(Thi 119:105-112) "105 Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi. 106 Tôi đã thề gìn giữ mạng lịnh công bình của Chúa, Và cũng đã làm theo sự thề ấy. 107 Đức Giê-hô-va ôi! tôi bị khổ nạn quá đỗi; Xin hãy làm cho tôi được sống tùy theo lời của Ngài. 108 Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhậm lễ lạc ý của miệng tôi, Và dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài. 109 Mạng sống tôi hằng bị cơn nguy hiểm, Nhưng tôi không quên luật pháp Chúa. 110 Những kẻ ác gài bẫy hại tôi; Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa. 111 Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; Vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi. 112 Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa Luôn luôn, và cho đến cuối cùng".

DẪN NHẬP.


1/ Tác giả Thi thiên 119:105-112 đã bày tỏ lòng yêu mến lời của Đức Chúa Trời, ngay cả lúc ông đang ở trong các giai đoạn đen tối nhất của cuộc đời.
(1) Ông bị hoạn nạn quá chừng (exceeding afflicted).
(Thi 119:107) "Đức Giê-hô-va ôi! tôi bị khổ nạn quá đỗi; Xin hãy làm cho tôi được sống tùy theo lời của Ngài".
(2) Ông đang gặp cảnh nguy hiểm (in danger).
(Thi 119:109) "Mạng sống tôi hằng bị cơn nguy hiểm, Nhưng tôi không quên luật pháp Chúa".
(3) Bị kẻ ác gài bẩy (snare).
(Thi 119:110) "Những kẻ ác gài bẫy hại tôi; Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa".

2/ Ý thức của tác giả Thi thiên 119:105-112 đối với lời của Đức Chúa Trời.
(1) Là một ngọn đèn (a lamp).
(Thi 119:105a) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi".
(2) Là một nguồn ánh sáng (a light).
(Thi 119:105b) "Lời Chúa là...Ánh sáng cho đường lối tôi".
(3) Là một người thầy giáo (a teacher).
(Thi 119:108b) "dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài".
(4) Là một cơ nghiệp (an inheritance).
(Thi 119:111a) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời".
(5) Là một niềm hân hoan lớn (a great joy).
(Thi 119:111b) "Vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".

3/ Thái độ của tác giả Thi thiên 119:105-112 đối với lời của Đức Chúa Trời.
(1) Gìn giữ (keep).
Thi 119:106a) "Tôi đã thề gìn giữ mạng lịnh công bình của Chúa".
(2) Bước theo (follow). 
(Thi 119:106b) "Và cũng đã làm theo sự thề ấy".
(3) Không quên (not forget).
(Thi 119:109b) "không quên luật pháp Chúa".
(4) Không lìa bỏ (not gone astray from).
(Thi 119:110b) "Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa".
(5) Chuyên lòng làm theo (inclined my heart to perform).
(Thi 119:112a) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa luôn luôn".

I/ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (Word of God).

(Thi 119:105) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi".
(Thi 119:107) "Đức Giê-hô-va ôi! tôi bị khổ nạn quá đỗi; Xin hãy làm cho tôi được sống tùy theo lời của Ngài".

1/ Nguyên văn Hy-bá-lai có hai danh từ đều được dịch là Lời Chúa. 
- Danh từ
אִמְרָה ['imrah] (word of God, the Torah). 
- Danh từ
דָּבָר [dabar] (speech, word, speaking, saying).

2/ Danh từ
אִמְרָה ['imrah]: Lời (Word), hoặc lời của Đức Chúa Trời (word of God).
(Thi 119:11) "Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, Để tôi không phạm tội cùng Chúa".
* Danh từ
אִמְרָה ['imrah]: Lời (word) hay Lời của Đức Chúa Trời (Word of God); 
* Hoặc đôi khi cũng được hiểu như
מִצְוָה [mitsvah] (commandment): Điều răn.
* Hoặc đôi khi cũng được hiểu như là kinh Tô-ra
תּוֹרָה [towrah] (the Torah). 
* Kinh Tô-ra
תּוֹרָה [towrah] (the Torah): Luật pháp (laws). Các luật lệ về hạnh kiểm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môi se trên núi Si-nai và đã được chép trong Xuất-Ê-díp-tô 20:1-17 (the divine rules of conduct given by God to Moses on Mount Sinai according to Exodous 20:1-17).
(1) Trong Cựu ước, danh từ
אִמְרָה ['imrah] Lời (word) hay Lời Đức Chúa Trời (Word of God) được đề cập 37 lần. Nhưng riêng trong Thi thiên 119 có đến 19 lần (Thi 119:11; 38; 50; 58; 67; 76; 82; 116; 123; 140; 148; 154; 158; 162; 170; 172).
(2) Danh từ
אִמְרָה ['imrah] (Word). Có các nghĩa sau:
* Hành động thốt ra hoặc bày tỏ ra bằng lời nói (the act or instance of uttering). 
* Bài nói chuyện chính thức trước công chúng (a formal public address).
* Một mệnh lệnh thiên thượng (devine command). 
(Thi 119:50a) "Lời Chúa làm cho tôi được sống lại".
(Thi 119:148) "Canh đêm chưa khuya, mắt tôi mở tỉnh ra, Đặng suy gẫm lời Chúa".
(Thi 119:162) "Tôi vui vẻ về lời Chúa, Khác nào kẻ tìm được mồi lớn".
(Thi 119:172) "Nguyện lưỡi tôi hát xướng về lời Chúa; Vì hết thảy điều răn Chúa là công bình".
(3) Đức Chúa Trời không khiến chúng ta trở nên thánh khiết:
* Trái với ý nguyện chúng ta (against our will).
* Hoặc không cần sự cộng tác của chúng ta (or without our cooperation).
(Thi 119:11) "Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, Để tôi không phạm tội cùng Chúa".

3/ Danh từ
דָּבָר [dabar]: Lời (speech, word, speaking, saying).
(Thi 119:9) "Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo lời Chúa".
(1) Trong Cựu ước danh từ
דָּבָר [dabar] được đề cập đến 1439 lần. Riêng trong Thi thiên 119 có 26 lần (Thi 119:9, 16, 17, 25, 28, 42, 43, 49, 65, 74, 81, 89, 101, 105, 107,  114, 147, 160, 161, 169, 
(2) Danh từ
דָּבָר [dabar]: Lời. Có các nghĩa sau đây:
* Lời (word). Điều được nói ra, được nhận xét hoặc trò chuyện (a thing said, a remark or conversation).
* Lời trình bày (speaking). Nói lên để xác nhận về... (speak in confirmation of or with reference to).
* Sự ra lịnh (commandment).
(Thi 119:9) "Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo lời Chúa".
(Thi 119:16-17) "16 Tôi ưa thích luật lệ Chúa, Sẽ chẳng quên lời của Chúa. Xin Chúa ban ơn lành cho tôi tớ Chúa, để tôi được sống; Thì tôi sẽ giữ lời của Chúa".
(Thi 119:81) "Linh hồn tôi hao mòn vì mong ước sự cứu rỗi của Chúa; Song tôi trông cậy lời của Chúa".
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".
(Thi 119:105) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi".
(Thi 119:114) Chúa là nơi ẩn náu và cái khiên của tôi; Tôi trông cậy nơi lời Chúa".

4/ La-tinh (Latin) "sérmit -ónis": Lời nói, diễn văn (speech, discourse, sermon, saying, homily, word).
* Câu cách ngôn, châm ngôn, tục ngữ (maxim, proverb, adage).
* Bài nói chuyện chính thức trước cử tọa (a formal public address).
* Bài thuyết trình về đạo đức (a moralising discourse).
* Lời thuyết giảng về chủ đề tôn giáo hoặc đạo đức (a spoken or written discourse on a religious or moral).
* Điều được nói ra, nhận xét hoặc tuyên bố (a thing said, a remark or conversation).
(Lê 10:7) "Đừng ra khỏi cửa hội mạc, e các ngươi phải chết chăng; vì dầu xức của Đức Giê-hô-va ở trên các ngươi. Họ bèn làm theo lời Môi-se".
(Phục 5:5) "Đang lúc đó, ta đứng giữa Đức Giê-hô-va và các ngươi, đặng truyền lại lời của Ngài cho các ngươi; vì các ngươi sợ lửa, không lên trên núi. Ngài phán rằng".
(II Sử 6:17) "Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên! nguyện lời Chúa đã hứa cùng Đa-vít, tôi tớ Chúa, được ứng nghiệm".
(Gióp 16:3) "Các lời hư không nầy há chẳng hề hết sao? Điều thúc giục ngươi đáp lời là gì?".
(Châm 30:5-6) "5 Các lời của Đức Chúa Trời đều đã thét luyện: Ngài là cái thuẫn đỡ cho người nương cậy nơi Ngài. 6 Chớ thêm chi vào các lời Ngài. E Ngài quở trách ngươi, và ngươi bị cầm nói dối chăng".
(Ê sai 5:24) "Vậy nên, như lửa đốt gốc rạ và rơm cháy thiêu trong ngọn lửa thể nào, thì rễ họ cũng mục nát và hoa họ cũng bay đi như bụi đất thể ấy; vì họ đã bỏ luật pháp của Đức Giê-hô-va vạn quân, và khinh lời của Đấng Thánh Y-sơ-ra-ên".

5/ Hy-lạp (Greek) λόγος [logos] (word, saying, speech, Word / Christ). Có các nghĩa sau:
(1) Lời (word).
* Hành động của việc nói (the act of speaking, speech).
* Điều mà người nào đó đã nói (what someone has said).
* Một sắc lệnh chính thức được ban hành bởi nhà chức trách hợp pháp (an official order issued by a legal authority).
* Những nguyên tắc của niềm tin tôn giáo (a principle of religious belief).
* Lời thuyết giảng về chủ đề tôn giáo hoặc đạo đức (a spoken or written discourse on a religious or moral).
* Các lời phán của Đức Chúa Trời (the sayings of God).
* Những lời giáo huấn của Đức Chúa Trời (of the moral precepts given by God).
* Lời tiên tri trong kinh Cựu ước do các Tiên tri chép (Old Testament prophecy given by the prophets).
(Mat 4:4) "Đức Chúa Jêsus đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời".
(Mat 7:24) "Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá".
(Giăng 6:68) "Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời".
(Giăng 8:31) "Bấy giờ Ngài phán cùng những người Giu-đa đã tin Ngài, rằng: Nếu các ngươi hằng ở trong đạo ta, thì thật là môn đồ ta".
(Rô 10:17) "Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng".
(Hê 4:12) "Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng".
(Gia 1:22) "Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình".
(I Phi 2:2) "thì hãy ham thích sữa thiêng liêng của đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn".
(2) Ngôi lời / Đấng Christ (Word / Christ).
Trong Phúc âm Giăng và các thư tín của ông cũng như trong Khải huyền, chỉ ra rằng cốt lõi của lời của Đức Chúa Trời chính là Đức Chúa Giê su Christ (the essential Word of God, Jesus Christ), ngôi thứ Hai trong Ba ngôi Đức Chúa Trời (the second person in the Godhead).
(Giăng 1:1) "Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời".
(Giăng 1:14) "Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha".
(I Giăng 1:1) "Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về lời sự sống".
(Khải 19:13) "Ngài mặc áo nhúng trong huyết, danh Ngài xưng là Lời Đức Chúa Trời".

6/ Lời Chúa dẫn đường về khía cạnh tiêu cực (guides negatively), bằng cách cấm những kiểu mẫu và những hành vi nào đó (forbidding certain behavior patterns). 
Và lời Chúa dẫn đường cách tích cực (guides positively), bằng cách tỏ cho thấy đường đúng (showing the right way).
Đối với tác giả Thi thiên, ban đêm thì cần đèn (lamp), còn ban ngày cần sự sáng (light). 
* Lời của Đức Chúa Trời vừa là đèn (lamp) vừa là ánh sáng (light).
* Lời Đức Chúa Trời là ánh sáng cho mọi trường hợp; nói một cách khác, lời Chúa soi sáng cho chúng ta trong tất cả các giai đoạn của sự từng trải. 
* Lời Đức Chúa Trời chiếu sáng và dẫn dắt chúng ta khi phải bước qua trũng bóng tối của sự chết (walk through the valley of shadow of death), hoặc trũng của đau đớn (the valley of harm). Và:
* Lời Đức Chúa Trời rạng rỡ như vầng thái dương chói rọi trong những giờ phút tươi sáng.
(Thi 119:105) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, ánh sáng cho đường lối tôi".

(1) Ngọn đèn
נִיר [nîỷr] hoặc נִר [nir] hoặc נֵיר [nêyr] hoặc נֵר [nêr] hoặc נֵרָה [nêrâh]: Cây nến (candle); cái đèn (lamp).
(a) Danh từ
נִיר [nîỷr] có nguồn gốc từ:
* Động từ
נוּר [nûwr] (Aramaic): Chiếu sáng, soi sáng (shine); chiếu sáng lóng lánh (glisten); bốc lửa (be fiery).
* Danh từ
נִיר [nîyr]: Lửa (fire); ánh sáng (light).
* Một cái đèn được thắp sáng bằng nhiên liệu dầu (an oil lamp).
* Một nguồn cảm hứng thuộc về trí tuệ hoặc thuộc linh (a source of spiritual or intellectual inspiration).
(Thi 18:28) "Chúa thắp ngọn đèn tôi: Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi, soi sáng nơi sự tối tăm tôi".
(Thi 119:105) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, ánh sáng cho đường lối tôi".
(Thi 132:17) "Tại đó ta sẽ khiến sừng Đa-vít đâm chồi; Ta đã sắm sửa ngọn đèn cho đấng chịu xức dầu của ta".
(Châm 6:23) "Vì điều răn là một cái đèn, luật pháp là ánh sáng, Và sự quở trách khuyên dạy là con đường sự sống".
(Châm 13:9) "Sự sáng của kẻ lành soi rạng ngời; Nhưng đèn kẻ ác lại bị tắt đi".
(Châm 20:20) "Ngọn đèn của kẻ rủa cha mẹ mình Sẽ tắt giữa vùng tăm tối mờ mịt".
(Châm 24:20) "Vì kẻ làm gian ác sẽ không được thiện báo, Và đèn kẻ hung dữ sẽ tắt đi".
(Châm 31:18) "Nàng cảm thấy công việc mình được ích lợi; Ban đêm đèn nàng chẳng tắt".
(b) Latin "lucérna -ae:": Đèn cầy, cây nến (candle); cái đèn (lamp).
(Thi 119:105) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, ánh sáng cho đường lối tôi"
Động từ "lucérna -ae:" xuất phát từ:
* Động từ "lúceo -ére, lúxi:": Chiếu sáng (shine); lấp lánh (glitter); soi sáng, tỏa sáng (give light). 
(Gióp18:6) "Ánh sáng sẽ mờ tối trong trại hắn, Ngọn đèn hắn sẽ tắt ở bên hắn".
(Gióp 21:17) "Cái đèn kẻ ác tắt, Tai họa giáng trên chúng nó, Và trong cơn thạnh nộ, Đức Chúa Trời phân phát đau đớn cho chúng nó, Điều đó há có thường xảy đến sao?".
(Gióp 29:3) "Khi ngọn đuốc Chúa soi trên đầu tôi; Và nhờ ánh sáng Ngài, tôi bước qua sự tối tăm".
* Danh từ "lúcifer -i:": Sao mai (morning star / day star); người mang lại ánh sáng (bringer of light). Kẻ mang sự sáng bị sa ngã (the fallen light-bearer) ám chỉ về Satan.
(Ê sai 14:12) "Hỡi sao mai, con trai của sáng sớm kia, sao ngươi từ trời sa xuống! Hỡi kẻ giày đạp các nước kia, ngươi bị chặt xuống đất là thể nào!"
(c) Hy lạp (Greek) λύχνος [lýchnos]: Cái đèn cầy (candle); cái đèn (lamp).
(Thi 119:105) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, ánh sáng cho đường lối tôi".
Danh từ λύχνος [lýchnos] xuất phát từ:
* Tính từ λευκός [leukós]: Màu trắng (white); tốt (good). Và:
* Danh từ λύκη [lýkē]: Ánh sáng (light).
* Một cái đèn xách tay hoặc một nguồn chiếu sáng nào khác (a portable lamp or other illuminator), cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng (literally or figuratively). 
(Mat 6:22) "Con mắt là đèn của thân thể. Nếu mắt ngươi sáng sủa thì cả thân thể ngươi sẽ được sáng láng".
(Công 20:8) "có nhiều đèn trong phòng cao mà chúng ta đang nhóm lại".
(II Phi 1:19) "Nhân đó, chúng tôi càng tin lời các đấng tiên tri chắc chắn hơn, anh em nên chú ý lời đó, như cái đèn soi sáng trong nơi tối tăm, cho đến chừng nào ban ngày lộ ra, và sao mai mọc trong lòng anh em".
(Khải 4:5) "Từ ngôi ra những chớp nhoáng, những tiếng cùng sấm; và bảy ngọn đèn sáng rực thắp trước ngôi: đó là bảy vì thần của Đức Chúa Trời".

(2) Chân / bàn chân
רֶגֶל [regel] (foot / feet), hoặc רָגַל [râgal] (foot): Chân (leg); sự bước đi (step); sự sở hữu, sự chiếm hữu (possession); thời gian (time).
(Thi 119:105) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi".
(a) Danh từ
רֶגֶל [regel] (feet), hoặc רָגַל [râgal] (foot) có các nghĩa sau:
* Hành động của một lần bước đi (the complete movement of one leg in walking or running).
* Bước đi từng bước theo hướng đã được định rõ (come or go in a specified direction by stepping).
* Xúc tiến công việc theo một cách được chỉ rõ (make progress in a specified way).
(Thi 119:59) "Tôi tư tưởng về đường lối tôi, Bèn trở bước tôi về chứng cớ Chúa".
(Thi 119:101) "Tôi giữ chân tôi khỏi mọi đường tà, Để gìn giữ lời của Chúa".
(Thi 119:105) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi".
(b) Latin "péda -ae:": Dấu chân, bước chân (footstep).
Danh từ "péda -ae:" là  gốc từ của các danh từ sau đây:
* Danh từ "pedéster -tris -tre": Khách bộ hành, người đi bộ (pedestrian). Và:
* Danh từ "pédes viátor": Người hành hương (pilgrim).
(Châm 1:16) "Vì chân chúng nó chạy đến sự ác, Lật đật làm đổ huyết ra".
(Châm 6:13) "Hắn liếc con mắt, dùng chân mình bày ý, Và lấy ngón tay mình ra dấu".
(Nhã 7:1) "Hỡi công chúa, chân nàng mang giày, xinh đẹp biết bao! Vòng vế nàng khác nào một trân châu, Công việc của tay thợ khéo làm".
(c) Hy lạp (Greek) πούς [poús]: Bàn chân (foot).
(Mat 10:14) "Nếu ai không tiếp rước, không nghe lời các ngươi, khi ra khỏi nhà đó, hay là thành đó, hãy phủi bụi đã dính chân các người".
(Lu 7:38) "Người đứng đằng sau, nơi chân Đức Chúa Jêsus, khóc, sa nước mắt trên chân Ngài, rồi lấy tóc mình mà chùi; lại hôn chân Ngài, và xức dầu thơm cho".
(Giăng 12:3) "Bấy giờ, Ma-ri lấy một cân dầu cam tùng hương thật, rất quí giá, xức chân Đức Chúa Jêsus, và lấy tóc mình mà lau; cả nhà thơm nức mùi dầu đó".
(Giăng 13:5) "Kế đó, Ngài đổ Nước vào chậu, và rửa chân cho môn đồ, lại lấy khăn mình đã vấn mà lau chân cho".
(Rô 10:15) "Lại nếu chẳng ai được sai đi, thì rao giảng thể nào? như có chép rằng: Những bàn chân kẻ rao truyền tin Lành là tốt đẹp biết bao!".
(Rô 16:20) "Đức Chúa Trời bình an sẽ kíp giày đạp quỉ Sa-tan dưới chân anh em. Nguyền xin ân điển của Đức Chúa Jêsus chúng ta ở cùng anh em!"

(3) Ánh sáng
אוֹר [ʼôwr]: Sáng chói (bright); sự trong sáng (clearness); ban ngày (day); sự hiểu biết (light); buổi sáng (morning); mặt trời (sun); niềm hạnh phúc (happiness); tia chớp (lightning).
(Thi 119:105) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi".
* Nguồn sáng (the source of light).
* Loại bức xạ tự nhiên làm cho các đồ vật có thể nhìn thấy được (the natural agent that stimulates sight and makes things visible).
* Nguồn ánh sáng của tinh thần (mental illumination); sự làm sáng tỏ cho tâm hồn (mental elucidation); sự khai sáng cho tinh thần (mental enlightenment).
* Được soi sáng thuộc linh bởi lẽ thật có tính thần linh (spiritual illumination by divine truth).
(Thi 4:6) "Nhiều người nói: Ai sẽ cho chúng ta thấy phước? Hỡi Đức Giê-hô-va, xin soi trên chúng tôi sự sáng mặt Ngài".
(Thi 27:1) "Đức Giê-hô-va là ánh sáng và là sự cứu rỗi tôi: Tôi sẽ sợ ai? Đức Giê-hô-va là đồn lũy của mạng sống tôi: Tôi sẽ hãi hùng ai?"
(Thi 36:9) "9 Vì nguồn sự sống ở nơi Chúa; Trong ánh sáng Chúa chúng tôi thấy sự sáng".
(Thi 37:6) "Ngài sẽ khiến công bình ngươi lộ ra như ánh sáng, Và tỏ ra lý đoán ngươi như chánh ngọ".
(Thi 43:3) "Cầu Chúa phát ánh sáng và sự chân thật của Chúa ra: Nó sẽ dẫn tôi, đưa tôi đến núi thánh và nơi ở của Chúa".
(Thi 49:19) "Thì người hẳn sẽ đi đến dòng dõi tổ phụ mình: Họ sẽ chẳng còn thấy ánh sáng nữa".
(Thi 56:13) "Vì Chúa đã giải cứu linh hồn tôi khỏi chết: Chúa há chẳng giữ chân tôi khỏi vấp ngã, Hầu cho tôi đi trước mặt Đức Chúa Trời trong sự sáng của sự sống?"
(Thi 78:14) "Ngài dẫn dắt họ, ban ngày bằng áng mây, Trọn ban đêm bằng ánh sáng lửa".
(Thi 89:15) "Phước cho dân nào biết tiếng vui mừng! Hỡi Đức Giê-hô-va, họ bước đi trong ánh sáng của mặt Chúa".
(Thi 97:11) "Ánh sáng được bủa ra cho người công bình, Và sự vui vẻ cho người có lòng ngay thẳng".
(Thi 112:4) "Ánh sáng soi nơi tối tăm cho người ngay thẳng. Người hay làm ơn, có lòng thương xót, và là công bình".
(b) Latin "lúmen -inis" hoặc "lumináre -is": Ánh sáng (light); sự rực rỡ, rạng rỡ (brightness); sự tráng lệ, huy hoàng (splendour); vật thể sáng (luminary); ánh sáng của sự vinh hiển (light of glory).
(Thi 119:105) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi".
(Sáng 1:3-5) "3 Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng.4 Đức Chúa Trời thấy sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối. 5 Đức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhất".
(Châm 4:18) "Nhưng con đường người công bình giống như sự sáng chiếu rạng, Càng sáng thêm lên cho đến giữa trưa".
(Châm 6:23) "Vì điều răn là một cái đèn, luật pháp là ánh sáng, Và sự quở trách khuyên dạy là con đường sự sống".
(Châm 13:9) "Sự sáng của kẻ lành soi rạng ngời; Nhưng đèn kẻ ác lại bị tắt đi".
(c) Hy lạp (Greek) φῶς [phōs]: Lửa (fire); ánh sáng (light); sự minh bạch, sự rõ ràng, dễ hiểu (luminousness).
(Thi 119:105) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi".
Danh từ φῶς [phōs] do: 
* Động từ φάω [pháō]: Chiếu sáng hoặc biểu lộ; đặc biệt bởi những tia ánh sáng (shine or make manifest, especially by rays).
* Danh từ φωστήρ [phōstḗr]: Đèn hoa đăng (illuminator); vật sáng (luminary); sự lấp lánh (brilliancy); ánh sáng (light).
(Mat 5:14) "Các ngươi là sự sáng của thế gian; một cái thành ở trên núi thì không khi nào bị khuất được".
(Lu 2:30-31) "Vì con mắt tôi đã thấy sự cứu vớt của Ngài, 31 Mà Ngài đã sắm sửa đặng làm ánh sáng trước mặt muôn dân".
(Giăng 1:9) "Sự sáng nầy là sự sáng thật, khi đến thế gian soi sáng mọi người".
(Giăng 8:12) "Đức Chúa Jêsus lại cất tiếng phán cùng chúng rằng: Ta là sự sáng của thế gian; người nào theo ta, chẳng đi trong nơi tối tăm, nhưng có ánh sáng của sự sống".
(Giăng 12:35) "Đức Chúa Jêsus bèn đáp rằng: Sự sáng còn ở giữa các ngươi ít lâu; hãy đi trong khi các ngươi còn có sự sáng, e rằng sự tối tăm đến thình lình cùng các ngươi chăng; kẻ đi trong nơi tối tăm thì chẳng biết mình đi đâu".
(II Cô 4:3-4) "3 Nếu Tin Lành của chúng tôi còn che khuất, là chỉ che khuất cho những kẻ hư mất, 4 cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ, hầu cho họ không trông thấy sự vinh hiển chói lói của Tin Lành Đấng Christ, là ảnh tượng của Đức Chúa Trời".
(Êp 5:8) "Vả, lúc trước anh em đang còn tối tăm, nhưng bây giờ đã nên người sáng láng trong Chúa. Hãy bước đi như các con sáng láng".
(Gia 1:17) "mọi ân điển tốt lành cùng sự ban cho trọn vẹn đều đến từ nơi cao và bởi Cha sáng láng mà xuống, trong Ngài chẳng có một sự thay đổi, cũng chẳng có bóng của sự biến cải nào".
(I Giăng 1:7) "Nhưng, nếu chúng ta đi trong sự sáng cũng như chính mình Ngài ở trong sự sáng, thì chúng ta giao thông cùng nhau; và huyết của Đức Chúa Jêsus, Con Ngài, làm sạch mọi tội chúng ta".

(4) Đường lối
נָתִיב [nâthîyb]; hoặc נְתִיבָה [nᵉthîybâh]; hoặc נְתִבָה [nᵉthibâh]: Kẻ đi lang thang (tramp); đường mòn hẹp (pathway); con đường (way); người lữ khách (traveller).
(Thi 119:105) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi".
(a) Danh từ có các nghĩa sau:
* Lối đi nhỏ gồ ghề (a rough path).
* Lối đi đã được phát quang (beaten track).
* Phương thức hành động (of mode of action).
(Thi 78:50) "Ngài mở lối cho cơn giận Ngài, Chẳng dong thứ linh hồn họ khỏi chết, Bèn phó mạng sống chúng nó cho dịch hạch".
(Thi 119:35) "Xin hãy khiến tôi đi trong đường điều răn Chúa, Vì tôi lấy làm vui vẻ tại đó".
(Thi 142:3) "Khi tâm hồn nao sờn trong mình tôi, Thì Chúa đã biết nẻo đàng tôi. Trên con đường tôi đi, Chúng nó gài kín một cái bẫy".
(b) Latin "sémita -ae": Lối đi (path), lộ trình (way); con đường hẻm, đường làng (lane); lối mòn (footpath).
* Con đường hẹp (narrow way).
* Phương thức / lối / cách thức sống (modes of life).
(Giê 6:16) "Đức Giê-hô-va phán như vầy: Hãy đứng trên các đường cái và nhìn xem; tra xét những đường lối cũ, xem thử đường tốt ở đâu: hãy đi đường ấy, thì các ngươi sẽ được sự an nghỉ cho linh hồn mình. Nhưng chúng nó đáp rằng: Chúng tôi không khứng đi đường ấy".
(Châm 1:15) "Hỡi con, đừng đi đường cùng chúng nó; Hãy cấm giữ chân con, chớ vào lối của họ".
(Châm 3:17) "Các nẻo nó vốn là nẻo khoái lạc, Và các lối nó cả điều bình an"
(Châm 7:25) "Lòng con chớ xây vào con đường đàn bà ấy. Chớ đi lạc trong các lối nàng".
(Châm 8:20) "Ta đi trong con đường công bình, Giữa các lối ngay thẳng".
(Châm 12:28) "Sự sống ở nơi đường công bình;trên lối nó không có sự chết"
(c) Hy lạp (Greek) ὁδός [hodós]: Lối đi (path); con đường (road); phương thức, cách thức (mode); tiến trình (progress); biện pháp (means); cuộc hành trình (journey).
* Lối đi nhỏ gồ ghề (a rough path).
* Lối đi nhỏ lầy lội hoặc hư hỏng (a rut or worn track).
* Chiều hướng hành động hay hạnh kiểm (a course of action or conduct).
* Cách cư xử của một người đặc biệt là về phương diện đạo đức (behavior esp. in its moral aspect).
(Mat 3:3) "Ấy là về Giăng Báp-tít mà đấng tiên tri Ê-sai đã báo trước rằng: Có tiếng kêu trong đồng vắng: Hãy dọn đường Chúa, Ban bằng các nẻo Ngài".
(Hê 12:13) "Khá làm đường thẳng cho chân anh em theo, hầu cho kẻ nào què khỏi lạc đường mà lại được chữa lành nữa".

7/ Tác giả Thi thiên 119 rất nhiều lần nói đến sự buồn rầu, đau khổ và hoạn nạn của ông (his sorrow, suffering and affliction). Tham khảo Thi 119: 28, 50, 67, 71, 75, 83, 92, 105, 143, 153). Dường như sự khổ nạn mà ông nói trong các câu trên bao gồm sự nhạo báng, sự vu cáo, và cả sự ngược đãi (the ridicule, slander and persecution) bởi các kẻ thù của ông.
Spurgeon nói: "Sự phục vụ Đức Chúa Trời không ngăn chúng ta khỏi phải chịu sự thử thách; nhưng trái lại bảo đảm sẽ đem thử thách đến cho chúng ta" (the service of the Lord does not screen us from trial, but rather secures it for us).
(Thi 119:107) "Đức Giê-hô-va ôi! tôi bị khổ nạn quá đỗi; Xin hãy làm cho tôi được sống tùy theo lời của Ngài".

(1) Khổ nạn
עָנָה [ʻânâh]: Buồn chán (afflict); đau khổ (suffering); bị ngã lòng, bị trầm cầm (depressed); bị xúc phạm (hurt); làm cho suy yếu (weaken); bị mất phẩm giá (abase).
(Thi 119:107) "Đức Giê-hô-va ôi! tôi bị khổ nạn quá đỗi; Xin hãy làm cho tôi được sống tùy theo lời của Ngài".
(a) Động từ
עָנָה [ʻânâh] có các nghĩa sau:
* Bị đau đớn, khổ sở, buồn phiền (be aflicted).
* Bị đối xử bất công, hoặc độc ác (to be depressed).
* Bị thất vọng, chán nản, buồn rầu (be downcast).
* Bị hạ bệ, đàn áp, dập tắt (to be put down, become low). 
* Bị làm nhục, bị bẽ mặt (be humiliated). 
* Cảm thấy hổ thẹn hoặc nhục nhã; hoặc bị hạ thấp phẩm cách hay lòng tự trọng (injured the dignity, or self-respect of).
* Buồn chán và không còn hăng hái nữa (dispirited or miserable).
* Ý tưởng về sự bị khinh bỉ hoặc bị sự hăm dọa (the idea of looking down or browbeating).
* Đối phó một cách khó khăn (deal hardly with).
(Thi 119:67) "Trước khi chưa bị hoạn nạn, thì tôi lầm lạc; Nhưng bây giờ tôi gìn giữ lời Chúa".
(Thi 119:71) "Tôi đã bị hoạn nạn thật lấy làm phải, Hầu cho học theo luật lệ của Chúa".
(Thi 119:75) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết rằng sự xét đoán của Ngài là công bình, Và ấy là bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi bị khổ nạn".
(b) La tinh (Latin) "afflictare": Làm khổ (aflict). Gây ra sự đau đớn về thể xác hoặc tinh thần (inflict bodily or mental suffering). Gồm:
* Tiền tố (pref.) "ad" (addition): Cộng thêm vào; tăng thêm lên (increase); cường độ lớn (intensification).
* Động từ (verb) "fligere flict" (dash): Vỗ mạnh, đập mạnh, ném mạnh.
* Dừng, bãi bỏ, hoặc hủy bỏ ai bằng sức mạnh, hoặc quyền lực hay bằng vũ lực (suppressed by force or authority).
(Thi 10:9-10) "9 Hắn phục trong nơi kín đáo như sư tử trong hang nó; Hắn rình rập đặng bắt người khốn cùng; Khi hắn kéo kẻ khốn cùng vào lưới mình, thì đã bắt được nó rồi. 10 Hắn chùm hum, và cúi xuống, Kẻ khốn khổ sa vào vấu hắn".
(Thi 82:3) "Hãy đoán xét kẻ khốn cùng và người mồ côi; Hãy xử công bình cho người buồn rầu và kẻ túng ngặt".
(Thi 119:107) "Đức Giê-hô-va ôi! tôi bị khổ nạn quá đỗi; Xin hãy làm cho tôi được sống tùy theo lời của Ngài".
(c) Hy lạp θλῖψις [thlîpsis] (afflicted): Nỗi thống khổ (anguish); sự hành hạ, ngược đãi (persecution); bị đè nặng (burdened); nỗi ưu phiền (tribulation); điều rắc rối, lôi thôi (trouble).
(Mác 4:17) "song vì trong lòng họ không có rễ, chỉ tạm thời mà thôi, nên nỗi gặp khi vì cớ đạo mà xảy ra sự cực khổ, bắt bớ, thì liền vấp phạm".
(Công 20:22-23) "22 Kìa, nay bị Đức Thánh Linh ràng buộc, tôi đi đến thành Giê-ru-sa-lem, chẳng biết điều chi sẽ xảy đến cho tôi ở đó; 23 duy Đức Thánh Linh đã bảo trước cho tôi rằng từ thành nầy sang thành khác dây xích và hoạn nạn đang đợi tôi đó".
(II Cô 2:4) "Vả, ấy là đang trong cơn khốn nạn lớn, tấm lòng quặn thắt, nước mắt dầm dề, mà tôi đã viết thơ cho anh em, nào phải để cho anh em âu sầu, nhưng để làm cho anh em biết tình yêu dấu riêng của tôi đối với anh em vậy".
(II Cô 4:8) "Chúng tôi bị ép đủ cách, nhưng không đến cùng; bị túng thế nhưng không ngã lòng".
(II Cô 8:2) "đang khi họ chịu nhiều hoạn nạn thử thách, thì lòng quá vui mừng, và cơn rất nghèo khó của họ đã rải rộng ra sự dư dật của lòng rộng rãi mình".
(I Tê 1:6) "Anh em cũng đã bắt chước tôi và bắt chước Chúa, lấy sự vui vẻ của Đức Thánh Linh mà tiếp nhận đạo giữa lúc nhiều sự khốn khó".
(I Tê 3:4) "Lại khi ở cùng anh em, chúng tôi đã nói trước rằng sẽ có sự khốn khó phải chịu, điều đó xảy đến rồi, và anh em đã biết rõ".
(II Tê 1:6-7) "6 Vả, theo sự công bình Đức Chúa Trời, thì ắt là Ngài lấy điều khổ báo cho những kẻ làm khổ anh em, 7 và cho anh em, là kẻ chịu khổ, được nghỉ ngơi với chúng tôi, trong khi Đức Chúa Jêsus từ trời hiện đến với các thiên sứ của quyền phép Ngài, giữa ngọn lửa hừng".
(Hê 11:37) "Họ đã bị ném đá, tra tấn, cưa xẻ; bị giết bằng lưỡi gươm; lưu lạc rày đây mai đó, mặc những da chiên da dê, bị thiếu thốn mọi đường, bị hà hiếp, ngược đãi".
(Hê 12:10-11) "10 Vả, cha về phần xác theo ý mình mà sửa phạt chúng ta tạm thời, nhưng Đức Chúa Trời vì ích cho chúng ta mà sửa phạt, để khiến chúng ta được dự phần trong sự thánh khiết Ngài. 11 Thật các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng; nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy".

(2) Sống
חָיָה [châyâh] (live): Sống lại (revive); bồi bổ (nourish up); bảo tồn sự sống (preserve alive); làm sôi nổi (quicken); hồi sinh (restore to life); ban sự sống (give life); cứu sống (save alive, life).
(Thi 119:107) "Đức Giê-hô-va ôi! tôi bị khổ nạn quá đỗi; Xin hãy làm cho tôi được sống tùy theo lời của Ngài".
(a) Động từ
חָיָה [châyâh] (live) có các nghĩa sau:
* Trở lại hoặc đem trở lại ý thức, sự sống, hoặc sức mạnh (come or bring back to consciousness or life, or strength).
* Một sự đánh thức về lòng sốt sắng, nhiệt tình tôn giáo (a reawakening of religious fervour).
(Thi 119:25) "Linh hồn tôi dính vào bụi đất, Xin hãy khiến tôi sống lại tùy theo lời Chúa. 
(Thi 119:37) "Xin xây mắt tôi khỏi xem những vật hư không, Làm tôi được sống trong các đường lối Chúa".
(Thi 119:40) "Kìa, tôi mong ước các giềng mối Chúa; Xin hãy khiến tôi được sống trong sự công bình Chúa".
(Thi 119:77) "Nguyện sự thương xót Chúa đến cùng tôi, để tôi được sống; Vì luật pháp Chúa là điều tôi ưa thích".
(Thi 119:88) "Xin hãy làm cho tôi được sống, tùy theo sự nhân từ Chúa, Thì tôi sẽ gìn giữ chứng cớ của miệng Chúa".
(Thi 119:107) "Đức Giê-hô-va ôi! tôi bị khổ nạn quá đỗi; Xin hãy làm cho tôi được sống tùy theo lời của Ngài".
(Thi 119:149) "Hỡi Đức Giê-hô-va, theo sự nhân từ Ngài, xin hãy nghe tiếng tôi; Hãy khiến tôi được sống tùy mạng lịnh Ngài".
(Thi 119:154) "Xin hãy binh vực duyên cớ tôi, và chuộc tôi; Cũng hãy khiến tôi được sống tùy theo lời Chúa".
(Thi 119:156) "Đức Giê-hô-va ơi, sự thương xót Ngài rất lớn; Xin hãy khiến tôi được sống tùy theo luật lệ Ngài".
(Thi 119:159) "Xin hãy xem tôi yêu mến giềng mối Chúa dường bao! Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy khiến tôi được sống tùy sự nhân từ Ngài".
(Thi 143:11) "Hỡi Đức Giê-hô-va, vì cớ danh Ngài, xin hãy làm cho tôi được sống; Nhờ sự công bình Ngài, xin hãy rút linh hồn tôi khỏi gian truân".
(b) Latin "vívo -ere": Sống (live); có sự sống (have life); đang sống (be alive); sinh sống (reside).
(Sáng 3:22) "Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Nầy, về sự phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta; vậy bây giờ, ta hãy coi chừng, e loài người giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sống đời đời chăng".
(Thi 119:88) "Xin hãy làm cho tôi được sống, tùy theo sự nhân từ Chúa, Thì tôi sẽ gìn giữ chứng cớ của miệng Chúa".
(Phục 8:3) "Vậy, Ngài có hạ ngươi xuống, làm cho ngươi bị đói, đoạn cho ăn ma-na mà ngươi và tổ phụ ngươi chưa hề biết, để khiến ngươi biết rằng loài người sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi, nhưng loài người sống nhờ mọi lời bởi miệng Đức Giê-hô-va mà ra".
(Gióp 19:25) "Còn tôi, tôi biết rằng Đấng cứu chuộc tôi vẫn sống, Đến lúc cuối cùng Ngài sẽ đứng trên đất".
(Ê sai 55:3) "Hãy nghiêng tai, và đến cùng ta; hãy nghe ta, thì linh hồn các ngươi được sống. Ta sẽ lập với các ngươi một giao ước đời đời, tức là sự nhân từ chắc thật đã hứa cùng Đa-vít".
(Ha 2:4) "Nầy, lòng người kiêu ngạo, không có sự ngay thẳng trong nó; song người công bình thì sống bởi đức tin mình".
(c) Hy lạp ζάω [záō]: Sống (live); vẫn còn sống (alive); sống sót (survive).
* Có sự sống (have life).
* Đang còn sống (be or remain alive).
* Thoát khỏi sự hủy diệt (escape destruction).
* Vui hưởng cuộc sống đầy trọn (enjoy life intensely or to the full).
(Mat 4:4) "Đức Chúa Jêsus đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời".
(Giăng 11:25) "Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi".
(Giăng 14:19) "Còn ít lâu, thế gian chẳng thấy ta nữa, nhưng các ngươi sẽ thấy ta; vì ta sống thì các ngươi cũng sẽ sống".
(Rô 1:17) "vì trong Tin Lành nầy có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa, như có chép rằng: Người công bình sẽ sống bởi đức tin".
(Rô 14:9) "Đấng Christ đã chết và sống lại, ấy là để làm Chúa kẻ chết và kẻ sống".
(Gal 2:20) "Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi".
(Phil 1:21) "Vì Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy".
(Khải 4:10) "thì hai mươi bốn trưởng lão sấp mình xuống trước mặt Đấng ngự trên ngôi, và thờ lạy Đấng hằng sống đời đời; rồi quăng mão triều thiên mình trước ngôi mà rằng".

II/ MẠNG LỊNH / ĐOÁN NGỮ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (judgment / ordinance of God). 
(Thi 119:106) "Tôi đã thề gìn giữ mạng lịnh công bình của Chúa, Và cũng đã làm theo sự thề ấy".
(Thi 119:108) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhậm lễ lạc ý của miệng tôi, Và dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew)
מִשְׁפָּט [mishpat]: Mạng lịnh (judgment, ordinance). Có các nghĩa sau đây:
* Hành động phân xử một vụ án (act of deciding a case).
* Bản án, lời tuyên án (sentence, decision of judgment).
* Thực thi phán quyết của toà án (execution of judgment).
* Sự quyết định theo luật pháp (decision in law).
* Những chỉ thị pháp lý (covenant directives).
(Xuất 21:1) "Đây là luật lệ ngươi phải truyền cho dân sự".
(Xuất 24:3) "Môi-se bèn đến thuật lại cho dân sự mọi lời phán của Đức Giê-hô-va và các luật lệ, thì chúng đồng thinh đáp rằng: Chúng tôi sẽ làm mọi lời Đức Giê-hô-va phán dạy".
(Phục 4:1) "Hỡi Y-sơ-ra-ên, bây giờ hãy nghe những mạng lịnh và luật lệ mà ta dạy các ngươi; hãy làm theo, để các ngươi được sống và vào xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi ban cho các ngươi nhận được".
(Thi 1:5) "Bởi cớ ấy kẻ ác chẳng đứng nổi trong ngày đoán xét, Tội nhân cũng không được vào hội người công bình".

2/ Trong Cựu ước, danh từ
מִשְׁפָּט [mishpat] (judgment) được chép đến 421 lần, riêng trong Thi thiên 119 có đến 7 lần.
(Thi 119:20) "Linh hồn tôi hao mòn vì mong ước các mạng lịnh Chúa luôn luôn".
(Thi 119:66) "Xin hãy dạy tôi lẽ phải (judgment) và sự hiểu biết, Vì tôi tin các điều răn Chúa".
(Thi 119:84) "Số các ngày kẻ tôi tớ Chúa được bao nhiêu? Chừng nào Chúa sẽ đoán xét (judgment) những kẻ bắt bớ tôi?".
(Thi 119:106) "Tôi đã thề gìn giữ mạng lịnh công bình của Chúa, Và cũng đã làm theo sự thề ấy".
(Thi 119:108) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhậm lễ lạc ý của miệng tôi, Và dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài".
(Thi 119:121) "Tôi đã làm điều ngay thẳng (judgment) và công bình; Chớ phó tôi cho kẻ hà hiếp tôi".
(Thi 119:149) "Hỡi Đức Giê-hô-va, theo sự nhân từ Ngài, xin hãy nghe tiếng tôi; Hãy khiến tôi được sống tùy mạng lịnh (judgment) Ngài".

2/ La tinh (Latin) "judex judicts": Xem xét, xét đoán, đánh giá (judge). Gồm:
(1) Tiền tố "jus": Luật, luật lệ, luật pháp (law).
(2) Động từ (verb) "-dicus": Phát biểu, nói rõ, trình bày (speaking).
(Xuất 12:12) "Đêm đó ta sẽ đi qua xứ Ê-díp-tô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Ê-díp-tô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Ê-díp-tô; ta là Đức Giê-hô-va".
(Phục 1:17) "Trong việc xét đoán, các ngươi chớ tư vị ai; hãy nghe người hèn như nghe người sang, đừng có sợ ai, vì sự xét đoán thuộc về Đức Chúa Trời. Phàm việc nào lấy làm rất khó cho các ngươi, hãy đem đến trước mặt ta thì ta sẽ nghe cho".
(Phục 4:8) "Lại, há có nước lớn nào có những mạng lịnh và luật lệ công bình như cả luật pháp nầy, mà ngày nay ta đặt trước mặt các ngươi chăng?".

3/ Hy-lạp (Greek) κρίσις [krisis]: Sự nhận xét, ý kiến, quyết định, phán quyết, xét đoán (judgment).

(1) Nghĩa nguyên thủy (literal).
* Sự chia tách, chia ra, phân ra, tách biệt, phân tích (a separating, sundering, separation).
* Hành động hoặc sự lựa chọn (the act or an instance of selecting).
* Tình trạng được lựa chọn (the state of being selected).
* Phiên toà (a trial, contest).
(2) Nghĩa bóng (figurative).
* Khả năng phê phán (the critical faculty).
* Khả năng suy xét chính xác hoặc sáng suốt (good judgment or insight).
* Được xem xét và trắc nghiệm các vấn đề (a judicial examination of issues).
* Ý kiến hay quyết định được đưa ra liên quan đến bất cứ vấn đề gì (opinion or decision given concerning anything) đặc biệt liên hệ đến sự công bằng và không công bằng hoặc đúng hay sai (esp. concerning justice and injustice, right or wrong).
(Mat 10:15) "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đến ngày phán xét, thì xứ Sô-đôm và xứ Gô-mô-rơ sẽ chịu đoán phạt nhẹ hơn thành ấy".
(Giăng 3:18-19) "18 Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời. 19 Vả, sự đoán xét đó là như vầy: sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa".
(Giăng 5:29) "ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán".
(Hê 9:27) "Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét".
(Giu đe 1:15) "Nầy, Chúa ngự đến với muôn vàn thánh, đặng phán xét mọi người, đặng trách hết thảy những người không tin kính về mọi việc không tin kính họ đã phạm, cùng mọi lời sỉ hổ mà những kẻ có tội không tin kính đó đã nói nghịch cùng Ngài".

4/ Tác giả Thi 119:106 đã quyết tâm vâng theo lời của Đức Chúa Trời (obey the Holy Scriptures). Chúng ta cũng nên học tập theo ông trong sự vâng lời Đức Chúa Trời. 
* Vì sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (for the glory of God).
* Vì sự phước hạnh của những người khác (for the blessing of others). Và:
* Vì lợi ích của chính chúng ta (for our own good).
(Thi 119:106) "Tôi đã thề gìn giữ mạng lịnh công bình của Chúa, Và cũng đã làm theo sự thề ấy".

(1) Thề
שָׁבַע [shâbaʻ]: Tuyên thệ (take an oath); lập lời thề (make to swear); thề nguyện (vow).
(Thi 119:106) "Tôi đã thề gìn giữ mạng lịnh công bình của Chúa, Và cũng đã làm theo sự thề ấy".
(a) Động từ
שָׁבַע [shâbaʻ] xuất phát từ danh từ שְׁבוּעָה [shĕbuw`ah]: Lời thề, sự tuyên thệ (oath).
* Một lời tuyên bố long trọng rằng cái gì là đúng, hoặc một sự cam kết sẽ hành động trong tương lai (a solemn declaration as to the truth of something or as a commitment to future action).
* Tuyên bố hoặc hứa một cách trịnh trọng hoặc với một lời tuyên thệ (state or promise solemnly or on oath).
(Thi105:9) "Tức là giao ước Ngài đã lập với Áp-ra-ham, đã thề cùng Y-sác".
(Thi 89:35-36) "35 Ta đã chỉ sự thánh ta mà thề một lần, Cũng sẽ không hề nói dối với Đa-vít: 36 Dòng dõi người sẽ còn đến đời đời, Và ngôi người sẽ còn lâu như mặt trời ở trước mặt ta".
(b) La tinh (Latin) "affirmare": Khẳng định, xác nhận (affirm).
* Tuyên bố cái gì là sự thật (state as a fact).
* Quả quyết cách mạnh mẽ (assert strongly).
Động từ affirmare gồm:
* Tiền tố (pref.) "af": Tăng thêm (increase); sự mãnh liệt (intensification).
* Tính từ (adj.) "firmus": Mạnh mẽ, kiên quyết (strong).
(Lê 19:12) "Các ngươi chớ chỉ danh ta mà thề dối, vì ngươi làm ô danh của Đức Chúa Trời mình: Ta là Đức Giê-hô-va".
(Phục 9:5) "Ngươi vào nhận lấy xứ của các dân tộc ấy, chẳng phải vì cớ sự công bình ngươi, hay là lòng chánh trực của ngươi đâu, nhưng vì cớ sự gian ác của chúng nó, nên Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi sẽ đuổi chúng nó ra khỏi trước mặt ngươi, để làm cho ứng nghiệm lời hứa Ngài đã thề cùng các tổ phụ ngươi, là Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp".
(c) Hy lạp: ὀμνύω [omnyō] hoặc ὄμω [ómō] hoặc ὀμόω [omóō] (swear): Thề. * Hứa hoặc tuyên bố (take or declare) sẽ làm gì cho ai, để khẳng định cho lời hứa ấy bằng một lời thề (on an oath).
* Nói một cách dứt khoát nhằm để nhấn mạnh (say emphatically).
* Nói, phát biểu hay tuyên bố cái gì một cách quả quyết (positively) và khẳng định (assertively).
(Mat 23:20-22) "20 Vậy thì người nào chỉ bàn thờ mà thề, là chỉ bàn thờ và cả của lễ trên bàn thờ mà thề; 21 người nào chỉ đền thờ mà thề, là chỉ đền thờ và Đấng ngự nơi đền thờ mà thề 22 còn ai chỉ trời mà thề, là chỉ ngôi của Đức Chúa Trời và Đấng ngự trên ngôi mà thề vậy. 23 Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! vì các ngươi nộp một phần mười bạc hà, hồi hương, và rau cần, mà bỏ điều hệ trọng hơn hết trong luật pháp, là sự công bình, thương xót và trung tín; đó là những điều các ngươi phải làm, mà cũng không nên bỏ sót những điều kia".
(Mat 26:74) "Người bèn rủa mà thề rằng: Ta không biết người đó đâu! Tức thì gà gáy"
(Lu 1:73) "Theo như Ngài đã thề với Áp-ra-ham là tổ phụ chúng tôi".
(Hê 6:13-18) "13 Khi Đức Chúa Trời hứa cùng Áp-ra-ham, và vì không thể chỉ Đấng nào lớn hơn, nên Ngài chỉ chính mình Ngài mà thề với người rằng:  Chắc ta sẽ ban phước cho ngươi nhiều, và khiến hậu tự ngươi sanh sản đông thêm. 15 Ấy, Áp-ra-ham đã nhịn nhục đợi chờ như vậy, rồi mới được điều đã hứa. 16 Người ta thường mượn danh một Đấng lớn hơn mình mà thề, phàm có cãi lẫy điều gì, thì lấy lời thề mà định. 17 Đức Chúa Trời cũng vậy, muốn càng tỏ ra cho những kẻ hưởng lời hứa biết ý định Ngài là chắc chắn không thay đổi, thì dùng lời thề; 18 hầu cho nhờ hai điều chẳng thay đổi đó, và về hai điều ấy Đức Chúa Trời chẳng có thể nói dối, mà chúng ta tìm được sự yên ủi lớn mạnh, là kẻ đã trốn đến nơi ẩn náu, mà cầm lấy sự trông cậy đã đặt trước mặt chúng ta".
(Gia 5:12) "Hỡi Anh em, trước hết chớ có thề, chớ chỉ trời, chỉ đất, cũng chớ chỉ vật khác mà thề; nhưng phải thì nói phải, không thì nói không, hầu cho khỏi bị xét đoán".

(2) Giữ
שָׁמַר [shâmar]: Giữ (keep); tuân theo (observe), chú ý (regard). 
(Thi 119:106) "Tôi đã thề gìn giữ mạng lịnh công bình của Chúa, Và cũng đã làm theo sự thề ấy".
(a) Động từ
שָׁמַר [shâmar] có các nghĩa sau:
* Không đi chệch khỏi hay rời bỏ (continue on the right path).
* Theo đuổi hay tuân theo (obey).
* Trung thành với (faithfully).
(Thi 119:17) "Xin Chúa ban ơn lành cho tôi tớ Chúa, để tôi được sống; Thì tôi sẽ giữ lời của Chúa".
(Thi 119:57) "Đức Giê-hô-va là phần của tôi: Tôi đã nói sẽ gìn giữ lời Chúa".
(Thi 119:67) "Trước khi chưa bị hoạn nạn, thì tôi lầm lạc; Nhưng bây giờ tôi gìn giữ lời Chúa".
(Thi 119:69) "Kẻ kiêu ngạo đã đặt lời nói dối hại tôi; Tôi sẽ hết lòng gìn giữ giềng mối của Chúa".
(Thi 119:88) "Xin hãy làm cho tôi được sống, tùy theo sự nhân từ Chúa, Thì tôi sẽ gìn giữ chứng cớ của miệng Chúa".
(Thi 119:101) "Tôi giữ chân tôi khỏi mọi đường tà, Để gìn giữ lời của Chúa".
(b) Latin "obedire": Vâng lời, tuân lịnh (obey).
(Thi 119:106) "Tôi đã thề gìn giữ mạng lịnh công bình của Chúa, Và cũng đã làm theo sự thề ấy".
Động từ "obedire" là một từ ghép. Gồm:
* Tiền tố (pref.) "ob": Sự hướng dẫn (direction).
* Động từ (verb) "audire": Nghe (hear). Lắng nghe hoặc chú ý tới (listen to).
(I Sử 16:11) "Phải tìm cầu Đức Giê-hô-va và sức mạnh Ngài, Phải tìm mặt Ngài luôn luôn".
(Phục 6:25) "Vả, chúng ta sẽ được xưng là công bình nếu chúng ta cẩn thận làm theo các điều răn nầy trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta, y như Ngài đã phán dặn vậy".
(c) Hy lạp πειθαρχέω [peitharcheō]: Vâng lời, tuân theo (obey); lắng nghe theo (hearken unto).
(Thi 119:106) "Tôi đã thề gìn giữ mạng lịnh công bình của Chúa, Và cũng đã làm theo sự thề ấy".
Động từ πειθαρχέω [peitharcheō] là một từ ghép. Gồm:
* Động từ (verb): πειθώ [peithò]: Lắng nghe (to listen to); vâng lời (obey).
* Danh từ (noun): Phép tắc, qui tắc, luật lệ (rule).
(Mat 7:24-27) "24 Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá. 25 Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy; song không sập, vì đã cất trên đá. 26 Kẻ nào nghe lời ta phán đây, mà không làm theo, khác nào như người dại cất nhà mình trên đất cát. 27 Có mưa sa, nước chảy, gió lay, xô động nhà ấy, thì bị sập, hư hại rất nhiều".
(Công 5:29) "Phi-e-rơ và các sứ đồ trả lời rằng: Thà phải vâng lời Đức Chúa Trời còn hơn là vâng lời người ta".
(Êp 6:1) "Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm".
(Hê 13:17) "17 Hãy vâng lời kẻ dắt dẫn anh em và chịu phục các người ấy, bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em, dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi, vì ấy chẳng ích lợi gì cho anh em".

(3) Làm theo
קוּם [qûwm]: Thực hiện, thi hành (perform); theo đúng (abide); hoàn thành (accomplish).
(Thi 119:106) "Tôi đã thề gìn giữ mạng lịnh công bình của Chúa, Và cũng đã làm theo sự thề ấy".
(a) Động từ
קוּם [qûwm] có các nghĩa sau:
* Làm theo một mệnh lệnh, lời hứa, công tác (do a command, promise, task).
* Hành động theo đúng với (act in accordance with).
* Trung thành với (remain faithful to).
* Hoàn thành tốt (success in doing).
(b) Latin "custódio -ire": Tuân theo, tiến hành (observe); coi sóc (custody); giữ gìn (guard); canh giữ (watch); bảo vệ (protect); bảo tồn (preserve).
(Thi 119:106) "Tôi đã thề gìn giữ mạng lịnh công bình của Chúa, Và cũng đã làm theo sự thề ấy".
* Làm theo hoặc trung thành với (follow or adhere to).
* Gìn giữ hoặc tuân thủ với (keep or adhere to).
(Xuất 31:13) "Phần ngươi, hãy nói cùng dân Y-sơ-ra-ên rằng: Nhất là các ngươi hãy giữ ngày sa-bát ta, vì là một dấu giữa ta và các ngươi, trải qua mọi đời, để thiên hạ biết rằng ta, là Đức Giê-hô-va, làm cho các ngươi nên thánh".
(Lê 19:37) "Vậy, các ngươi hãy gìn giữ làm theo các luật pháp và các mạng lịnh ta: Ta là Đức Giê-hô-va".
(Châm 5:2) "Để con gìn giữ sự dẽ dặt, Và môi con bảo tồn sự tri thức".
(Châm 6:6) "Hỡi kẻ biếng nhác, hãy đi đến loài kiến; Khá xem xét cách ăn ở nó mà học khôn ngoan".
(c) Hy lạp (Greek) φυλάσσω [phylássō]: Bảo quản (preserve); giữ gìn (keep); quan tâm (beware); vâng theo (obey); tiến hành (observe).
(Lu 11:28) "Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Những kẻ nghe và giữ lời Đức Chúa Trời còn có phước hơn!"
(Gal 4:10) "anh em hãy còn giữ ngày tháng, mùa, năm ư!"

5/ Chúng ta đến trước mặt Đức Chúa Trời (we come before the Lord) vừa trong tư cách của những thầy tế lễ mà cũng vừa trong tư cách những người học trò (as priests and as pupils).
* Trong tư cách là những thầy tế lễ, chúng ta dâng tế lễ bằng lời ngợi khen Đức Chúa Trời (as priests, we offer the sacrifice of praise to God).
(Thi 119:108a) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhậm lễ lạc ý của miệng tôi".
(Hê 13:15) "Vậy, hãy cậy Đức Chúa Jêsus mà hằng dâng tế lễ bằng lời ngợi khen cho Đức Chúa Trời, nghĩa là bông trái của môi miếng xưng danh Ngài ra".
* Trong tư cách là những người học trò, chúng ta mở tấm lòng và tâm trí của mình ra trước sự dạy dỗ thiên thượng Ngài (as pupils, we open our hearts and minds to His divine instruction).
(Thi 119:108b) "Và dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài".
(Ê sai 50:4) "Chúa Giê-hô-va đã ban cho ta cái lưỡi của người được dạy dỗ, hầu cho ta biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ mệt mỏi. Ngài đánh thức ta mỗi buổi sớm mai, đánh thức tai ta để nghe lời Ngài dạy, như học trò vậy".

(1) Lễ lạc ý
נְדָבָה [nᵉdâbâh]: Của lễ tự nguyện, tự ý (freewill offering); của lễ tình nguyện (voluntary offering), của lễ vui lòng, (willing offering).
(Thi 119:108) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhậm lễ lạc ý của miệng tôi, Và dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài".
(a) Tính từ
נְדָבָה [nᵉdâbâh] có các nghĩa sau:
* Sẵn lòng hoặc vui vẻ thực hiện (ready to consent or undertake).
* Hành động làm một cách vui lòng, có chủ tâm chứ không phải bị ép buộc hoặc bị cưỡng bách (done, acting or able to act of one's own free willing, not constrained or compulsory, intentional).
(Thi 54:6) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi sẽ dâng cho Ngài của lễ tình nguyện, Cũng sẽ cảm tạ danh Ngài, vì điều đó là tốt lành".
(Thi 110:3) "Trong ngày quyền thế Chúa, dân Chúa tình nguyện lại đến; Những kẻ trẻ tuổi ngươi mặc trang sức thánh cũng đến cùng ngươi Như giọt sương bởi lòng rạng đông mà".
(Thi 119:108) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhậm lễ lạc ý của miệng tôi, Và dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài".
(b) Latin "volumtárius -a -um": Tình nguyện (voluntary); tự do (free); tử tế, hào hiệp, rộng rãi (gracious); rộng rãi, hào phóng (generous); vui lòng, sẵn sàng (willing).
* "Volansárii -órum": Người tình nguyện (volunteer).
* "Voluntárium -ii": Của lễ lạc ý (freewill offering).
* "Volúntas -átis": Vui lòng (will); ước mong (wish); ý định (inclination); di chúc (will and testament); ước ao (desire).
(Xuất 35:29) "Cả dân Y-sơ-ra-ên, nam hay nữ, phàm ai có lòng cảm động xui cho mình tình nguyện quyên vào các công việc Đức Giê-hô-va đã phán dặn nơi Môi-se, đều đem dâng cho Đức Giê-hô-va các lễ tình nguyện vậy".
(Lê 7:16) "Nếu của lễ dâng về việc thường nguyện hay là lạc ý, thì phải ăn con sinh đó nội trong ngày đã dâng lên; còn dư lại thì ăn ngày mai".
(A mốt 4:5) "Hãy đốt của lễ thù ân có men; hãy rao ra những của lễ lạc hiến; hãy làm cho thiên hạ biết; hỡi con cái Y-sơ-ra-ên, vì các ngươi ưa thích điều đó, Chúa Giê-hô-va phán vậy".
(c) Hy lạp (Greek) ἱλαρός [hilarós] hoặc ἵλεως [híleōs]: Vui lòng, sẵn sàng (willing); vui lòng, không miễn cưỡng (cheerful); tỏ ra lòng biết ơn (merciful).
(Hê 13:15) " Vậy, hãy cậy Đức Chúa Jêsus mà hằng dâng tế lễ bằng lời ngợi khen cho Đức Chúa Trời, nghĩa là bông trái của môi miếng xưng danh Ngài ra".
(II Cô 9:7) "Mỗi người nên tùy theo lòng mình đã định mà quyên ra, không phải phàn nàn hay vì ép uổng; vì Đức Chúa Trời yêu kẻ thí của cách vui lòng".

(2) Dạy dỗ
לָמַד [lâmad]: Dạy (teach); huấn luyện (train); chỉ dẫn (instruct); thúc đẩy (goad).
(Thi 119:108) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhậm lễ lạc ý của miệng tôi, Và dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài".
(a) Dạy
לָמַד [lâmad] có các nghĩa sau: 
* Huấn luyện, rèn luyện, đào tạo, uốn nắn (train). 
* Làm cho (một người / vật) đạt tới một chuẩn mực mong muốn hay có hiệu quả, bằng cách dạy dỗ hoặc bằng thực tập (teach a person, animal, etc. a specified skill esp. by practice).
(Thi 94:12) "Hỡi Đức Giê-hô-va, phước cho người nào Ngài sửa phạt, Và dạy luật pháp Ngài cho".
(Thi 119:22) "Hỡi Đức Giê-hô-va, đáng ngợi khen Ngài. Xin dạy tôi các luật lệ Ngài".
(Thi 119:26) "Tôi đã tỏ với Chúa đường lối tôi, Chúa bèn đáp lời tôi; xin hãy dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:33) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin chỉ dạy tôi con đường luật lệ Chúa, thì tôi sẽ giữ lấy cho đến cuối cùng".
(Thi 119:64) "Hỡi Đức Giê-hô-va, đất được đầy dẫy sự nhân từ Ngài; Xin hãy dạy tôi các luật lệ Ngài".
(Thi 119:66) "Xin hãy dạy tôi lẽ phải và sự hiểu biết, Vì tôi tin các điều răn Chúa".
(Thi 119:68) "Chúa là thiện và hay làm lành; Xin hãy dạy tôi các luật lệ Chúa"
(Thi 119:99) "Tôi có trí hiểu hơn hết thảy kẻ dạy tôi, vì tôi suy gẫm các chứng cớ Chúa".
(Thi 119:108) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhậm lễ lạc ý của miệng tôi, Và dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài".
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:135) "Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:171) "Nguyện môi miệng tôi đồn ra sự ngợi khen Chúa; Vì Chúa dạy tôi các luật lệ Chúa".
(b) Latin "trahere": Lôi, kéo, giật (pull).
(Thi 119:108) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhậm lễ lạc ý của miệng tôi, Và dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài".
* Bày vẽ, hướng dẫn (draw).
* Chỉ dẫn (instruct).
* Dạy (ai) một môn học nào đó (teach a person a subject). 
(Giê 31:18-19) "18 Ta nghe Ép-ra-im vì mình than thở rằng: Ngài đã sửa phạt tôi, tôi bị sửa phạt như con bò tơ chưa quen ách. Xin Chúa cho tôi trở lại, thì tôi sẽ được trở lại; vì Chúa là Giê-hô-va Đức Chúa Trời tôi! 19 Thật, sau khi tôi bị trở lại, tôi đã ăn năn; sau khi tôi được dạy dỗ, tôi đã vỗ đùi. Tôi nhuốc nhơ hổ thẹn, vì đã mang sự sỉ nhục của tuổi trẻ".
(c) Hy lạp διδάσκω [didáskō]: Dạy, dạy dỗ (teach). Do động từ δάω [dáō]: Học, học tập (to learn).
(Thi 119:108) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhậm lễ lạc ý của miệng tôi, Và dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài".
(Mat 5:1-2) "1 Đức Chúa Jêsus xem thấy đoàn dân đông, bèn lên núi kia; khi Ngài đã ngồi, thì các môn đồ đến gần. 2 Ngài bèn mở miệng mà truyền dạy rằng:"
(Mác 4:1-2) "1 Đức Chúa Jêsus lại khởi sự giảng dạy nơi bờ biển; có một đoàn dân đông lắm nhóm lại xung quanh Ngài, Ngài bước lên trong một chiếc thuyền và ngồi đó, còn cả đoàn dân thì ở trên đất nơi mé biển. 2 Ngài lấy thí dụ dạy dỗ họ nhiều điều, và trong khi dạy, Ngài phán rằng:"
(Lu 11:1) "Có một ngày, Đức Chúa Jêsus cầu nguyện ở nơi kia. Khi cầu nguyện xong, một môn đồ thưa Ngài rằng: Lạy Chúa, xin dạy chúng tôi cầu nguyện, cũng như Giăng đã dạy môn đồ mình".
(Lu 12:12) "bởi vì chính giờ đó Đức Thánh Linh sẽ dạy các ngươi những lời phải nói".
(I Tim 1:3) "Ta nay nhắc lại mạng lịnh mà ta đã truyền cho con, khi ta đi sang xứ Ma-xê-đoan, con phải ở lại Ê-phê-sô, để răn bảo những người kia đừng truyền dạy một đạo giáo khác".
(I Tim 1:7) "họ muốn làm thầy dạy luật, mà không hiểu điều mình nói hoặc điều mình tự quyết".
(I Tim 2:12) "Ta không cho phép đàn bà dạy dỗ, cũng không được cầm quyền trên đàn ông; nhưng phải ở yên lặng".

III/ LUẬT PHÁP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (law of God).
(Thi 119:109) "Mạng sống tôi hằng bị cơn nguy hiểm, Nhưng tôi không quên luật pháp Chúa".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew)
תּוֹרָה [towrah]: Luật (law), sự chỉ dẫn (direction), Sự hướng dẫn (instruction). Có các nghĩa sau: 
* Hướng dẫn ai làm cách nào để đạt được mục đích (guidance on how to reach a destination).
* Hệ thống các qui tắc/ luật lệ (the body of laws) để điều hoà ứng xử của các thành viên trong một cộng đồng, một đất nước.
* Kinh Tô-ra
תּוֹרָה [towrah] (the Torah): Luật pháp (laws). Các luật lệ về hạnh kiểm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môi se trên núi Si-nai như đã được ghi chép trong Xuất-Ê-díp-tô 20:1-17 (the divine rules of conduct given by God to Moses on Mount Sinai according to Exodous 20:1-17).
* Ngũ kinh (the Pentateuch): Năm sách Cựu ước đầu tiên tách biệt khỏi các phần khác của Kinh thánh như các sách Tiên tri các sách Lịch sử và các sách Văn thơ (the Prophets, the Histories, and the Writings) được gọi là Kinh Tô-ra (the Torah).
* Một cuộn sách chứa đựng năm sách Cựu ước đầu tiên của Kinh thánh (a scroll containing the Pentateuch).
* Ý muốn của Đức Chúa Trời như đã được bày tỏ trong luật của Môi se (the will of God as revealed in Mosaic law).
(Thi 1:2) "Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, Và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm".
(Thi 19:7) "Luật pháp của Đức Giê-hô-va là trọn vẹn, bổ linh hồn lại; Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan".
(Thi 37:31) "Luật pháp Đức Chúa Trời người ở trong lòng người; Bước người không hề xiêu tó".
(Thi 40:8) "Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lấy làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa, Luật pháp Chúa ở trong lòng tôi".
(Thi 78:10) "Chúng nó không gìn giữ giao ước của Đức Chúa Trời, Cũng không chịu đi theo luật pháp Ngài".
(Thi 89:30) "Nếu con cháu người bỏ luật pháp ta,Không đi theo mạng lịnh ta"
(Thi 94:12) "Hỡi Đức Giê-hô-va, phước cho người nào Ngài sửa phạt, Và dạy luật pháp Ngài cho".
(Thi 119:18) "Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa".

2/ La tinh (Latin) "legalis": Pháp luật (legal). 
(1) Danh từ "legalis" xuất phát từ danh từ "lex legis": Luật lệ, luật pháp, phép tắc, qui tắc.
(2) Danh từ "legalis" có các nghĩa sau:
* Thuộc về hoặc căn cứ trên luật pháp (of or based on law).
* Quan tâm đến luật pháp (concerned with law).
* Thuộc về luật của Môi-se (of the Mosaic law).
* Nói về sự cứu rỗi bởi các việc làm hơn là bởi đức tin (of salvation by works rather than by faith).
(Xuất 24:12) "Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy lên núi, đến cùng ta và ở lại đó; ta sẽ ban cho ngươi bảng đá, luật pháp và các điều răn của ta đã chép đặng dạy dân sự".
(II Sử 6:16) "Vậy, Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên ôi! Chúa đã hứa cùng tôi tớ Chúa là Đa-vít, cha tôi, rằng: Ví bằng con cháu ngươi cẩn thận đường lối mình, giữ theo các luật pháp ta, y như ngươi đã làm, thì trước mặt ta ngươi sẽ chẳng hề thiếu người ngồi trên ngôi Y-sơ-ra-ên; nay cầu xin Chúa hãy giữ gìn lời hứa ấy".

3/ Hy-lạp (Greek) νόμος [nomos]: Luật pháp (law). Có các nghĩa sau:
* Chỉ về bất cứ một tập tục, một luật lệ, một mệnh lệnh nào (a custom, a law, a command) đã được thiết lập (anything established); hoặc bất cứ một luật pháp nào đã được chấp nhận và sử dụng (anything received by usage, of any law whatsoever).
* Thuộc về luật của Môi se (of the Mosaic law).
* Luật đức tin tuyệt đối (the law demanding faith).
* Sự dạy dỗ thuộc về đạo đức của Đức Chúa Giê su (the moral instruction given by Christ), đặc biệt là giáo huấn về tình yêu thương (esp. the precept concerning love).
* Tên gọi sách Ngũ kinh của Môi se (the name of the Pentateuch).
(Mat 5:17) "Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn".
(Giăng 7:51) "Luật chúng ta há bắt tội một người nào chưa tra hỏi đến, và chưa biết điều người ấy đã làm, hay sao?".
(Rô 3:28) "vì chúng ta kể rằng người ta được xưng công bình bởi đức tin, chớ không bởi việc làm theo luật pháp".
(Rô 4:15) "vì luật pháp sanh ra sự giận; song đâu không có luật pháp, thì đó cũng không có sự phạm luật pháp".
(Rô 7:12) "Ấy vậy, luật pháp là thánh, điều răn cũng là thánh, công bình và tốt lành".
(Gal 3:24) "Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình".
(Gal 6:2) "Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ".

4/ Khi đời sống chúng ta liên tục ở trong nguy hiểm (constantly in danger); chúng ta chỉ có sự an ninh và an toàn (safety and security) trong sự nhớ luật pháp của Đức Chúa Trời. Bằng mọi giá phải tránh (must be avoided at any cost) khuynh hướng hoảng loạn (the tendency to panic), trở nên cuồng loạn (to become hysterical) và quên lời của Đức Chúa Trời (forget God's Word).
(Thi 119:109) "Mạng sống tôi hằng bị cơn nguy hiểm, Nhưng tôi không quên luật pháp Chúa".

(1) Mạng sống
נֶפֶשׁ [nephesh]: Linh hồn, tâm hồn (soul); sự sống (life); một tạo vật đang thở (a breathing creature).
(Thi 119:109) "Mạng sống tôi hằng bị cơn nguy hiểm, Nhưng tôi không quên luật pháp Chúa".
(a) Danh từ
נֶפֶשׁ [nephesh]: Linh hồn (soul) có các nghĩa sau:
* Hữu thể bên trong của con người (the inner being of man).
(Hê 6:19) "Chúng ta giữ điều trông cậy nầy như cái neo của linh hồn, vững vàng bền chặt, thấu vào phía trong màn".
* Một cá nhân (an individual).
(Ê-xê-chi-ên 18:4) "Nầy, mọi linh hồn đều thuộc về ta; linh hồn của cha cũng như linh hồn của con, đều thuộc về ta; linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết".
* Hữu thể sống với sự sống trong máu (living being with life in the blood).
(Lu 12:20) "Song Đức Chúa Trời phán cùng người rằng: Hỡi kẻ dại! Chính đêm nay linh hồn ngươi sẽ bị đòi lại; vậy những của cải ngươi đã sắm sẵn sẽ thuộc về ai?".
* Chính bản thân (the man himself, self, person or individual).
(Châm 10:30) "Kết quả của người công bình giống như cây sự sống; Người khôn ngoan có tài được linh hồn người ta".
* Trung tâm của những sự thèm khát (seat of the appetites); hoạt động của tâm trí (activity of mind); hoạt động của ý chí (activity of the will).
(Thi 42:1-2) "Đức Chúa Trời ôi! linh hồn tôi mơ ước Chúa, Như con nai cái thèm khát khe nước".
(Thi 103:1-2) "1 Hỡi linh hồn ta, khá ngợi khen Đức Giê-hô-va! Mọi điều gì ở trong ta hãy ca tụng danh thánh của Ngài! 2 Hỡi linh hồn ta, hãy ngợi khen Đức Giê-hô-va, Chớ quên các ân huệ của Ngài".
* Phần tinh thần hoặc phi vật chất của con người, thường được coi như là bất tử (the spiritual or immaterial part of a human being, often regarded as immortal).
(Sáng 35:18-19) "18 Vả, bởi Ra-chên gần trút linh hồn, vì đang cơn hấp hối, nên người đặt đứa con trai đó tên là Bê-nô-ni; còn cha nó lại đặt tên là Bên-gia-min. 19 Vậy, Ra-chên qua đời, được chôn bên con đường đi về Ê-phơ-rát, tức là Bết-lê-hem".
(Thi 16:10) "Vì Chúa sẽ chẳng bỏ linh hồn tôi trong âm phủ, Cũng không để cho người thánh Chúa thấy sự hư nát".
* Bản chất của một người bao gồm đạo đức, cảm xúc, hay tri thức (the moral or emotional or intellectual nature of a person).
(Truyền 3:20-21) "20 Cả thảy đều qui vào một chỗ; cả thảy do bụi đất mà ra, cả thảy sẽ trở về bụi đất. 21 Ai biết hoặc thần của loài người thăng lên, hoặc hồn của loài thú sa xuống dưới đất?".
(b) Tuy nhiên, chữ
נֶפֶשׁ [nephesh] trong Thi thiên 119 không có ý đề cập đến một khía cạnh thuộc linh (not a spiritual aspect) khác với khía cạnh thuộc về vật chất (in distinction from the physical); cũng không phải là bản chất bên trong (nor the psalmist's inner being) khác bản chất bên ngoài (from his outer being); nhưng là chính con người (but his very self as a personal being).
(Thi 119:20) "Linh hồn tôi hao mòn vì mong ước các mạng lịnh Chúa luôn luôn".
(Thi 119:25) "Linh hồn tôi dính vào bụi đất, Xin hãy khiến tôi sống lại tùy theo lời Chúa".
(Thi 119:28) "Linh hồn tôi, vì ưu sầu, chảy tuôn giọt lệ; Xin hãy làm cho tôi vững bền tùy theo lời Chúa".
(Thi 119:81) "Linh hồn tôi hao mòn vì mong ước sự cứu rỗi của Chúa; Song tôi trông cậy lời của Chúa".
(Thi 119:109) "Mạng sống
נֶפֶשׁ [nephesh] tôi hằng bị cơn nguy hiểm, Nhưng tôi không quên luật pháp Chúa".
(Thi 119:129) "Chứng cớ Chúa thật lạ lùng; cho nên lòng
נֶפֶשׁ [nephesh] tôi giữ lấy".
(Thi 119:167) "Linh hồn tôi đã gìn giữ chứng cớ Chúa. Tôi yêu mến chứng cớ ấy nhiều lắm".
(Thi 119:175)"Nguyện linh hồn tôi được sống, thì nó sẽ ngợi khen Chúa; nguyện mạng lịnh Chúa giúp đỡ tôi".
(c) Latin "ánima -ae": Linh hồn (soul); tâm trí (mind); sự sống (life); hơi thở của sự sống (breath of life).
(Thi 119:109) "Mạng sống tôi hằng bị cơn nguy hiểm, Nhưng tôi không quên luật pháp Chúa".
Danh từ "ánima -ae" có các nghĩa sau:
* Tình trạng vẫn còn đang sống (the state of being alive).
* Bản chất đem lại sự sống của một người (the vital animating essence of a person).
* Sự tồn tại của một người như một cá thể sống động (a person's state of existence as a living individual).
(Lê 16:29) "Điều nầy sẽ là một lệ định đời đời cho các ngươi: đến mồng mười tháng bảy, các ngươi phải ép linh hồn mình, không nên làm một việc nào, bất kỳ người bổn xứ hay là kẻ khách kiều ngụ giữa các ngươi".
(Thi 6:3-4) "3 Đức Giê-hô-va ôi! linh hồn tôi cũng bối rối quá đỗi; Còn Ngài, cho đến chừng nào? 4 Lạy Đức Giê-hô-va, xin hãy trở lại, giải cứu linh hồn tôi; Hãy cứu tôi vì lòng nhân từ Ngài".
(Thi 56:12-13) "12 Hỡi Đức Chúa Trời, điều tôi hứa nguyện cùng Chúa vẫn ở trên mình tôi; Tôi sẽ dâng của lễ thù ân cho Chúa. 13 Vì Chúa đã giải cứu linh hồn tôi khỏi chết: Chúa há chẳng giữ chân tôi khỏi vấp ngã, Hầu cho tôi đi trước mặt Đức Chúa Trời trong sự sáng của sự sống?".
(Thi 86:12-13) "12 Hỡi Chúa, là Đức Chúa Trời tôi, tôi hết lòng ngợi khen Chúa, Tôn vinh danh Chúa đến mãi mãi. 13 Vì sự nhân từ Chúa đối cùng tôi rất lớn, Và Chúa đã giải cứu linh hồn tôi khỏi âm phủ sâu hơn hết".
(Thi 116:8a) "Chúa đã giải cứu linh hồn tôi khỏi chết".
(Châm 11:30) "Kết quả của người công bình giống như cây sự sống; Người khôn ngoan có tài được linh hồn người ta".
(d) Hy-lạp (Greek) ψυχή [psychē]: Hơi thở (breath); linh hồn (soul). 
(Thi 119:109) "Mạng sống tôi hằng bị cơn nguy hiểm, Nhưng tôi không quên luật pháp Chúa".
Danh từ ψυχή [psychē] có các nghĩa sau đây:
* Một hữu thể sống động (a living being).
* Một linh hồn sống (a living soul).
* Hơi sự sống (the breath of life).
* Trung tâm của các cảm xúc, các dục vọng, các cảm giác yêu thích hoặc ganh ghét (the seat of the feelings, desires, affections, aversions).
(Lu 1:46) "Ma-ri bèn nói rằng: Linh hồn tôi ngợi khen Chúa".
* Phần tinh thần hoặc phần phi vật chất của con người, thường được coi như là sống mãi mãi (the spiritual or immaterial part of a human being, often regarded as immortal).
(Mat 10:28) "Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục".
(Mác 8:36) "Người nào nếu được cả thiên hạ mà mất linh hồn mình, thì có ích gì?".
* Linh hồn như là một bản chất khác với thân thể và nó không bị tan biến bởi sự chết (the soul as an essence which differs from the body and is not dissolved by death); linh hồn biểu lộ những phẩm chất đặc sắc khác với các phần khác của thân thể (distinguished from other parts of the body).
(I Phi 2:11) "Hỡi kẻ rất yêu dấu, anh em như người ở trọ, kẻ đi đường, tôi khuyên phải kiêng những điều xác thịt ưa thích, là điều chống trả với linh hồn".

(2) Quên
שָׁכַח [shâkach] hoặc שָׁכֵחַ [shâkêach]: Quên lảng (forget) hoặc chẳng nhớ (not remember); để thất lạc (mislay); bị quên (be oblivious of).
(Thi 119:109) "Mạng sống tôi hằng bị cơn nguy hiểm, Nhưng tôi không quên luật pháp Chúa".
(a) Động từ
שָׁכַח [shâkach] hoặc שָׁכֵחַ [shâkêach] có các nghĩa sau:
* Không nhớ (lose the remembrance of).
* Không hồi tưởng (not remember).
* Gạt ra khỏi tâm trí (put out of mind).
* Thôi không nghĩ về (cease to think of).
* Không nhắc đến (not mention).
(Thi 119:83) "Vì tôi trở thành như bầu da bị khói đóng đen; Nhưng tôi không quên các luật lệ Chúa".
(Thi 119:141) "Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, Nhưng không quên các giềng mối Chúa".
(Thi 119:153) "Xin hãy xem nỗi khổ nạn tôi, và giải cứu tôi; Vì tôi không quên luật pháp của Chúa".
(Thi 119:176) "Tôi xiêu lạc khác nào con chiên mất: Xin hãy tìm kiếm kẻ tôi tớ Chúa, Vì tôi không quên điều răn của Chúa".
(b) La tinh (Latin) "oblívio -i -lítus": Quên, không nhớ (forget). 
Động từ "oblívio -i -lítus" là từ gốc của danh từ "oblívio -óris": Sự lãng quên, quên lãng (oblivion); sự lơ là (forgetfulness).
(Sáng 41:51) "Giô-sép đặt tên đứa đầu lòng là Ma-na-se, vì nói rằng: Đức Chúa Trời đã làm cho ta quên điều cực nhọc, và cả nhà cha ta".
(Phục 6:12) "khá giữ lấy mình, kẻo ngươi quên Đức Giê-hô-va, là Đấng đã đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, tức là khỏi nhà nô lệ".
(Thi 78:11) "Quên những việc làm của Ngài, Và các công tác lạ lùng mà Ngài đã tỏ cho chúng nó thấy".
(Châm 3:1) "Hỡi con, chớ quên sự khuyên dạy ta, lòng con khá giữ các mạng lịnh ta".
(c) Hy lạp (Greek) λανθάνω [lanthanō] (are ignorant of): Bỏ qua, lờ đi, phớt lờ, không chú ý đến.
* Từ chối để ý đến hoặc chấp nhận sự nhắc nhở của ai (refuse to take or accept notice of).
* Cố tình không quan tâm đến (intentionally disregard).
* Không chú ý đến thông báo hay lời báo trước (to escape notice).
* Quên một cách có chủ tâm (forget wilfully).
* Không có ý thức về (unawares).
* Không biết (without knowing).
* Bị che khuất khỏi (to be hidden from one).
(Phil 3:14) "nhưng tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ".
(Hê 13:2) "Chớ quên sự tiếp khách; có khi kẻ làm điều đó, đã tiếp đãi thiên sứ mà không biết".
(II Phi 3:5) "Chúng nó có ý quên lững đi rằng buổi xưa bởi lời Đức Chúa Trời có các từng trời và trái đất, đất ra từ Nước và làm nên ở giữa nước".
(II Phi 3:8) "Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ nên quên rằng ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày".

IV/ GIỀNG MỐI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (precept of God).
(Thi 119:110) "Những kẻ ác gài bẫy hại tôi; Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew)
פִּקּוּדִים [piqquwd] hoặc פִּקֻּד [piqqud] (precept, statute): Lời giáo huấn. Có các nghĩa sau:
* Một qui tắc về cách ứng xử (a rule of conduct).
* Sự dạy bảo về đạo đức (moral instruction).
* Một mệnh lệnh (a command/ writ) hoặc một sự cho phép (a warrant).
(Thi 119:4) "Chúa đã truyền cho chúng tôi các giềng mối Chúa, Hầu cho chúng tôi cẩn thận giữ lấy".
(Thi 119:15) " Tôi sẽ suy gẫm về giềng mối Chúa, Chăm xem đường lối của Chúa". 
(Thi 119:27) "Cầu Chúa làm cho tôi hiểu biết con đường giềng mối Chúa, Thì tôi sẽ suy gẫm các công việc lạ lùng của Chúa".
(Thi 119:40) "Kìa, tôi mong ước các giềng mối Chúa; Xin hãy khiến tôi được sống trong sự công bình Chúa".
(Thi 119:45) "Tôi cũng sẽ bước đi thong dong, Vì đã tìm kiếm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:56) "Phần tôi đã được, Là vì tôi có gìn giữ các giềng mối Chúa"
(Thi 119:63) "Tôi là bạn hữu của mọi người kính sợ Chúa, Và của mọi kẻ giữ theo các giềng mối Chúa".
(Thi 119:69) "Kẻ kiêu ngạo đã đặt lời nói dối hại tôi; Tôi sẽ hết lòng gìn giữ giềng mối của Chúa".
(Thi 119:78) "Nguyện kẻ kiêu ngạo bị hổ thẹn, vì chúng nó dùng sự giả dối mà đánh đổ tôi; Song tôi sẽ suy gẫm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:87) "Thiếu điều chúng nó diệt tôi khỏi mặt đất; Nhưng tôi không lìa bỏ các giềng mối Chúa"
(Thi 119:93-94) "Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa, Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống. 94 Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; Vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:100) "Tôi thông hiểu hơn kẻ già cả, Vì có gìn giữ các giềng mối Chúa".
(Thi 119:104) "Nhờ giềng mối Chúa tôi được sự thông sáng; Vì vậy, tôi ghét mọi đường giả dối".
(Thi 119:110) "Những kẻ ác gài bẫy hại tôi; Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa".

3/ La tinh (Latin) "praeceptum": Giềng mối, qui tắc (precept); do động từ "praeccipere praecept": Khuyên bảo, chỉ dẫn (instruct); cảnh giác (warn).
(Thi 119:110) "Những kẻ ác gài bẫy hại tôi; Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa".
* Chỉ thị hoặc ra lịnh (direct or command).
* Thông báo cho biết về sự nguy hiểm hoặc tình huống không biết trước (inform of danger, unknown circumstances...).
(Nê 9:14) "Chúa khiến cho chúng biết ngày sa-bát thánh của Chúa, cậy Môi-se, tôi tớ của Chúa, truyền cho chúng những điều răn, qui tắc, và luật pháp".
(Giê 35:18) "Đoạn, Giê-rê-mi nói cùng nhà người Rê-cáp rằng: Đức Giê-hô-va vạn quân, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Vì các ngươi đã vâng theo mạng lịnh của tổ mình là Giô-na-đáp, đã giữ mọi lời răn dạy của người, và làm theo mọi điều người đã truyền cho các ngươi".
(Đa 9:5) "chúng tôi đã phạm tội, làm sự trái ngược, ăn ở hung dữ, chúng tôi đã bạn nghịch và đã xây bỏ các giềng mối và lệ luật của Ngài".

3/ Hy-lạp (Greek) διδασκαλία [didaskalia]: Giềng mối, qui tắc (precepts); en dạy dỗ (teaching); sự hướng dẫn (instruction); tín lý (doctrine). 
Danh từ διδασκαλία [didaskalia] có các nghĩa sau:
* Lời hướng dẫn hoặc chỉ thị (instruction or direction).
* Học thuyết hay lời giáo huấn (what is taught or doctrine).
* Cung cấp thông tin có hệ thống cho một người (give systematic information to a person).
* Bộ sách hướng dẫn (a body of instruction).
* Nguyên tắc cơ bản của niềm tin thuộc về chính trị hoặc tôn giáo (a principle of religious or political belief).
* Một nguyên tắc hoặc giáo lý, hoặc hệ thống của các giáo lý được soạn thảo bởi những người có thẩm quyền trong nhà thờ (a principle, tenet, or system of these, esp. as laid down by the authority of a Church).
(Mat 15:9) "Sự chúng nó thờ lạy ta là vô ích, Vì chúng nó dạy theo những điều răn mà chỉ bởi người ta đặt ra".
(Mác 10:5) "Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ấy vì cớ lòng các ngươi cứng cỏi, nên người đã truyền mạng nầy cho".

4/ Những người được dạy dỗ trong lời Đức Chúa Trời (instructed in the Word) thì không phải là không biết những chủ tâm của Sa tan (not ignorant of Satan's designs). Nhưng chỉ bởi nhờ vâng theo lời Chúa cách đơn sơ (by simple obedience to the Bible) họ tránh được những bẩy kín giấu của hắn.
(Thi 119:110) "Những kẻ ác gài bẫy hại tôi; Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa".

(1) Bẩy
פַּח [pach]: Cái bẩy (snare); cạm bẩy (gin); cái lưới (net).
(a) Danh từ
פַּח [pach] có các nghĩa sau:
* Một sợ xích bằng kim loại (a metallic sheet).
* Danh từ
פַּח [pach] xuất phát từ động từ פָּחַח [pâchach]: Giăng lưới (spread a net); bị đánh bẩy (be snared).
(Thi 69:22) "Nguyện bàn tiệc trước mặt chúng nó trở nên cái bẫy; Khi chúng nó được bình an, nguyện nó lại trở nên cái lưới".
(Thi 91:3) "Ngài sẽ giải cứu ngươi khỏi bẫy chim, Và khỏi dịch lệ độc-hại".
(Thi 124:7) "Linh hồn chúng ta thoát khỏi như chim thoát khỏi rập kẻ đánh chim; Rập đã dứt, chúng ta bèn thoát khỏi".
(Thi 140:5) "Những kẻ kiêu ngạo đã gài bẫy và trăng dây cho tôi, Giương lưới dọc dài theo đường; Chúng nó cũng đặt vòng gài tôi".
(Thi 141:9) "Cầu Chúa giữ tôi khỏi bẫy chúng nó đã gài tôi, Và khỏi vòng kẻ làm ác".
(Thi 142:3) "Khi tâm hồn nao sờn trong mình tôi, Thì Chúa đã biết nẻo đàng tôi. Trên con đường tôi đi, Chúng nó gài kín một cái bẫy".
(b) Latin "láqueus -i": Bẫy (snare); cái bẩy (trap); dây treo cổ (halter); cái lưới, mạng lưới (net); dây thòng lọng (noose); xiềng xích (bond).
(Thi 119:110) "Những kẻ ác gài bẫy hại tôi; Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa".
(Giô suê 23:13) "thì phải biết rõ ràng Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi chẳng còn cứ đuổi những dân tộc này khỏi trước mặt các ngươi nữa; nhưng chúng nó sẽ làm lưới và bẫy cho các ngươi, làm roi đánh nơi hông, làm chông gai chích trong mắt, cho đến chừng nào các ngươi bị diệt mất khỏi xứ tốt đẹp này mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã ban cho".
(Gióp 18:9) "Cái bẩy sẽ thắt hắn nơi gót chân, Và dò lưới sẽ bắt nó".
(Gióp 22:10) "Bởi cớ ấy, ông bị bẫy bao vây, Và sự kinh khủng thình lình làm ông rối cực".
(Châm 22:5) "Trong đường kẻ gian tà có gai chông và cái bẫy; Ai gìn giữ linh hồn mình sẽ cách xa nó".
(c) Hy lạp (Greek) παγίς [pagís]: Bẫy (trap); cái bẩy (snare).
(Thi 119:110) "Những kẻ ác gài bẫy hại tôi; Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa".
(I Tim 3:7) "Người giám mục lại phải được người ngoại làm chứng tốt cho, kẻo bị sỉ nhục và mắc bẫy ma quỉ".
* Thiết bị thường được mắc mồi để bắt các con vật (an enclosure or device, often baited,for catching animals).
* Một cái bẩy như dây thòng lọng (a trap as fastened by a noose or notch).
* Thủ thuật  lừa bịp một người (a trick betraying a person).
(Lu 21:34-35) "34 Vậy, hãy tự giữ lấy mình, e rằng vì sự ăn uống quá độ, sự say sưa và sự lo lắng đời nầy làm cho lòng các ngươi mê mẩn chăng, và e ngày ấy đến thình lình trên các ngươi như lưới bủa; 35vì ngày đó sẽ đến cho mọi người ở khắp trên mặt đất cũng vậy".
(Rô 11:9) "Lại, Đa vít có nói: Ước gì bàn tiệc của họ trở nên bẫy Lưới, nên dịp vấp chân và sự phạt công bình cho họ".
(I Tim 6:9) "Còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất".
(II Tim 2:26) "và họ tỉnh ngộ mà gỡ mình khỏi lưới ma quỉ, vì đã bị ma quỉ bắt lấy đặng làm theo ý nó".

(2) Lìa bỏ
תָּעָה [tâʻâh]: Làm sai, phạm tội (err); khát khao (pant); rời bỏ (be out of the way); đi lạc khỏi (wander); dao động, chập chờn, do dự (vacillate); lắc lư, lảo đảo (reel); đi lạc (stray); loạng choạng (stagger); bị thất lạc (go astray); lừa dối (deceive); che giấu, giả vờ (dissemble).
(Thi 119:110) "Những kẻ ác gài bẫy hại tôi; Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa".
(a) Động từ
תָּעָה [tâʻâh] có các nghĩa sau:
* Phạm phải lỗi lầm, bị sai lầm (be mistake or incorrect).
* Có sự ham muốn thiết tha (yearn or crave).
* Rời bỏ chỗ hay con đường đúng (stray from a path).
* Đi chệch khỏi con đường đúng (out of the right way).
* Đứng hoặc bước đi không vững (stand or walk unsteadily).
* Luôn thay đổi trong quan điểm hoặc trong quyết tâm (fluctuate in opinion or resolution).
(Thi 58:3) "Kẻ ác bị sai lầm từ trong tử cung. Chúng nó nói dối lầm lạc từ khi mới lọt lòng mẹ".
(Thi 95:10) "Trong bốn mươi năm ta gớm ghiếc dòng dõi nầy, Ta phán rằng: Ấy là một dân có lòng lầm lạc, Chẳng từng biết đường lối ta".
(Thi 107:4) "Họ lưu lạc nơi đồng vắng, trong con đường hiu quạnh, Không tìm thành ở được".
(Thi 119:176) "Tôi xiêu lạc khác nào con chiên mất: Xin hãy tìm kiếm kẻ tôi tớ Chúa, Vì tôi không quên điều răn của Chúa".
(b) Latin "érro -áre": Làm sai, phạm tội (err); phạm lỗi (make a mistake); đi lạc mất (go astray); đi lạc khỏi (wander); đi lang thang (rove).
(Thi 119:110) "Những kẻ ác gài bẫy hại tôi; Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa".
* Động từ "érro -áre" xuất xứ từ danh từ "érror -ónis" hoặc "errátum -i:": Sai lầm, lỗi lầm (mistake); sự nhầm lẫn, sai sót, sai lệch (error); sự lừa gạt, lừa dối (deception); người đi lang thang (wanderer); kẻ lêu lỏng, tên du đãng, kẻ ăn không ngồi rồi (vagabond); người rày đây mai đó (vagrant); kẻ đi rình mò ban đêm (night prowler).
(Châm 7:25) "Lòng con chớ xây vào con đường đàn bà ấy. Chớ đi lạc trong các lối nàng".
(Châm 10:17) "Kẻ nghe lời khuyên dạy ở trong đường sự sống; Nhưng ai quên sự quở trách phải lầm lạc".
(Châm 12:26) "Người công bình dẫn đường cho kẻ lân cận mình; Còn các nẻo kẻ dữ làm sai lạc chúng".
(Châm 14:22) "Kẻ toan mưu ác há chẳng lầm lạc sao? Còn nhân từ và chân thật thuộc về người toan mưu thiện".
(Châm 21:16) "Người lầm lạc xa đường khôn sáng Sẽ ở với hội kẻ chết".
(c) Hy lạp (Greek) πλάνη [plánē]: Làm sai, phạm tội (error); dối trá, lừa đảo, lừa dối (fraudulence); sự đánh lừa (deceit); lừa bịp (delusion).
(Thi 119:110) "Những kẻ ác gài bẫy hại tôi; Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa".
* Danh từ πλάνη [plánē] xuất xứ từ động từ ἐκπίπτω [ekpíptō] có nghĩa:
* Rời khỏi con đường (to drop away; specially, be driven out of one's course).
* Một sự đi lạc khỏi niềm tin chính thống hoặc lòng mộ đạo (a straying from orthodoxy or piety).
(II Phi 3:17) "Hỡi kẻ rất yêu dấu, vì anh em đã được biết trước, vậy hãy giữ cho cẩn thận, e anh em cũng bị sự mê hoặc của những người ác ấy dẫn dụ, mất sự vững vàng của mình chăng".
(I Giăng 4:6) "Chúng ta thuộc về Đức Chúa Trời: ai nhìn biết Đức Chúa Trời thì nghe chúng ta; còn ai chẳng hề thuộc về Đức Chúa Trời, thì chẳng nghe chúng ta. Ấy bởi đó chúng ta nhìn biết thần chân thật và thần sai lầm".
(Giu đe 1:11) "Khốn nạn thay cho chúng nó, vì đã theo đường của Ca-in, lấy lòng tham lợi mà gieo mình vào sự sai lạc của Ba-la-am; và bị hư mất về sự phản nghịch của Cô-rê".

V/ CHỨNG CỚ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (testimony of God).

(Thi 119:111) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; Vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew)
עֵדָה [`edah] (testimony, witness): Bảng chứng, chứng cớ, lời chứng.
(a) Danh từ
עֵדָה [`edah] hoặc עֵדוּת [`eduwth]: Chứng cớ (testimony); sự làm chứng, lời chứng (witness).
(Phục 4:45) "Nầy là chứng cớ, mạng lịnh, và luật lệ mà Môi-se truyền cho dân Y-sơ-ra-ên khi ra khỏi xứ Ê-díp-tô".
(b) Danh từ
עֵדָה [`edah] hoặc עֵדוּת [`eduwth] là một thuật ngữ luật pháp thuộc về hợp đồng (a covenantal) có liên quan cách đặc biệt (specifically reffering) đến các điều kiện được lập ra với Đức Chúa Trời.
(Thi 119:2a) "Phước cho những người gìn giữ chứng cớ Ngài".
(Thi 25:10) "Các đường lối Đức Giê-hô-va đều là nhân từ và chân thật. Cho kẻ nào giữ gìn giao ước và chứng cớ của Ngài".
(Thi 119:99) "Tôi có trí hiểu hơn hết thảy kẻ dạy tôi, vì tôi suy gẫm các chứng cớ Chúa".
(c) Chứng cớ
עֵדָה [`edah] (testimony) có các nghĩa sau:
* Lời khai được viết ra hoặc được nói ra (an oral or written statement).
* Sự tuyên bố rằng điều gì đó là đúng (declaration or statement of fact).
* Mười điều răn (the Ten Commandments).
(Thi 19:7b) "... Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".

2/ La tinh (Latin) "testimonium": Lời chứng, lời khai, bảng chứng nhận (testimony, witness).
Danh từ  "testimonium" do danh từ "testis": Một lời bằng chứng, một lời chứng, nhân chứng, người chứng kiến, người làm chứng (a witness).
* Một người nhìn thấy một vài sự kiện xảy ra và vì vậy có thể mô tả để người khác có thể biết (a person present at some event and able to give information about it).
* Lời chứng, bằng chứng, sự xác nhận (testimony, evidence, confirmation).
(Xuất 25:16) "Ngươi hãy cất vào trong hòm bảng chứng mà ta sẽ ban cho".
(Xuất 31:18) "Khi Đức Giê-hô-va đã phán xong cùng Môi-se tại núi Si-na-i, bèn cho người hai bảng chứng bằng đá, bởi ngón tay Đức Chúa Trời viết ra"

3/ Hy-lạp (Greek) μαρτύριον [martyrion] (testimony, witness, to be testified): Chứng, lời chứng, lời làm chứng, sự làm chứng.
* Được khai ra (to be testified).
* Một lời khai có tuyên thệ (a person giving sworn testimony).
* Một sự cam đoan hoặc xác nhận long trọng (a solemn protest or confession).
(Mat 26:59-60) "59 Bấy giờ các thầy tế lễ cả và cả tòa công luận kiếm chứng dối về Ngài, cho được giết Ngài. 60 Dầu có nhiều người làm chứng dối có mặt tại đó, song tìm không được chứng nào cả. Sau hết, có hai người đến...".
(Giăng 8:17) "Vả, có chép trong luật pháp của các ngươi rằng lời chứng hai người là đáng tin".
(I Cô 1:6) "như lời chứng về Đấng Christ đã được vững bền ở giữa anh em".
(II Tim 1:8) "Vậy con chớ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng lấy sự ta vì Ngài ở tù làm xấu hổ; nhưng hãy cậy quyền phép Đức Chúa Trời mà chịu khổ với Tin Lành".

4/ Kinh thánh phải được chúng ta lựa chọn như là một tài sản rất quí giá (a prized possession), như một cơ nghiệp có giá trị hết sức lớn lao (as a heritage of vast value). 
* Hãy nghĩ đến niềm vui sẽ đến với người thừa kế khi họ được hưởng một gia tài lớn. 
* Niềm vui của chúng ta còn lớn hơn biết là dường nào khi được sở hữu các chứng cớ của Đức Chúa Trời (in possssing the testimony of God).
(Thi 119:111) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".

(1) Cơ nghiệp
נָחַל [nâchal]: Quyền thừa kế, sự thừa hưởng (inheritance); sự sở hữu, tài sản (possession).
(Thi 119:111) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".
(a) Danh từ
נָחַל [nâchal] có các nghĩa sau:
* Cái gì đó được thừa hưởng (something that is inherited).
* Hành động hoặc trạng thái của sự sở hữu hoặc được sở hữu (the act or state of possessing or being possessed).
* Vật được sở hữu (the thing possessed).
(Thi 2:8) "Hãy cầu ta, ta sẽ ban cho Con các ngoại bang làm cơ nghiệp, Và các đầu cùng đất làm của cải".
(Thi 94:14) "Vì Đức Giê-hô-va không lìa dân sự Ngài, Cũng chẳng bỏ cơ nghiệp Ngài".
(b) Latin "haeréditas -átis: f,": Quyền thừa kế (inheritance); sự sở hữu; tài sản (possession).
(Thi 119:111) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; Vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".
(Phục 10:9) "9 Bởi cớ đó, Lê-vi không phần, không nghiệp với anh em mình; Đức Giê-hô-va là cơ nghiệp của ngươi y như Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã phán cùng người".
(Châm 13:22) "Người lành lưu truyền gia sản cho con cháu mình; Song của cải kẻ có tội dành cho người công bình".
(Giô ên 2:17) "Các thầy tế lễ, là những kẻ hầu việc Đức Giê-hô-va, khá khóc lóc giữa hiên cửa và bàn thờ, và nói rằng: Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy tiếc dân Ngài, và chớ để cơ nghiệp Ngài bị sỉ nhục, và bị các nước cai trị! Làm sao để người ta nói giữa các dân tộc rằng: Nào Đức Chúa Trời chúng nó ở đâu!"
(Mi chê 2:2) "Chúng nó tham đất ruộng và cướp đi, tham nhà cửa và lấy đi. Chúng nó ức hiếp người ta và nhà họ, tức là người và sản nghiệp họ nữa".
(c) Hy lạp (Greek) κληρονομία [klēronomía]: Quyền thừa kế (inheritance); sự sở hữu; tài sản (possession).
(Thi 119:111) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".
Danh từ κληρονομία [klēronomía]: Cơ nghiệp (inheritance) đồng nghĩa với danh từ κληρονόμος [klēronómos]: Di sản (patrimony); người thừa hưởng cơ nghiệp (inheritor); người thừa kế (heir/ heiress); người sở hữu, người có quyền sở hữu (possessor).
* Tài sản kế thừa của cha mẹ hoặc của tổ tiên (property inherited from one's the father or ancestor).
* Người có quyền nhận tài sản... nếu người thừa tự ấy hợp pháp với người chủ trước của những tài sản ấy (a person entitled to property... as the legal successor of its former owner).
(Mác 12:7) "Nhưng bọn trồng nho đó bàn với nhau rằng: Thằng nầy là con kế tự; hè, ta hãy giết nó, thì phần gia tài nó sẽ về chúng ta".
(Êp 1:11) "Ấy cũng là trong Ngài mà chúng ta đã nên kẻ dự phần kế nghiệp, như đã định trước cho chúng ta được điều đó, theo mạng của Đấng làm mọi sự hiệp với ý quyết đoán".
(Cô lô se 1:12) "Hãy tạ ơn Đức Chúa Cha, Ngài đã khiến anh em có thể dự phần cơ nghiệp của các thánh trong sự sáng láng".

(2) Đời đời
עוֹלָם [ʻôwlâm] hoặc עֹלָם [ʻôlâm]: Luôn luôn (forever); vĩnh viễn, liên miên (everlasting); mãi mãi (ever); bất diệt (evermore); không dứt, không ngừng (perpetual). 
(Thi 119:111) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; Vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".
(a) Tính từ
עוֹלָם [`owlam] hoặc עֹלָם [ʻôlâm] có các nghĩa sau:
* Khoảng thời giai dài (long duration).
* Sự tồn tại liên tục, vĩnh viễn, bất diệt (continuous existence, perpetual).
* Một tương lai không có kết thúc hay không hạn định (everlasting, indefinite or unending future, eternity).
* Điểm ảo (the vanishing point). Về phối cảnh, điểm mà tất cả các đường song song trong một mặt phẳng có vẻ như gặp nhau (the point at which receding parallel lines viewed in perspective appear to meet).
(Thi 119:44) "Tôi sẽ hằng gìn giữ luật pháp Chúa Cho đến đời đời vô cùng".
(Thi 119:52) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi đã nhớ lại mạng lịnh Ngài khi xưa, Nên tôi được an ủi".
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".
(Thi 119:93) "Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa, Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống".
(Thi 119:98) "Các điều răn Chúa làm cho tôi khôn ngoan hơn kẻ thù nghịch tôi, Vì các điều răn ấy ở cùng tôi luôn luôn".
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa Luôn luôn, và cho đến cuối cùng".
(Thi 119:142) "Sự công bình Chúa là sự công bình đời đời, Luật pháp Chúa là chân thật".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
(Thi 119:152) "Cứ theo chứng cớ Chúa Tôi đã biết từ lâu rằng Chúa lập các điều răn ấy đến đời đời".
(Thi 119:160) "Sự tổng cọng lời của Chúa là chân thật, Các mạng lịnh công bình của Chúa còn đời đời".
(b) La tinh (Latin) "aetérnitas -átis": Sự bất diệt, vĩnh cửu (eternity). Danh từ "aetérnitas -átis" là từ gốc của:
* Tính từ "aetérnus -a -um" và "aeternális -is -e": Vĩnh viễn, đời đời (eternal). 
* Danh từ "in aetérnum": Luôn luôn, mãi mãi (forever).
* Danh từ "aévum -i": Thời gian (time); thời kỳ (age).
(Thi 119:111) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".
* Luôn luôn hiện hữu (existing always).
* Thời gian vô tận hoặc không có kết thúc (infinite or unending time).
* Không có bắt đầu hoặc kết thúc (without beginning or end).
* Đời sống không có kết thúc sau khi chết (endless life after death).
(Phục 33:27) "Đức Chúa Trời hằng sống là nơi ở của ngươi, Ở dưới có cánh tay đời đời của Ngài, Ngài đuổi kẻ thù nghịch khỏi trước mặt ngươi, Và phán cùng ngươi rằng: Hãy diệt đi!"
(Giê 5:22) "Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi chẳng kính sợ ta, chẳng run rẩy trước mặt ta sao? Ta là Đấng đã lấy cát làm bờ cõi biển, bởi một mạng lịnh đời đời, không vượt qua được. Sóng biển dầu động, cũng không thắng được; biển dầu gầm rống, cũng không qua khỏi nó".
(Thi 117:2b) "Sự chân thật Đức Giê-hô-va còn đến đời đời".
(Truyền 3:11) "Phàm vật Đức Chúa Trời đã làm nên đều là tốt lành trong thì nó. Lại, Ngài khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người; dầu vậy, công việc Đức Chúa Trời làm từ ban đầu đến cuối cùng, người không thế hiểu được".
(Ê sai 43:13) "Thật, từ khi có ngày (from the eternity) ta đã là Đức Chúa Trời, chẳng ai có thể giải cứu khỏi tay ta. Ta làm ra, ai ngăn cấm ta được?".
(c) Hy lạp (Greek) αἰών [aiṓn] đồng nghĩa với αἰώνιος [aiōnios]: Đời đời, bất diệt, vĩnh cửu (eternal); vĩnh viễn, không dứt (everlasting).
(Thi 119:111) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".
* Luôn luôn tồn tại, không có kết thúc hoặc bắt đầu trong thời gian (existing always; without an end or usu. beginning in time).
* Không có sự kết thúc hoặc không bao giờ kết thúc (without end, never to cease).
* Không có bắt đầu và kết thúc (without beginning and end).
* Đã có, hiện có và sẽ luôn còn đến (that which always has been and always will be).
(Ê phê sô 3:11) "theo ý định đời đời của Ngài đã làm xong trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta".
(I Tim 1:17) "Nguyền xin sự tôn quí, vinh hiển đời đời vô cùng về nơi Vua muôn đời, không hề hư nát, không thấy được, tức là Đức Chúa Trời có một mà thôi! A-men".
(II Tim 1:9) "Ấy chính Chúa đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh, chẳng phải theo việc làm chúng ta, bèn là theo ý riêng Ngài chỉ định, theo ân điển đã ban cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ từ trước muôn đời vô cùng".
(II Phi 3:18) "Hãy tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ. Nguyền xin vinh hiển về nơi Ngài, từ rày đến đời đời! A-men".

(3) Mừng rỡ
שָׂשׂוֹן [sâsôwn] hoặc שָׂשֹׂן [sâsôn]: Sự vui mừng, (rejoicing); niềm vui, sự sung sướng (gladness); vui vẻ (joy); thích thú (mirth).
(Thi 119:111) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; Vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".
(a) Danh từ
שָׂשׂוֹן [sâsôwn] hoặc שָׂשֹׂן [sâsôn]: Sự vui mừng, hoan hỉ. Xuất phát từ tính từ שׂוּשׂ [sûws] hoặc שִׂישׂ [sîys]: Phấn khởi, hào hứng (cheerful); vui thích, hài lòng (be glad); thích thú (mirth); hoan hỉ (rejoice).
* Cảm giác vui mừng lớn (feel great joy).
* Niềm hân hoan lớn (greatly joy).
(Thi 35:9) "Linh hồn tôi sẽ vui vẻ nơi Đức Giê-hô-va, mừngrỡ về sự cứu rỗi của Ngài"
(Thi 63:11) "Nhưng vua sẽ vui vẻ nơi Đức Chúa Trời; Phàm ai chỉ Ngài mà thề sẽ khoe mình; Vì miệng những kẻ nói dối sẽ bị ngậm lại".
(Thi 118:24) "Nầy là ngày Đức Giê-hô-va làm nên, Chúng tôi sẽ mừng rỡ và vui vẻ trong ngày ấy".
(Thi 119:162) "Tôi vui vẻ về lời Chúa, khác nào kẻ tìm được mồi lớn".
(b) Latin "exultátio -ónis": Niềm hân hoan, sự hớn hở (exultation); sự hoan hỉ, vui mừng (rejoicing). 
(Thi 119:111) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; Vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".
Danh từ  "exultátio": Sự nhảy lên. Gồm:
* Tiền tố (pref.) "ex": Cao lên (out); 
* Động từ (verb) "sultare": Nhảy (leap).
(Lê 23:40) "Bữa thứ nhất, các ngươi phải lấy trái cây tốt, tàu chà là, nhành cây rậm, và cây dương liễu, rồi vui mừng trong bảy ngày trước mặt Giê-hô-va, Đức Chúa Trời của các ngươi".
(I Sam 2:1) "Bấy giờ An-ne cầu nguyện mà rằng: Đức Giê-hô-va khiến lòng tôi khấp khởi vui mừng, Và đỡ cho mặt tôi ngước lên. Miệng tôi thách đố kẻ thù nghịch tôi; Vì sự chửng cứu Ngài làm cho tôi đầy khoái lạc".
(Ê sai 62:5) "Như người trai tráng cưới người nữ đồng trinh, thì các con trai ngươi cũng sẽ cưới ngươi; chàng rể mới vui mừng vì vợ mới mình, Đức Chúa Trời ngươi cũng vui mừng vì ngươi".
(c) Hy lạp (Greek) χαίρω [chaírō]: Phấn khởi, hào hứng (to be cheerful); vui thích, hài lòng (be glad); sự hoan hỉ, vui mừng (rejoice).
(Thi 119:111) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; Vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".
(Lu 1:14) "Con trai đó sẽ làm cho ngươi vui mừng hớn hở, và nhiều kẻ sẽ mừng rỡ về sự sanh người ra".
(Giăng 14:28) "Các ngươi từng nghe ta nói rằng: Ta đi, và ta trở lại cùng các ngươi. Nếu các ngươi yêu mến ta, thì sẽ vui mừng về điều ta đi đến cùng Cha, bởi vì Cha tôn trọng hơn ta".
(Rô 12:12) "Hãy vui mừng trong sự trông cậy, nhịn nhục trong sự hoạn nạn, bền lòng mà cầu nguyện".
(Phil 4:4) "Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn. Tôi lại còn nói nữa: hãy vui mừng đi".
(Côl 1:24) "Nay tôi lấy làm vui về sự tôi đã chịu khổ sở vì anh em, tôi lại vì thân thể Đấng Christ, là Hội thánh, mà đem xác thịt mình chịu hết các điều còn lại trong sự thương khó của Ngài".
(Khải 12:12) "Bởi vậy, hỡi các từng trời và các đấng ở đó, hãy vui mừng đi! Khốn nạn cho đất và biển! vì ma quỉ biết thì giờ mình còn chẳng bao nhiêu, nên giận hoảng mà đến cùng các người".

VI/ LUẬT LỆ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (statute of God).
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa Luôn luôn, và cho đến cuối cùng".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew)
חֹק [choq] danh từ giống đực của חֻקָּה [chuqqâh]: Đạo luật, qui chế, chế độ, sắc lệnh, sắc luật, chiếu chỉ (statute, ordinance, limit). 
(1) Về thực chất thì cả hai từ
חֹק [choq] và חֻקָּה [chuqqâh] đều có nghĩa giống như nhau (and meaning substantially the same).
(2) Danh từ
חֹק [choq] và חֻקָּה [chuqqâh] có các nghĩa sau:
* Nhiệm vụ được quy định (prescribed task).
* Số phận được định trước (prescribed portion).
* Quyền hạn được chỉ định (prescribed due).
* Giới hạn hoặc ranh giới được ấn định (prescribed limit, boundary).
* Một bộ luật chính thức được viết thành văn bản (a written law).
* Một sắc lệnh chính thức được ban hành bởi nhà cầm quyền hợp pháp (an oficial order issued by a legal authority).
* Luật thiên liêng (devine law).
(Xuất 29:9b) "Thế thì, chức tế lễ sẽ bởi mạng lịnh định đời đời cho họ. Ngươi lập A-rôn và các con trai người là thế".
(Thi 119:5) "Ô! chớ chi đường lối tôi được vững chắc, Để tôi giữ các luật lệ Chúa!".
(Thi 119:23) "Vua chúa cũng ngồi nghị luận nghịch tôi; Song tôi tớ Chúa suy gẫm luật lệ Chúa".
(Thi 119:26) "26 Tôi đã tỏ với Chúa đường lối tôi, Chúa bèn đáp lời tôi; Xin hãy dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Ê xê 5:6-7) "6 Bởi nó bạn nghịch luật lệ ta, làm đều dữ hơn các dân tộc, trái phép tắc ta hơn các nước chung quanh; vì chúng nó khinh bỏ luật lệ ta, và không bước theo phép tắc ta. 7 Vậy nên, Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Tại các ngươi là rối loạn hơn các dân tộc chung quanh, không bước theo phép tắc ta, cũng không giữ luật lệ ta; tại các ngươi cũng không làm theo luật lệ của các dân tộc chung quanh mình".

2/ La tinh (Latin) "statutum": Đạo luật (statute); do động từ "statuere": Thiết lập, tạo ra, thành lập, ấn định (set up).
(Sáng 26:5) "vì Áp-ra-ham đã vâng lời ta và đã giữ điều ta phán dạy, lịnh, luật và lệ của ta".
(Xuất 15:26) "Ngài phán rằng: Nếu ngươi chăm chỉ nghe lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, làm sự ngay thẳng trước mặt Ngài, lắng tai nghe các điều răn và giữ mọi luật lệ Ngài, thì ta chẳng giáng cho ngươi một trong các bịnh nào mà ta đã giáng cho xứ Ê-díp-tô; vì ta là Đức Giê-hô-va, Đấng chữa bịnh cho ngươi".

3/ Trong Cựu ước, danh từ
חֹק [choq] (statute) được chép đến 127 lần, riêng trong Thi thiên 119 có đến 23 lần (Thi 119: 5, 8, 12, 16, 23, 26, 33, 48, 54, 64, 68, 71, 80, 83, 112, 117, 118, 124, 135, 145, 155, 171).
(Thi 119:8) "Tôi sẽ giữ các luật lệ Chúa; Xin chớ bỏ tôi trọn".

4/ Bất cứ ai nhận thức được giá trị luật lệ của Đức Chúa Trời (all who realize the statute of God); đều quyết tâm vâng lời Ngài cho đến cuối đời mình (to the very end of life's day).
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa luôn luôn, và cho đến cuối cùng"

(1) Chuyên
נָטָה [nâṭâh]: Chuyên lòng (incline); vươn tới, đạt tới (extend); duỗi ra, căng ra (stretch); có sự dự định (intend); làm việc hăng say (pitch); cố gắng giành lấy (wrest).
(a) Động từ
נָטָה [nâṭâh] có các nghĩa sau:
* Nghiêng hoặc dốc về phía (incline toward something).
* Muốn hoặc sẵn lòng làm cái gì (disposed to do something).
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa luôn luôn, và cho đến cuối cùng".
(b) Latin "inclíno -áre": Chuyên lòng (incline); kéo dây cung (bow); tập trung tư tưởng (bend); thiên hướng về (lean).
Động từ "inclíno -áre" xuất phát từ danh từ "inclinátio -ónis": Có xu hướng, có khuynh hướng, có thiên hướng (tendency), sự chuyên lòng (inclination). 
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa luôn luôn, và cho đến cuối cùng".
* Có khuynh hướng về điều gì (lean towards sth.).
* Cách mà một người  hoặc vật có xu hướng về, hoặc cư xử (often foll., by to, towards a learning or inclination, a way of tending).
(I Sử 29:18) "Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, của Y-sác, và của Y-sơ-ra-ên, tổ phụ của chúng tôi ôi! xin hãy cho dân sự Chúa giữ luôn luôn một tâm ý ấy trong lòng, và làm cho lòng chúng chiều theo về Chúa".
(c) Hy lạp (Greek) προσκαρτερέω [proskarteréō]: Siêng năn, cần cù cách liên tục (be constantly diligent); phục dịch liên tục (wait on continually); chú tâm liên tục (attend continually upon).
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa luôn luôn, và cho đến cuối cùng".
+ Động từ προσκαρτερέω [proskarteréō] gồm:
* Tiền tố (pref.) πρός [prós]: Liên quan tới, hướng đến (forward to).
* Động từ (verb) καρτερέω [karteréō]: Mạnh mẽ, bền vững, kiên cố (to be strong); không giao động, kiên định (steadfast); kiên nhẫn, nhẫn nại (patient);  chịu đựng liên tục (endure).
+ Động từ προσκαρτερέω [proskarteréō] có các nghĩa sau:
* Chuyên lòng (incline); nhằm vào mục tiêu (aim); nhắm tới mục đích (goal).
* Lòng quyết tâm đối với một điều gì đó (to be earnest towards to a thing).
* Nghiêm chỉnh, quả quyết, sốt sắng; không xem thường hay đùa giỡn (ardently or intensely serious; zealously; not trifling or joking).
(Công 6:4) "Còn chúng ta sẽ cứ chuyên lo về sự cầu nguyện và chức vụ giảng đạo".

(2) Lòng
לֵב [lêb] (heart): Các cảm giác (feelings); sự ý định, ý muốn (will); sự hiểu biết (understanding); trí tuệ (intellect); tâm trí (mind).
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa luôn luôn, và cho đến cuối cùng"
(a) Danh từ
לֵב [lêb] có các nghĩa sau:
* Trung tâm của bất cứ điều gì (the centre of anything).
* Phần trung tâm sâu kín nhất hoặc quan trọng nhất của cái gì (the central or innermost part of something).
* Trung tâm của ý nghĩ, cảm giác, và cảm xúc của con người, đặc biệt là tình yêu (the centre of thought, feeling, and emotion esp. love).
(Thi 119:2) "Phước cho những người gìn giữ chứng cớ Ngài, Và hết lòng tìm cầu Ngài".
(Thi 119:10-11) "10 Tôi hết lòng tìm cầu Chúa, Chớ để tôi lạc các điều răn Chúa. 11 Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, Để tôi không phạm tội cùng Chúa".
(Thi 119:32) "Khi Chúa mở rộng lòng tôi, Thì tôi sẽ chạy theo con đường điều răn Chúa".
(Thi 119:34) "Xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, thì tôi sẽ vâng theo luật pháp Chúa, Ắt sẽ hết lòng gìn giữ lấy".
(Thi 119:36) "Xin hãy khiến lòng tôi hướng về chứng cớ Chúa, Chớ đừng hướng về sự tham lam".
(Thi 119:58) "Tôi đã hết lòng cầu khẩn ơn Chúa, Xin hãy thương xót tôi tùy lời của Chúa".
(Thi 119:69-70) "69 Kẻ kiêu ngạo đã đặt lời nói dối hại tôi; Tôi sẽ hết lòng gìn giữ giềng mối của Chúa. 70 Lòng chúng nó dày như mỡ, Còn tôi ưa thích luật pháp của Chúa".
(Thi 119:80) "Nguyện lòng tôi được trọn vẹn trong các luật lệ Chúa, Hầu cho tôi không bị hổ thẹn".
(Thi 119:111-112) "111 Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; Vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi. 112 Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa Luôn luôn, và cho đến cuối cùng".
(Thi 119:145) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi hết lòng kêu cầu Ngài; xin hãy đáp lại tôi; Tôi sẽ gìn giữ luật lệ Ngài".
(Thi 119:161) "Những vua chúa đã bắt bớ tôi vô cớ, Song lòng tôi kính sợ lời Chúa".
(b) Latin "cor, cordis": Lòng (heart); phần sâu nhất (innermost part); tâm trí (mind).
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa luôn luôn, và cho đến cuối cùng"
(Sáng 6:5) "Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn".
(Giê 17:9-10) "9 Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được? 10 Ta, Đức Giê-hô-va, dò xét trong trí, thử nghiệm trong lòng, báo cho mỗi người tùy đường họ đi, tùy kết quả của việc họ làm".
(c) Hy lạp (Greek) καρδία [kardía] hoặc κάρ [kár]: Lòng, tâm (heart); tâm trí (mind); ý định (thoughts); cảm xúc (feelings); ở giữa, trung tâm (the middle).
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa luôn luôn, và cho đến cuối cùng"
(Mat 5:8) "Phước cho những kẻ có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời".
(Mat 5:28) "Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi".
(Mat 11:29) "Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ".
(Mat 15:8) "Dân nầy lấy môi miếng thờ kính ta; Nhưng lòng chúng nó xa ta lắm".
(Lu 2:19) "Còn Ma-ri thì ghi nhớ mọi lời ấy và suy nghĩ trong lòng".
(Công 2:37) "Chúng nghe bấy nhiêu lời, trong lòng cảm động, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi?".
(Rô 8:27) "Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy".
(II Cô 3:3) "Vả, rõ thật rằng anh em là bức thơ của Đấng Christ, bởi chức vụ chúng tôi viết ra, chẳng phải viết bằng mực, nhưng bằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời hằng sống, chẳng phải viết trên bảng đá, nhưng trên bảng thịt, tức là trên lòng anh em".
(Êp 5:19) "Hãy lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa".
(Hê 4:12) "Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng".

(3) Cuối cùng
עֵקֶב [ʻêqeb]: Tận cùng (end); sau chót (last); sự thưởng công, sự ban thưởng (reward).
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa luôn luôn, và cho đến cuối cùng".

(a) Danh từ
עֵקֶב [ʻêqeb]: Cuối cùng, kết thúc (end); sau chót (last). 
Danh từ
עֵקֶב [ʻêqeb] xuất phát từ tính từ עָקֵב [ʻâqêb] hoặc עִקְּבָה [ʻiqqᵉbâh]: móng chân của ngựa (horse-hoof); gót chân (heel); tận cùng, phần đuôi (rear-most); 
* Cái sau chót của bất cứ cái gì (the last of anything).
* Phía sau xa nhất (furthest back).
* Điểm hay phần xa nhất, giới hạn tận cùng (the extreme limit).
* Điểm mà vượt qua điểm đó một vật không còn tiếp tục (the point beyond which a thing does not continue).
(Thi 119:33) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin chỉ dạy tôi con đường luật lệ Chúa, Thì tôi sẽ giữ lấy cho đến cuối cùng".
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa luôn luôn, và cho đến cuối cùng".
(b) Latin "retribútio -ónis": Sự đền đáp (retribution); phúc lợi (benefit); sự trả lại, trả công (repayment); sự thưởng công, sự bồi thường (recompense). 
+ Danh từ "retribútio -ónis" do động từ "retríbuo -ere -ui -útum": Trả lại (repay); thưởng công (reward); đền đáp (requite).
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa luôn luôn, và cho đến cuối cùng".
+ Bởi vì danh từ
עֵקֶב [ʻêqeb] ngoài nghĩa: Cuối cùng, kết thúc (end);  nó còn có nghĩa là: Sự ban thưởng (for the reward). Cho nên, bản Biblical Sacra đã dịch như sau:
(Biblical Sacra) "Inclinavi cor meum ad faciendas justificationes tuas in aeternum, propter retributionem".
(I have inclined my heart to do thy justifications for ever, for the reward).
+ Động từ "retribútio -ónis" là từ gốc của các cụm từ sau:
* "Propter retributionem": Vì sự ban thưởng (for the reward).
* Khen thưởng một người vì...(make amends to a person for...).
* Sự đền bù cho ai vì những sự phục vụ hoặc vì công sức mà họ đã bỏ ra (a return or recompense for service or merit).
(Phục 32:6) "Hỡi dân khờ dại không trí, Các ngươi báo đáp Đức Giê-hô-va như vậy sao? Ngài há chẳng phải là Cha ngươi, Đấng đã chuộc ngươi chăng? Há chẳng phải Ngài đã dựng nên ngươi, và lập ngươi sao?".
(Quan 1:7) "Bấy giờ A-đô-ni-Bê-xéc nói rằng: Có bảy mươi vua bị chặt ngón cái của tay và chân, lượm vật chi rớt dưới bàn ta. Điều ta đã làm, Đức Chúa Trời lại báo ứng ta. Người ta dẫn vua đến Giê-ru-sa-lem, và người chết tại đó".
(II Sa 3:39) "Về phần ta, ngày nay hãy còn yếu, dẫu rằng ta đã chịu xức dầu lập làm vua; và những kẻ kia, là các con trai của Xê-ru-gia, là cường bạo cho ta quá. Nguyện Đức Giê-hô-va báo kẻ làm ác nầy, tùy sự ác của nó!".
(Thi 19:11) "Các điều ấy dạy cho kẻ tôi tớ Chúa được thông hiểu; Ai gìn giữ lấy, được phần thưởng lớn thay".
(Thi 109:5) "Chúng nó lấy dữ trả lành, Lấy ghét báo thường".
(Giê 16:18) "Trước hết ta sẽ báo sự gian ác và tội lỗi chúng nó gấp hai, vì chúng nó đã làm ô uế đất ta bởi những thây các vật đáng ghét, và đem những sự gớm ghiếc làm đầy dẫy sản nghiệp ta".
(Mat 6:5) "Khi các ngươi cầu nguyện, đừng làm như bọn giả hình; vì họ ưa đứng cầu nguyện nơi nhà hội và góc đường, để cho thiên hạ đều thấy. Quả thật ta nói cùng các ngươi, bọn đó đã được phần thưởng của mình rồi".
(Rô 12:19) "Hỡi kẻ rất yêu dấu của tôi ơi, chính mình chớ trả thù ai, nhưng hãy nhường cho cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời; vì có chép lời Chúa phán rằng: Sự trả thù thuộc về ta, ta sẽ báo ứng".
(c) Hy lạp (Greek) τέλος [télos]: Cuối cùng (end); sự kết thúc (termination); thành quả, kết quả (result).
+ Danh từ τέλος [télos] xuất phát từ động từ τέλλω [téllō]: Kết thúc (finish); hoàn tất, làm xong (complete); hoàn thành (accomplish).
* Ấn định cho một điểm hoặc một mục đích dứt khoát (to set out for a definite point or goal).
* Dẫn đến một kết thúc (to bring to an end).
* Kết thúc một cách hoàn toàn (finish completely).
* Điểm được nhắm đến như một giới hạn tối đa (the point aimed at as a limit)
* Sự kết thúc của một hành động hoặc một tình trạng (the conclusion of an act or state). 
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa luôn luôn, và cho đến cuối cùng".
(Mat 24:13) "Nhưng kẻ nào bền chí cho đến cuối cùng, thì sẽ được cứu".
(Giăng 13:1) "Trước ngày lễ Vượt Qua, Đức Chúa Jêsus biết giờ mình phải lìa thế gian đặng trở về cùng Đức Chúa Cha đến rồi; Ngài đã yêu kẻ thuộc về mình trong thế gian, thì cứ yêu cho đến cuối cùng".
(Rô 10:4) "vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, đặng xưng mọi kẻ tin là công bình".
(Khải 21:6) "Ngài lại phán cùng tôi rằng: Xong rồi! Ta là An-pha và Ô-mê-ga, nghĩa là đầu tiên và cuối cùng. Kẻ nào khát, ta sẽ lấy nước suối sự sống mà ban cho nhưng không".

KẾT LUẬN.

1/ Chúa không hứa với các con cái Chúa rằng họ sẽ không gặp hoạn nạn hoặc thử thách. Tuy nhiên, Ngài hứa sẽ ở với họ trong mọi hoàn cảnh, như Ngài đã ở với Đa vít khi ông gặp sự hoạn nạn, cũng như Ngài đã ở cùng Đa ni ên trong hang sư tử (Đa ni ên 6) và với ba bạn người Hê bơ rơ trong lò lửa hực (Đa ni ên 3).
(Thi 23::4) "Dầu khi tôi đi trong trũng bóng chết, Tôi sẽ chẳng sợ tai họa nào; vì Chúa ở cùng tôi; Cây trượng và cây gậy của Chúa an ủi tôi".
(Ê sai 43:2) "Khi ngươi vượt qua các dòng nước, ta sẽ ở cùng; khi ngươi lội qua sông, sẽ chẳng che lấp. Khi ngươi bước qua lửa, sẽ chẳng bị cháy, ngọn lửa chẳng đốt ngươi".

2/ Mặc dầu con cái Chúa phải chịu hoạn nạn trăm bề, nhưng họ có lời của Đức Chúa Trời giúp đỡ và hướng dẫn họ vượt qua những hoàn cảnh bi đát nhất của cuộc đời. 
(Thi 119:105) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi".
(Châm 6:23) "Vì điều răn là một cái đèn, luật pháp là ánh sáng, Và sự quở trách khuyên dạy là con đường sự sống".
(II Phi 1:19) "Nhân đó, chúng tôi càng tin lời các đấng tiên tri chắc chắn hơn, anh em nên chú ý lời đó, như cái đèn soi sáng trong nơi tối tăm, cho đến chừng nào ban ngày lộ ra, và sao mai mọc trong lòng anh em".

3/ Chúng ta hãy học theo gương của tác giả Thi thiên 119:105-112:
(1) Gìn giữ (keep).
Thi 119:106a) "Tôi đã thề gìn giữ mạng lịnh công bình của Chúa".
(2) Bước theo (follow). 
(Thi 119:106b) "Và cũng đã làm theo sự thề ấy".
(3) Không quên (not forget).
(Thi 119:109b) "không quên luật pháp Chúa".
(4) Không lìa bỏ (not gone astray from).
(Thi 119:110b) "Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa".
(5) Chuyên lòng làm theo (inclined my heart to perform).
(Thi 119:112a) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa luôn luôn".

 


Mục Sư Trương Hoàng Ứng