Bài 51 Trong các tôn giáo ở Việt Nam tôi đã tìm đến Niềm Tin Cơ Đốc

Đã hơn một lần, bạn tôi đã hỏi tôi có biết các đạo giáo khác chưa mà đã có quyết định theo Cơ Đốc Giáo, ngược với đa số dân mình, bẩy mươi lăm phần trăm theo đạo Phật. Trong quá khứ, tôi đã có lần học và suy gẫm về các tôn giáo ở VN, nhưng lần đầu tiên khi bị hỏi, tôi không biết phải trả lời sao cho ngắn gọn, để bạn mình có thể hiểu được. Sau một thời gian suy gẫm lại những gì mình đã đọc và cảm nhận được, tôi cũng không có câu trả lời ngắn gọn cho bạn mình. Thôi đành dài giòng, mong bè bạn đọc, cũng như mong được chia sẻ với quý anh chị con cái Chúa và độc giả, nhất là nhửng vị đang tầm đạo.

Trong phạm vi hiểu biết nhỏ hẹp, tôi chỉ biết có một số đạo giáo ở Việt Nam, và xin được đề cập tới những đạo giáo đó, Đạo Phật, Phật Giáo Hòa Hảo, Đạo Khổng, Đạo Lão, Đạo Cao Đài, Đạo Chúa.

Câu hỏi đầu tiên là khái niệm về Đạo. Đạo là gì ?

Đạo nghĩa hẹp là đường. Nhưng nghĩa rộng trong tâm linh :

Đạo đường lối sống sao cho toàn thiện, cố gắng phát triển mầm mống thiện sẵn có tới mức tối thiện để được hòa đồng, phối hợp với Trời, Đấng Tối Linh trọn vẹn nào đó, hoặc để linh hồn được đến một nơi toàn hảo.

Đạo là đường lối khám phá ra được tầng lớp sâu thẳm nhất trong con người, là bản tính mà triết học ngày nay gọi là bản thể hay vô thức, để con người biết trung hiếu, tiết liệt, nhân hậu, từ tâm, khiêm nhượng, liêm sỉ, thành tín.

Đạo là đường lối cải thiện nội tâm để xây dựng con người và xã hội loài người trong hòa bình, trật tự trên nền tảng đạo đức với niềm mơ ước một thế giới đại đồng.

Đạo là đường lối tìm những định luật thiên nhiên chi phối mọi sự biến thay đổi trong vũ trụ và con người để con người để con người sống, sinh hoạt và tồn tại.

Đạo là đường lối hối thúc con người cố gắng, nỗ lực vươn lên, hướng thượng để đạt tới chí thành, chí tín, chí thiện, lên địa vị thánh nhân.

Nếu chúng ta dựa trên những ý nghĩa trên của Đạo mà tầm đạo, chắc chúng ta sẽ bị lạc lối trong việc “đi tìm”.

Đạo Phật giải thích là mọi sự việc đều có lý do từ Nhân Quả. Nghĩa là mọi sự việc đều là kết quả từ nguyên nhân trước đó. Và sự việc đó chính nó lại sẽ là một nguyên nhân của kết quả sau này. Các sự việc tương tác Nhân Quả phức tạp lẫn nhau gọi là trùng trùng duyên khởi. Nhân có khi còn gọi là Duyên hay Nghiệp, và một khi đã gieo Duyên hay Nghiệp thì ắt sẽ gặt Quả (để phân biệt tích cực với tiêu cực một cách tương đối thì có khái niệm “thuận duyên”, “nghịch duyên” hoặc “Thiện nghiệp”, “Ác nghiệp”)

Dù con người không thể thấy được toàn bộ, không thể lý giải được hoàn toàn nhân quả này thì mối quan hệ Nhân Quả vẫn là một quy luật tự nhiên khách quan. Con người dù không thể hiểu hết, thấy hết, thậm chí có thể họ không tin Nhân Quả, nhưng quy luật này vẫn vận hành và chi phối vạn vật. Thời gian giữa Nhân và Quả là xuyên suốt thời gian vũ trụ chứ không chỉ trong một kiếp sống. Việc này dẫn đến 1 khái niệm là Luân hồi.

Luân hồi là sự chuyển sinh liên tục, là sự chết đi và sống lại của một đối tượng. Hình thức của 1 kiếp sống là khác nhau, có thể chuyển đổi giữa các loài, các thế giới (cõi ngạ quỷcõi súc sinhcõi địa ngụccõi trờicõi ngườicõi a-tu-la). Quan hệ Nhân Quả quyết định cách thức Luân hồi, hay nói cách khác tùy theo Duyên hay Nghiệp đã tạo mà sẽ Luân hồi tương ứng để nhận Quả. Luân hồi khẳng định cho quy luật Nhân Quả là không bao giờ tránh được Quả một khi đã gieo Nhân.

Chết là hết một kiếp, nhưng lại là khởi đầu của một kiếp khác, nối tiếp vô cùng tận. Dù có hết 1 kiếp sống thì vẫn sẽ tiếp tục Luân hồi sang kiếp khác để nhận Quả. Còn Luân hồi là còn khổ và Đạo Phật chỉ rằng Luân hồi chỉ có thể bị phá vỡ nếu đạt Giác ngộ. Nghĩa là có thể thoát khỏi Luân hồi sinh tử nếu biết cách “đoạn diệt” các nguyên nhân dẫn dắt Luân hồi. Đạo Phật gọi đó là giải thoát và toàn bộ Phật pháp đều nhằm chỉ ra con đường giải thoát, như Phật đã nói "Như mặn là vị của nước biển, còn vị của đạo ta là giải thoát". Thế thì làm sao tìm được con đường giải thoát ?

 

Qua kinh sách, bè bạn theo Phật Giáo, đi chùa cùng với họ, nghe giảng, tôi tìm được gì nơi các Đức Phật. Có lẽ tôi chỉ tìm được tư tưởng, triết lý cao siêu nơi Phật-giáo. Từ bi, bác ái, thương chúng sinh trong Phật-giáo có thể tóm lại trong chữ “thí”. Bố thí, pháp thí là lỏng thương người của kẻ “đồng hội, đồng thuyền”, của người hiểu biết đối với người không hiểu biết, của người có đối với kẻ không có, của người thoát khổ đối với người chưa thoát khổ, của kẻ đi con đường giải thoát với người chưa biết con đường giải thoát. Để đi được vào con đường giải thoát, tôi phải học biết chân lý đạo Phật, với sư giúp đở của một người bạn, giảng giải cho tôi hiểu. Và tôi đả hiểu được một tín lý quan trọng sau.

Đức Phật Thích Ca đã tìm được Tứ Thánh Đế hay Tứ Diệu Đế. Đó là : Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế và Đạo Đế, mà Ngài gọi là chân lý.

1.    Khổ Đế. Trong đời sống con người, sinh-lão-bệnh-tử là khổ, mọi sự không như ý là khổ, ước vọng không thành là khổ, và hàng trăm thứ khổ khác tạo thành bể khổ mà con người ngụp lặn trong đó. Đức Phật đã than :”Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”.

2.    Tập Đế. Đó là kết hợp, nguồn gốc của khổ, phát xuất từ “ái dục” trong con người. Ái dục làm cho ta ham sống, sợ chết, phải lẩn quẩn trong kiếp luân hồi. Tập Đế gồm thập nhị nhân duyên : 1) Vô-minh (mê muội),  2) Hành (làm), 3) Thức (biết), 4) Danh Sắc ( tên và sắc thái của mọi vật), 5) Lục xứ hay Lục nhập (6 giác quan tiếp xúc với ngoại vật là tai, mắt, mũi, lưỡi, thân và ý), 6) Xúc (tiếp xúc với âm thanh, hình sắc ngoại vật), 7) Thụ (chịu ảnh hưởng ngoại vật), 8) Ái (yêu), 9) Thủ (nắm giữ), 10) Hữu (có), 11) Sinh (sinh ra), 12) Lão Tử (già rồi chết). Mười hai nhân duyên này trói buộc chúng ta bào bể khổ, Tập Đế.

3.    Diệt Đế. Là dứt bỏ, đoạn tuyệt. Phải diệt bỏ cái Ái Dục. Phải gỡ nút tất cả mười hai nhân duyên ra khỏi cuộc đời.

4.    Đạo Đế. Là con đường phải theo để gỡ nút mười hai nhân duyên, Đạo Đế gồm có Bát Chính Đạo : 1) Chánh kiến (nhận định đúng), 2) Chánh tư duy(suy nghĩ đúng), 3) Chánh ngữ (lời nói đúng), 4) Chánh nghiệp (làm đúng), 5) Chánh mệnh (sống đúng), 6) Chánh tinh tấn (cố gắng đúng), 7) Chánh niệm (ý niệm đúng), 8) Chánh Định (Thiền định đúng). Nhưng Đức Phật không dạy thế nào là “đúng” trong cả Bát Chính Đạo.

Bất cứ ai nhận biết được Khổ Đế, Tập Đế, Diệt Đế rõ ràng, và theo đúng được Bát Chính Đạo của Đạo Đế, tức là qua được Tứ Thánh Đế, sẽ tới Niết Bàn, là trạng thái sắc sắc không không trong tâm thức. Và đó là con đường giải thoát, đường tu trọn vẹn.

Nhưng đường tu trọn vẹn của Đức Phật chỉ giúp chúng sanh qua đó nhận ra đường tu của mình, không có công nghiệp gì với đường tu của chúng sanh. Ai riêng phần nấy. Công ngiệp của Đức Phật cũng chỉ giúp ích cho Ngài.

Đạo Phật thì chỉ coi một bậc là tối thượng chứ không phải cá biệt duy nhất một ai là tối thượng. Bậc Vô thượng bồ đề hay gọi đơn giản là Phật chính là một bậc mà mọi người đều có thể đạt được nếu kiên trì tu tập và đạt tới giác ngộ. Nhưng làm sao theo đúng được “bát chính đạo” một cách “kiên trì” đây, khi mà con người thường bị lâm vào cảnh “lực bất tòng tâm” và “một năm làm thiện điều thiện chưa đủ, một ngày làm ác điều ác có dư”?

Cũng vì vậy, mặc dầu nghĩ tới chúng sanh, Đức Phật cũng không giúp được cho đường tu của chúng sanh, đối với chúng sanh, theo đúng được Bát Chính Đạo, hầu như bất khả. Với cuộc sống trong xã hội hiện tại, tôi cảm nhận được rằng tôi không có hy vọng gì được giải thoát để vào Niết Bàn sau khi “qua đời”, và rồi phải chăng tôi sẽ đi hết kiếp trầm luân này qua kiếp trầm luân khác (luân hồi), nếu tôi theo tín lý này.

Giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo được thể hiện trong những bài sấm kệ do Huỳnh Phú Sổ biên soạn, và giáo lý Hòa Hảo dựa trên Phật Giáo "Học Phật" và "Tu nhân".

·         Phần "Học Phật": chủ yếu dựa vào giáo lý đạo Phật song được giản lược nhiều và có thêm bớt đôi chút. Tinh thần chính là khuyên tín đồ ăn ngay ở hiền.

·         Phần "Tu nhân": theo giáo lý Hòa Hảo tu nhân có nghĩa là tu "tứ ân hiếu nghĩa"- đó là 4 điều Đoàn Minh Huyên, đã chỉ ra, bao gồm Ân tổ tiên cha mẹ, Ân đất nước, Ân đồng bào nhân loại, Ân tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

Đạo Hòa Hảo khuyên tín đồ vừa học Phật vừa tu nhân để tạo nên công đức. Có công đức để trở thành bậc hiền nhân. Song, họ đặc biệt yêu cầu tín đạo phải tu nhân, cho rằng việc tu hành phải dựa trên đạo đức, trước hết đạo làm người: Thiên kinh vạn điển, hiếu nghĩa vi tiên (Không có tu nhân thì không thể học Phật, hoặc học Phật mà chẳng tu nhân thì cũng vô nghĩa); Dụng tu Tiên đạo, tiên tu Nhân đạo; Nhân đạo bất tu, Tiên tu viễn ký . Muốn tu thành Tiên Phật trước hết phải tu đạo làm người, đạo người mà không tu thì Tiên Phật còn xa vời.

Cũng vì thế tôi cảm nhận ngay được rằng không có một sự cứu rỗi nào từ Đấng Trên Cao, tu đạo làm người toàn thiện đã khó, sau đó lại phải  tu để được nên Tiên hay Phật thì làm sao làm nổi. Và rồi linh hồn đi về đâu khi thân xác trở về với cát bụi.

Đạo Khổng là một triết lý mang tính chất đạo đức hơn là một tôn giáo. Đức Khổng Tử cho học hỏi và suy tư là chân lý nhân loại cần biết, và Ngài dạy “Trời định mọi sự”.

Chân lý của Đức Khổng Tử dựa trên căn cơ với hiện hữu của Trời, Đấng hướng dẫn cho ý nghĩ và hành động của con người. Học để rút kinh nghiệm của tiền nhân. Suy tư để tìm ra đường lối mới. Trước kia Khổng Tử chỉ lo suy tư, nhưng sau Ngài nói : “Trước đây ta mảng trầm tư mặc tưởng mà trọn ngảy quên ăn, trọn ngày quên ngủ. Xét ra sự ấy không mấy ích cho ta bằng học” (Sách Luận Ngữ).

Đức Khổng Tử đả để tâm trí vảo việc học từ hồi 15 tuổi. Lúc về già, Ngài tâm sự rằng “Đến 30 tuổi, ta vững chí mà tiến lên trên đường đạo đức. Đến 40 tuổi, tâm tư ta sáng suốt, hiểu rõ việc phải trái, đạt được sự lý, chẳng còn nghi hoặc. Qua 50 tuổi, ta biết mạng Trời, là căn cốt và định mệnh con người. Đến 60 tuổi, lời chi, tiếng chi lọt vào tai ta, thì ta đã hiểu ngay, chẳng còn suy nghĩ lâu dài. Đến 70 tuổi, trong tâm ta dầu có muốn sự chi cũng chẳng hề trái phép” (Luận Ngữ).

Những điều Đức Khổng Tử tìm ra được và Ngài cho là chân lý cần biết gồm : 1) Biết rằng trong thâm tâm mình có Trời là căn cơ. 2) Biết rằng con người sinh ra là cốt để thực hiện một định mệnh sáng cả, làsống một cuộc đời toàn thiện, thuận theo thiên lý, sống phối kết với Trời. 30 Chủ trương rằng con người phải làm bừng sáng ngọn lửa chân thiện mỹ, vốn đã tiềm ẩn, đã âm ỉ nơi đáy lòng: Phải tiến mãi trên đường tu đức, tu đạo cho đến chỗ chí thành, chí thiện (Đại Học).

Chân lý của Đức Khổng Tử lập căn cơ vào Trời, nhưng không cho biết Trời là Đấng nào.

Đạo Lão dạy con người điều gì ? Đạo Lão chỉ mang một triết lý sống, nó vạch ra một con đường để con người đi theo.

 Cuốn Đạo Đức Kinh của Lão Tử là một cuốn chuyên luận đáng chú ý nhất. Nó là kiệt tác được cho là của ông, đụng chạm tới nhiều vấn đề của triết học trong quan hệ giữa con người và thiên nhiên, "người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên", rằng con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên và tạo hóa, tuân theo quy luật của thiên nhiên, tu luyện để sống lâu và gần với Đạo.

Lão Tử đã phát triển khái niệm "Đạo", với nghĩa là "Con đường".

Chân lý của Lão Tử lập căn cơ vào sự Thuận Hòa giữa Trời, Đất và Đạo.

Trong cả hai triết lý của Đạo Khổng và Đạo Lão đều lập căn cơ vào Trời, nhưng chẳng cho biết Trời  là Đấng nảo, và qua hai triết lý trên chúng ta chỉ biết thêm một số điều trong cuộc sống hàng ngày, một số định luật giữa con người và thiên nhiên. Và từ đó chúng ta không thể có niềm tin mang tính chất tâm linh nếu theo triết lý của Đạo Khổng, Đạo Lão, giấc mơ có được một số bạn đạo, đầy lòng thương yêu nhau chân thành, đề an ủi nhau, khích lệ nhau, giúp đỡ nhau và sau phút cuối đời được về một thế giới toàn hảo nào đó không còn sinh, lão, bệnh tử, trở thành giấc mơ tuyệt vọng.

Đạo Cao Đài trước thờ Thiên Nhãn, có nghĩa là mắt Trời, mà tôi có cảm nhận đó là mắt Đức Chúa Trới của Đạo Chúa, một tín đồ Đạo Cao Đài cho tôi biết rằng càc tôn giáo nguồn gốc từ Đấng Tạo Hóa, Đức Chúa Trời như  Do Thái Giáo, Ki Tô Giáo, Cơ Đốc Giáo, Hồi Giáo có tín ngưỡng độc thần dựa trên Cựu Ước "Trước mặt ta, ngươi chớ có thần nào khác". Nhưng Đạo Cao Đài  vừa thờ một Đấng Thiêng liêng tối cao vừa thờ tôn thờ nhiều vị thần thánh khác trong 3 thời kỳ lập Đạo.

Trong Nhứt Kỳ Phổ Độ có các Đấng sau đây giáng trần để lập Đạo, Đức Nhiên Đăng Cổ Phật làm giáo chủ Đạo Phật, Đức Thái Thượng Đạo Tổ làm giáo chủ Đạo Tiên, Đức Văn Tuyên Đế Quân làm giáo chủ Đạo Thánh.

Trong Nhị Kỳ Phổ Độ có các Đấng sau đây :Đức Phật Thích Ca chấn hưng Đạo Phật, Đức Lão Tử chấn hưng Đạo Tiên, Đức Khổng Tử chấn hưng Đạo Thánh (Nho Giáo).
     
Trong Tam Kỳ Phổ Đô có Đức Chúa Jésus Christ giáng sanh mở Thánh Giáo nơi Thái Tây, sau các Đấng trên khoảng 550 năm.

Trước thời gian du học, tôi đã được người Bác, anh của Bố tôi, giải thích về Đạo Cao Đài, nhưng tôi không thể chấp nhận sự thờ đa thần, với giáo lý của các tôn giáo thờ các vị Thần ở trên quá khác nhau, làm sao có được sự “trộn lẫn” các giáo lý làm một được, nên tôi chưa bao giờ nghĩ tới chuyện tìm hiểu thêm.

Người Việt Nam thường ngoài tôn giáo riêng của mình, còn thờ phụng tổ tiên, ông bà.

Cây có gốc, nước có nguồn. Tổ tiên sinh ra ông bà, ông bà sinh ra cha mẹ, cha mẹ sinh ra mình. Người con hiếu thảo phải biết ơn sinh thành. Đã có hiếu với cha mẹ thì phải có hiếu với ông bà – tức là nhớ đến nguồn gốc của mình. Lúc ông bà cha mẹ còn sống thì chăm lo phụng dưỡng, Khi ông bà cha mẹ chết rồi thì phải lo việc thờ phụng để tỏ lòng thành kính biết ơn.

Thật ra, ở Việt Nam, gọi là “đạo” thờ Ông Bà Tổ tiên; nhưng không đúng nghĩa là một “đạo”, bởi vì không có Giáo hội, giáo chủ, giáo sĩ, giáo điều, và nhất là không coi bố mẹ, ông bà, tổ tiên là “thần” … Đây chỉ là chuyện nội bộ gia đình, con cháu thôi. Tôi không nghĩ đây là một trong những tôn giáo, mặc dầu có chữ “đạo” ở đầu cụm từ. Thành kính biết ơn tổ tiên ông bà cha mẹ là điều đương nhiên chúng ta ai cũng có, nhưng đối với tôi chuyện thờ cúng người quá cố trở thành không có ý nghĩa mấy.

Sau đây là lời chứng của tôi tìm đến niềm tin Cơ Đốc. Từ năm 17 tuổi, đến năm 24 tuổi,  tôi đã gặp Linh Mục Vị, MS trẻ Bennedict, và một số người có niềm tin Thiên Chúa. Nghe lời của những bản nhạc Giáng Sinh, qua lời giải thích về Đạo Chúa, tôi thấy không khó khăn để được trở nên một con cái Chúa và được cứu rỗi, lúc sống bình an và lúc qua đời vào một thế giới có cuộc sống đời đời. Qua lời nói và hành động tôi cảm nhận được những con người có Chúa thường có lòng yêu thương, có sự xúc động đúng lúc trước những khổ đau của tha nhân. Điều này đã khiến tôi có một cảm nghĩ là lạ trong tâm. Năm 25 tuổi, tại Nhật Bản, có thời kỳ tôi không còn tìm thấy ý nghĩa cuộc đời, không còn lòng tin vào bè bạn, đời sống tinh thần chỉ còn lại những nuối tiếc, lo âu, phiền muộn, cay đắng, hận thù và cuối cùng tôi ngã bệnh. Tại thời điểm đó tôi đã tìm được tình yêu thương vô vụ lợi và sự giúp đỡ quý giá của một vị MS người Nhật Bản, MS Ota. Qua những lời cầu nguyện cảm động đầy sự hiểu biết MS Ota đã dẫn tôi vào một thế giới bình an, và sự giúp đỡ cụ thể trong đời sống sinh viên độc thân đau ốm cho tôi một cảm xúc mãnh liệt, đây là lúc tôi phải có quyết. Và tôi đã tin nhận Chúa. Con người tội lỗi của tôi đã như trở về với cội nguồn và được tái sinh làm con cái Chúa có một đời sống mới. Tôi biết tôi đã tìm được Đấng Thiêng Liêng có lòng yêu thương, chỉ cho tôi con đường sống bình an (điều ai cũng mong ước), dầu trong nghịch cảnh hay trước giờ phút cuối của đời người (giờ phút ai cũng phải trải qua), niềm hy vọng vào sự vĩnh cửu sau khi qua đời.

Sau khi di dân từ Nhật qua Úc, tôi học Kinh Thánh qua các bài giảng luận của các MS Chánh, MS Thiện, MS Đàng, MS Sơn và quý MS trong Website www.vietchristian.com theo thứ tự từng sách một trong Kinh Thánh, qua các sách về Tin Lành của MS Phan Thanh Bình. Và tôi biết được rằng bản thể của Đức Chúa Trời là “yêu thương” (I Giăng 4:8)”. Sau này tỉm hiểu thêm, tôi cảm nhận được rằng với bản thể đó, “Đức Giê-hô-va có phán : Ta yêu các ngươi” (Ma-la-chi 1:2). Đôi lúc tôi thấy hơi là lạ về lời phán của Ngài. Bè bạn tôi đã có lần hỏi : Thật Đức Chúa Trời yêu bạn chăng ? Nếu Ngài yêu, sao đời bạn lại có lúc khổ như địa ngục , sao đời bạn lắm cay đắng thế kia ? Bây giờ tôi hiểu, Đức Chúa Trời biết tư tưởng đó, nên “Đức Giê-hô-va có phán: Ta yêu các ngươi; và các ngươi nói rằng: Chúa yêu chúng tôi ở đâu?” (Ma-la-chi 1:2). Kinh Thánh trả lời “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” (Giăng 3:16), “Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con một Ngài đến thế gian, đặng chúng ta nhờ Con được sống.” (Giăng 1:14). Và Chúa cũng ban ân tứ Thánh Linh thương xót cho tôi tớ Chúa và một số con cái Chúa, đề an ủi, giúp đỡ anh chị em trong Chúa và mọi người, đó là câu trả lời kế tiếp. Tôi cảm nhận được rằng, Chúa có sẵn một chương trình cho mỗi con cái Chúa.

Với tình yêu của Chúa dành cho con cái Ngài, tôi cảm nhận được sự bình an ngay cả những lúc cay đắng, khổ sở, và một hy vọng trong cuộc sống đời đời với Chúa, vì  Kinh Thánh có chép “Nhưng hễ ai đã nhận Ngài (Chúa Cứu Thế Jesus), thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài.” (Giăng 1:12), “Ai tin Con (Chúa Cứu Thế Jesus), thì được sự sống đời đời“ (Giăng 3:36).

Lời Ngài trong Kinh Thánh, từ từ tôi đã nhận ra những con cái Chúa như chúng tôi đã học được : lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ (Ga-la-ti 5:22), và sẵn sàng ra nói về Tin Lành cho họ hàng, bè bạn, người mới quen biết với tấm lòng yêu thương mọi người, nhẫn nại và nhịn nhục nếu cần.

Từ ngày tìm về nhà Cha, đời sống của tôi có sự bình an, có tình thương yêu chân thật dành cho tha nhân, nhất là đối với quý MS và anh chị em trong Chúa. Chúng tôi có dịp học Lời Chúa từ quý MS, trao đổi tâm tình với lòng thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong các buổi học của nhóm nhỏ, buổi họp mặt thông công. Tôi cảm nhận con cái Chúa chúng tôi có niềm tin về nơi chúng tôi sẽ về sau khi qua đời, nơi đó có sự sống đời đời. Cám ơn Chúa.

Thưa các bạn của tôi và quý vị có một niềm tin khác,

Như đã trình bầy ở trên, đó là con đường đã dẫn tôi tìm đến Niềm Tin Cơ Đốc. Tôi tôn trọng niềm tin của các bạn và quý vị, tôi khồng hề có ý định nói những điều tiêu cực của các tôn giáo khác, mà chỉ ước mong các bạn nhìn thấy tại sao tôi đã tìm đến niềm tin mà bạn tôi đã hỏi. Ước mong các bạn có một ít tài liệu tham khảo, và ước mơ có ngày nào tôi được biết các bạn và quý vị muốn tìm hiểu thêm về Tin Lành. 

Thưa quý vị đang đi tìm niềm tin,

Với những lời chứng chân thành trên đây, tôi mong đã cung cấp được một số điều với ước mong quý vị tham khảo, và tìm được cho mình niềm tin trong cuộc sống. Và củng ước mơ có ngày nào đó không xa, tôi sẽ nhận được điện thư của quý vị báo tin quý vị muốn tìm hiểu thêm về Tin Lành. E-mail address của tôi là tqdinh2112@yahoo.com.

Thưa quý anh chị con cái Chúa,

Những lời chứng chân thành trên đây chỉ là một phần rất nhỏ bé trong việc làm chứng của Hội Thánh Chúa chúng ta. Tôi cảm ơn Chúa đã thương yêu tôi. Cho phép tôi cảm tạ quý anh chị có ân tứ thương xót giúp đỡ, đả đem tôi về với Chúa, để tôi thấy cuộc sống mình có mục đích.

Tham Khảo từ các Websites ở các Webpages sau đây từ Google để hoàn tất bài viết:

Đạo Phật : Từ Google search “Đạo Phật” https://www.google.com.au/search?rlz=1C2SAVK_enAU526AU526&newwindow=1&site=&source=hp&q=%C4%91%E1%BA%A1o+ph%E1%BA%ADt&oq=%C4%90%E1%BA%A1o+Ph%E1%BA%ADt&gs_l=hp.1.1.0l10.10297.18328.0.34141.15.10.3.2.2.0.204.1752.1j5j4.10.0....0...1c.1.32.hp..1.14.1595.cOp9659ADZs

Đạo Hòa Hảo : Từ Google search “Đạo Hòa Hảo” https://www.google.com.au/search?rlz=1C2SAVK_enAU526AU526&newwindow=1&site=&source=hp&q=%C4%91%E1%BA%A1o+h%C3%B2a+h%E1%BA%A3o&oq=%C4%90%E1%BA%A1oH%C3%B2a&gs_l=hp.1.0.0i13j0i13i30l2.6219.11891.0.16359.11.9.2.0.0.0.234.1735.0j6j3.9.0....0...1c.1.32.hp..3.8.1392.i48nU2L9jO0

Đạo Khổng : Từ Google search “Đạo Khổng” https://www.google.com.au/search?rlz=1C2SAVK_enAU526AU526&newwindow=1&site=&source=hp&q=%C4%91%E1%BA%A1o+kh%E1%BB%95ng&oq=%C4%90%E1%BA%A1o+Kh%E1%BB%95ng&gs_l=hp.1.1.0l3j0i22i30l7.13156.22140.0.31031.16.12.3.1.1.0.188.1985.1j11.12.0....0...1c.1.32.hp..1.15.1828.A95WNeuChxg

Đạo Lão      : Từ Google search “Đạo Lảo” https://www.google.com.au/search?rlz=1C2SAVK_enAU526AU526&newwindow=1&site=&source=hp&q=%C4%91%E1%BA%A1o+l%C3%A3o+t%E1%BB%AD&oq=%C4%90%E1%BA%A1o+L%C3%A3o&gs_l=hp.1.1.0l4j0i22i30l6.5453.15267.0.22829.14.10.3.1.1.0.188.1703.1j9.10.0....0...1c.1.32.hp..1.13.1546.LkfXhdgQmzw

Đạo Cao Đài : Từ Google search “Đạo Cao Đài” https://www.google.com.au/search?rlz=1C2SAVK_enAU526AU526&newwindow=1&site=&source=hp&q=%C4%91%E1%BA%A1o+cao+%C4%91%C3%A0i&oq=%C4%90%E1%BA%A1o+Cao+&gs_l=hp.1.0.0l8.4032.10328.0.14875.11.8.1.2.2.0.204.1329.1j6j1.8.0....0...1c.1.32.hp..1.10.1140.e0f2-mUHdmM

Đạo Thờ Cúng Ông Bà : Từ Google search “Đạo thờ ông bà” https://www.google.com.au/search?rlz=1C2SAVK_enAU526AU526&newwindow=1&site=&source=hp&q=%C4%91%E1%BA%A1o+th%E1%BB%9D+%C3%B4ng+b%C3%A0&oq=%C4%90%E1%BA%A1o+th%E1%BB%9D+&gs_l=hp.1.5.0l4j0i22i30l6.16530.38093.0.44311.19.12.5.2.3.0.235.1998.2j8j2.12.0....0...1c.1.32.hp..3.16.1452.3tD83a01nI0