Niềm Tin
Bài 114: Hy vọng của con cái Chúa trong đời này
Ngày: 07-12-2016 | Lượt Xem: 3801
Nếu chúng ta là con cái Chúa mà có được tâm bình an, vui vẻ và sự thôi thúc ngợi khen, cảm tạ Chúa trong mọi cảnh ngộ, chúng ta hãy yên tâm. Chúng ta đang đi trên con đường trong ý Chúa, ở dưới sự chăm sóc và dẫn dắt của Ngài. Và như vậy, chúng ta chẳng những cảm nhận được “chẳng thiếu thốn gì”,với lòng bình an, sự vui mừng trong Chúa…Và hy vọng về nơi Chúa trong đời này cứ thế gia tăng…Nhưng Thánh Phao Lô nói : “Nếu chúng ta chỉ có sự trông cậy trong Đấng Christ về đời nầy mà thôi, thì trong cả mọi người, chúng ta là kẻ khốn nạn hơn hết” (I Cô-rinh-tô 15:19). Phải, trên hết chúng ta phải có hy vọng về trời, về đời sau nữa.
Bài 113 Kiên nhẫn nuôi hy vọng
Ngày: 03-12-2016 | Lượt Xem: 3582
Thưa quý anh chị con cái Chúa, Chính cái biết về Cứu Chúa Jêsus nuôi hy vọng của chúng ta nơi Ngài, là chất liệu bồi dưỡng niềm tin để niềm tin cùng với hy vọng kết chặt thành nguyện ước.
Bài 112 Hy vọng chắc chắn của con cái Chúa
Ngày: 22-11-2016 | Lượt Xem: 3531
Thưa quý vị đang tầm đạo, Trong trường hợp “chắc chết” trong tội lỗi mình vì “linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết” (Ê-xê-chi-ên 18:4) mà chúng ta đã cố gắng tu thân, đã cố gắng sửa mà vẫn không thoát khỏi xiềng xích của tội lỗi, thì chỉ còn nước khoanh tay chờ một phép lạ, “Trời cứu” mà thôi. Cái hy vọng cuối cùng mỏng manh ấy lại là cái hy vọng chắc chắn vững bền trong Cơ Đốc giáo mà con cái Chúa chúng tôi đang đặt niềm tin vào đó. Thưa quý anh chị con cái Chúa, Tiếp nối hy vọng về sự cứu rỗi chắc chắn, con cái Chúa chúng ta còn biết bao hy vọng chắc chắn khác có lời hứa của Đức Chúa Trời thành tín bảo đảm. Cảm tạ Chúa chúng ta.
Bài 111 Hy vọng trong cuộc sống
Ngày: 16-11-2016 | Lượt Xem: 3402
Hy vọng là cái phao cho con người bám lấy giữa dòng đời đen tối đầy khổ ải. Hy vọng thêm năng lực cho con người tiến tới, quyết tâm khắc phục mọi trở ngại hiện ra trước mặt.
Bài 110 Hạnh phúc trong đời
Ngày: 09-11-2016 | Lượt Xem: 3180
Hạnh phúc không thể nhìn bằng con mắt thế tục, tự đắc, lầm lẫn, không thể lấy ảo ảnh mộng mị làm thực tại, trường tồn. Đây là nhận định xâu sắc của nhà tâm lý học Anh Quốc Herbert Spencer, nó khác hẳn với lối nhận định đơn thuần, mơ hồ, nghèo nàn của Voltaire : Hạnh phúc chỉ là hai chữ trừu tượng gồm vài ý về khoái lạc. Nên muốn có hạnh phúc vĩnh cửu, bản chất con người, căn bản con người phải được tái tạo theo thiên ý, nói theo ngôn từ Kinh Thánh là phải được tái sinh trong Thánh Linh, được đổi mới từ trong tâm linh để cảm nhận được hoan lạc, vui thỏa từ nơi Đức Chúa Trời.
Bài 109 Con người và hành động tự do
Ngày: 31-10-2016 | Lượt Xem: 3917
Thưa quý anh chị con cái Chúa, Chúng ta chỉ có thể tự do hành động thực sự khi chúng ta bằng lòng dứt bỏ mọi “tội lỗi dễ vấn vương”. Đừng quá chú ý đến những ham muốn vật chất, vương vấn với những thói hư tật xấu mà luật pháp thế gian không cấm hay luật pháp thế gian cấm mà có kẽ hở, nhưng chắc chắn chúng là tội lỗi tâm linh. Là con cái Chúa, tiếc gì những thứ trên, mà chúng như “mớ vải liệm” có mùi tử khí trên người chúng ta. Hãy vứt bỏ chúng để có tự do hành động hướng thượng trong Chúa.
Bài 108 Con người và sự tự do trong Chúa
Ngày: 21-10-2016 | Lượt Xem: 5307
Chúng tôi, những con cái Chúa, đã bước qua ngưỡng cửa ấy (“cửa” Jêsus) bằng sự tin nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của chúng tôi. Chúng tôi đang được tự do trong Chúa. Nên chúng tôi không ngần ngại mời gọi quý vị, giục dã quý vị hãy mạnh dạn bước qua “cửa” Jêsus, hãy tin nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình sớm ngày nào tốt ngày ấy. Xin đừng lần lữa, xin đừng chần chừ, xin đừng tự ái tỏ chí anh hùng leo thang đạo đức để giã từ địa vị tội lỗi, xin đừng áp dụng tiểu xảo bằng cách dùng kim tiền để thoát ngục. Đã có cửa, cửa đang mở với lời mời ân cần của Chúa Jêsus : “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng (đang trong ngục tù tội lỗi, đang ở dưới cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời), hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ.” (Ma-thi-ơ 11:28). Quý vị chỉ cần quyết định “bước qua cửa Jêsus” là có được tự do trong Chúa.
Bài 107 Đâu là tự do thật sự
Ngày: 11-10-2016 | Lượt Xem: 4670
Sự tự do thuận theo “chân lý” này là sự tự do thật sự. Đó là thứ tự do hướng thượng, trong tinh thần tôn trọng quyền lợi chung, tôn trọng trật tự thiêng liêng trong nội tâm mình và chấp thuận cho mình những quy luật chính xác làm cho con người có thể tự chế ngự được mình. Sự tự do này cho chúng ta vào một thế giới có tình người, tình yêu thương, có lòng nhân đạo, lòng trắc ẩn, vị tha và nhiều mỹ đức khác, giúp cho loài người có thể sống chung với nhau.
Bài 106 Hai chữ tự do và con người
Ngày: 28-09-2016 | Lượt Xem: 4487
Con người ai cũng muốn tự do, nhưng thường không xác định được ý nghĩa đích thực của tự do. Nên có khi cứ nghĩ là tự do mà kỳ thực là phóng túng, bừa bãi, có khi trông như là ép buộc, mà thật sự được tự do. Chúng ta ai cũng muốn tự do, nhưng phải là thứ tự do thật sự, mà tôi tin rằng đó là thứ tự do thuận theo “chân lý”
Bài 105 HAI CHỮ RẠNG DANH TRONG TRẦN THẾ
Ngày: 15-09-2016 | Lượt Xem: 3429
Nếu danh ta được người dưới hâm mộ cách tự nhiên, ta thỏa lòng trong niềm vui nhè nhẹ, được bề trên để ý ban khen, ta hân hoan, xúc động. Nếu cảm nhận được thiên thần reo vang với danh ta, ta ngây ngất biết bao. Thế mà Chúa Jêsus phán : “nếu ai hầu việc ta, thì Cha ta ắt tôn quí người.” (Giăng 12:26). Trên bước đường theo Chúa, chúng ta hầu việc nhà Ngài, đôi lúc chúng ta bị người chung quanh coi như mù quáng, “rác rến của thế gian, cặn bả của loài người” (I Cô-rinh-tô 4:13). Không sao, Đức Chúa Trời tôn quý chúng ta. Chỉ khi Đức Chúa Trời tôn quí chúng ta, chúng ta mới được rạng danh thực sự.