họ phiền lòng Ngài bởi ý muốn họ, Và họ hèn mọn vì tội ác của họ".
(Thi 140:4) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy giữ tôi khỏi tay kẻ ác, Bảo hộ tôi khỏi người hung bạo, Là kẻ toan mưu làm bước tôi vấp ngã".
(b) Latin "gréssus -us": Bước, bước đi, bước chân (step); sải chân (stride); sự vận động, cử động (movement); sự đi lại (going); sự tiến lên (advance); đường lối hành động (course of life).
(Thi 119:133) "Xin hãy làm cho bước tôi vững trong lời Chúa; chớ để sự gian ác gì lấn lướt trên tôi".
(Gióp 14:16) "Nhưng bây giờ, Chúa đếm các bước tôi, Chúa há chẳng xem xét các tội lỗi tôi sao?".
(Châm 5:5) "Chân nó xuống chốn chết; Bước nó đụng đến âm phủ".
(c) Hy lạp (Greek) ἴχνος [íchnos]: Bước đi (step); vết chân, lối mòn (track).
Danh từ ἴχνος [íchnos] xuất phát từ động từ ἰκνέομαι [iknéomai]: Đến, tới, đạt đến (to arrive).
(Thi 119:133) "Xin hãy làm cho bước tôi vững trong lời Chúa; chớ để sự gian ác gì lấn lướt trên tôi".
(Rô 4:12) "và cũng làm cha những kẻ chịu cắt bì, tức là cha những kẻ không những chịu cắt bì thôi, lại cũng noi theo dấu đức tin mà Áp-ra-ham, tổ phụ chúng ta, đã có trước khi chưa chịu cắt bì vậy".
(I Phi 2:21) "anh em đã được kêu gọi đến sự đó, vì Đấng Christ cũng đã chịu khổ cho anh em, để lại cho anh em một gương, hầu cho anh em noi dấu chân Ngài".
(3) Sự gian ác אָוֶן [ʼâven]: Sự đồi bại, gian ác, ma mảnh (wickedness); điều sai trật, việc ác (evil); sự giả dối, phản trắc (false); thần tượng (idol); sự bất công, tính xấu xa, độc ác (iniquity); không đúng, không công bằng, không xứng đáng (unjust); không ngay thẳng, không chính trực (unrighteousness); sự hão huyền, phù phiếm (vain); sự kiêu căng, tính tự phụ (vanity).
(Thi 119:133) "Xin hãy làm cho bước tôi vững trong lời Chúa; chớ để sự gian ác gì lấn lướt trên tôi".
(a) Danh từ אָוֶן [ʼâven] có các nghĩa sau:
* Xấu về mặt đạo đức (sinful, iniquitous, given to or involving immorality).
* Sự vi phạm vào một luật tôn giáo hay đạo đức; đặc biệt bởi một hành động có ý thức (the breaking of divine or moral law, esp. by a conscious act).
* Sự tự phụ và lòng mong ước sự ngưỡng mộ về sự thành công của một người (conceit and desire for admiration of one's personal attainment).
* Có sự tự cao hoặc tự phụ quá mức; đặc biệt là về những thuộc tính của chính mình (excessively proud or conceited, esp. about one's own attributes).
(Thi 5:5) "Kẻ kiêu ngạo chẳng đứng nổi trước mặt Chúa; Chúa ghét hết thảy những kẻ làm ác".
(Thi 6:8) "8 Hỡi kẻ làm ác kia, khá lìa xa ta hết thảy; Vì Đức Giê-hô-va đã nghe tiếng khóc lóc ta".
(Thi 7:14) "Kìa, kẻ dữ đang đẻ gian ác; Thật nó đã hoài thai sự khuấy khỏa, và sanh điều dối trá".
(Thi 10:7) "Miệng hắn đầy sự nguyền rủa, sự giả dối, và sự gian lận; Dưới lưỡi nó chỉ có sự khuấy khỏa và gian ác".
(Thi 14: 4) "Các kẻ làm ác há chẳng hiểu biết sao? Chúng nó ăn nuốt dân ta khác nào ăn bánh, và cũng chẳng kề cầu khẩn Đức Giê-hô-va".
(Thi 28:3) "Xin chớ cất tôi đi mất chung với kẻ dữ, Hoặc với kẻ làm ác, Là những kẻ nói hòa bình cùng người lân cận mình, Song trong lòng lại có gian tà".
(Thi 36:3-4) "3 Các lời miệng nó là gian ác và dối gạt; Nó đã thôi ở khôn ngoan, và bỏ làm lành. 4 Nó toan ác tại trên giường nó; Nó đứng trên con đường chẳng thiện, Nó cũng không gớm ghiếc sự dữ".
(Thi 36:12) "Tại nơi ấy kẻ làm ác sa ngã; Chúng nó bị xô nhào, không thể chỗi dậy được".
(b) Latin "injustítia -ae": Sự bất nghĩa (injustice); tội ác, lỗi lầm (sin); sự bất công, tính xấu xa độc ác (iniquity).
* Danh từ "injustítia -ae" xuất phát từ tính từ "injútus -a -um": không đúng, không công bằng, không xứng đáng (unjust); vô thần (godless); không ngay thẳng, không chính trực (unrighteouss).
(Thi 119:133) "Xin hãy làm cho bước tôi vững trong lời Chúa; chớ để sự gian ác gì lấn lướt trên tôi".
(Lê 19:15) "Các ngươi chớ phạm sự bất nghĩa trong việc xét đoán, chớ thiên vị người nghèo, chớ nể kẻ quyền thế; hãy cứ theo công bình mà xét đoán kẻ lân cận ngươi".
(Gióp 6:30) "Có điều bất công nơi lưỡi tôi chăng? ổ gà tôi há chẳng phân biệt điều ác sao?"
(c) Hy lạp (Greek) ἀδικία [adikía]: Sự bất nghĩa (injustice); sự bất công, tính xấu xa độc ác (iniquity); sự không đúng, sự không công bằng, không xứng đáng (unjust); sự không ngay thẳng, sự không chính trực (unrighteousness); điều sai lạc (wrong).
* Danh từ ἀδικία [adikía] gồm:
+ Tiền tố (pref.) α [al'-fah]: Không có (without).
+ Danh từ (n.) δίκη [díkē]: Sự công bằng, công lý (justice); pháp lý, sự hợp pháp (legal).
* Danh từ ἀδικία [adikía] có nghĩa sau đây:
+ Sự sai trái trong tính cách, đời sống, hoặc hành động (wrongfulness of character, life or act).
(Thi 119:133) "Xin hãy làm cho bước tôi vững trong lời Chúa; chớ để sự gian ác gì lấn lướt trên tôi".
(Công 8:23) "Vì ta thấy ngươi đang ở trong mật đắng và trong xiềng tội ác".
(Rô 9:14) "Vậy chúng ta sẽ nói làm sao? Có sự không công bình trong Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy!"
(Gia 3:6) "Cái lưỡi cũng như lửa; ấy là nơi đô hội của tội ác ở giữa các quan thể chúng ta, làm ô uế cả mình, đốt cháy cả đời người, chính mình nó đã bị lửa địa ngục đốt cháy".
(4) Lấn lướt שָׁלַט [shâlaṭ]: Chi phối (dominate); cai trị, cầm quyền (govern); thống trị, trị vì (rule).
(Thi 119:133) "Xin hãy làm cho bước tôi vững trong lời Chúa; chớ để sự gian ác gì lấn lướt trên tôi".
(a) Động từ שָׁלַט [shâlaṭ] có các nghĩa sau:
* Thực thi quyết đinh hoặc ảnh hưởng trên ai/gì (exercise decisive influence over).
* Giữ ai/gì dưới sự kiểm soát (keep under control).
* Sự ảnh hưởng hoặc sự quyết định một người hoặc một đường lối của sự hoạt động (influence or determine a person or a course of action).
(Truyền 2:19) "Vả, ai biết rằng người ấy sẽ khôn ngoan hay là ngu dại? Dầu thế nào, hắn sẽ cai quản mọi việc ta đã lấy sự lao khổ và khôn ngoan mà làm ở dưới mặt trời. Điều đó cũng là hư không".
(Truyền 5:19) "19 Hễ Đức Chúa Trời ban cho người nào giàu có, của cải, làm cho người có thế ăn lấy, nhận lãnh kỷ phần, và vui vẻ trong công lao của mình, ấy là một sự ban cho của Đức Chúa Trời".
(Truyền 6:2) "Kìa có một người mà Đức Chúa Trời đã ban cho sự giàu có, của cải, và sang trọng, đến đỗi mọi sự lòng người ước ao, chẳng thiếu gì hết; nhưng Đức Chúa Trời không cho người có thể ăn lấy, bèn là một người khác được ăn. Ấy là một sự hư không, một tai nạn cực khổ".
(Truyền 8:9) "Ta có thấy các điều đó; ta chuyên lòng suy nghĩ về mọi việc làm ra ở dưới mặt trời. Có khi người nầy cai trị trên người kia mà làm tai hại cho người ấy".
(b) Latin "dominátus -us": Thống trị, trị vì, cai trị (rule); sai khiến, chỉ huy, điều khiển (command); làm chủ, điều khiển (mastery); chuyên chế, bạo ngược, áp chế (tyranny).
Động từ "dominátus -us" là từ gốc của các từ sau:
* Dominátor -óris: người cai trị (ruler); ông chủ (lord).
* Dómine: Chúa (Lord), dómine: Ngài (sir).
* Domínica -ae: Ngày Chúa nhật (Sunday).
(Thi 119:133) "Xin hãy làm cho bước tôi vững trong lời Chúa; chớ để sự gian ác gì lấn lướt trên tôi".
(Nê 5:15) "Nhưng các quan tổng trấn đã đến nhậm trước tôi, bắt dân sự cấp dưỡng, lấy cho mình lương thực, và rượu, trừ ra bốn mươi siếc lơ bạc; đến đỗi các đầy tớ họ cũng lấn lướt trên dân sự nữa. Nhưng tôi không có làm như vậy; vì cớ kính sợ Đức Chúa Trời".
(Ê xơ tê 9:1) "Tháng mười hai là tháng A-đa, ngày mười ba, khi hầu gần ngày giờ phải thi hành mạng lịnh và chiếu chỉ của vua, tức nhằm ngày ấy mà kẻ cừu địch dân Giu-đa ham hố lấn lướt họ (nhưng việc đã đổi trái đi, chính các người Giu-đa đó lại lấn lướt những kẻ ghét mình)".
(c) Hy lạp (Greek) κατακυριεύω [katakyrieúō]: Kiểm soát, điều chỉnh, điều hoà, kiềm chế (control); chinh phục, khuất phục (subjugate); thực thi quyền cai trị thật sự (exercise dominion over / lordship); thống trị trên (be lord over); vượt qua, chiến thắng (overcome).
(Thi 119:133) "Xin hãy làm cho bước tôi vững trong lời Chúa; chớ để sự gian ác gì lấn lướt trên tôi".
Động từ κατακυριεύω [katakyrieúō] gồm:
* Tiền tố (pref.) κατά [katá]: Lên trên, ở trên (over).
* Động từ (verb) κυριεύω [kyrieúō]: Cai trị (rule); có quyền cai trị trên (have dominion over); làm Chúa của (be lord of).
(Mat 20:25) "Nhưng Đức Chúa Jêsus gọi đến mà phán rằng: Các ngươi biết rằng các vua dân ngoại thì ép dân phải phục mình, còn các quan lớn thì lấy quyền thế mà trị dân".
(Mác 10:42) "Nhưng Đức Chúa Jêsus gọi họ mà phán rằng: Các ngươi biết những người được tôn làm đầu cai trị các dân ngoại, thì bắt dân phải phục mình, còn các quan lớn thì lấy quyền thế trị dân".
(Công 19:16) "Người bị quỉ dữ ám bèn sấn vào chúng, thắng được hai người trong bọn và hành hạ dữ lắm, đến nỗi phải trần truồng và bị thương, trốn ra khỏi nhà".
(I Phi 5:3) "chẳng phải quản trị phần trách nhiệm chia cho anh em, song để làm gương tốt cho cả bầy".
(Rô 14:9) "Đấng Christ đã chết và sống lại, ấy là để làm Chúa kẻ chết và kẻ sống".
III/ ĐIỀU RĂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (commandment of God).
(Thi 119:131) "Tôi mở miệng ra thở, Vì rất mong ước các điều răn Chúa".
1/ Hy-ba-lai (Hebrew) מִצְוָה [mitsvah]: Điều răn. Có các nghĩa sau:
* Mệnh lệnh của con người (commandment of man).
* Điều răn của Đức Chúa Trời (the commandment of God).
* Mười điều răn (the Ten Commandments).
(Xuất 34:28) "Môi-se ở đó cùng Đức Giê-hô-va trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm, không ăn bánh, cũng không uống nước; Đức Giê-hô-va chép trên hai bảng đá các lời giao ước, tức là mười điều răn".
(Thi 19:8b) "Điều răn của Đức Giê-hô-va trong sạch, làm cho mắt sáng sủa...".
(Thi 119:73b) "Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(Thi 119:98) "Các điều răn Chúa làm cho tôi khôn ngoan hơn kẻ thù nghịch tôi, Vì các điều răn ấy ở cùng tôi luôn luôn".
2/ La tinh (Latin) "commandare": Mệnh lệnh, chỉ huy, sai khiến (command).
(Thi 119:131) "Tôi mở miệng ra thở, Vì rất mong ước các điều răn Chúa".
* Về ai đó có quyền sai bảo hoặc hướng dẫn người khác (give formal order or instructions to).
* Có thẩm quyền hoặc điều khiển người khác (have authority or control over).
(Xuất 20:6) "và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta".
(Giô suê 22:5) "Song phải cẩn thận làm theo điều răn và luật pháp mà Môi-se, tôi tớ của Đức Giê-hô-va, đã truyền cho các ngươi, tức là thương yêu Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, đi theo đường lối Ngài, giữ các điều răn Ngài, tríu mến Ngài, và hết lòng hết ý phục sự Ngài".
3/ Trong Cựu ước, danh từ מִצְוָה [mitsvah]: Điều răn (commandment) được chép đến 181 lần, riêng trong Thi thiên 119 có đến 21 lần (Thi 119:6, 10, 19, 21, 32, 35, 47, 48, 60, 66, 73, 86, 98, 115, 127, 131, 143, 151, 166, 172, 176)
(Thi 119:6) "Khi tôi chăm chỉ về các điều răn Chúa, Thì chẳng bị hổ thẹn".
(Thi 119:10) "Tôi hết lòng tìm cầu Chúa, Chớ để tôi lạc các điều răn Chúa".
(Thi 119:47) "Tôi sẽ vui vẻ về điều răn Chúa, Là điều răn tôi yêu mến".
(Thi 119:66) "Xin hãy dạy tôi lẽ phải và sự hiểu biết, vì tôi tin các điều răn Chúa".
4/ Hy-lạp (Greek) ἐντολή [entolē] Điều răn, giới răn (commandment); lệnh, mạng lịnh, mệnh lệnh (injunction).
(Thi 119:131) "Tôi mở miệng ra thở, Vì rất mong ước các điều răn Chúa".
* Một lời khuyên hoặc mệnh lệnh có thẩm quyền (an authoritative warning or order)
* Quy tắc về ứng xử (rule of conduct).
* Sự hướng dẫn về đạo đức (moral instruction).
* Một lời cảnh báo hoặc ra lịnh có thẩm quyền (an authoritative warning or order).
* Các luật về hạnh kiểm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môi se trên núi Si-nai và được chép trong Xuất 20:1-17 (the divine rules of conduct given by God to Moses on Mount Sinai according to Exodous 20:1-17).
(Mat 22:36) "Thưa thầy, trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết?".
(Giăng 13:34) "Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy".
(Giăng 14:15) "Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta".
(Giăng 15:10) "Nếu các ngươi vâng giữ các điều răn của ta, thì sẽ ở trong sự yêu thương ta, cũng như chính ta đã vâng giữ các điều răn của Cha ta, và cứ ở trong sự yêu thương Ngài".
(Hê 9:19) "Lúc Môi-se phán mọi điều răn của luật pháp cho dân chúng, có lấy máu của bò con và dê đực, với nước, dây nhung đỏ tía và nhành ngưu tất rảy trên sách cùng trên cả dân chúng".
(Khải 14:12) "Đây tỏ ra sự nhịn nhục của các thánh đồ: chúng giữ điều răn của Đức Chúa Trời và giữ lòng tin Đức Chúa Jêsus".
5/ Tác giả Thi thiên 119:131 bày tỏ lòng khao khát lớn lao, sâu kín về lời của Đức Chúa Trời (a deep, enormous thirst for the Word of God),
(Thi 119:131) "Tôi mở miệng ra thở, vì rất mong ước các điều răn Chúa".
Cơn khao khát lớn lao sâu kín của tác giả Thi thiên 119:131 cũng chính là điều hết thảy chúng ta đều cần (it is what we all need).
(I Phi 2:2) "thì hãy ham thích sữa thiêng liêng của đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn".
(1) Thở שָׁאַף [shâʼaph]: Hít vào (inhale); thở hổn hển (pant); hít mạnh (snuff up); ăn ngấu nghiến (devour); nuốt chửng, nuốt trộng (swallow up); mong ước, ao ước, mong muốn (desire); vội vã, vội vàng (hasten).
(Thi 119:131) "Tôi mở miệng ra thở, Vì rất mong ước các điều răn Chúa".
(a) Động từ שָׁאַף [shâʼaph] có các nghĩa sau:
* Thở những hơi thở ngắn và nhanh (breathe with short quick breathes).
* Thở thật mạnh (inhale earnestly).
* Ăn cái gì một cách đói khát hoặc thèm thuồng (eat hungrily or greedily).
* Mong ước một cách thiết tha (have a strong emotional longing).
(Gióp 5:5) "Người đói khát ăn mùa màng hắn, Đến đỗi đoạt lấy ở giữa bụi gai, Và bẫy gài rình của cải hắn".
(Gióp 7:2) "Như kẻ nô lệ ước ao bóng tối, Như người làm thuê trông đợi tiền lương".
(Gióp 36:20) "Chớ ước ao đêm tối, Là lúc dân tộc bị cất đi khỏi chỗ mình".
(Thi 56:1-2) "1 Đức Chúa Trời ôi! xin thương xót tôi; vì người ta muốn ăn nuốt tôi; Hằng ngày họ đánh giặc cùng tôi, và hà hiếp tôi. 2 Trọn ngày kẻ thù nghịch tôi muốn ăn nuốt tôi, Vì những kẻ đánh giặc cùng tôi cách kiêu ngạo là nhiều thay".
(Thi 57:3) "Lúc kẻ muốn ăn nuốt tôi làm sỉ nhục, Thì Ngài sẽ từ trời sai ơn cứu tôi. Phải, Đức Chúa Trời sẽ sai đến sự nhân từ và sự chân thật của Ngài".
(Ê sai 42:14) "Ta làm thinh đã lâu; ta đã nín lặng, ta đã cầm mình. Nhưng bây giờ, ta rên la, thở hổn hển, như đàn bà sanh đẻ".
(A mốt 8:4) "Các ngươi là người nuốt những kẻ nghèo nàn, làm hao mòn những kẻ khốn cùng trong đất, hãy nghe điều nầy".
(b) Latin "spíro -áre": Hô hấp (breathe); hút gió (blow gently); thở ra (exhale).
(Thi 119:131) "Tôi mở miệng ra thở, Vì rất mong ước các điều răn Chúa".
(Giê 2:24) "như lừa cái rừng, quen nơi đồng vắng, động tình dục mà hút gió. Trong cơn nóng nảy, ai hay xây trở nó được ư? Những kẻ tìm nó không cần mệt nhọc, đến trong tháng nó thì sẽ tìm được".
(Giê 14:6) "Những lừa rừng đứng trên các gò trọi, hít hơi như chó đồng, vì không cỏ nên mắt loà".
(c) Hy lạp (Greek) πνέω [pnéō]: Thở một cách khó khăn (breathe hard); gió nhẹ (breeze); thổi (blow).
(Mat 7:25) "Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy; song không sập, vì đã cất trên đá".
(Mat 7:27) "Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy, thì bị sập, hư hại rất nhiều".
(Lu 12:55) "Lại khi gió nam thổi, các ngươi nói rằng: Sẽ nóng nực; thì quả có vậy".
(Giăng 3:8) "Gió muốn thổi đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng động; nhưng chẳng biết gió đến từ đâu và cũng không biết đi đâu. Hễ người nào sanh bởi Thánh linh thì cũng như vậy".
(Giăng 6:18) "Gió thổi ào ào, đến nỗi biển động dữ đội".
(Công 27:40) "Vậy, họ dứt dây bỏ neo xuống biển, tháo dây bánh lái; đoạn, xổ buồm sau lái thuận theo gió, tìm lối chạy vào bờ".
(Khải 7:1) "Sau việc ấy, tôi thấy bốn vị thiên sứ đứng ở bốn góc đất, cầm bốn hướng gió lại, hầu cho không gió nào thổi trên đất, trên biển hay là trên cây nào".
* Động từ πνέω [pnéō] xuất phát từ danh từ πνεῦμα [pneuma]: Gió (wind); hơi thở (breath); Thánh linh (the Spirit).
(Giăng 3:8) "Gió (πνεῦμα) muốn thổi (πνέω) đâu thì thổi, ngươi nghe tiếng động; nhưng chẳng biết gió (πνεῦμα) đến từ đâu và cũng không biết đi đâu. Hễ người nào sanh bởi Thánh linh (πνεῦμα) thì cũng như vậy".
(II Tê 2:8) "Bấy giờ kẻ nghịch cùng luật pháp kia sẽ hiện ra, Đức Chúa Jêsus sẽ dùng hơi miệng Ngài mà hủy diệt nó, và trừ bỏ nó bởi sự chói sáng của sự Ngài đến".
(Khải 11:11) "Nhưng, sau ba ngày rưỡi ấy, có sanh khí từ Đức Chúa Trời đến nhập vào trong hai người: hai người bèn đứng thẳng dậy, và những kẻ đứng xem đều kinh hãi cả thể".
(2) Mong ước יָאַב [yâʼab]: Mong ước, ao ước (desire); khát khao (long); khao khát, thèm thuồng (crave).
(Thi 119:131) "Tôi mở miệng ra thở, vì rất mong ước các điều răn Chúa".
(a) Động từ יָאַב [yâʼab] chỉ xuất hiện một lần trong Cựu ước. Có các nghĩa sau đây:
* Một sự mong muốn không được thỏa mãn (an unsatisfied longing).
* Có sự mong muốn mãnh liệt (have a strong wish or desire for).
* Sự ước mong, mơ tưởng ai/gì một cách mãnh liệt (earnestly wish for).
(b) Latin "desidero -áre": Mong ước, ao ước (desire); khát khao (long for).
(Thi 119:131) "Tôi mở miệng ra thở, vì rất mong ước các điều răn Chúa".
(Phục 14:26) "rồi đưa bạc ấy đổi lấy mọi thức chi mình ước ao, hoặc bò hay chiên, hoặc rượu hay là đồ uống say, tức là mọi món chi mình muốn. Ngươi phải ăn nó tại đó, trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và vui vẻ với gia quyến mình".
(I Sa 2:16) "Ví bằng người đó đáp rằng; Người ta sẽ xông mỡ, kế sau sẽ lấy phần chi đẹp ý ngươi, thì kẻ tôi tớ đó nói: Không; ngươi phải cho tức thì, bằng không, ta sẽ giựt lấy".
(Gióp 13:3) "Song ta muốn thưa với Đấng Toàn năng, Ước ao biện luận cùng Đức Chúa Trời".
(Châm 23:3) "Chớ thèm món ngon của người, Vì là vật thực phỉnh gạt".
(c) Hy lạp (Greek) ἐπιθυμέω [epithyméō]: Để lòng đến (set the heart upon); khát khao, mong ước (long for); thèm muốn, ham muốn (covet); mong ước, ao ước (desire); ham muốn, thèm khát (lust after).
Động từ ἐπιθυμέω [epithyméō] gồm:
* Tiền tố (pref.) ἐπί [epí]: Đối với (towards); hướng tới (upon).
* Danh từ (verb) θυμός [thymós]: Niềm say mê, đam mê mạnh mẽ (passion); sự mãnh liệt, sự ác liệt (fierceness); sự phẫn nộ (indignation); cơn giận, sự tức giận (wrath).
(Thi 119:131) "Tôi mở miệng ra thở, vì rất mong ước các điều răn Chúa".
(Mat 13:17) "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, có nhiều đấng tiên tri, nhiều người công chính đã ước ao thấy điều các ngươi thấy, mà chẳng được thấy; ước ao nghe điều các ngươi nghe, mà chẳng được nghe".
(Lu 12: 21) "Người ước ao được ăn những đồ ở trên bàn người giàu rớt xuống; cũng có chó đến liếm ghẻ người".
(Lu 16:21) "Người ước ao được ăn những đồ ở trên bàn người giàu rớt xuống; cũng có chó đến liếm ghẻ người".
(Lu 17:22) "Ngài lại phán cùng môn đồ rằng: Sẽ có kỳ các ngươi ước ao thấy chỉ một ngày của Con người, mà không thấy được".
(Lu 22:15) "Ngài phán rằng: Ta rất muốn ăn lễ Vượt Qua nầy với các ngươi trước khi ta chịu đau đớn".
(I Cô 12:31) "Hãy ước ao cho được sự ban cho lớn hơn hết. Bây giờ, tôi sẽ chỉ dẫn cho anh em con đường tốt lành hơn".
(I Tim 3:1) "Ví bằng có kẻ mong được làm giám mục, ấy là ưa muốn một việc tốt lành; lời đó là phải lắm".
(Hê 6:11) "Nhưng chúng ta mong rằng mỗi người trong anh em tỏ lòng sốt sắng như vậy, đặng giữ lòng đầy dẫy sự trông cậy cho đến cuối cùng".
(Hê 11:16) "nhưng họ ham mến một quê hương tốt hơn, tức là quê hương ở trên trời; nên Đức Chúa Trời không hổ thẹn mà xưng mình là Đức Chúa Trời của họ, vì Ngài đã sắm sẵn cho họ một thành".
(I Phi 1:12) "Các đấng ấy đã được tỏ cho rằng chẳng phải vì mình, bèn là vì anh em mà truyền ra những điều đó, là những điều hiện nay đã rao cho anh em, bởi những người nhờ Đức Thánh Linh từ trên trời sai xuống, mà giảng Tin Lành cho anh em; các thiên sứ cũng ước ao xem thấu những sự đó".
(Khải 9:6) "Trong những ngày đó, người ta sẽ tìm sự chết, mà không tìm được; họ sẽ ước ao chết đi mà sự chết tránh xa".
IV/ GIỀNG MỐI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (precept of God).
(Thi 119:134) "Xin hãy chuộc tôi khỏi sự hà hiếp của loài người, Thì tôi sẽ giữ theo các giềng mối Chúa".
1/ Hy-bá-lai (Hebrew) פִּקּוּדִים [piqquwd] hoặc פִּקֻּד [piqqud] (precept, statute): Lời giáo huấn. Có các nghĩa sau:
* Một qui tắc về cách ứng xử (a rule of conduct).
* Sự dạy bảo về đạo đức (moral instruction).
* Một mệnh lệnh (a command/ writ) hoặc một sự cho phép (a warrant).
(Thi 119:4) "Chúa đã truyền cho chúng tôi các giềng mối Chúa, Hầu cho chúng tôi cẩn thận giữ lấy".
(Thi 119:15) " Tôi sẽ suy gẫm về giềng mối Chúa, Chăm xem đường lối của Chúa".
(Thi 119:27) "Cầu Chúa làm cho tôi hiểu biết con đường giềng mối Chúa, Thì tôi sẽ suy gẫm các công việc lạ lùng của Chúa".
(Thi 119:40) "Kìa, tôi mong ước các giềng mối Chúa; Xin hãy khiến tôi được sống trong sự công bình Chúa".
(Thi 119:45) "Tôi cũng sẽ bước đi thong dong, Vì đã tìm kiếm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:56) "Phần tôi đã được, Là vì tôi có gìn giữ các giềng mối Chúa"
(Thi 119:63) "Tôi là bạn hữu của mọi người kính sợ Chúa, Và của mọi kẻ giữ theo các giềng mối Chúa".
(Thi 119:69) "Kẻ kiêu ngạo đã đặt lời nói dối hại tôi; Tôi sẽ hết lòng gìn giữ giềng mối của Chúa".
(Thi 119:78) "Nguyện kẻ kiêu ngạo bị hổ thẹn, vì chúng nó dùng sự giả dối mà đánh đổ tôi; Song tôi sẽ suy gẫm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:87) "Thiếu điều chúng nó diệt tôi khỏi mặt đất; Nhưng tôi không lìa bỏ các giềng mối Chúa"
(Thi 119:93-94) "Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa, Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống. 94 Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; Vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:100) "Tôi thông hiểu hơn kẻ già cả, Vì có gìn giữ các giềng mối Chúa".
(Thi 119:104) "Nhờ giềng mối Chúa tôi được sự thông sáng; Vì vậy, tôi ghét mọi đường giả dối".
(Thi 119:110) "Những kẻ ác gài bẫy hại tôi; Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa".
(Thi 119:128) "Vì vậy, tôi xem các giềng mối Chúa về muôn vật là phải; Tôi ghét mọi đường giả dối".
2/ La tinh (Latin) "praeceptum": Giềng mối, qui tắc (precept); do động từ "praeccipere praecept": Khuyên bảo, chỉ dẫn (instruct); cảnh giác (warn).
(Thi 119:110) "Những kẻ ác gài bẫy hại tôi; Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa".
* Chỉ thị hoặc ra lịnh (direct or command).
* Thông báo cho biết về sự nguy hiểm hoặc tình huống không biết trước (inform of danger, unknown circumstances...).
(Nê 9:14) "Chúa khiến cho chúng biết ngày sa-bát thánh của Chúa, cậy Môi-se, tôi tớ của Chúa, truyền cho chúng những điều răn, qui tắc, và luật pháp".
(Giê 35:18) "Đoạn, Giê-rê-mi nói cùng nhà người Rê-cáp rằng: Đức Giê-hô-va vạn quân, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Vì các ngươi đã vâng theo mạng lịnh của tổ mình là Giô-na-đáp, đã giữ mọi lời răn dạy của người, và làm theo mọi điều người đã truyền cho các ngươi".
(Đa 9:5) "chúng tôi đã phạm tội, làm sự trái ngược, ăn ở hung dữ, chúng tôi đã bạn nghịch và đã xây bỏ các giềng mối và lệ luật của Ngài".
3/ Hy-lạp (Greek) διδασκαλία [didaskalia]: Giềng mối, qui tắc (precepts); en dạy dỗ (teaching); sự hướng dẫn (instruction); tín lý (doctrine).
Danh từ διδασκαλία [didaskalia] có các nghĩa sau:
* Lời hướng dẫn hoặc chỉ thị (instruction or direction).
* Học thuyết hay lời giáo huấn (what is taught or doctrine).
* Cung cấp thông tin có hệ thống cho một người (give systematic information to a person).
* Bộ sách hướng dẫn (a body of instruction).
* Nguyên tắc cơ bản của niềm tin thuộc về chính trị hoặc tôn giáo (a principle of religious or political belief).
* Một nguyên tắc hoặc giáo lý, hoặc hệ thống của các giáo lý được soạn thảo bởi những người có thẩm quyền trong nhà thờ (a principle, tenet, or system of these, esp. as laid down by the authority of a Church).
(Mat 15:9) "Sự chúng nó thờ lạy ta là vô ích, Vì chúng nó dạy theo những điều răn mà chỉ bởi người ta đặt ra".
(Mác 10:5) "Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ấy vì cớ lòng các ngươi cứng cỏi, nên người đã truyền mạng nầy cho".
4/ Tác giả Thi Thiên 119:134 đã đề cập đến hai phần trong lời cầu nguyện.
* Phần đầu của lời cầu nguyện không phải là việc bất thường (the first part of this prayer is not unusual); bởi vì, ai trong chúng ta cũng muốn được cứu khỏi sự hà hiếp của loài người (any of us would want to be delivered from man's oppression).
* Nhưng chúng ta hãy để ý đến mục đích bất thường của lời cầu nguyện (but notice the unusual purpose): "thì tôi sẽ giữ theo các giềng mối Chúa".
(Thi 119:134) "Xin hãy chuộc tôi khỏi sự hà hiếp của loài người, thì tôi sẽ giữ theo các giềng mối Chúa".
(1) Chuộc פָּדָה [pâdâh]: Cứu, giải thoát (deliver); cứu vớt (save); chuộc, cứu chuộc (ransom); giải cứu (rescue); giải thoát, phóng thích (release).
(Thi 119:134) "Xin hãy chuộc tôi khỏi sự hà hiếp của loài người, Thì tôi sẽ giữ theo các giềng mối Chúa".
(a) Động từ פָּדָה [pâdâh] có các nghĩa sau:
* Giải cứu ai khỏi gì (set free from).
* Lôi hoặc kéo ai/ gì ra khỏi (draw sb/sth out);
* Giải thoát khỏi tội và tình trạng bị hình phạt vì phạm tội (deliver from sin and damnation).
* Mua sự tự do hoặc sự phục hồi của (buy the freedom or restoration of).
(Thi 25:22) "Đức Chúa Trời ôi! Xin cứu chuộc Y-sơ-ra-ên Khỏi hết thảy sự gian truân người".
(Thi 26:11) "Còn tôi, tôi sẽ bước đi trong sự thanh liêm, Xin hãy chuộc tôi, và thương xót tôi".
(Thi 31:5) "Tôi phó thác thần linh tôi vào tay Chúa: Hỡi Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời chân thật, Ngài đã chuộc tôi".
(Thi 34:22) "Đức Giê-hô-va chuộc linh hồn của kẻ tôi tớ Ngài; Phàm ai nương náu mình nơi Ngài ắt không bị định tội".
(Thi 44:26) "Xin Chúa hãy chỗi dậy mà giúp đỡ chúng tôi, Hãy vì sự nhân từ Chúa mà chuộc chúng tôi".
(Thi 49:7) "Chẳng có người nào chuộc được anh em mình, Hoặc đóng giá chuộc người nơi Đức Chúa Trời".
(Thi 49:15) "Nhưng Đức Chúa Trời sẽ chuộc linh hồn tôi khỏi quyền âm phủ, Vì Ngài sẽ tiếp rước tôi".
(Thi 55:18) "Ngài đã chuộc linh hồn tôi khỏi cơn trận dàn nghịch cùng tôi, và ban bình an cho tôi, Vì những kẻ chiến đấu cùng tôi đông lắm".
(Thi 69:18) "Cầu xin Chúa đến gần linh hồn tôi và chuộc nó; Vì cớ kẻ thù nghịch tôi, xin hãy cứu chuộc tôi".
(Thi 71:23) "Môi và linh hồn tôi mà Chúa đã chuộc lại, Sẽ reo mừng khi tôi ca tụng Chúa".
(Thi 78:42) "Chúng nó không nhớ lại tay của Ngài, Hoặc ngày Ngài giải cứu chúng nó khỏi kẻ hà hiếp".
(Thi 130:8) "Chính Ngài sẽ chuộc Y-sơ-ra-ên Khỏi các sự gian ác người".
(b) Latin "redémpto -áre": Mua lại, chuộc lại (redeem); chuộc (ransom).
(Thi 119:134) "Xin hãy chuộc tôi khỏi sự hà hiếp của loài người, Thì tôi sẽ giữ theo các giềng mối Chúa".
Động từ "redémpto -áre" gồm:
* Tiền tố (pref.) "re": Lại, lần nữa (again); trở lại (back).
* Động từ (v.) "emere": Mua, chuộc (to buy).
(Xuất 3:8) "Ta ngự xuống đặng cứu dân nầy khỏi tay người Ê-díp-tô, dẫn từ xứ ấy lên đến một xứ kia đẹp đẽ và rộng rãi, đượm sữa và mật, tức là nơi dân Ca-na-an, dân Hê-tít, dân A-mô-rít, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít và dân Giê-bu-sít ở".
(Dân 35:25) "hội chúng sẽ giải cứu kẻ sát nhân khỏi tay người báo thù huyết, và biểu người trở về thành ẩn náu, là nơi người đã chạy ẩn mình; và người phải ở đó cho đến chừng nào thầy tế lễ thượng phẩm đã được xức dầu thánh qua đời".
(I Sam 10:27) "Song có mấy người phỉ đồ nói rằng: Hắn đó cứu giúp chúng ta được việc chi? Chúng nó khinh dể người, không đem lễ vật gì cho người hết. Nhưng Sau-lơ giả đò không nghe".
(Gióp 5:19) "Trong sáu cơn hoạn nạn, Ngài sẽ giải cứu cho, Qua cơn thứ bảy, tai hại cũng sẽ không đụng đến mình".
(Ê sai 43:13) "Thật, từ khi có ngày ta đã là Đức Chúa Trời, chẳng ai có thể giải cứu khỏi tay ta. Ta làm ra, ai ngăn cấm ta được?".
(c) Hy lạp (Greek) ῥύομαι [rhyomai]: Cứu (deliver); cứu vớt, cứu rỗi (save); giải cứu, giải thoát (rescue).
(Thi 119:134) "Xin hãy chuộc tôi khỏi sự hà hiếp của loài người, Thì tôi sẽ giữ theo các giềng mối Chúa".
Động từ ῥύομαι [rhyomai] có các nghĩa sau:
* Cứu hoặc giải thoát ai ra khỏi nguy hiểm, hoặc nơi giam cầm (save or set free from danger or custody).
* Bảo vệ hoặc giải cứu cho ai khỏi sự nguy hiểm hoặc sự tổn hại (protect or deliver from danger or harm).
(Mat 6:13) "Xin chớ để chúng tôi bị cám dỗ, mà cứu chúng tôi khỏi điều ác! vì nước, quyền, vinh hiển đều thuộc về Cha đời đời. A-men".
(II Tim 4:18) "Chúa sẽ giải thoát ῥύομαι [rhyomai] (deliver) ta khỏi mọi điều ác và cứu vớt σώζω [sṓzōta] (save) vào trong nước trên trời của Ngài. Nguyền xin sự vinh hiển về nơi Ngài muôn đời không cùng! A-men".
(II Pet 2:9) "thì Chúa biết cứu chữa những người tin kính khỏi cơn cám dỗ, và hành phạt kẻ không công bình, cầm chúng nó lại để chờ ngày phán xét".
(2) Sự hà hiếp עֹשֶׁק [ʻôsheq]: Sự áp bức, sự đàn áp (oppression); sự tống tiền (extortion); gây phiên não, gây cho đau khổ (distress).
(Thi 119:134) "Xin hãy chuộc tôi khỏi sự hà hiếp của loài người, Thì tôi sẽ giữ theo các giềng mối Chúa".
(a) Danh từ עֹשֶׁק [ʻôsheq] xuất phát từ động từ עָשַׁק [ʻâshaq]: Đè nặng lên ai, đè nén (press upon); áp bức, đàn áp (oppress); đánh lừa (defraud); phá rối, xúc phạm (violate).
* Sự áp bức hoặc một trường hợp của sự áp bức (the act or an instance of oppressing).
* Tình trạng bị áp bức (the state of being oppressed).
* Cai trị hoặc đối xử với ai một cách ác nghiệt hoặc với một sự bất công độc ác (govern or treat harshly or with cruel injustice).
(Thi 62:10) "Chớ nhờ cậy sự hà hiếp, Cũng đừng để lòng trông cậy nơi sự trộm cướp, vì uổng công; Nếu của cải thêm nhiều lên, Chớ đem lòng vào đó".
(Thi 73:8) "Chúng nó nhạo báng, nói về sự hà hiếp cách hung ác: Chúng nó nói cách cao kỳ".
(Truyền 5:8) "Khi ngươi thấy trong xứ có kẻ nghèo bị hà hiếp, hoặc thấy sự phạm đến lẽ chánh trực, sự trái phép công bình, thì chớ lấy làm lạ; vì có kẻ cao hơn kẻ cao vẫn coi chừng, lại còn có Đấng cao hơn nữa".
(b) Latin "calúmnia -ae": Lời vu khống, nói xấu, phỉ báng (calumny); áp bức, đàn áp (opresstion); sự buộc tội sai trái (false accusation).
(Thi 119:134) "Xin hãy chuộc tôi khỏi sự hà hiếp của loài người, Thì tôi sẽ giữ theo các giềng mối Chúa".
Danh từ "calúmnia -ae" do:
* Động từ "calúmnior -ári": Nói xấu (calumniate); áp bức, đàn áp (oppress); buộc tội cách sai trái (accuse falsely); vu cáo, vu khống (slander); và:
* Danh từ "calumniátor -óris": Kẻ áp bức (oppressor); kẻ nói hành, kẻ phỉ báng, kẻ nói xấu (calumniator);
(Ê sai 30:12) "Vậy nên, Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên phán như vầy: Vì các ngươi khinh bỏ lời nầy, cậy điều bạo ngược và trái nghịch, mà nương-nhờ những sự ấy".
(Ê sai 54:14) "Ngươi sẽ được đứng vững trong sự công bình, tránh khỏi sự hiếp đáp, vì chẳng sợ chi hết. Ngươi sẽ xa sự kinh hãi, vì nó chẳng hề đến gần ngươi".
(Ê sai 59:13) "Chúng tôi đã bạn nghịch, chối Đức Giê-hô-va, và trở lòng chẳng theo Đức Chúa Trời mình. Chúng tôi nói sự bạo ngược và phản loạn, cưu mang những lời giả dối trong lòng và nói ra!".
(Giê 6:6) "Vì Đức Giê-hô-va vạn quân phán như vầy: Hãy đốn cây và đắp lũy lên nghịch cùng Giê-ru-sa-lem! Kìa là thành phải bị thăm phạt; giữa nó đầy những sự ức hiếp".
(Giê 22:17) "Nhưng mắt và lòng ngươi chăm sự tham lam, đổ máu vô tội, và làm sự ức hiếp hung dữ".
(c) Hy lạp (Greek) κάκωσις [kákōsis]: Việc ngược đãi, hoặc bị ngược đãi, thô bạo, bạo lực (maltreatment); sự đau đớn, khổ sở, buồn phiên (affliction).
(Thi 119:134) "Xin hãy chuộc tôi khỏi sự hà hiếp của loài người, Thì tôi sẽ giữ theo các giềng mối Chúa".
Danh từ κάκωσις [kákōsis] xuất phát từ:
* Động từ κακόω [kakóō]: Làm hại, làm tổn thương (injure); cáu tiết, rất bực tức (exasperate); làm hại (make evil); gây ra tai hại (harm); làm bị thương, làm đau (hurt); làm bực bội (vex). Và:
* Tính từ κακός [kakós]: Xấu xa, đồi bại (bad); xấu xa (evil); gây hại (harm); xấu, tồi (ill); chướng mắt (noisome); độc ác (wicked); bị suy đồi (depraved); gây tổn thương (injurious).
* Động từ κακόω [kakóō] chỉ xuất hiện một lần trong Tân ước.
(Công 7:34) "Ta đã đoái xem và thấy cảnh khó khăn của dân ta trong xứ Ê-díp-tô, ta đã nghe tiếng than thở của chúng nó, và xuống đặng giải cứu. Bây giờ hãy đến, đặng ta sai ngươi qua xứ Ê-díp-tô".
(3) Giữ שָׁמַר [shâmar]: Giữ (keep); tuân theo (observe), chú ý (regard).
(Thi 119:134) "Xin hãy chuộc tôi khỏi sự hà hiếp của loài người, Thì tôi sẽ giữ theo các giềng mối Chúa".
(a) Động từ שָׁמַר [shâmar] có các nghĩa sau:
* Tiếp tục trên con đường đúng đắn (continue on the right path).
* Theo đuổi hay tuân theo (obey).
* Trung thành với (faithfully).
(Thi 119:17) "Xin Chúa ban ơn lành cho tôi tớ Chúa, để tôi được sống; Thì tôi sẽ giữ lời của Chúa".
(Thi 119:57) "Đức Giê-hô-va là phần của tôi: Tôi đã nói sẽ gìn giữ lời Chúa".
(Thi 119:67) "Trước khi chưa bị hoạn nạn, thì tôi lầm lạc; Nhưng bây giờ tôi gìn giữ lời Chúa".
(Thi 119:69) "Kẻ kiêu ngạo đã đặt lời nói dối hại tôi; Tôi sẽ hết lòng gìn giữ giềng mối của Chúa".
(Thi 119:88) "Xin hãy làm cho tôi được sống, tùy theo sự nhân từ Chúa, Thì tôi sẽ gìn giữ chứng cớ của miệng Chúa".
(Thi 119:101) "Tôi giữ chân tôi khỏi mọi đường tà, Để gìn giữ lời của Chúa".
(b) Latin "obedire": Vâng lời, tuân lịnh (obey).
(Thi 119:106) "Tôi đã thề gìn giữ mạng lịnh công bình của Chúa, Và cũng đã làm theo sự thề ấy".
Động từ "obedire" là một từ ghép. Gồm:
* Tiền tố (pref.) "ob": Sự hướng dẫn (direction).
* Động từ (verb) "audire": Nghe (hear). Lắng nghe hoặc chú ý tới (listen to).
(I Sử 16:11) "Phải tìm cầu Đức Giê-hô-va và sức mạnh Ngài, Phải tìm mặt Ngài luôn luôn".
(Phục 6:25) "Vả, chúng ta sẽ được xưng là công bình nếu chúng ta cẩn thận làm theo các điều răn nầy trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta, y như Ngài đã phán dặn vậy".
(c) Hy lạp πειθαρχέω [peitharcheō]: Vâng lời, tuân theo (obey); lắng nghe theo (hearken unto).
(Thi 119:106) "Tôi đã thề gìn giữ mạng lịnh công bình của Chúa, Và cũng đã làm theo sự thề ấy".
Động từ πειθαρχέω [peitharcheō] là một từ ghép. Gồm:
* Động từ (verb): πειθώ [peithò]: Lắng nghe (to listen to); vâng lời (obey).
* Danh từ (noun): Phép tắc, qui tắc, luật lệ (rule).
(Mat 7:24-27) "24 Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá. 25 Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy; song không sập, vì đã cất trên đá. 26 Kẻ nào nghe lời ta phán đây, mà không làm theo, khác nào như người dại cất nhà mình trên đất cát. 27 Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy, thì bị sập, hư hại rất nhiều".
(Công 5:29) "Phi-e-rơ và các sứ đồ trả lời rằng: Thà phải vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta".
(Êp 6:1) "Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm".
(Hê 13:17) "17 Hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy, bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em, dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em".
V/ LUẬT LỆ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (statute of God).
(Thi 119:135) "Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
1/ Hy-bá-lai (Hebrew) חֹק [choq] danh từ giống đực của חֻקָּה [chuqqâh]: Đạo luật, qui chế, chế độ, sắc lệnh, sắc luật, chiếu chỉ (statute, ordinance, limit).
(1) Về thực chất thì cả hai từ חֹק [choq] và חֻקָּה [chuqqâh] đều có nghĩa giống như nhau (and meaning substantially the same).
(2) Danh từ חֹק [choq] và חֻקָּה [chuqqâh] có các nghĩa sau:
* Nhiệm vụ được quy định (prescribed task).
* Số phận được định trước (prescribed portion).
* Quyền hạn được chỉ định (prescribed due).
* Giới hạn hoặc ranh giới được ấn định (prescribed limit, boundary).
* Một bộ luật chính thức được viết thành văn bản (a written law).
* Một sắc lệnh chính thức được ban hành bởi nhà cầm quyền hợp pháp (an oficial order issued by a legal authority).
* Luật thiên liêng (devine law).
(Xuất 29:9b) "Thế thì, chức tế lễ sẽ bởi mạng lịnh định đời đời cho họ. Ngươi lập A-rôn và các con trai người là thế".
(Thi 119:5) "Ô! chớ chi đường lối tôi được vững chắc, Để tôi giữ các luật lệ Chúa!".
(Thi 119:23) "Vua chúa cũng ngồi nghị luận nghịch tôi; Song tôi tớ Chúa suy gẫm luật lệ Chúa".
(Thi 119:26) "Tôi đã tỏ với Chúa đường lối tôi, Chúa bèn đáp lời tôi; Xin hãy dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa Luôn luôn, và cho đến cuối cùng".
(Ê xê 5:6-7) "6 Bởi nó bạn nghịch luật lệ ta, làm đều dữ hơn các dân tộc, trái phép tắc ta hơn các nước chung quanh; vì chúng nó khinh bỏ luật lệ ta, và không bước theo phép tắc ta. 7 Vậy nên, Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Tại các ngươi là rối loạn hơn các dân tộc chung quanh, không bước theo phép tắc ta, cũng không giữ luật lệ ta; tại các ngươi cũng không làm theo luật lệ của các dân tộc chung quanh mình".
2/ La tinh (Latin) "statutum": Đạo luật (statute); do động từ "statuere": Thiết lập, tạo ra, thành lập, ấn định (set up).
(Sáng 26:5) "vì Áp-ra-ham đã vâng lời ta và đã giữ điều ta phán dạy, lịnh, luật và lệ của ta".
(Xuất 15:26) "Ngài phán rằng: Nếu ngươi chăm chỉ nghe lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, làm sự ngay thẳng trước mặt Ngài, lắng tai nghe các điều răn và giữ mọi luật lệ Ngài, thì ta chẳng giáng cho ngươi một trong các bịnh nào mà ta đã giáng cho xứ Ê-díp-tô; vì ta là Đức Giê-hô-va, Đấng chữa bịnh cho ngươi".
3/ Trong Cựu ước, danh từ חֹק [choq] (statute) được chép đến 127 lần, riêng trong Thi thiên 119 có đến 23 lần (Thi 119: 5, 8, 12, 16, 23, 26, 33, 48, 54, 64, 68, 71, 80, 83, 112, 117, 118, 124, 135, 145, 155, 171).
(Thi 119:8) "Tôi sẽ giữ các luật lệ Chúa; Xin chớ bỏ tôi trọn".
4/ Trong sự phục sự Đức Chúa Trời, chúng ta có lẽ thường xin Ngài ban cho dấu hiệu về ân huệ, sự hiện diện và quyền năng của Ngài (some token of His favor, presence, and power).
Ngài biết cách để ban những điểm thưởng khích lệ (how to drop encouraging bonuses) nhằm đáp lại lời cầu nguyện của chúng ta.
Và chúng ta đừng bao giờ đánh mất lòng khát khao (should never lose the desire) được Đức Chúa Trời dạy ngày càng nhiều hơn.
(Thi 119:135) "Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(1) Mặt פָּנִים [pânîym]: Mặt (face); sắc mặt, nét mặt, bộ mặt (countenance); tuyến đầu, hàng đầu, vị trí quan trọng (forefront); sự chiếu cố, sự quí mến, đặc ân (favour); sự hiện diện (presence)
(Thi 119:135) "Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(a) Danh từ פָּנִים [pânîym] có các nghĩa sau:
* Phần phía trước của đầu từ trán đến cằm (the front of the head from the forehead to the chin).
* Sự biểu tỏ của gương mặt (the facial expression).
* Sự hiện diện của một người (a person's appearance).
* Sức mạnh nhân cách của một người (a person's force of personality).
* Hành động tốt quá mức sự đòi hỏi hoặc bình thường (an act of kindness beyond what is due or usual).
* Danh từ פָּנִים [pânîym] luôn luôn ở số nhiều, nhưng lại có nghĩa của một danh từ số ít (plural but always as singular).
* Ngoài ra cũng có một danh từ פָּנֶה [pâneh] cũng có nghĩa là mặt, nhưng Kinh thánh không xử dụng.
(Sáng 3:19) "ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán (פָּנִים [pânîym]: Mặt / face) mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi".
(Sáng 17:3) "Áp-ram bèn sấp mình (פָּנִים [pânîym]: Mặt / face) xuống đất; Đức Chúa Trời phán cùng người rằng:"
(Thi 13:1) "Đức Giê-hô-va ôi! Ngài sẽ hằng quên tôi cho đến chừng nào? Ngài ẩn mặt cùng tôi cho đến bao giờ?".
(Thi 24:6) "Ấy là dòng dõi của những người tìm kiếm Đức Giê-hô-va, Tức là những người tìm kiếm mặt Đức Chúa Trời của Gia-cốp".
(Thi 67:1) "Nguyện Đức Chúa Trời thương xót chúng tôi, và ban phước cho chúng tôi, Soi sáng mặt Ngài trên chúng tôi".
(Thi 119:169) "Hỡi Đức Giê-hô-va, nguyện tiếng kêu của tôi thấu đến Ngài. Xin hãy ban cho tôi sự thông sáng tùy theo lời Chúa".
(Thi 119:170) "Nguyện lời cầu khẩn tôi thấu đến trước mặt Chúa; Xin hãy giải cứu tôi tùy theo lời Chúa".
(b) Latin "fácies -éi": Mặt (face); sự xuất hiện, vẻ bề ngoài (appearance); hình dạng (form); sắc mặt, nét mặt, bộ mặt (countenance); khía cạnh (aspect).
(Thi 119:135) "Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Xuất 33:11) "Đức Giê-hô-va đối diện phán cùng Môi-se, như một người nói chuyện cùng bạn hữu mình. Đoạn, Môi-se trở về trại quân, còn kẻ hầu trẻ của người, tên là Giô-suê, con trai của Nun, không ra khỏi Trại".
(Xuất 34:30) "Nhưng A-rôn cùng cả dân Y-sơ-ra-ên nhìn Môi-se thấy mặt người sáng rực, sợ không dám lại gần".
(Dân 6:25) "Cầu xin Đức Giê-hô-va chiếu sáng mặt Ngài trên ngươi, và làm ơn cho ngươi!".
(c) Hy lạp (Greek) ὄψις [ópsis]: Mặt, gương mặt (face); sự xuất hiện, vẻ bề ngoài (appearance); sắc mặt, nét mặt (countenance); bộ mặt (visage).
* Một sự biểu tỏ bên ngoài (an external show).
* Danh từ ὄψις [opsis] xuất phát từ động từ ὀπτάνομαι [optánomai] hoặc ὄπτομαι [óptomai]: Mở to đôi mắt (wide-open eyes); nhìn chằm chằm (gaze); xuất hiện, hiện hình (appear); nhìn, nhìn xem (look); thấy, nhìn thấy (see); tỏ mình ra (shew self).
(Thi 119:135) "Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Mat 6:17) "Song khi ngươi kiêng ăn, hãy xức dầu trên đầu, và rửa mặt".
(Mat 26:67) "Họ bèn nhổ trên mặt Ngài, đấm Ngài, lại có kẻ vả Ngài".
(Giăng 7:24) "Đừng cứ bề ngoài mà xét đoán, nhưng phải xét đoán theo lẽ công bình"
(Giăng 11:44) "Người chết đi ra, chân tay buộc bằng vải liệm và mặt thì phủ khăn. Đức Chúa Jêsus phán cùng chúng rằng: Hãy mở cho người, và để người đi".
(Công 6:15) "Bấy giờ, phàm những người ngồi tại tòa công luận đều ngó chăm Ê-tiên, thấy mặt người như mặt thiên sứ vậy".
(Khải 1:16) "Tay hữu người cầm bảy ngôi sao; miệng thò ra thanh gươm nhọn hai lưỡi và mặt như mặt trời khi soi sáng hết sức".
(2) Soi sáng אוֹר [ʼôwr]: Chiếu sáng (shine); đốt cháy (set on fire); rạng đông, khởi đầu một ngày mới (break of day); sáng rực (kindle); sự vinh quang, vẻ vang (gloriousness); soi sáng (give, show light);
(Thi 119:135) "Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
* Tham khảo phần nghiên cứu Thi thiên 119:130.
(3) Kẻ tôi tớ עֶבֶד [ʻebed]: Người đầy tớ, bầy tôi, người phục vụ (servant); cảnh nô lệ, sự giam cầm (bondage); nô lệ (slave); người nô lệ (bondman).
(Thi 119:135) "Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(a) Danh từ עֶבֶד [`ebed] có các nghĩa sau:
* Người giúp việc cho người khác thường được lãnh lương theo quy định (a person has undertaken usu. in return for stipulated pay).
* Những người thật lòng tin cậy Đức Chúa Trời và muốn sống cho Ngài (for those who have trusted Him and want to live for Him).
(Thi 119:17) "Xin Chúa ban ơn lành cho tôi tớ Chúa, để tôi được sống; Thì tôi sẽ giữ lời của Chúa".
(Thi 119:23) "Vua chúa cũng ngồi nghị luận nghịch tôi; Song tôi tớ Chúa suy gẫm luật lệ Chúa".
(Thi 119:38) "Xin Chúa làm ứng nghiệm lời Chúa cho kẻ tôi tớ Chúa, Tức là kẻ kính sợ Chúa".
(Thi 119:49) "Xin Chúa nhớ lại lời Chúa phán cho tôi tớ Chúa, Vì Chúa khiến tôi trông cậy".
(Thi 119:65) "Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã hậu đãi kẻ tôi tớ Ngài Tùy theo lời của Ngài".
(Thi 119:76) "Chúa ơi, nguyện sự nhân từ Chúa an ủi tôi, Y như Chúa đã phán cùng kẻ tôi tớ Chúa".
(Thi 119:84) "Số các ngày kẻ tôi tớ Chúa được bao nhiêu? Chừng nào Chúa sẽ đoán xét những kẻ bắt bớ tôi?"
(Thi 119:91) "Tùy theo mạng lịnh Chúa, các điều đó còn vững đến ngày nay; Vì muôn vật đều hầu việc Chúa".
(Thi 119:122) "Xin Chúa làm Đấng bảo lãnh cho kẻ tôi tớ Chúa được phước; Chớ để kẻ kiêu ngạo hà hiếp tôi".
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:125) "Tôi là kẻ tôi tớ Chúa; xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, Để tôi hiểu biết các chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:135) "Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:140) "Lời Chúa rất là tinh sạch, Nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
(Thi 119:176) "Tôi xiêu lạc khác nào con chiên mất: Xin hãy tìm kiếm kẻ tôi tớ Chúa, Vì tôi không quên điều răn của Chúa".
(b) Latin "servus" (slave): Nô lệ.
* Danh từ "servus" do động từ "servir": Phục vụ, phụng vụ, đầy tớ (serve)
* Danh từ "servus" được Kinh thánh xử dụng với các nghĩa sau:
+ Nô lệ là tài sản hợp pháp của người chủ và người nô lệ buộc phải vâng lời tuyệt đối với chủ (a person who is the legal property of another or others and is bound to absolute obedience); họ bị buộc phải làm việc vất vả nhưng lại không nhận được tiền công.
+ Hết thảy dân sự của Đức Chúa Trời (all of God's people).
+ Những người thờ phượng Đức Chúa Trời (worshippers of God).
+ Đầy tớ trong nghĩa đặc biệt như các Tiên tri, các người Lê-vi... (servant in special sense as prophets, Levites etc).
+ Đầy tớ của Đức Chúa Trời chỉ về dân Y-sơ-ra-ên (servant of Israel).
(Sáng 39:17) "học lại cùng chủ y như lời trước, rằng: Thằng nô lệ Hê-bơ-rơ mà ông khéo đem về nhà đã đến gần đặng chọc ghẹo tôi".
(Lê 25:42) "Vì ấy là những tôi tớ ta mà ta đã đem ra khỏi xứ Ê-díp-tô; không nên bán họ như người ta bán tôi mọi".
(Giê 2:14) "Y-sơ-ra-ên là đầy tớ, hay là tôi mọi sanh trong nhà? Vậy sao nó đã bị phó cho sự cướp?"
(Ca 5:8) "Kẻ đầy tớ cai trị chúng tôi, Chẳng ai cứu chúng tôi khỏi tay họ".
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(c) Hy lạp (Greek) δοῦλος [doûlos]: Nô lệ (slave); người nô lệ (bondman); bầy tôi, người phục vụ (servant).
* Danh từ δοῦλος [doûlos] xuất phát từ động từ δέω [déō]: Cột, buộc (bind); ở trong cảnh bị xiềng xích (be in bonds); kết chặt (knit); trói chặt, thắt lại (tie). * Danh từ δοῦλος [doûlos] bao gồm cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng; chủ động hoặc vô thức (literal or figurative, involuntary or voluntary).
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Mat 25:21) "Chủ nói với người rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi".
(Mác 10:44) "còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi mọi người".
(Giăng 8:34) "Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi".
(Ga 3:28) "Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một".
(Êp 6:6) "không phải vâng phục trước mặt người mà thôi, như các ngươi kiếm cách làm đẹp lòng người ta, nhưng phải như tôi tớ của Đấng Christ, lấy lòng tốt làm theo ý muốn Đức Chúa Trời".
(4) Dạy לָמַד [lâmad]: Dạy (teach); huấn luyện (train); chỉ dẫn (instruct); thúc đẩy (goad).
(Thi 119:135) "Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(a) Động từ לָמַד [lâmad] có các nghĩa sau:
* Huấn luyện, rèn luyện, đào tạo, uốn nắn (train).
* Làm cho (một người / vật) đạt tới một chuẩn mực mong muốn hay có hiệu quả, bằng cách dạy dỗ hoặc bằng thực tập (teach a person, animal, etc. a specified skill esp. by practice).
(Thi 94:12) "Hỡi Đức Giê-hô-va, phước cho người nào Ngài sửa phạt, Và dạy luật pháp Ngài cho".
(Thi 119:22) "Hỡi Đức Giê-hô-va, đáng ngợi khen Ngài. Xin dạy tôi các luật lệ Ngài".
(Thi 119:26) "Tôi đã tỏ với Chúa đường lối tôi, Chúa bèn đáp lời tôi; xin hãy dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:33) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin chỉ dạy tôi con đường luật lệ Chúa, thì tôi sẽ giữ lấy cho đến cuối cùng".
(Thi 119:64) "Hỡi Đức Giê-hô-va, đất được đầy dẫy sự nhân từ Ngài; Xin hãy dạy tôi các luật lệ Ngài".
(Thi 119:66) "Xin hãy dạy tôi lẽ phải và sự hiểu biết, Vì tôi tin các điều răn Chúa".
(Thi 119:68) "Chúa là thiện và hay làm lành; Xin hãy dạy tôi các luật lệ Chúa"
(Thi 119:99) "Tôi có trí hiểu hơn hết thảy kẻ dạy tôi, vì tôi suy gẫm các chứng cớ Chúa".
(Thi 119:108) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhậm lễ lạc ý của miệng tôi, Và dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài".
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:135) "Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:171) "Nguyện môi miệng tôi đồn ra sự ngợi khen Chúa; Vì Chúa dạy tôi các luật lệ Chúa".
(b) Latin "trahere": Lôi, kéo, giật (pull).
(Thi 119:108) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhậm lễ lạc ý của miệng tôi, Và dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài".
* Bày vẽ, hướng dẫn (draw).
* Chỉ dẫn (instruct).
* Dạy (ai) một môn học nào đó (teach a person a subject).
(Giê 31:18-19) "18 Ta nghe Ép-ra-im vì mình than thở rằng: Ngài đã sửa phạt tôi, tôi bị sửa phạt như con bò tơ chưa quen ách. Xin Chúa cho tôi trở lại, thì tôi sẽ được trở lại; vì Chúa là Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi! 19 Thật, sau khi tôi bị trở lại, tôi đã ăn năn; sau khi tôi được dạy dỗ, tôi đã vỗ đùi. Tôi nhuốc nhơ hổ thẹn, vì đã mang sự sỉ nhục của tuổi trẻ".
(c) Hy lạp διδάσκω [didáskō]: Dạy, dạy dỗ (teach).
* Động từ διδάσκω [didáskō] ngược lại với động từ δάω [dáō]: Học tập, được dạy dạy dỗ (to learn).
(Thi 119:108) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhậm lễ lạc ý của miệng tôi, Và dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài".
(Mat 5:1-2) "1 Đức Chúa Jêsus xem thấy đoàn dân đông, bèn lên núi kia; khi Ngài đã ngồi, thì các môn đồ đến gần. 2 Ngài bèn mở miệng mà truyền dạy rằng:"
(Mác 4:1-2) "1 Đức Chúa Jêsus lại khởi sự giảng dạy nơi bờ biển; có một đoàn dân đông lắm nhóm lại xung quanh Ngài, Ngài bước lên trong một chiếc thuyền và ngồi đó, còn cả đoàn dân thì ở trên đất nơi mé biển. 2 Ngài lấy thí dụ dạy dỗ họ nhiều điều, và trong khi dạy, Ngài phán rằng:"
(Lu 11:1) "Có một ngày, Đức Chúa Jêsus cầu nguyện ở nơi kia. Khi cầu nguyện xong, một môn đồ thưa Ngài rằng: Lạy Chúa, xin dạy chúng tôi cầu nguyện, cũng như Giăng đã dạy môn đồ mình".
(Lu 12:12) "bởi vì chính giờ đó Đức Thánh Linh sẽ dạy các ngươi những lời phải nói".
(I Tim 1:3) "Ta nay nhắc lại mạng lịnh mà ta đã truyền cho con, khi ta đi sang xứ Ma-xê-đoan, con phải ở lại Ê-phê-sô, để răn bảo những người kia đừng truyền dạy một đạo giáo khác".
(I Tim 1:7) "họ muốn làm thầy dạy luật, mà không hiểu điều mình nói hoặc điều mình tự quyết".
(I Tim 2:12) "Ta không cho phép đàn bà dạy dỗ, cũng không được cầm quyền trên đàn ông; nhưng phải ở yên lặng".
VI/ LUẬT PHÁP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (law of God).
(Thi 119:136) "Những suối lệ chảy từ mắt tôi, Bởi vì người ta không giữ luật pháp của Chúa".
1/ Hy-bá-lai (Hebrew) תּוֹרָה [towrah]: Luật (law), sự chỉ dẫn (direction), sự hướng dẫn (instruction). Có các nghĩa sau:
* Hướng dẫn ai làm cách nào để đạt được mục đích (guidance on how to reach a destination).
* Hệ thống các qui tắc/ luật lệ (the body of laws) để điều hoà ứng xử của các thành viên trong một cộng đồng, một đất nước.
* Kinh Tô-ra תּוֹרָה [towrah] (the Torah): Luật pháp (laws). Các luật lệ về hạnh kiểm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môi se trên núi Si-nai như đã được ghi chép trong Xuất-Ê-díp-tô 20:1-17 (the divine rules of conduct given by God to Moses on Mount Sinai according to Exodous 20:1-17).
* Ngũ kinh (the Pentateuch): Năm sách Cựu ước đầu tiên tách biệt khỏi các phần khác của Kinh thánh như các sách Tiên tri các sách Lịch sử và các sách Văn thơ (the Prophets, the Histories, and the Writings) được gọi là Kinh Tô-ra (the Torah).
* Một cuộn sách chứa đựng năm sách Cựu ước đầu tiên của Kinh thánh (a scroll containing the Pentateuch).
* Ý muốn của Đức Chúa Trời như đã được bày tỏ trong luật của Môi se (the will of God as revealed in Mosaic law).
(Thi 1:2) "Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, Và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm".
(Thi 19:7) "Luật pháp của Đức Giê-hô-va là trọn vẹn, bổ linh hồn lại; Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan".
(Thi 37:31) "Luật pháp Đức Chúa Trời người ở trong lòng người; Bước người không hề xiêu tó".
(Thi 40:8) "Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lấy làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa, Luật pháp Chúa ở trong lòng tôi".
(Thi 78:10) "Chúng nó không gìn giữ giao ước của Đức Chúa Trời, Cũng không chịu đi theo luật pháp Ngài".
(Thi 89:30) "Nếu con cháu người bỏ luật pháp ta,Không đi theo mạng lịnh ta"
(Thi 94:12) "Hỡi Đức Giê-hô-va, phước cho người nào Ngài sửa phạt, Và dạy luật pháp Ngài cho".
(Thi 119:18) "Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa".
2/ La tinh (Latin) "legalis": Pháp luật (legal).
(1) Danh từ "legalis" xuất phát từ danh từ "lex legis": Luật lệ, luật pháp, phép tắc, qui tắc.
(2) Danh từ "legalis" có các nghĩa sau:
* Thuộc về hoặc căn cứ trên luật pháp (of or based on law).
* Quan tâm đến luật pháp (concerned with law).
* Thuộc về luật của Môi-se (of the Mosaic law).
* Nói về sự cứu rỗi bởi các việc làm hơn là bởi đức tin (of salvation by works rather than by faith).
(Xuất 24:12) "Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy lên núi, đến cùng ta và ở lại đó; ta sẽ ban cho ngươi bảng đá, luật pháp và các điều răn của ta đã chép đặng dạy dân sự".
(II Sử 6:16) "Vậy, Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên ôi! Chúa đã hứa cùng tôi tớ Chúa là Đa-vít, cha tôi, rằng: Ví bằng con cháu ngươi cẩn thận đường lối mình, giữ theo các luật pháp ta, y như ngươi đã làm, thì trước mặt ta ngươi sẽ chẳng hề thiếu người ngồi trên ngôi Y-sơ-ra-ên; nay cầu xin Chúa hãy giữ gìn lời hứa ấy".
3/ Hy-lạp (Greek) νόμος [nomos]: Luật pháp (law). Có các nghĩa sau:
* Chỉ về bất cứ một tập tục, một luật lệ, một mệnh lệnh nào (a custom, a law, a command) đã được thiết lập (anything established); hoặc bất cứ một luật pháp nào đã được chấp nhận và sử dụng (anything received by usage, of any law whatsoever).
* Thuộc về luật của Môi se (of the Mosaic law).
* Luật đức tin tuyệt đối (the law demanding faith).
* Sự dạy dỗ thuộc về đạo đức của Đức Chúa Giê su (the moral instruction given by Christ), đặc biệt là giáo huấn về tình yêu thương (esp. the precept concerning love).
* Tên gọi sách Ngũ kinh của Môi se (the name of the Pentateuch).
(Mat 5:17) "Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn".
(Giăng 7:51) "Luật chúng ta há bắt tội một người nào chưa tra hỏi đến, và chưa biết điều người ấy đã làm, hay sao?".
(Rô 3:28) "vì chúng ta kể rằng người ta được xưng công bình bởi đức tin, chớ không bởi việc làm theo luật pháp".
(Rô 4:15) "vì luật pháp sanh ra sự giận; song đâu không có luật pháp, thì đó cũng không có sự phạm luật pháp".
(Rô 7:12) "Ấy vậy, luật pháp là thánh, điều răn cũng là thánh, công bình và tốt lành".
(Gal 3:24) "Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình".
(Gal 6:2) "Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ".
4/ Những suối lệ chảy như dòng nước (tears flowing like rivers of water); một biểu hiện đầy kịch tính (a dramatic expression) của nỗi đau đớn, sầu khổ sâu kín nhất! (for the deepest anguish and sorrow!)
* Và vì cớ gì? (and for what?).
* Vì sự bất công đối với chính tác giả? (for injustice to the psalmist himself?)
* Không (no).
* Vì tình trạng người ta xem thường luật pháp của Đức Chúa Trời (for man's disregard of God's law), và bởi đó nên họ không tôn kính danh Ngài (and thus dishonour to His name).
(Thi 119:136) "Những suối lệ chảy từ mắt tôi, Bởi vì người ta không giữ luật pháp của Chúa".
(1) Suối פֶּלֶג [peleg]: Sông, dòng nước (river); dòng suối (stream).
(Thi 119:136) "Những suối lệ chảy từ mắt tôi, Bởi vì người ta không giữ luật pháp của Chúa".
(a) Danh từ פֶּלֶג [peleg] có nghĩa sau:
* Rãnh nước nhỏ (small channel of water).
* Dòng chảy của một chất lỏng (the flow of a fluid).
(Gióp 29:6) "Lúc tôi rửa chân trong sữa, Và hòn đá phun suối dầu ra cho tôi!"
(Thi 1:3) "Người ấy sẽ như cây trồng gần dòng nước, Sanh bông trái theo thì tiết, Lá nó cũng chẳng tàn héo; Mọi sự người làm đều sẽ thạnh vượng".
(Thi 46:4) "Có một ngọn sông, dòng nước nó làm vui thành Đức Chúa Trời, là nơi thánh về chỗ ở của Đấng Chí cao".
(Thi 65:9 "9 Chúa thăm viếng đất, và tưới ướt nó, Làm cho nó giàu có nhiều; Suối Đức Chúa Trời đầy nước. Khi Chúa chế đất, thì sắm sửa ngũ cốc cho loài người".
(b) Latin "áqua -ae": Nước (water).
(Thi 119:136) "Những suối lệ chảy từ mắt tôi, Bởi vì người ta không giữ luật pháp của Chúa".
(Châm 21:1) "Lòng của vua ở trong tay Đức Giê-hô-va khác nào dòng nước chảy; Ngài làm nghiêng lệch nó bề nào tùy ý Ngài muốn".
(Ê sai 30:25) "Đến ngày chém giết lớn, khi đồn lũy đổ xuống, thì trên mọi núi cao đồi cả sẽ có những suối nước chảy".
(Ê sai 32:2) "Sẽ có một người như nơi núp gió và chỗ che bão táp, như suối nước trong nơi đất khô, như bóng vầng đá lớn trong xứ mòn mỏi".
(Ca 3:48) "Mắt tôi chảy dòng nước, vì gái dân tôi mắc diệt vong".
(c) Hy lạp (Greek) ποταμός [potamós]: Dòng nước đang chảy (running water); nước lụt (flood); dòng sông (river); dòng suối (stream); nước (water).
(Thi 119:136) "Những suối lệ chảy từ mắt tôi, Bởi vì người ta không giữ luật pháp của Chúa".
(Mác 1:5) "Cả xứ Giu-đê và hết thảy dân sự thành Giê-ru-sa-lem đều đến cùng người, xưng tội mình và chịu người làm phép báp tem dưới sông Giô-đanh".
(Giăng 7:38) "Kẻ nào tin ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình, y như Kinh Thánh đã chép vậy".
(Khải 22:1) "Thiên sứ chỉ cho tôi xem sông nước sự sống, trong như lưu ly, từ ngôi Đức Chúa Trời và Chiên Con chảy ra".
(2) Giữ שָׁמַר [shâmar]: Giữ (keep); tuân theo (observe), chú ý (regard).
(Thi 119:136) "Những suối lệ chảy từ mắt tôi, Bởi vì người ta không giữ luật pháp của Chúa".
* Tham khảo Thi thiên 119:134.
KẾT LUẬN:
Khi bạn sống bởi lời của Đức Chúa Trời (live by Word of God), đời sống bạn trở nên lạ lùng (your life becomes wonderful) bởi vì lời của Đức Chúa Trời là lạ lùng (the Word of God is wonderful).
(Thi 119:129) "Chứng cớ Chúa thật lạ lùng; Cho nên lòng tôi giữ lấy".
(1) Đức Thánh Linh tỏ cho bạn những điều lạ lùng trong các lời của Đức Chúa Trời (The Spirit shows you wonderful things in the Words).
(Thi 119:18) "Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy Sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa".
(2) Đức Thánh Linh giúp đỡ bạn để suy gẫm trong những công việc lạ lùng của Đức Chúa Trời (The Spirit enables you to mediate on His Works).
(Thi 119:27) "Cầu Chúa làm cho tôi hiểu biết con đường giềng mối Chúa, Thì tôi sẽ suy gẫm các công việc lạ lùng của Chúa".
(3) Đức Chúa Trời biến hoá tâm trí bạn (God transforms your mind) và giúp cho bạn thoát khỏi sự làm theo sự ngốc nghếch của đời nầy (to escape the dull conformity of the world).
(Rô 12:1-2) "1 Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em. 2 Đừng làm theo đời nầy, nhưng hãy biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần mình, để thử cho biết ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời là thể nào".
(4) Sự sáng của Đức Chúa Trời chiếu trong lòng bạn (His light shines within you) và mặt Đức Chúa Trời soi sáng trên bạn (His faces shines upon you).
(Thi 119:130) "Sự bày giãi lời Chúa, soi sáng cho, Ban sự thông hiểu cho người thật thà".
(Thi 119:135) "Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(5) Nhờ đó, bạn trở thành một sự sáng trong một thế giới tối tăm nầy (you become a light in a dark world).
(Phi líp 2:14) "hầu cho anh em ở giữa dòng dõi hung ác ngang nghịch, được nên con cái của Đức Chúa Trời, không vít, không tì, không chỗ trách được, lại giữa dòng dõi đó, giữ lấy đạo sự sống, chiếu sáng như đuốc trong thế gian".
Mục Sư Trương Hoàng Ứng