(Thi 119:121-128) "121 Tôi đã làm điều ngay thẳng và công bình; Chớ phó tôi cho kẻ hà hiếp tôi. 122 Xin Chúa làm Đấng bảo lãnh cho kẻ tôi tớ Chúa được phước; Chớ để kẻ kiêu ngạo hà hiếp tôi. 123 Mắt tôi hao mòn vì mong ước sự cứu rỗi. Và lời công bình của Chúa. 124 Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa. 125 Tôi là kẻ tôi tớ Chúa; xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, Để tôi hiểu biết các chứng cớ của Chúa. 126 Phải thì cho Đức Giê-hô-va làm, Vì loài người đã phế luật pháp Ngài. 127 Nhân đó tôi yêu mến điều răn Chúa hơn vàng, thậm chí hơn vàng ròng. 128 Vì vậy, tôi xem các giềng mối Chúa về muôn vật là phải; Tôi ghét mọi đường giả dối".


DẪN NHẬP.


1/ Chủ đề (theme) của Thi thiên 119:121-128 là: Lời cầu nguyện của người công chính chống lại sự không công chính (the just man's prayer against injustice). 

2/ Những điểm chính (outlines) của Thi thiên 119: 121-128 là: Từ trong ngục tù của sự áp bức, tác giả đã (out of the prison of oppression he):
(1) Cầu khẩn cùng Đức Chúa Trời là Đấng bảo lãnh của ông (appeals to God to be his surety).
(Thi 119:121-122) "121 Tôi đã làm điều ngay thẳng và công bình; Chớ phó tôi cho kẻ hà hiếp tôi. 122 Xin Chúa làm Đấng bảo lãnh cho kẻ tôi tớ Chúa được phước; Chớ để kẻ kiêu ngạo hà hiếp tôi".
(2) Thốt ra lòng mong mỏi rã rời về sự giải cứu (Utters his weary longing for deliverance). 
(Thi 119:123-125) "123 Mắt tôi hao mòn vì mong ước sự cứu rỗi. Và lời công bình của Chúa. 124 Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa. 125 Tôi là kẻ tôi tớ Chúa; xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, Để tôi hiểu biết các chứng cớ của Chúa".
(3) Chỉ ra thời điểm (points to the "time") Chúa hành động.
(Thi 119:126) "Phải thì cho Đức Giê-hô-va làm, Vì loài người đã phế luật pháp Ngài".
(4) Và bày tỏ tình yêu tuyệt đối của ông đối với luật pháp của Đức Chúa Trời so với sự bất chấp luật pháp của các kẻ áp bức (and professes his supreme love for God's law in contrast to the oppressors' contempt of it).
(Thi 119:127-128) "127 Nhân đó tôi yêu mến điều răn Chúa hơn vàng, thậm chí hơn vàng ròng. 128 Vì vậy, tôi xem các giềng mối Chúa về muôn vật là phải; Tôi ghét mọi đường giả dối".

I/ LUẬT LỆ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (statute of God).

(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew)
חֹק [choq] danh từ giống đực của חֻקָּה [chuqqâh]: Đạo luật, qui chế, chế độ (statute); sắc lệnh, sắc luật, chiếu chỉ (ordinance); sự thông qua (enactment); ranh giới, giới hạn (limit). 
(1) Về thực chất thì cả hai từ
חֹק [choq] và חֻקָּה [chuqqâh] đều có nghĩa giống như nhau (and meaning substantially the same).
(2) Danh từ
חֹק [choq] và חֻקָּה [chuqqâh] có các nghĩa sau:
* Tự nghĩa danh từ
חֹק [choq]: Một luật lệ đã được thông qua (a law enacted)
* Nhiệm vụ được quy định (prescribed task).
* Số phận được định trước (prescribed portion).
* Quyền hạn được chỉ định (prescribed due).
* Giới hạn hoặc ranh giới được ấn định (prescribed limit, boundary).
* Một bộ luật chính thức được viết thành văn bản (a written law).
* Một sắc lệnh chính thức được ban hành bởi nhà cầm quyền hợp pháp (an oficial order issued by a legal authority).
* Luật thiên liêng (devine law).
(Xuất 29:9b) "Thế thì, chức tế lễ sẽ bởi mạng lịnh định đời đời cho họ. Ngươi lập A-rôn và các con trai người là thế".
(Thi 119:5) "Ô! chớ chi đường lối tôi được vững chắc, Để tôi giữ các luật lệ Chúa!".
(Thi 119:23) "Vua chúa cũng ngồi nghị luận nghịch tôi; Song tôi tớ Chúa suy gẫm luật lệ Chúa".
(Thi 119:26) "Tôi đã tỏ với Chúa đường lối tôi, Chúa bèn đáp lời tôi; Xin hãy dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Ê xê 5:6-7) "6 Bởi nó bạn nghịch luật lệ ta, làm đều dữ hơn các dân tộc, trái phép tắc ta hơn các nước chung quanh; vì chúng nó khinh bỏ luật lệ ta, và không bước theo phép tắc ta. 7 Vậy nên, Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Tại các ngươi là rối loạn hơn các dân tộc chung quanh, không bước theo phép tắc ta, cũng không giữ luật lệ ta; tại các ngươi cũng không làm theo luật lệ của các dân tộc chung quanh mình".

2/ La tinh (Latin) "statutum": Đạo luật (statute); do động từ "statuere": Thiết lập, tạo ra, thành lập, ấn định (set up).
(Sáng 26:5) "vì Áp-ra-ham đã vâng lời ta và đã giữ điều ta phán dạy, lịnh, luật và lệ của ta".
(Xuất 15:26) "Ngài phán rằng: Nếu ngươi chăm chỉ nghe lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, làm sự ngay thẳng trước mặt Ngài, lắng tai nghe các điều răn và giữ mọi luật lệ Ngài, thì ta chẳng giáng cho ngươi một trong các bịnh nào mà ta đã giáng cho xứ Ê-díp-tô; vì ta là Đức Giê-hô-va, Đấng chữa bịnh cho ngươi".

3/ Trong Cựu ước, danh từ
חֹק [choq] (statute) được chép đến 127 lần, riêng trong Thi thiên 119 có đến 23 lần (Thi 119: 5, 8, 12, 16, 23, 26, 33, 48, 54, 64, 68, 71, 80, 83, 112, 117, 118, 124, 135, 145, 155, 171).
(Thi 119:8) "Tôi sẽ giữ các luật lệ Chúa; Xin chớ bỏ tôi trọn".

4/ Lời cầu nguyện trong Thi thiên 119:121, tác giả đã nói mình làm điều ngay thẳng và công bình (he had done what was just and right). 
(Thi 119:121) "Tôi đã làm điều ngay thẳng và công bình; Chớ phó tôi cho kẻ hà hiếp tôi".
(1) Ngay thẳng
מִשְׁפָּט [mishpâṭ]: Chính trực (just). Tính từ מִשְׁפָּט [mishpâṭ] có các nghĩa sau:
* Ứng xử hoặc đối xử đúng và công bằng (acting or done in accordance with what is morally right or fair).
* Phẩm chất đúng đắn (right in amount etc.; proper).
(2) Công bình
צֶדֶק [tsedeq]: Đúng đắn (righteous). Tính từ צֶדֶק [tsedeq] có các nghĩa sau:
* Sự làm cái gì đúng về mặt đạo đức (morally right).
* Tuân theo hoặc tôn trọng luật pháp (law-abiding).
(3) Cả hai tính từ
מִשְׁפָּט [mishpâṭ]: Ngay thẳng (just) và צֶדֶק [tsedeq]: Đúng đắn (righteous) đều có nghĩa tương tự; cả hai tính từ đều chỉ về luật pháp Đức Chúa Trời (God's law). Cho nên, câu "Tôi đã làm điều ngay thẳng và công bình" có nghĩa là "Tôi đã làm theo luật pháp của Chúa" (Thi 119:121).
(a) Latin "justus / jus" (just): Đúng, chính xác (just / right).
* Danh từ "justitia": Sự công bằng (justice).
* Động từ "justificare": Làm điều công bằng (do justice to).
(b) Hy lạp (Greek) δικαιόω [dikaioō] (justify): Xưng công bình, hợp lý. Chứng minh một người hay một hành động là đúng (show the justice or rightness of a person, act, etc.)

5/ Tác giả Thi thiên 119:122 cầu nguyện: "Xin Chúa làm Đấng bảo lãnh cho kẻ tôi tớ Chúa". 
(Thi 119:122) "Xin Chúa làm Đấng bảo lãnh cho kẻ tôi tớ Chúa được phước; Chớ để kẻ kiêu ngạo hà hiếp tôi".

(1) Bảo lãnh
עָרַב [ʻârab]: Bảo đảm, bảo vệ (secure); chú ý (engage); can thiệp vào (meddle); cam kết, cam đoan (undertake); kết lại (braid); hoà quyện, trộn lẫn vào (intermix).
(a) Động từ
עָרַב [ʻârab] có các nghĩa sau:
* Đem lại sự an ninh, an toàn (give to be security).
* Làm cho ai/gì được an toàn (make secure or safe).
* Đưa ra những lời hứa hoặc những vật thế chấp (give pledges).
* Trở thành sự bảo đảm (become surety).
* Là vật bảo đảm hoặc vật thế chấp (be surety).
* Can thiệp vào cái gì không liên quan đến mình (interfered in or busy oneself unduly with others' concerns).
(Thi 119:122) "Xin Chúa làm Đấng bảo lãnh cho kẻ tôi tớ Chúa được phước; Chớ để kẻ kiêu ngạo hà hiếp tôi".
(b) Latin "suscéptor -óris": Người bảo vệ, người binh vực (defender); người giám hộ, bảo hộ, che chở (protector); người giúp đỡ (helper).
* Người bảo vệ ai/gì khỏi bị hại (a person who protects).
* Chống lại một cuộc tấn công (resist an attack made on).
* Bảo vệ ai/gì khỏi bị hại hay nguy hiểm (protect a person or thing from harm or danger).
(Gióp 17:3) "Xin Chúa ban cho tôi một bằng cớ; hãy bảo lãnh tôi bên Chúa; vì ngoài Chúa ai sẽ bảo lãnh cho tôi?"
(c) Hy lạp Greek ἔγγυος [éngyos]: Người bảo lĩnh (surety). 
Danh từ ἔγγυος [éngyos] gồm:
* Tiền tố (pref.) ἐν [en]: Trong (in); rất mạnh mẽ, hùng mạnh (mightily).
* Danh từ γυῖον [guîon]: Cánh tay, sự ủng hộ (a limb).
(Hê 7:22) "Vì thế, Đức Chúa Jêsus đã trở nên Đấng bảo lãnh cho một cái giao ước rất tôn trọng hơn cái trước".
(2) Đấng bảo lãnh là Đấng đứng lên binh vực một người khác (the one who stands for another), là một người đại diện cho người khác (the one who represents another).
Đức Chúa Giê su là Đấng bảo lãnh của chúng ta, tại đồi Gô gô tha Ngài đã biện hộ duyên cớ của chúng ta thành công (pleads our cause successful) qua toàn bộ sự sống và kiềm chế những kẻ áp bức ngạo mạn (through all of life and restrains the arrogant oppressor).
(Thi 119:122) "Xin Chúa làm Đấng bảo lãnh cho kẻ tôi tớ Chúa được phước; chớ để kẻ kiêu ngạo hà hiếp tôi".

6/ Tác giả Thi thiên 119:123 đã viết:
* Ông đang ngửa trông sự giải cứu của Chúa (looked for God's deliverance) cho đến khi mắt ông cay rát (till his eyes were sore). 
* Ông đã chờ đợi đến kiệt sức (waited till exhausted) mới nhận được sự ứng nghiệm lời hứa công bình rằng Chúa sẽ can thiệp cho ông.
(a) Hao mòn
כָּלָה [kâlâh]: Giảm sút (fail); yếu ớt (faint); hết hiệu lực (expire); yếu mòn (waste). Động từ כָּלָה [kâlâh] có các nghĩa sau:
* Nếu ở dạng nội động từ (intransitive) nó có nghĩa: Chấm dứt (end); dừng lại (cease); bị kết thúc (be finished); tàn lụi (perish).
* Nếu ở dạng ngoại động từ (transitive) nó có nghĩa: Hoàn tất (complete); hoàn thành (accomplish); chuẩn bị (prepare); phá hủy (consume); tàn phá, tiêu hủy (destroy).
(Thi 119:123) "Mắt tôi hao mòn vì mong ước sự cứu rỗi. Và lời công bình của Chúa".
(b) Latin "deféctio -onis": Thiếu sót (defect); hư hỏng (failing); dừng, kết thúc, không còn hoạt động (ceasing). Danh từ "deféctio -onis" gồm:
* Tiền tố (pref.) "de": Bày tỏ một sự ngược lại hoặc sự phủ định (expressing negation). 
* Động từ (verb) "fecúndo -áre": Cung cấp thêm (replenish); làm đầy (fill); làm cho thành công, làm cho có kết quả (making fruitful).
(Thi 119:81) "Linh hồn tôi hao mòn vì mong ước sự cứu rỗi của Chúa; Song tôi trông cậy lời của Chúa".
(c) Hy lạp (Greek) ἐκλείπω [ekleípō]: Giảm sút (cease); yếu (fail); chểnh mảng (omit); chết dần (die away). Động từ ἐκλείπω [ekleípō] gồm:
* Tiền tố (pref.) ἐκ [ek]: Ở ngoài, ra ngoài (out).
* Động từ (verb) λείπω [leípō]: Rời khỏi (leave).
(I Cô 13:8) "Tình yêu thương chẳng hề hư mất bao giờ. Các lời tiên tri sẽ hết, sự ban cho nói tiếng lạ sẽ thôi, sự thông biết hầu bị bỏ".

7/ Mặc dầu, đường như là lời kêu nài công lý (a plea for justice) trong Thi 119:121b "Chớ phó tôi cho kẻ hà hiếp tôi". Thì ở đây, tác giả vẫn gieo mình vào lòng thương xót hoặc sự ơn huệ của Đức Chúa Trời (cast himself on the mercy or grace of the Lord).
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(1) Đãi
עָשָׂה [ʻâsâh]: Làm hoặc hành động (to do or make); cư xử (deal with); hoàn thành (accomplish); cam kết (commit); tô điểm (deck); xén, tỉa, đẽo, gọt, cắt, lọc (trim);  trang điểm (dress); thết tiệc (feast); đáp ứng (fulfill); cung cấp (furnish); cai trị (govern); ban tặng (offer); thực hiện (perform); chuẩn bị, sửa soạn (prepare); bảo quản, duy trì, ủng hộ (maintain); quan sát (observe); lo liệu, chu cấp (provide).
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(a) Động từ
עָשָׂה [ʻâsâh] có các nghĩa sau:
* Đối xử tốt với (dealt well with).
* Chu cấp đầy đủ cho ai thứ mà người đó cần (provde for sb).
* Làm cái được bảo làm hoặc buộc phải làm (do what one is told to do).
* Bước theo (go or come after).
* Hành động theo, làm theo (conform to). 
(Thi 119:65) "Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã hậu đãi kẻ tôi tớ Ngài tùy theo lời của Ngài".
(Thi 119:65) "Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã hậu đãi kẻ tôi tớ Ngài Tùy theo lời của Ngài". 
(Thi 119:73) "Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi; Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(Thi 119:84) "Số các ngày kẻ tôi tớ Chúa được bao nhiêu? Chừng nào Chúa sẽ đoán xét những kẻ bắt bớ tôi?"
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa Luôn luôn, và cho đến cuối cùng".
(Thi 119:121) "Tôi đã làm điều ngay thẳng và công bình; Chớ phó tôi cho kẻ hà hiếp tôi".
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:126) "Phải thì cho Đức Giê-hô-va làm, Vì loài người đã phế luật pháp Ngài".
(Thi 119:166) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi có trông cậy nơi sự cứu rỗi của Ngài. Và làm theo các điều răn Ngài".
(b) Latin "fácio -ere -féci -fáctum": Đối đãi, cư xử (deal with); sắp xếp (make); làm, hành động (do); kiếm được, giành được (grant); khiến cho (cause); cam kết, thỏa thuận (commit).
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Xuất 1:10) "hè! ta hãy dùng chước khôn ngoan đối cùng họ, kẻo họ thêm nhiều lên, một mai nếu có cơn chinh chiến xảy đến, họ sẽ hiệp cùng quân nghịch đánh lại ta, và ra khỏi xứ chăng".
(II Vua 21:6) "Người đưa con trai mình qua lửa, tập tành phép thiên văn và việc bói điềm; lập lên những đồng cốt và thầy bói. Người làm điều ác trước mặt Đức Giê-hô-va quá chừng, chọc giận Ngài hoài".
(Thi 116:7) "Hỡi linh hồn ta, hãy trở về nơi an nghỉ ngươi; Vì Đức Giê-hô-va đã hậu đãi ngươi".
(Giê 6:13) "13 Vì trong vòng họ, từ kẻ rất nhỏ cho đến người rất lớn, đều tham lam; từ kẻ tiên tri cho đến thầy tế lễ, đều làm sự giả dối".
(c) Hy lạp (Greek) ποιέω [poiéō]: Đối đãi, cư xử (deal); hành động (make or do); khiến cho (cause); cam kết, thỏa thuận (commit); quan sát (observe); bảo vệ (secure; báo thù, trả thù (avenge).
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Lu 1:25) "Ấy là ơn Chúa đã làm cho tôi, khi Ngài đã đoái đến tôi, để cất sự xấu hổ tôi giữa mọi người".
(Lu 2:48) "Khi cha mẹ thấy Ngài, thì lấy làm lạ, và mẹ hỏi rằng: Hỡi con, sao con làm cho hai ta thể nầy? Nầy, cha và mẹ đã khó nhọc lắm mà tìm con".
(Giăng 4:9) "Người đàn bà Sa-ma-ri thưa rằng: Ủa kìa! ông là người Giu-đa, mà lại xin uống nước cùng tôi, là một người đàn bà Sa-ma-ri sao? (Số là, dân Giu-đa chẳng hề giao thiệp với dân Sa-ma-ri".

(2) Tôi tớ
עֶבֶד [`ebed]: Người đầy tớ, bầy tôi, người phục vụ (servant); cảnh nô lệ, sự giam cầm (bondage); nô lệ (slave); người nô lệ (bondman).
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(a) Danh từ
עֶבֶד [`ebed] có các nghĩa sau:
* Người giúp việc cho người khác thường được lãnh lương theo quy định (a person has undertaken usu. in return for stipulated pay).
* Những người thật lòng tin cậy Đức Chúa Trời (for those who have trusted Him), và muốn sống cho Ngài (want to live for Him).
(Thi 119:17) "Xin Chúa ban ơn lành cho tôi tớ Chúa, để tôi được sống; Thì tôi sẽ giữ lời của Chúa".
(Thi 119:23) "Vua chúa cũng ngồi nghị luận nghịch tôi; Song tôi tớ Chúa suy gẫm luật lệ Chúa".
(Thi 119:38) "Xin Chúa làm ứng nghiệm lời Chúa cho kẻ tôi tớ Chúa, Tức là kẻ kính sợ Chúa".
(Thi 119:49) "Xin Chúa nhớ lại lời Chúa phán cho tôi tớ Chúa, Vì Chúa khiến tôi trông cậy".
(Thi 119:65) "Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã hậu đãi kẻ tôi tớ Ngài Tùy theo lời của Ngài".
(Thi 119:76) "Chúa ơi, nguyện sự nhân từ Chúa an ủi tôi, Y như Chúa đã phán cùng kẻ tôi tớ Chúa".
(Thi 119:84) "Số các ngày kẻ tôi tớ Chúa được bao nhiêu? Chừng nào Chúa sẽ đoán xét những kẻ bắt bớ tôi?"
(Thi 119:91) "Tùy theo mạng lịnh Chúa, các điều đó còn vững đến ngày nay; Vì muôn vật đều hầu việc Chúa".
(Thi 119:122) "Xin Chúa làm Đấng bảo lãnh cho kẻ tôi tớ Chúa được phước; Chớ để kẻ kiêu ngạo hà hiếp tôi".
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:125) "Tôi là kẻ tôi tớ Chúa; xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, Để tôi hiểu biết các chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:135) "Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:140) "Lời Chúa rất là tinh sạch, Nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
(Thi 119:176) "Tôi xiêu lạc khác nào con chiên mất: Xin hãy tìm kiếm kẻ tôi tớ Chúa, Vì tôi không quên điều răn của Chúa".
(b) Latin "servus" (slave): Nô lệ. Do động từ "servir": Phục vụ, phụng vụ, làm đầy tớ (serve): Danh từ nầy được Kinh thánh xử dụng với các nghĩa sau:
* Nô lệ là tài sản hợp pháp của người chủ và buộc phải vâng lời tuyệt đối với chủ (a person who is the legal property of another or others and is bound to absolute obedience); làm việc vất vả nhưng lại không nhận được tiền công.
* Hết thảy dân sự của Đức Chúa Trời (all of God's people).
* Những người thờ phượng Đức Chúa Trời (worshippers of God).
* Đầy tớ trong nghĩa đặc biệt như các Tiên tri, các người Lê-vi... (servant in special sense as prophets, Levites etc).
* Đầy tớ của Đức Chúa Trời chỉ về dân Y-sơ-ra-ên (servant of Israel).
(Sáng 39:17) "học lại cùng chủ y như lời trước, rằng: Thằng nô lệ Hê-bơ-rơ mà ông khéo đem về nhà đã đến gần đặng chọc ghẹo tôi".
(Lê 25:42) "Vì ấy là những tôi tớ ta mà ta đã đem ra khỏi xứ Ê-díp-tô; không nên bán họ như người ta bán tôi mọi".
(Giê 2:14) "Y-sơ-ra-ên là đầy tớ, hay là tôi mọi sanh trong nhà? Vậy sao nó đã bị phó cho sự cướp?"
(Ca 5:8) "Kẻ đầy tớ cai trị chúng tôi, Chẳng ai cứu chúng tôi khỏi tay họ".
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(c) Hy lạp (Greek) δοῦλος [doûlos]: Nô lệ (slave); người nô lệ (bondman); bầy tôi, người phục vụ (servant). 
* Danh từ δοῦλος [doûlos] xuất phát từ động từ δέω [déō]: Cột, buộc (bind); ở trong cảnh bị xiềng xích (be in bonds); kết chặt (knit); trói chặt, thắt lại (tie). * Danh từ δοῦλος [doûlos] bao gồm cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng; chủ động hoặc vô thức (literal or figurative, involuntary or voluntary).
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Mat 25:21) "Chủ nói với người rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi".
(Mác 10:44) "còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi mọi người".
(Giăng 8:34) "Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi".
(Ga 3:28) "Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một".
(Êp 6:6) "không phải vâng phục trước mặt người mà thôi, như các ngươi kiếm cách làm đẹp lòng người ta, nhưng phải như tôi tớ của Đấng Christ, lấy lòng tốt làm theo ý muốn Đức Chúa Trời".

(3) Nhân từ
חֶסֶד [cheçed]: Sự nhơn từ (kindness); lòng khoang dung (mercy); lòng tốt (goodness); lòng thương xót (pity); sự quí mến (lovingkindness); sự đố xử tốt (good deed); chiếu cố, ban đặc ân (favour).
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(a) Danh từ
חֶסֶד [cheçed] có các nghĩa sau:
* Một hành động tử tế (a kind act).
* Sự chăm sóc âu yếm hoặc sự quan tâm (tenderness and consideration).
* Lòng nhân từ khoang dung (compassion or forbearance).
* Thể hiện lòng thương xót đối với (have pity on).
(Thi 119:64) "Hỡi Đức Giê-hô-va, đất được đầy dẫy sự nhân từ Ngài; Xin hãy dạy tôi các luật lệ Ngài".
(Thi 119:76) "Chúa ơi, nguyện sự nhân từ Chúa an ủi tôi, Y như Chúa đã phán cùng kẻ tôi tớ Chúa".
(Thi 119:88) "Xin hãy làm cho tôi được sống, tùy theo sự nhân từ Chúa, Thì tôi sẽ gìn giữ chứng cớ của miệng Chúa".
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:149) "Hỡi Đức Giê-hô-va, theo sự nhân từ Ngài, xin hãy nghe tiếng tôi; Hãy khiến tôi được sống tùy mạng lịnh Ngài".
(Thi 119: 159) "Xin hãy xem tôi yêu mến giềng mối Chúa dường bao! Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy khiến tôi được sống tùy sự nhân từ Ngài".
(b) Latin "miséreor -éri": Lòng thương xót (pity); có lòng khoan dung (have mercy on); lòng trắc ẩn (compassion for); niềm thương cảm đối với (lament).
(Thi 119:88) "Xin hãy làm cho tôi được sống, tùy theo sự nhân từ Chúa, Thì tôi sẽ gìn giữ chứng cớ của miệng Chúa".
*  Cảm giác buồn phiền và có lòng trắc ẩn đối với sự đau khổ, khó khăn của những người khác (sorrow and compassion aroused by another's condition).
(Xuất 33:19) "Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ làm cho các sự nhân từ ta phát ra trước mặt ngươi; ta hô danh Giê-hô-va trước mặt ngươi; làm ơn cho ai ta muốn làm ơn, và thương xót ai ta muốn thương xót".
(Thi 6:4) "Lạy Đức Giê-hô-va, xin hãy trở lại, giải cứu linh hồn tôi; Hãy cứu tôi vì lòng nhân từ Ngài".
(Thi 23:6) "Quả thật, trọn đời tôi phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi; Tôi sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-va Cho đến lâu dài".
(Thi 31:19) "Sự nhân từ Chúa, Mà Chúa đã dành cho người kính sợ Chúa, Và thi hành trước mặt con cái loài người Cho những kẻ nương náu mình nơi Chúa, thật lớn lao thay!".
(Thi 98:3) "Ngài đã nhớ lại sự nhân từ và sự thành tín của Ngài đối cùng nhà Y-sơ-ra-ên; Các đầu đất đã thấy sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời chúng tôi".
(E xơ ra 3:11) "Chúng ca hát đối đáp mà ngợi khen cảm tạ Đức Giê-hô-va rằng: Đáng ngợi khen Đức Giê-hô-va, vì Ngài là tốt lành, lòng thương xót của Ngài đối với Y-sơ-ra-ên còn đến đời đời! Cả dân sự đều kêu reo tiếng lớn, ngợi khen Đức Giê-hô-va, bởi vì người ta xây nền đền thờ của Đức Giê-hô-va".
(Giê 33:11b) "Hãy cảm tạ Đức Giê-hô-va vạn quân, vì Đức Giê-hô-va là nhân lành, sự nhân từ của Ngài còn đời đời! và của những kẻ đến dân của lễ tạ ơn trong nhà Đức Giê-hô-va. Vì ta sẽ khiến những phu tù của đất nầy trở về, làm cho như trước, Đức Giê-hô-va đã phán".
(c) Hy lạp (Greek) ἔλεος [eleos] (mercy / kindness): Lòng tốt, sự tốt bụng, sự tử tế, âu yếm, dịu dàng, ân cần.
Danh từ ἔλεος [eleos] có các nghĩa sau:
* Cảm thấy đau buồn và lòng trắc ẩn bị kích thích bởi những hoàn cảnh đau khổ, hoặc khó khăn của người khác (sorrow and compassion aroused by another's condition).
* Lòng nhơn từ hoặc sự độ lượng bày tỏ cho những kẻ thù hoặc các người phạm tội; mặc dầu mình có quyền trừng phạt (compassion or forbearance shown to enermies or offensers in one's power).
* Một hành động tốt vượt lên trên mức thích đáng hoặc bình thường (an act of kindness beyond what is due or usual).
(Mat 5:7) "Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót!".
(Mat 9:36) "Khi Ngài thấy những đám dân đông, thì động lòng thương xót, vì họ cùng khốn, và tan lạc như chiên không có kẻ chăn".
(Mác 9:22-23) "22 Quỉ đã lắm phen quăng nó trong lửa và dưới nước, để giết nó đi; nhưng nếu thầy làm được việc gì, xin thương xót chúng tôi và giúp cho! 23 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Sao ngươi nói: Nếu thầy làm được? Kẻ nào tin thì mọi việc đều được cả".
(Lu 1:78) "Vì Đức Chúa Trời chúng tôi động lòng thương xót, Và mặt trời mọc lên từ nơi cao thăm viếng chúng tôi".
(Rô 9:15) "Vì Ngài phán cùng Môi-se rằng: Ta sẽ làm ơn cho kẻ ta làm ơn, ta sẽ thương xót kẻ ta thương xót".
(Ê phê sô 2:4-5) "4 Nhưng Đức Chúa Trời, là Đấng giàu lòng thương xót, vì cớ lòng yêu thương lớn Ngài đem mà yêu chúng ta, 5 nên đang khi chúng ta chết vì tội mình, thì Ngài làm cho chúng ta sống với Đấng Christ, ấy là nhờ ân điển mà anh em được cứu".
(II Tê 1:11) "Cho nên, chúng tôi vì anh em cầu nguyện không thôi, hầu cho Đức Chúa Trời chúng ta khiến anh em xứng đáng với sự gọi của Ngài, và cho Ngài lấy quyền phép làm trọn trong anh em mọi ý định thương xót của lòng nhân Ngài và công việc của đức tin".
(Gia 5:11) "Anh em biết rằng những kẻ nhịn nhục chịu khổ thì chúng ta xưng là có phước. Anh em đã nghe nói về sự nhịn nhục của Gióp, và thấy cái kết cuộc mà Chúa ban cho người; vì Chúa đầy lòng thương xót và nhân từ".

(4) Dạy
לָמַד [lâmad]: Dạy (teach); huấn luyện (train); chỉ dẫn (instruct); thúc đẩy (goad).
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(a) Động từ
לָמַד [lâmad] có các nghĩa sau: 
* Huấn luyện, rèn luyện, đào tạo, uốn nắn (train). 
* Làm cho (một người / vật) đạt tới một chuẩn mực mong muốn hay có hiệu quả, bằng cách dạy dỗ hoặc bằng thực tập (teach a person, animal, etc. a specified skill esp. by practice).
* Cái roi/cây gậy là một sự kích thích của người phương đông (the rod being an Oriental incentive).
(Thi 94:12) "Hỡi Đức Giê-hô-va, phước cho người nào Ngài sửa phạt, Và dạy luật pháp Ngài cho".
(Thi 119:22) "Hỡi Đức Giê-hô-va, đáng ngợi khen Ngài. Xin dạy tôi các luật lệ Ngài".
(Thi 119:26) "Tôi đã tỏ với Chúa đường lối tôi, Chúa bèn đáp lời tôi; xin hãy dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:33) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin chỉ dạy tôi con đường luật lệ Chúa, thì tôi sẽ giữ lấy cho đến cuối cùng".
(Thi 119:64) "Hỡi Đức Giê-hô-va, đất được đầy dẫy sự nhân từ Ngài; Xin hãy dạy tôi các luật lệ Ngài".
(Thi 119:66) "Xin hãy dạy tôi lẽ phải và sự hiểu biết, Vì tôi tin các điều răn Chúa".
(Thi 119:68) "Chúa là thiện và hay làm lành; Xin hãy dạy tôi các luật lệ Chúa"
(Thi 119:99) "Tôi có trí hiểu hơn hết thảy kẻ dạy tôi, vì tôi suy gẫm các chứng cớ Chúa".
(Thi 119:108) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhậm lễ lạc ý của miệng tôi, Và dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài".
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:135) "Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:171) "Nguyện môi miệng tôi đồn ra sự ngợi khen Chúa; Vì Chúa dạy tôi các luật lệ Chúa".
(b) Latin "trahere": Lôi, kéo, giật (pull).
(Thi 119:108) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhậm lễ lạc ý của miệng tôi, Và dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài".
* Bày vẽ, hướng dẫn (draw).
* Chỉ dẫn (instruct).
* Dạy (ai) một môn học nào đó (teach a person a subject). 
(Giê 31:18-19) "18 Ta nghe Ép-ra-im vì mình than thở rằng: Ngài đã sửa phạt tôi, tôi bị sửa phạt như con bò tơ chưa quen ách. Xin Chúa cho tôi trở lại, thì tôi sẽ được trở lại; vì Chúa là Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi! 19 Thật, sau khi tôi bị trở lại, tôi đã ăn năn; sau khi tôi được dạy dỗ, tôi đã vỗ đùi. Tôi nhuốc nhơ hổ thẹn, vì đã mang sự sỉ nhục của tuổi trẻ".
(c) Hy lạp διδάσκω [didáskō]: Dạy, dạy dỗ (teach). 
* Động từ διδάσκω [didáskō] ngược lại với động từ δάω [dáō]: Học tập, được dạy dạy dỗ (to learn).
(Thi 119:108) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhậm lễ lạc ý của miệng tôi, Và dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài".
(Mat 5:1-2) "1 Đức Chúa Jêsus xem thấy đoàn dân đông, bèn lên núi kia; khi Ngài đã ngồi, thì các môn đồ đến gần. 2 Ngài bèn mở miệng mà truyền dạy rằng:"
(Mác 4:1-2) "1 Đức Chúa Jêsus lại khởi sự giảng dạy nơi bờ biển; có một đoàn dân đông lắm nhóm lại xung quanh Ngài, Ngài bước lên trong một chiếc thuyền và ngồi đó, còn cả đoàn dân thì ở trên đất nơi mé biển. 2 Ngài lấy thí dụ dạy dỗ họ nhiều điều, và trong khi dạy, Ngài phán rằng:"
(Lu 11:1) "Có một ngày, Đức Chúa Jêsus cầu nguyện ở nơi kia. Khi cầu nguyện xong, một môn đồ thưa Ngài rằng: Lạy Chúa, xin dạy chúng tôi cầu nguyện, cũng như Giăng đã dạy môn đồ mình".
(Lu 12:12) "bởi vì chính giờ đó Đức Thánh Linh sẽ dạy các ngươi những lời phải nói".
(I Tim 1:3) "Ta nay nhắc lại mạng lịnh mà ta đã truyền cho con, khi ta đi sang xứ Ma-xê-đoan, con phải ở lại Ê-phê-sô, để răn bảo những người kia đừng truyền dạy một đạo giáo khác".
(I Tim 1:7) "họ muốn làm thầy dạy luật, mà không hiểu điều mình nói hoặc điều mình tự quyết".
(I Tim 2:12) "Ta không cho phép đàn bà dạy dỗ, cũng không được cầm quyền trên đàn ông; nhưng phải ở yên lặng".

II/ CHỨNG CỚ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (testimony of God).
(Thi 119:125) "Tôi là kẻ tôi tớ Chúa; xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, Để tôi hiểu biết các chứng cớ của Chúa".
1/ Hy-bá-lai (Hebrew)
עֵדָה [`edah]: Bảng chứng, chứng cớ (testimony); lời chứng (witness).
(a) Danh từ
עֵדָה [`edah] là giống đực của danh từ עֵדוּת [`eduwth] và đều có nghĩa là: Chứng cớ (testimony); sự làm chứng (witness).
(b) Đây là một thuật ngữ luật pháp thuộc về hợp đồng (a covenantal) có liên quan cách đặc biệt (specifically reffering) đến các điều kiện đã được lập ra.
(Thi 119:2a) "Phước cho những người gìn giữ chứng cớ Ngài".
(Thi 25:10) "Các đường lối Đức Giê-hô-va đều là nhân từ và chân thật. Cho kẻ nào giữ gìn giao ước và chứng cớ của Ngài".
(Phục 4:45) "Nầy là chứng cớ, mạng lịnh, và luật lệ mà Môi-se truyền cho dân Y-sơ-ra-ên khi ra khỏi xứ Ê-díp-tô".
(c) Chứng cớ
עֵדָה [`edah] (testimony) có các nghĩa sau:
* Lời khai được viết ra hoặc được nói ra (an oral or written statement).
* Sự tuyên bố rằng điều gì đó là đúng (declaration or statement of fact).
* Mười điều răn (the Ten Commandments).
(Thi 19:7b) "... Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".

2/ La tinh (Latin) "testimonium": Lời chứng, lời khai, bảng chứng nhận. Do danh từ "testis": Một lời bằng chứng, một lời chứng, nhân chứng, người chứng kiến, người làm chứng (a witness).
* Một người nhìn thấy một vài sự kiện xảy ra và vì vậy có thể mô tả để người khác có thể biết (a person present at some event and able to give information about it).
* Lời chứng (testimony); bằng chứng (evidence); sự xác nhận (confirmation).
(Xuất 25:16) "Ngươi hãy cất vào trong hòm bảng chứng mà ta sẽ ban cho".
(Xuất 31:18) "Khi Đức Giê-hô-va đã phán xong cùng Môi-se tại núi Si-na-i, bèn cho người hai bảng chứng bằng đá, bởi ngón tay Đức Chúa Trời viết ra"

3/ Hy-lạp (Greek) μαρτύριον [martyrion] (testimony, witness, to be testified): Chứng, lời chứng, lời làm chứng, sự làm chứng.
* Được khai ra (to be testified).
* Một lời khai có tuyên thệ (a person giving sworn testimony).
* Sự cam đoan hoặc xác nhận long trọng (a solemn protest or confession).
(Mat 26:59-60) "59 Bấy giờ các thầy tế lễ cả và cả tòa công luận kiếm chứng dối về Ngài, cho được giết Ngài. 60 Dầu có nhiều người làm chứng dối có mặt tại đó, song tìm không được chứng nào cả. Sau hết, có hai người đến...".
(Giăng 8:17) "Vả, có chép trong luật pháp của các ngươi rằng lời chứng hai người là đáng tin".
(I Cô 1:6) "như lời chứng về Đấng Christ đã được vững bền ở giữa anh em".
(II Tim 1:8) "Vậy con chớ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng lấy sự ta vì Ngài ở tù làm xấu hổ; nhưng hãy cậy quyền phép Đức Chúa Trời mà chịu khổ với Tin Lành".

4/ Tôi tớ càng biết nhiều về chủ mình (the more a servant knows about his master), thì càng được hữu dụng và kết quả (the more useful and effective he can be). Vì vậy, chúng ta cần sự thông sáng để biết ý Đức Chúa Trời (so we need understanding to know the mind of God), như đã được bày tỏ trong các chứng cớ của Ngài (as it is revealed in His testimonies).
(Thi 119:125) "Tôi là kẻ tôi tớ Chúa; xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, Để tôi hiểu biết các chứng cớ của Chúa".

(1) Kẻ tôi tớ
עֶבֶד [`ebed]: Người đầy tớ, bầy tôi, người phục vụ (servant); cảnh nô lệ, sự giam cầm (bondage); nô lệ (slave); người nô lệ (bondman).
(Thi 119:125) "Tôi là kẻ tôi tớ Chúa; xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, Để tôi hiểu biết các chứng cớ của Chúa".
(Tham khảo Thi 119:124).

(2) Sự thông sáng
בִּין [bîyn]: Sự hiểu biết, trí hiểu (understanding), sự khôn ngoan (prudent), sự sáng suốt, thông biết (discernment).
(Thi 119:125) "Tôi là kẻ tôi tớ Chúa; xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, Để tôi hiểu biết các chứng cớ của Chúa".
(a) Danh từ
בִּין [bîyn] có các nghĩa sau:
* Khả năng để hiểu hoặc suy nghĩ (the ability to understand or think).
* Năng lực để nắm bắt được vấn đề (the power of apprehension).
* Năng lực của sự tư duy trừu tượng (the power of abstract thought).
* Một sự nhận thức hoặc phán đoán của cá nhân về một tình huống... (an individual's perception or judgment of an situation etc.).
(Thi 119:27) "Cầu Chúa làm cho tôi hiểu biết con đường giềng mối Chúa, Thì tôi sẽ suy gẫm các công việc lạ lùng của Chúa".
(Thi 119:34) "Xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, thì tôi sẽ vâng theo luật pháp Chúa".
(Thi 119:73) "Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi; Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
(Thi 119:168) "Tôi có gìn giữ giềng mối và chứng cớ Chúa, Bởi vì đường lối tôi đều ở trước mặt Chúa".
(b) Latin "prudens": Khôn ngoan (prudent); thận trọng (circumspect).
* Hành động hoặc cách cư xử của một người tỏ ra rất cẩn thận và lo xa để tránh những hậu quả không mong muốn (of a person or conduct careful to avoid undesired consequences).
(Gióp 32:8) "Nhưng có thần linh ở trong loài người, và hơi thở của Đấng Toàn năng cho chúng sự khôn sáng".
(Châm 2:6) "Vì Đức Giê-hô-va ban cho sự khôn ngoan; từ miệng Ngài ra điều tri thức và thông sáng".
(Đa 2:21) "Chính Ngài thay đổi thì giờ và mùa, bỏ và lập các vua; ban sự khôn ngoan cho kẻ khôn ngoan, và sự thông biết cho kẻ tỏ sáng".
(c) Hy lạp (Greek) σοφία [sophía]: Sự khôn ngoan, có óc suy xét (wisdom); sự minh mẫn, sự sắc sảo (sagacity).
* Tình trạng của sự sáng suốt (the state of being wise).
* Sự kinh nghiệm kết hợp với sự hiểu biết được thể hiện khi nhận xét hoặc hành động (experience and knowledge together with the power of applying them critically or practically).
(Gia 1:5) "Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho".
(Gia 3:13) "Trong anh em có người nào khôn ngoan thông sáng chăng: Hãy lấy cách ăn ở tốt của mình mà bày tỏ việc mình làm bởi khôn ngoan nhu mì mà ra".

(3) Hiểu biết
יָדַע [yâdaʻ]: Thừa nhận (acknowledge); có sự hiểu biết (have understanding); biết, hiểu biết (know); quen biết (acquainted ); uyên bác (be learned); nhận biết, nhận thấy, có ý thức về (aware); hiểu rõ (comprehend); nhận biết, lĩnh hội (perceive).
(Thi 119:125) "Tôi là kẻ tôi tớ Chúa; xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, Để tôi hiểu biết các chứng cớ của Chúa".
(a) Động từ
יָדַע [yâdaʻ] có các nghĩa sau:
* Chấp nhận sự thật của ai/gì (recognize; accept; admit the truth of).
* Bày tỏ sự cảm ơn về việc gì (express appreciation of).
* Thừa nhận tính pháp lý của (recognize the validity of).
* Biết chắc chắn, xác minh qua sự nhìn thấy (know properly, to ascertain by seeing).
(Thi 119:75) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết rằng sự xét đoán của Ngài là công bình, Và ấy là bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi bị khổ nạn".
(Thi 119:79) "Nguyện những kẻ kính sợ Chúa Trở lại cùng tôi, thì họ sẽ biết chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:125) "Tôi là kẻ tôi tớ Chúa; xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, Để tôi hiểu biết các chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:152) "Cứ theo chứng cớ Chúa Tôi đã biết từ lâu rằng Chúa lập các điều răn ấy đến đời đời".
(b) Latin "percipere": Nhận biết, nhận thấy, nhận thức, lĩnh hội (perceive); thú tội, thừa nhận, xưng nhận (confess). Gồm:
* Tiền tố (pref.) "per": Hoàn toàn (completly); xuyên suốt, thấu đáo (through).
* Động từ (verb) "capere": Nắm bắt (take); hiểu rõ (apprehend).
* Hiểu cái gì theo một cách nào đó (regard mentally in a specified manner).
(Thi 32:5) "Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi; Tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va; Còn Chúa tha tội ác của tôi".
(Châm 3:6) "Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, Thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con".
(c) Hy lạp (Greek) ὁμολογέω [homologéō] là một từ kép (a compound) có nghĩa: Nói cùng một điều (to speak the same thing). Gồm:
* Tính từ ὁμος [homos]: Giống như, như nhau (same).
* Động từ λέγω [legō]: Nói, phát biểu (speak).
* Động từ ὁμολογέω [homologéō]: Thừa nhận (acknowledge); thú tội, thừa nhận, xưng nhận (confess); bằng lòng (asent); tuyên xưng (profess).
(Công 23:8) "Vì chưng người Sa-đu-sê quyết rằng không có sự sống lại, cũng không có thiên sứ, thần chi hết, còn người Pha-ri-si lại nhận cả hai điều tin ấy".
(Rô 1:28) "Tại họ không lo nhìn biết Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời đã phó họ theo lòng hư xấu, đặng phạm những sự chẳng xứng đáng".

III/ LUẬT PHÁP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (law of God).

(Thi 119:126) "Phải thì cho Đức Giê-hô-va làm, Vì loài người đã phế luật pháp Ngài".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew)
תּוֹרָה [towrah]: Luật (law), sự chỉ dẫn (direction), Sự hướng dẫn (instruction). Có các nghĩa sau: 
* Hướng dẫn ai làm cách nào để đạt được mục đích (guidance on how to reach a destination).
* Hệ thống các qui tắc/ luật lệ (the body of laws) để điều hoà ứng xử của các thành viên trong một cộng đồng, một đất nước.
* Kinh Tô-ra
תּוֹרָה [towrah] (the Torah): Luật pháp (laws). Các luật lệ về hạnh kiểm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môi se trên núi Si-nai như đã được ghi chép trong Xuất-Ê-díp-tô 20:1-17 (the divine rules of conduct given by God to Moses on Mount Sinai according to Exodous 20:1-17).
* Ngũ kinh (the Pentateuch): Năm sách Cựu ước đầu tiên tách biệt khỏi các phần khác của Kinh thánh như các sách Tiên tri các sách Lịch sử và các sách Văn thơ (the Prophets, the Histories, and the Writings) được gọi là Kinh Tô-ra (the Torah).
* Một cuộn sách chứa đựng năm sách Cựu ước đầu tiên của Kinh thánh (a scroll containing the Pentateuch).
* Ý muốn của Đức Chúa Trời như đã được bày tỏ trong luật của Môi se (the will of God as revealed in Mosaic law).
(Thi 1:2) "Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, Và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm".
(Thi 19:7) "Luật pháp của Đức Giê-hô-va là trọn vẹn, bổ linh hồn lại; Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan".
(Thi 37:31) "Luật pháp Đức Chúa Trời người ở trong lòng người; Bước người không hề xiêu tó".
(Thi 40:8) "Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lấy làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa, Luật pháp Chúa ở trong lòng tôi".
(Thi 78:10) "Chúng nó không gìn giữ giao ước của Đức Chúa Trời, Cũng không chịu đi theo luật pháp Ngài".
(Thi 89:30) "Nếu con cháu người bỏ luật pháp ta,Không đi theo mạng lịnh ta"
(Thi 94:12) "Hỡi Đức Giê-hô-va, phước cho người nào Ngài sửa phạt, Và dạy luật pháp Ngài cho".
(Thi 119:18) "Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa".

2/ La tinh (Latin) "legalis": Pháp luật (legal). 
(1) Danh từ "legalis" xuất phát từ danh từ "lex legis": Luật lệ, luật pháp, phép tắc, qui tắc.
(2) Danh từ "legalis" có các nghĩa sau:
* Thuộc về hoặc căn cứ trên luật pháp (of or based on law).
* Quan tâm đến luật pháp (concerned with law).
* Thuộc về luật của Môi-se (of the Mosaic law).
* Nói về sự cứu rỗi bởi các việc làm hơn là bởi đức tin (of salvation by works rather than by faith).
(Xuất 24:12) "Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy lên núi, đến cùng ta và ở lại đó; ta sẽ ban cho ngươi bảng đá, luật pháp và các điều răn của ta đã chép đặng dạy dân sự".
(II Sử 6:16) "Vậy, Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên ôi! Chúa đã hứa cùng tôi tớ Chúa là Đa-vít, cha tôi, rằng: Ví bằng con cháu ngươi cẩn thận đường lối mình, giữ theo các luật pháp ta, y như ngươi đã làm, thì trước mặt ta ngươi sẽ chẳng hề thiếu người ngồi trên ngôi Y-sơ-ra-ên; nay cầu xin Chúa hãy giữ gìn lời hứa ấy".

3/ Hy-lạp (Greek) νόμος [nomos]: Luật pháp (law). Có các nghĩa sau:
* Chỉ về bất cứ một tập tục, một luật lệ, một mệnh lệnh nào (a custom, a law, a command) đã được thiết lập (anything established); hoặc bất cứ một luật pháp nào đã được chấp nhận và sử dụng (anything received by usage, of any law whatsoever).
* Thuộc về luật của Môi se (of the Mosaic law).
* Luật đức tin tuyệt đối (the law demanding faith).
* Sự dạy dỗ thuộc về đạo đức của Đức Chúa Giê su (the moral instruction given by Christ), đặc biệt là giáo huấn về tình yêu thương (esp. the precept concerning love).
* Tên gọi sách Ngũ kinh của Môi se (the name of the Pentateuch).
(Mat 5:17) "Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn".
(Giăng 7:51) "Luật chúng ta há bắt tội một người nào chưa tra hỏi đến, và chưa biết điều người ấy đã làm, hay sao?".
(Rô 3:28) "vì chúng ta kể rằng người ta được xưng công bình bởi đức tin, chớ không bởi việc làm theo luật pháp".
(Rô 4:15) "vì luật pháp sanh ra sự giận; song đâu không có luật pháp, thì đó cũng không có sự phạm luật pháp".
(Rô 7:12) "Ấy vậy, luật pháp là thánh, điều răn cũng là thánh, công bình và tốt lành".
(Gal 3:24) "Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình".
(Gal 6:2) "Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ".

4/ Tác giả Thi thiên 119:126 đề cập đến một sự đảo ngược hoàn toàn (an about-face). Tôi tớ giờ đây gián tiếp kêu gọi (indirectly calling) chủ phải hành động, vì luật pháp của Ngài giờ đây đã bị người ta phế lập (His law has been broken). Và đây cũng là tiếng kêu của dân sự Đức Chúa Trời (the cry of God's people) trong mọi thời kỳ đen tối (in every time of darkness): "Lạy Chúa đã đến lúc Ngài phải hành động!"
(Thi 119:126) "Phải thì cho Đức Giê-hô-va làm, Vì loài người đã phế luật pháp Ngài".

(1) Phải thì
עֵת [ʻêth]: Hiện nay, ngày nay, bây giờ (now); lúc nầy (this time); mùa, thời kỳ (season / tide); luôn luôn (always).
(Thi 119:126) "Phải thì cho Đức Giê-hô-va làm, Vì loài người đã phế luật pháp Ngài".
(a) Danh từ
עֵת [ʻêth] có các nghĩa sau:
* Ngay tức khắc, ngay lập tức (straightway / at this time).
* Từ nay trở đi (henceforth / this time forth).
* Vào thời gian hiện tại hoặc vào thời điểm được nói đến (at the present or mentioned time).
(Thi 119:20) "Linh hồn tôi hao mòn vì mong ước Các mạng lịnh Chúa luôn luôn".
(Thi 119:126) "Phải thì cho Đức Giê-hô-va làm, Vì loài người đã phế luật pháp Ngài".
(b) Latin "témpus -oris": Thời gian, thì giờ (time); mùa, thời kỳ (season); thời kỳ, giai đoạn (period).
(Thi 119:126) "Phải thì cho Đức Giê-hô-va làm, Vì loài người đã phế luật pháp Ngài".
(Thi 31:15) "Kỳ mạng tôi ở nơi tay Chúa; Xin giải cứu tôi khỏi tay kẻ thù nghịch, và khỏi tay kẻ bắt bớ tôi".
(Đa 12:7) "Ta nghe người mặc vải gai đứng trên nước sông, người cất tay hữu và tay tả lên trời, chỉ Đấng hằng sống mà thề rằng sẽ trải qua một kỳ, những kỳ, và nửa kỳ; và khi quyền của dân thánh đã bị tan tác hết, thì các sự nầy đều xong".
(Ô sê 10:12) "Hãy gieo cho mình trong sự công bình, hãy gặt theo sự nhân từ; hãy vỡ đất mới! Vì là kỳ tìm kiếm Đức Giê-hô-va, cho đến chừng nào Ngài đến và sa mưa công bình trên các ngươi".
(c) Hy lạp (Greek) καιρός [kairós]: Thời gian, thì giờ (time); dịp, cơ hội, thời điểm (occasion); thời gian thích hợp (proper time); luôn luôn  (always); thời cơ, cơ hội (opportunity); thời kỳ (season).
(Thi 119:126) "Phải thì cho Đức Giê-hô-va làm, Vì loài người đã phế luật pháp Ngài".
(Mat 26:18) "Ngài đáp rằng: Hãy vào thành, đến nhà một người kia, mà nói rằng: Thầy nói: Giờ ta gần đến; ta và môn đồ ta sẽ giữ lễ Vượt qua trong nhà ngươi".
(Lu 22:61) "Chúa xây mặt lại ngó Phi-e-rơ. Phi-e-rơ nhớ lại lời Chúa đã phán cùng mình rằng: Hôm nay trước khi gà chưa gáy, ngươi sẽ chối ta ba lần".
(Giăng 7:6) "Đức Chúa Jêsus phán cùng anh em rằng: Thì giờ ta chưa đến; còn về các ngươi, thì giờ được tiện luôn luôn".
(Công 1:7) "Ngài đáp rằng: Kỳ hạn và ngày giờ mà Cha đã tự quyền định lấy, ấy là việc các ngươi chẳng nên biết".
(II Cô 6:2) "Vì Ngài phán rằng: Ta đã nhậm lời ngươi trong thì thuận tiện, Ta đã phù hộ ngươi trong ngày cứu rỗi. Kìa, hiện nay là thì thuận tiện; kìa, hiện nay là ngày cứu rỗi!".
(Khải 1:3) "Phước cho kẻ đọc cùng những kẻ nghe lời tiên tri nầy, và giữ theo điều đã viết ra đây. Vì thì giờ đã gần rồi".

(2) Phế
פָּרַר [pârar]: Chia, phân rẽ (divide); ngừng, dừng, thôi (cease); kết thúc, cắt đứt (break up); vi phạm, xúc phạm đến (violate); cản trở (frustrate); từ bỏ, cất bỏ (cast off); làm tiêu tan (defeat); nản lòng, chán nản (disappoint); làm tan biến (dissolve); quên, lơ là (fail); làm cho trống chỗ (void).
(Thi 119:126) "Phải thì cho Đức Giê-hô-va làm, Vì loài người đã phế luật pháp Ngài".
(a) Động từ
פָּרַר [pârar] có các nghĩa sau:
* Không đạt kết quả gì (bring / come to nought).
* Khiến cho vô hiệu quả (make of none effect).
* Kết thúc (cause to cease).
* Làm mất hiệu lực, mất giá trị (made void).
* Bất chấp, hoặc thất bại trong sự tuân thủ với (disregard,fail to comply with).
(Thi 74:13) "Chúa đã dùng quyền năng Chúa mà rẽ biển ra, Bẻ gãy đầu quái vật trong nước".
(Thi 85:4) "Hỡi Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi chúng tôi, xin hãy đem chúng tôi trở lại, Và dứt sự tức giận về chúng tôi".
(b) Latin "díssipo -áre": Không xử dụng (waste); phá hủy, tàn phá (destroy); ném, tung, rắc, rải (scatter); hủy bỏ, bãi bỏ (abolish). 
* Kéo sập hoặc đập vỡ (pull or break down).
* Chấm dứt sự tồn tại (end the existence of).
* Khiến cho vô dụng (make useless).
(Thi 119:126) "Phải thì cho Đức Giê-hô-va làm, Vì loài người đã phế luật pháp Ngài".
(Gióp 17:1) "Hơi thở tôi bay đi; các ngày tôi hầu hết; Mồ mả sẵn dành cho tôi!".
(Thi 51:19) "Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Đức Chúa Trời ôi! lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu".
(Truyền 12:6) "lại hãy tưởng nhớ Đấng Tạo hóa trước khi dây bạc đất, và chén vàng bể, trước khi vò vỡ ra bên suối, và bánh xe gãy ra trên giếng".
(Ê xê 34:16) "Ta sẽ tìm con nào đã mất, dắt về con nào đã bị đuổi, rịt thuốc cho con nào bị gãy, và làm cho con nào đau được mạnh. Nhưng ta sẽ hủy diệt những con mập và mạnh. Ta sẽ dùng sự công bình mà chăn chúng nó".
(c) Hy lạp (Greek): λύω [lýō]: Nới lỏng, trở nên lỏng lẻo, thoải mái (loosen); kết thúc, suy yếu (break up); phá hủy, tàn phá, hủy hoại (destroy); hoà tan, biến chất, phai nhạt, tiêu tan (dissolve); lỏng lẻo, không chặt chẽ, phóng túng, bừa bãi (loose); làm tan chảy, tan biến (melt); thoái thác, lảng tránh (put off); bị ép, bị đánh bại, bị khuất phục (crushed); bị cắt đi (divided); bị tách rời ra, bị ly tán (separated).
(Thi 119:126) "Phải thì cho Đức Giê-hô-va làm, Vì loài người đã phế luật pháp Ngài".
(Giăng 10:35) "Nếu luật pháp gọi những kẻ được lời Đức Chúa Trời phán đến là các thần, và nếu Kinh Thánh không thể bỏ được".
(Giăng 19:36) "Vì điều đó xảy ra, cho được ứng nghiệm lời Thánh Kinh nầy: Chẳng một cái xương nào của Ngài sẽ bị gãy".
(Rô 11:19) "Ngươi sẽ nói rằng: Các nhánh đã bị cắt đi, để ta được tháp vào chỗ nó".

IV/ ĐIỀU RĂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (the commandment of God).

(Thi 119:127) "Nhân đó tôi yêu mến điều răn Chúa Hơn vàng, thậm chí hơn vàng ròng".

1/ Hy-ba-lai (Hebrew)
מִצְוָה [mitsvah]: Điều răn. Có các nghĩa sau:
* Mệnh lệnh của con người (commandment of man).
* Điều răn của Đức Chúa Trời (the commandment of God).
* Mười điều răn (the Ten Commandments). 
(Xuất 34:28) "Môi-se ở đó cùng Đức Giê-hô-va trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm, không ăn bánh, cũng không uống nước; Đức Giê-hô-va chép trên hai bảng đá các lời giao ước, tức là mười điều răn".
(Thi 19:8b) "Điều răn của Đức Giê-hô-va trong sạch, làm cho mắt sáng sủa...".
(Thi 119:73b) "Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(Thi 119:98) "Các điều răn Chúa làm cho tôi khôn ngoan hơn kẻ thù nghịch tôi, Vì các điều răn ấy ở cùng tôi luôn luôn".

2/ La tinh (Latin) "commandare": Mệnh lệnh, chỉ huy, sai khiến (command).
(Thi 119:115) "Hỡi kẻ làm ác, hãy lìa khỏi ta, để ta giữ điều răn của Đức Chúa Trời ta"
* Về ai đó có quyền sai bảo hoặc hướng dẫn người khác (give formal order or instructions to).
* Có thẩm quyền hoặc điều khiển người khác (have authority or control over).
(Xuất 20:6) "và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta".
(Giô suê 22:5) "Song phải cẩn thận làm theo điều răn và luật pháp mà Môi-se, tôi tớ của Đức Giê-hô-va, đã truyền cho các ngươi, tức là thương yêu Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, đi theo đường lối Ngài, giữ các điều răn Ngài, tríu mến Ngài, và hết lòng hết ý phục sự Ngài".

3/ Trong Cựu ước, danh từ
מִצְוָה [mitsvah]: Điều răn (commandment) được chép đến 181 lần, riêng trong Thi thiên 119 có đến 21 lần (Thi 119:6, 10, 19, 21, 32, 35, 47, 48, 60, 66, 73, 86, 98, 115, 127, 131, 143, 151, 166, 172, 176)
(Thi 119:6) "Khi tôi chăm chỉ về các điều răn Chúa, Thì chẳng bị hổ thẹn".
(Thi 119:10) "Tôi hết lòng tìm cầu Chúa, Chớ để tôi lạc các điều răn Chúa".
(Thi 119:47) "Tôi sẽ vui vẻ về điều răn Chúa, Là điều răn tôi yêu mến".
(Thi 119:66) "Xin hãy dạy tôi lẽ phải và sự hiểu biết, vì tôi tin các điều răn Chúa".

4/ Hy-lạp (Greek) ἐντολή [entolē] Điều răn, giới răn (commandment); lệnh, mạng lịnh, mệnh lệnh (injunction).
(Thi 119:115) "Hỡi kẻ làm ác, hãy lìa khỏi ta, để ta giữ điều răn của Đức Chúa Trời ta"
* Một lời khuyên hoặc mệnh lệnh có thẩm quyền (an authoritative warning or order)
* Quy tắc về ứng xử (rule of conduct).
* Sự hướng dẫn về đạo đức (moral instruction).
* Một lời cảnh báo hoặc ra lịnh có thẩm quyền (an authoritative warning or order).
* Các luật về hạnh kiểm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môi se trên núi Si-nai và được chép trong Xuất 20:1-17 (the divine rules of conduct given by God to Moses on Mount Sinai according to Exodous 20:1-17).
(Mat 22:36) "Thưa thầy, trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết?".
(Giăng 13:34) "Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy".
(Giăng 14:15) "Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta".
(Giăng 15:10) "Nếu các ngươi vâng giữ các điều răn của ta, thì sẽ ở trong sự yêu thương ta, cũng như chính ta đã vâng giữ các điều răn của Cha ta, và cứ ở trong sự yêu thương Ngài".
(Hê 9:19) "Lúc Môi-se phán mọi điều răn của luật pháp cho dân chúng, có lấy máu của bò con và dê đực, với nước, dây nhung đỏ tía và nhành ngưu tất rảy trên sách cùng trên cả dân chúng".
(Khải 14:12) "Đây tỏ ra sự nhịn nhục của các thánh đồ: chúng giữ điều răn của Đức Chúa Trời và giữ lòng tin Đức Chúa Jêsus".

5/ Một chỉ số so sánh để cho biết Lời của Đức Chúa Trời quí đến mức độ nào đối với chúng ta (one index of how precious the Bible is to us); đó là:  
* Hãy nhìn vào số lượng thời gian mà chúng ta bỏ ra để đọc Kinh thánh (the amount of time we spend reading it).
* Nếu chúng ta yêu mến Kinh thánh hơn vàng ròng thì bìa quyển Kinh thánh của chúng ta sẽ bị hỏng, và các trang Kinh thánh sẽ sờn (its cover will be worn and its pages frayed).
(Thi 119:127) "Nhân đó tôi yêu mến điều răn Chúa hơn vàng, thậm chí hơn vàng ròng".

(1) Yêu mến
אָהַב [ʼâhab]: Yêu thương (love); thích, muốn (like).
(a) Động từ
אָהַב [ʼâhab] có các nghĩa sau:
* Có cảm giác yêu thích (to have affection for).
* Có lòng yêu thương mạnh mẽ, hoặc tình cảm âu yếm sâu sắc đối với ai hoặc điều gì (an intense feeling of deep affection or fondness for a person or thing).
* Rất thích (great liking).
* Là / trở thành bạn (be / make friends).
(Thi 119:47) "Tôi sẽ vui vẻ về điều răn Chúa, Là điều răn tôi yêu mến". 
(Thi 119:48) "Tôi cũng sẽ giơ tay lên hướng về điều răn Chúa mà tôi yêu mến, Và suy gẫm các luật lệ Chúa".
(Thi 119:97) "Tôi yêu mến luật pháp Chúa biết bao! Trọn ngày tôi suy gẫm luật pháp ấy".
(Thi 119:113) "Tôi ghét những kẻ hai lòng, Nhưng yêu mến luật pháp của Chúa".
(Thi 119:119) "Chúa cất bỏ kẻ ác khỏi thế gian như xác bã; Nhân đó tôi yêu mến các chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:127) "Nhân đó tôi yêu mến điều răn Chúa Hơn vàng, thậm chí hơn vàng ròng".
(Thi 119:132) "Xin Chúa hãy xây lại cùng tôi, và thương xót tôi, Y như thói thường Chúa đối cùng người yêu mến danh Chúa".
(Thi 119:140) "Lời Chúa rất là tinh sạch, Nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
(Thi 119:159) "Xin hãy xem tôi yêu mến giềng mối Chúa dường bao! Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy khiến tôi được sống tùy sự nhân từ Ngài".
(Thi 119:163) "Tôi ghét, tôi ghê sự dối trá, Song tôi yêu mến luật pháp Chúa".
(Thi 119:165) "Phàm kẻ nào yêu mến luật pháp Chúa được bình yên lớn; Chẳng có sự gì gây cho họ sa ngã".
(Thi 119:167) "Linh hồn tôi đã gìn giữ chứng cớ Chúa. Tôi yêu mến chứng cớ ấy nhiều lắm".
(b) Latin "delícia -ae"; delícium -ii": Vui thích (delight). Tính từ "delícia -ae" xuất phát từ tính từ "delícious -a -um": Ngon ngọt (delicious); dịu dàng, dễ thương (pleasant); khiêu gợi, khoái lạc (voluptuous).
* Có một sự thích thú lớn (be highly pleased).
* Đem lại sự vui thích lớn (take great pleasure).
(Xuất 20:6) "và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta".
(Lê 19:18) "Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu thương kẻ lân cận ngươi như mình: Ta là Đức Giê-hô-va".
(Phục 6:5) "Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi".
(I Vua 10:9) "Đáng khen ngợi thay Giê-hô-va Đức Chúa Trời của vua, vì Ngài đẹp lòng vua, đặt vua trên ngôi của Y-sơ-ra-ên! Bởi vì Đức Giê-hô-va yêu dấu Y-sơ-ra-ên mãi mãi, nên Ngài đã lập vua làm vua đặng cai trị theo sự ngay thẳng và công bình".
(Châm 3:12) "Vì Đức Giê-hô-va yêu thương ai thì trách phạt nấy. Như một người cha đối cùng con trai yêu dấu mình".
(A mốt 5:15) "Hãy ghét điều dữ mà ưa điều lành; hãy lập sự công bình nơi cửa thành. Có lẽ Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân sẽ ra ơn cho những kẻ còn sót lại của Giô-sép!"
(c) Hy lạp ἀγαπάω [agapáō]: Yêu, yêu thương, yêu thích, yêu mến (love).
Động từ ἀγαπάω [agapáō] là một từ ghép gồm:
* Tiền tố (pref.) ἄγαν [ágan] (Greek): Nhiều, rất nhiều (much).
* Động từ
עֲגַב [ʻăgab] (Hebrew): Yêu thương, thích thú (love); say mê, mê mẩn (dote).
(Mat 5:44) "Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi".
(Giăng 3:16) "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời".
(Giăng 13:34) "Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy".
(Êp 5:25) "Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh".
(I Giăng 2:15) "Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy".
(Khải 3:19) "Phàm những kẻ ta yêu thì ta quở trách sửa phạt; vậy hãy có lòng sốt sắng, và ăn năn đi".

(2) Vàng
זָהָב [zâhâb] (gold).
(Thi 119:127) "Nhân đó tôi yêu mến điều răn Chúa hơn vàng, thậm chí hơn vàng ròng".
(a) Danh từ
זָהָב [zâhâb] có các nghĩa sau:
* Nghĩa nguyên thủy: Ánh sáng lung linh (from an unused root meaning to shimmer).
* Tự nghĩa (lít.): Một nguyên tố thuộc về kim loại quí có tỉ trọng cao, màu vàng, mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng và dễ kéo thành sợi, có sức đề kháng với phản ứng hoá học (a yellow malleable ductile high density metallic element resistant to chemical reaction).
* Nghĩa bóng (fig.): Sự giàu có hoặc món tiền lớn (wealth or money in large sums).
(Thi 119:72) "Luật pháp của miệng Chúa phán là quí cho tôi hơn hằng ngàn đồng vàng và bạc".
(Thi 119:127) "Nhân đó tôi yêu mến điều răn Chúa hơn vàng, thậm chí hơn vàng ròng".
(b) Latin "áurum -i": Vàng (gold).
(Thi 119:127) "Nhân đó tôi yêu mến điều răn Chúa hơn vàng, thậm chí hơn vàng ròng".
(Sáng 2:12) "Vàng xứ nầy rất cao; đó lại có nhũ hương và bích ngọc".
(Xuất 25:17) "Ngươi cũng hãy làm một cái nắp thi ân bằng vàng ròng, bề dài hai thước rưỡi, bề ngang một thước rưỡi".
(Thi 19:10) "Các điều ấy quí hơn vàng, thật báu hơn vàng ròng; lại ngọt hơn mật, hơn nước ngọt của tàng ong".
(c) Hy lạp (Greek) χρυσός [chrysós]: Vàng (gold); vật phẩm được làm bằng vàng (golden article); đồ trang sức (ornament); đồng tiền (coin).
(Thi 119:127) "Nhân đó tôi yêu mến điều răn Chúa hơn vàng, thậm chí hơn vàng ròng".
(Mat 2:11) "Khi vào đến nhà, thấy con trẻ cùng Ma-ri, mẹ Ngài, thì sấp mình xuống mà thờ lạy Ngài; rồi bày của quí ra, dâng cho Ngài những lễ vật, là vàng, nhũ hương, và một được".
(Mat 10:9) "Đừng đem vàng, hoặc bạc, hoặc tiền trong lưng các ngươi".
(Mát 23:16-17) "16 Khốn cho các ngươi, là kẻ mù dẫn đường, các ngươi nói rằng: Nếu người nào chỉ đền thờ mà thề, thì không can chi; song chỉ vàng của đền thờ mà thề, thì phải mắc lời thề ấy. 17 Hỡi kẻ dại và mù, vàng, và đền thờ làm cho vàng nên thánh, cái nào trọng hơn?".
(Công 17:29) "Vậy, bởi chúng ta là dòng dõi Đức Chúa Trời, thì chớ nên ngờ rằng Chúa giống như vàng, bạc, hay là đá, bởi công nghệ và tài xảo của người ta chạm trổ nền".
(Công 20:33) "Tôi chẳng ham bạc, vàng, hay là áo xống của ai hết".
(Khải 21:18) "Tường thì xây bằng bính ngọc, thành thì xây bằng vàng ròng, tợ như thủy tinh trong vắt".
(I Cô 3:12) "Nếu có kẻ lấy vàng, bạc, bửu thạch, gỗ, cỏ khô, rơm rạ mà xây trên nền ấy".
(I Tim 2:9) "Ta cũng muốn rằng những người đàn bà ăn mặc một cách gọn ghẽ, lấy nết na và đức hạnh giồi mình, không dùng những tóc gióc, vàng, châu ngọc và áo quần quí giá".
(Gia 5:3) "3 Vàng bạc anh em bị ten rét, ten rét đó sẽ làm chứng nghịch cùng anh em, nó cũng như lửa vậy, sẽ ăn thịt anh em. Anh em đã thâu trử tiền của trong những ngày sau rốt!"
(Khải 9:7) "Những châu chấu đó giống như những ngựa sắm sẵn để đem ra chiến trận: trên đầu nó có như mão triều thiên tợ hồ bằng vàng, và mặt nó như mặt người ta".
(Khải 17:4) "Người đàn bà ấy mặc màu tía mà điều, trang sức những vàng, bửu thạch và hột châu; tay cầm một cái chén vàng đầy những đồ gớm ghiếc và dâm uế".
(Khải 18:12) "hàng hóa là vàng, bạc, ngọc, châu, vải gai mịn màu tía, lụa, màu điều; các hạng gỗ thơm; các thức đồ bằng ngà voi, bằng gỗ quí, bằng đồng, bằng sắt, bằng đá hoa".
(Khải 18: 16) "Khốn thay! Khốn thay! thành lớn kia, đã từng mặc vải gai mịn, màu tía và màu điều, rực rỡ những vàng ngọc cùng hột châu! Trong một giờ, sự giàu có sang trọng dường bao đã biến mất hết!"

(3) Vàng ròng
פָּז [pâz]: Vàng nguyên chất (gold itself): vàng tinh khiết (pure gold); vàng rất tốt (fine gold); vàng được tinh luyện (refined gold).
(Thi 119:127) "Nhân đó tôi yêu mến điều răn Chúa Hơn vàng, thậm chí hơn vàng ròng".
(a) Danh từ
פָּז [pâz]: Vàng ròng. Xuất phát từ tính từ פָּזַז [pazaz]: Được tinh luyện (refined); rất tốt (best); tinh khiết (fine); tinh ròng (pure).
Tính từ
פָּזַז [pazaz] có các nghĩa sau:
* Không pha trộn với bất kỳ chất nào khác (unmixed origin).
* Phẩm chất cao (of high quality).
* Chứa đựng một tỷ lệ được định rõ về vàng tinh khiết (containing a specified proportion of pure metal).
* Đã được loại bỏ các tạp chất ra khỏi (free from impurities). 
(Gióp 28:17) "Chẳng sánh nó được với vàng hay là pha lê, Cũng không đổi nó để lấy khí dụng bằng vàng ròng".
(Thi 19:10) "Các điều ấy quí hơn vàng, thật báu hơn vàng ròng; lại ngọt hơn mật, hơn nước ngọt của tàng ong".
(Thi 21:3) "Vì Chúa lấy phước lành mà đón rước người: Đội trên đầu người mão triều bằng vàng ròng".
(Thi 119:127) "Nhân đó tôi yêu mến điều răn Chúa Hơn vàng, thậm chí hơn vàng ròng".
(b) Latin "pazion": Vàng (gold). 
Danh từ "pazion" xuất phát từ tính từ "purus": Tinh khiết (pure), và động từ: "púrgo / purífico / púrgito" -áre": Lọc sạch, tinh chế, tẩy uế (purify); làm sạch, tẩy sạch (cleanse).
(Thi 119:127) "Nhân đó tôi yêu mến điều răn Chúa Hơn vàng, thậm chí hơn vàng ròng".
(I Vua 10:18) "Vua cũng làm một cái ngai lớn bằng ngà, bọc vàng ròng".
(Gióp 28:17) "Chẳng sánh nó được với vàng hay là pha lê, Cũng không đổi nó để lấy khí dụng bằng vàng ròng".
(Châm 8:19) "Bông trái ta tốt hơn vàng, đến đỗi hơn vàng ròng; Hoa lợi của ta quí hơn bạc cao".
(Nhã 5:11) "Đầu người bằng vàng thật ròng; Lọn tóc người quăn, và đen như quạ".
(Nhã 5:15) "Hai chân người giống trụ cẩm thạch trắng, Để trên táng vàng ròng; Tướng mạo người tợ như núi Li-ban, xinh tốt như cây hương nam".
(Ê sai 13:12) "Ta sẽ làm cho loài người hiếm có hơn vàng quí, thật ta sẽ làm cho loài người hiếm có hơn vàng ròng xứ Ô-phia".
(Ca 4:2) "Các con trai của Si-ôn quí báu khác nào vàng ròng, Nay coi như bình đất sét là việc của tay thợ gốm làm!"
(c) Hy lạp (Greek) καθαρός [katharós]: Nguyên chất, tinh khiết (pure); được tẩy sạch (cleaned).
* Không pha trộn với bất kỳ chất nào khác (unmixed).
* Trong trắng (unadulterated).
* Loại khỏi tạp chất dơ bẩn (free from dirt).
(Thi 119:127) "Nhân đó tôi yêu mến điều răn Chúa Hơn vàng, thậm chí hơn vàng ròng".
(Khải 21:18) "Tường thì xây bằng bích ngọc, thành thì xây bằng vàng ròng, tợ như thủy tinh trong vắt".
(Khải 21:21) "Mười hai cửa thì làm bằng mười hai hột châu; mỗi cửa bằng một hột châu nguyên khối làm thành. Đường trong thành làm bằng vàng ròng, giống như thủy tinh trong suốt".

V/ GIỀNG MỐI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (precept of God).

(Thi 119:128) "Vì vậy, tôi xem các giềng mối Chúa về muôn vật là phải; Tôi ghét mọi đường giả dối".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew)
פִּקּוּדִים [piqquwd] hoặc פִּקֻּד [piqqud] (precept, statute): Lời giáo huấn. Có các nghĩa sau:
* Một qui tắc về cách ứng xử (a rule of conduct).
* Sự dạy bảo về đạo đức (moral instruction).
* Một mệnh lệnh (a command/ writ) hoặc một sự cho phép (a warrant).
(Thi 119:4) "Chúa đã truyền cho chúng tôi các giềng mối Chúa, Hầu cho chúng tôi cẩn thận giữ lấy".
(Thi 119:15) " Tôi sẽ suy gẫm về giềng mối Chúa, Chăm xem đường lối của Chúa". 
(Thi 119:27) "Cầu Chúa làm cho tôi hiểu biết con đường giềng mối Chúa, Thì tôi sẽ suy gẫm các công việc lạ lùng của Chúa".
(Thi 119:40) "Kìa, tôi mong ước các giềng mối Chúa; Xin hãy khiến tôi được sống trong sự công bình Chúa".
(Thi 119:45) "Tôi cũng sẽ bước đi thong dong, Vì đã tìm kiếm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:56) "Phần tôi đã được, Là vì tôi có gìn giữ các giềng mối Chúa"
(Thi 119:63) "Tôi là bạn hữu của mọi người kính sợ Chúa, Và của mọi kẻ giữ theo các giềng mối Chúa".
(Thi 119:69) "Kẻ kiêu ngạo đã đặt lời nói dối hại tôi; Tôi sẽ hết lòng gìn giữ giềng mối của Chúa".
(Thi 119:78) "Nguyện kẻ kiêu ngạo bị hổ thẹn, vì chúng nó dùng sự giả dối mà đánh đổ tôi; Song tôi sẽ suy gẫm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:87) "Thiếu điều chúng nó diệt tôi khỏi mặt đất; Nhưng tôi không lìa bỏ các giềng mối Chúa"
(Thi 119:93-94) "Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa, Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống. 94 Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; Vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:100) "Tôi thông hiểu hơn kẻ già cả, Vì có gìn giữ các giềng mối Chúa".
(Thi 119:104) "Nhờ giềng mối Chúa tôi được sự thông sáng; Vì vậy, tôi ghét mọi đường giả dối".
(Thi 119:110) "Những kẻ ác gài bẫy hại tôi; Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa".

3/ La tinh (Latin) "praeceptum": Giềng mối, qui tắc (precept); do động từ "praeccipere praecept": Khuyên bảo, chỉ dẫn (instruct); cảnh giác (warn).
(Thi 119:110) "Những kẻ ác gài bẫy hại tôi; Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa".
* Chỉ thị hoặc ra lịnh (direct or command).
* Thông báo cho biết về sự nguy hiểm hoặc tình huống không biết trước (inform of danger, unknown circumstances...).
(Nê 9:14) "Chúa khiến cho chúng biết ngày sa-bát thánh của Chúa, cậy Môi-se, tôi tớ của Chúa, truyền cho chúng những điều răn, qui tắc, và luật pháp".
(Giê 35:18) "Đoạn, Giê-rê-mi nói cùng nhà người Rê-cáp rằng: Đức Giê-hô-va vạn quân, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Vì các ngươi đã vâng theo mạng lịnh của tổ mình là Giô-na-đáp, đã giữ mọi lời răn dạy của người, và làm theo mọi điều người đã truyền cho các ngươi".
(Đa 9:5) "chúng tôi đã phạm tội, làm sự trái ngược, ăn ở hung dữ, chúng tôi đã bạn nghịch và đã xây bỏ các giềng mối và lệ luật của Ngài".

3/ Hy-lạp (Greek) διδασκαλία [didaskalia]: Giềng mối, qui tắc (precepts); en dạy dỗ (teaching); sự hướng dẫn (instruction); tín lý (doctrine). 
Danh từ διδασκαλία [didaskalia] có các nghĩa sau:
* Lời hướng dẫn hoặc chỉ thị (instruction or direction).
* Học thuyết hay lời giáo huấn (what is taught or doctrine).
* Cung cấp thông tin có hệ thống cho một người (give systematic information to a person).
* Bộ sách hướng dẫn (a body of instruction).
* Nguyên tắc cơ bản của niềm tin thuộc về chính trị hoặc tôn giáo (a principle of religious or political belief).
* Một nguyên tắc hoặc giáo lý, hoặc hệ thống của các giáo lý được soạn thảo bởi những người có thẩm quyền trong nhà thờ (a principle, tenet, or system of these, esp. as laid down by the authority of a Church).
(Mat 15:9) "Sự chúng nó thờ lạy ta là vô ích, Vì chúng nó dạy theo những điều răn mà chỉ bởi người ta đặt ra".
(Mác 10:5) "Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ấy vì cớ lòng các ngươi cứng cỏi, nên người đã truyền mạng nầy cho".

4/ Một bằng chứng khác nữa (another proof) cho thấy chúng ta quí mến Kinh thánh, đó là:
* Mức độ chúng ta vâng theo (the degree to which we obey it).
* Nếu không làm theo những gì Kinh thánh nói (do what it says) và ghét mọi đường giả dối (hate every false way), thì chúng ta đang tự gạt mình (we are deceiving ourselves).
(Thi 119:128) "Vì vậy, tôi xem các giềng mối Chúa về muôn vật là phải; Tôi ghét mọi đường giả dối".

(1) Ghét
שָׂנֵא [sânêʼ]: Căm ghét (hate); không thích (dislike); ghê tởm (louthe).
(Thi 119:128) "Vì vậy, tôi xem các giềng mối Chúa về muôn vật là phải; Tôi ghét mọi đường giả dối".
(a) Động từ
שָׂנֵא [sânêʼ] có các nghĩa sau:
* Cảm thấy căm thù đối với ai/gì (feel hatred towards).
* Rất không thích (dislike intensely).
* Danh từ
שָׂנֵא [sânêʼ]: Kẻ thù, quân địch (foe); quân thù, kẻ địch (enemy).
(Thi 119:104) "Nhờ giềng mối Chúa tôi được sự thông sáng; Vì vậy, tôi ghét mọi đường giả dối".
(Thi 119:113) "Tôi ghét những kẻ hai lòng, Nhưng yêu mến luật pháp của Chúa".
(Thi 119:128) "Vì vậy, tôi xem các giềng mối Chúa về muôn vật là phải; Tôi ghét mọi đường giả dối".
(Thi 119:163) "Tôi ghét, tôi ghê sự dối trá, Song tôi yêu mến luật pháp Chúa".
(b) Latin "ódi, odísse": Ghét (hate); rất căm ghét (detest). Động từ nầy xuất phát từ:
* Danh từ "ódium -ii" (hatred): Lòng căm ghét, sự căm thù, sự ghét cay, ghét đắng. Và:
* Tính từ "odíbilis -is": Đáng ghét, cảm thấy khó chịu (hateful).
(Thi 119:113) "Tôi ghét những kẻ hai lòng, Nhưng yêu mến luật pháp của Chúa".
(Châm 1:22) "Mà rằng: Hỡi kẻ ngu dốt, các ngươi sẽ mến sự ngu dại cho đến bao giờ? Kẻ nhạo báng sẽ ưa sự nhạo báng, Và kẻ dại dột sẽ ghét sự tri thức cho đến chừng nào?"
(Châm 13:24) "Người nào kiêng roi vọt ghét con trai mình; Song ai thương con ắt cần lo sửa trị nó".
(A mốt 5:15) "Hãy ghét điều dữ mà ưa điều lành; hãy lập sự công bình nơi cửa thành. Có lẽ Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân sẽ ra ơn cho những kẻ còn sót lại của Giô-sép!"
(Ma la chi 2:16) "Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên có phán rằng ta ghét người nào bỏ vợ, và người nào lấy sự hung dữ che áo mình, Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy. Vậy hãy giữ trong tâm thần các ngươi, chớ đãi cách phỉnh đối".
(c) Hy lạp (Greek) μισέω [miséō]: Ghét (hate). Do danh từ μῖσος [mîsos]: Sự căm ghét, lòng căm thù (hatred); rất căm ghét (detest).
(Thi 119:113) "Tôi ghét những kẻ hai lòng, Nhưng yêu mến luật pháp của Chúa".
(Lu 6:27) "Nhưng ta phán cùng các ngươi, là người nghe ta: Hãy yêu kẻ thù mình, làm ơn cho kẻ ghét mình".
(Lu 21:17) "Các ngươi sẽ vì cớ danh ta bị mọi người ghen ghét".
(Giăng 12:25) "Ai yêu sự sống mình thì sẽ mất đi, ai ghét sự sống mình trong đời nầy thì sẽ giữ lại đến sự sống đời đời".
(Tít 3:3) "Vì chưng chúng ta ngày trước cũng ngu muội, bội nghịch, bị lừa dối, bị đủ thứ tình dục dâm dật sai khiến, sống trong sự hung ác tham lam, đáng bị người ta ghét và tự chúng ta cũng ghét lẫn nhau".
(I Giăng 2:9) "Kẻ nào nói mình trong sự sáng, mà ghét anh em mình thì còn ở trong sự tối tăm".

(2) Đường
אֹרַח [ʼôrach]: Đường đi (way); lối sống (manner).
(Thi 119:128) "Vì vậy, tôi xem các giềng mối Chúa về muôn vật là phải; Tôi ghét mọi đường giả dối".
(a) Tự nghĩa (lit.): Đường mòn, đường lối (path); đường đua (race); cấp bậc, chức (rank); lữ khách, (traveller); đám đông (troop); đoàn người (caravan).
(Thi 19:5) "Mặt trời khác nào người tân lang ra khỏi phòng huê chúc, Vui mừng chạy đua như người dõng sĩ".
(b) Nghĩa bóng (fig.):
* Lối, cung cách, kiểu, thái độ sống (manner). 
* Tác phong / thái độ của một người (a person's outward bearing).
* Lối ứng cử xã hội (social behaviour).
* Phương thức / lối / cách thức sống (modes of life).
* Thuộc về cách sống (of course of life (fig.)
* Thuộc về tính cách đạo đức (of moral character).
* Phương thức hành động (of mode of action).
* Một con đường đã được dọn dẹp, sửa chữa rất tốt (a well-trodden road).
(Thi 119:9"Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo lời Chúa".
(Thi 119:15) "Tôi sẽ suy gẫm về giềng mối Chúa, Chăm xem đường lối của Chúa".
(Thi 119:101) "Tôi giữ chân tôi khỏi mọi đường tà, Để gìn giữ lời của Chúa".
(Thi 119:104) "Nhờ giềng mối Chúa tôi được sự thông sáng; Vì vậy, tôi ghét mọi đường giả dối".
(Thi 119:128) "Vì vậy, tôi xem các giềng mối Chúa về muôn vật là phải; Tôi ghét mọi đường giả dối"
(c) Latin "vía -ae": Đường đi (way); lối đi (path); con đường (road); lối sống, cách cư xử (manner of life).
(Phục 32:4) "Công việc của Hòn Đá là trọn vẹn; Vì các đường lối Ngài là công bình. Ấy là Đức Chúa Trời thành tín và vô tội; Ngài là công bình và chánh trực".
(II Sam 22:33) "Đức Chúa Trời là đồn lũy vững chắc của tôi, Ngài dắt người trọn vẹn vào đường chánh đáng".
(II Vua 17:13) "13 Song Đức Giê-hô-va cậy miệng các đấng tiên tri và những kẻ tiên kiến mà khuyên Y-sơ-ra-ên và Giu-đa rằng: Khá từ bỏ đường ác của các ngươi, hãy gìn giữ điều răn và luật lệ ta, tùy theo các mạng lịnh ta cậy những tiên tri, là tôi tớ ta, mà truyền cho tổ phụ các ngươi".
(Thi 1:6) "Vì Đức Giê-hô-va biết đường người công bình, Song đường kẻ ác rồi bị diệt vong".
(Thi 37:5) "Hãy phó thác đường lối mình cho Đức Giê-hô-va, Và nhờ cậy nơi Ngài, thì Ngài sẽ làm thành việc ấy".
(Châm 14:12) "Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người; Nhưng đến cuối cùng nó thành ra nẻo sự chết".
(Ê sai 40:3) "Có tiếng kêu rằng: Hãy mở đường trong đồng vắng cho Đức Giê-hô-va; hãy ban bằng đường cái trong đất hoang cho Đức Chúa Trời chúng ta!"
(Giê 12:1) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biện luận cùng Ngài, Ngài thật công bình; dầu vậy, tôi còn muốn biện luận cùng Ngài. Sao đường lối những kẻ ác được thạnh vượng? Sao những người gian trá được yên ổn?"
(d) Hy-lạp (Greek) τρίβος [tribos]: Lối đi (path); đường đi (way).
* Chiều hướng hành động hay hạnh kiểm (a course of action or conduct).
* Cách cư xử của một người đặc biệt là về phương diện đạo đức (behavior esp. in its moral aspect).
(Mat 3:3) "Ấy là về Giăng Báp-tít mà đấng tiên tri Ê-sai đã báo trước rằng: Có tiếng kêu trong đồng vắng: Hãy dọn đường Chúa, Ban bằng các nẻo Ngài".
(Hê 12:13) "Khá làm đường thẳng cho chân anh em theo, hầu cho kẻ nào què khỏi lạc đường mà lại được chữa lành nữa".

(3) Giả dối
שֶׁקֶר [sheqer]: Sự giả bộ, giả mạo (sham); sự dối trá, không thực lòng (falsehood); sự thiếu thành thật, điều giả dối (untruth); kẻ nói dối (liar); sự lừa dối, lừa đảo (deceit); điều hư không, hảo huyền (vain thing); sự bất công (wrong); giả vờ (feign).
(Thi 119:128) "Vì vậy, tôi xem các giềng mối Chúa về muôn vật là phải; Tôi ghét mọi đường giả dối".
(a) Động từ
שֶׁקֶר [sheqer] có các nghĩa sau:
* Không có một nguyên nhân (without a cause).
* Lời tuyên bố không thực (the state of being untrue).
* Một bản báo cáo giả dối (a false statement).
* Một người hay một vật đang giả vờ hoặc được ngụy tạo, làm ra vẻ một người hoặc một sự việc khác, không đúng với thực chất của bản thân (a person or thing pretending or pretended to be what he or she or it is not).
* Hành động hoặc tiến trình của sự lừa dối hoặc làm cho cho lầm lạc, đặc biệt bởi sự che đậy sự thật (the act or process of deceiving or misleading, esp. by concealing the truth).
* Cố tình đưa ra một lời tuyên bố mà mình biết là không thật (an intentionally false statement). 
(Thi 119:29) "Xin hãy dang xa tôi con đường dối trá, Làm ơn cho tôi biết luật pháp Chúa".
(Thi 119:69) "Kẻ kiêu ngạo đã đặt lời nói dối hại tôi; Tôi sẽ hết lòng gìn giữ giềng mối của Chúa".
(Thi 119:78) "Nguyện kẻ kiêu ngạo bị hổ thẹn, vì chúng nó dùng sự giả dối mà đánh đổ tôi; Song tôi sẽ suy gẫm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:86) "Các điều răn Chúa là thành tín; Thiên hạ dùng sự giả dối bắt bớ tôi; xin Chúa giúp đỡ tôi".
(Thi 119:104) "Nhờ giềng mối Chúa tôi được sự thông sáng; Vì vậy, tôi ghét mọi đường giả dối".
(Thi 119:118) "Chúa từ chối những kẻ lầm lạc luật lệ Chúa; Vì mưu chước chúng nó chỉ là sự giả dối mà thôi
(Thi 119:128) "Vì vậy, tôi xem các giềng mối Chúa về muôn vật là phải; Tôi ghét mọi đường giả dối".
(Thi 119:163) "Tôi ghét, tôi ghê sự dối trá, Song tôi yêu mến luật pháp Chúa".
(b) Latin "iníquitas - átis": Sự độc ác và bất công (iniquity); tội lỗi (sin); sự không công bằng, sự vu oan (injustice).
(Thi 119:86) "Các điều răn Chúa là thành tín; thiên hạ dùng sự giả dối bắt bớ tôi; xin Chúa giúp đỡ tôi".
(Thi 78:36) "Nhưng chúng nó lấy miệng dua nịnh Ngài, dùng lưỡi mình nói dối với Ngài".
(Thi 101:7b) "Người nói dối sẽ không đứng nổi trước mặt tôi".
(Giê 27:10) "Vì ấy là chúng nó nói tiên tri giả dối, đặng cho các ngươi bị dời xa khỏi đất mình, hầu cho ta đuổi các ngươi ra, và các ngươi bị diệt mất".
(c) Hy lạp (Greek) ψεύδομαι [pseudomai]: Nói dối (lie).
(Thi 119:86) "Các điều răn Chúa là thành tín; thiên hạ dùng sự giả dối bắt bớ tôi; xin Chúa giúp đỡ tôi".
* Nói những lời không thực một cách cố ý (to speak deliberate falsehoods).
* Lừa gạt người khác bằng cách nói dối (to deceive one by a lie).
* Nổ lực đánh lừa ai bằng sự nói dối (attempt to deceive by falsehood).
(Giăng 8:44) "Các ngươi bởi cha mình, là ma quỉ, mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của cha mình. Vừa lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, vì không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói dối".
(Công 5:3) "Phi-e-rơ bèn nói với người rằng: Hỡi A-na-nia, sao quỉ Sa-tan đã đầy dẫy lòng ngươi, đến nỗi ngươi nói dối cùng Đức Thánh Linh, mà bớt lại một phần giá ruộng đó?".
(Cô lô se 3:9) "Chớ nói dối nhau, vì đã lột bỏ người cũ cùng công việc nó".

KẾT LUẬN.

1/ Thi thiên 119:121-128 cũng giống như Thi 119:81-88 đều là những lời cầu nguyện xin Đức Chúa Trời hãy cứu tác giả khỏi sự hoạn nạn và những kẻ áp bức (save him from his affliction and his persecutors).

2/ Các lý do Đức Chúa Trời phải giải cứu tác giả:
(1) Trong Thi thiên 119:81-88 tác giả nêu lên lý do Đức Chúa Trời phải giải cứu ông là vì lòng nhân từ và vì các lời hứa của Chúa (according to your love and your promises). 
(Thi 119:81) "Linh hồn tôi hao mòn vì mong ước sự cứu rỗi của Chúa; Song tôi trông cậy lời của Chúa".
(Thi 119:88) "Xin hãy làm cho tôi được sống, tùy theo sự nhân từ Chúa, Thì tôi sẽ gìn giữ chứng cớ của miệng Chúa".
(2) Còn trong Thi thiên 119:121-128 tác giả lại nêu lên lý do Đức Chúa Trời phải cứu ông vì ông là đầy tớ trung thành của Ngài (as your faithful servant).
(Thi 119:121-122) "121 Tôi đã làm điều ngay thẳng và công bình; Chớ phó tôi cho kẻ hà hiếp tôi. 122 Xin Chúa làm Đấng bảo lãnh cho kẻ tôi tớ Chúa được phước; Chớ để kẻ kiêu ngạo hà hiếp tôi".

3/ Tác giả Thi thiên 119:121-128 bày tỏ:
(1) Tình yêu tuyệt đối của ông đối với Đức Chúa Trời là Đấng bảo lãnh của ông (professes his supreme love to God to be his surety).
(Thi 119:121-122) "121 Tôi đã làm điều ngay thẳng và công bình; Chớ phó tôi cho kẻ hà hiếp tôi. 122 Xin Chúa làm Đấng bảo lãnh cho kẻ tôi tớ Chúa được phước; Chớ để kẻ kiêu ngạo hà hiếp tôi".
(2) Và tình yêu tuyệt đối của ông đối với luật pháp của Đức Chúa Trời (and professes his supreme love for God's law).
(Thi 119:127-128) "127 Nhân đó tôi yêu mến điều răn Chúa hơn vàng, thậm chí hơn vàng ròng. 128 Vì vậy, tôi xem các giềng mối Chúa về muôn vật là phải; Tôi ghét mọi đường giả dối".

 


Mục Sư Trương Hoàng Ứng