(Thi 81:1-16) "1 Hãy hát reo cho Đức Chúa Trời là sức lực chúng ta; Hãy cất tiếng la vui vẻ cho Đức Chúa Trời của Gia-cốp. 2 Hãy hát xướng và nổi tiếng trống cơm, Đàn cầm êm dịu với đàn sắt. 3 Hãy thổi kèn khi trăng non, Lúc trăng rầm, và nhằm các ngày lễ chúng ta. 4 Vì ấy là một luật cho Y-sơ-ra-ên, Một lệ do Đức Chúa Trời của Gia-cốp. 5 Ngài lập điều ấy làm chứng cớ nơi Giô-sép, Lúc Ngài ra đánh xứ Ê-díp-tô, Là nơi tôi nghe một thứ tiếng tôi chẳng hiểu. 6 Ta đã cất gánh nặng khỏi vai người; Tay người được buông khỏi cái giỏ. 7 Trong cơn gian truân ngươi kêu cầu, ta bèn giải cứu ngươi, Đáp lại ngươi từ nơi kín đáo của sấm sét, Và cũng thử thách ngươi nơi nước Mê-ri-ba. 8 Hỡi dân sự ta, hãy nghe, ta sẽ làm chứng cho ngươi: Ớ Y-sơ-ra-ên! chớ chi ngươi khứng nghe ta! 9 Giữa ngươi chẳng nên có thần lạ nào, Ngươi cũng chẳng nên thờ lạy thần kẻ ngoại. 10 Ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, Đấng đã đem ngươi lên khỏi xứ Ê-díp-tô: Hãy hả hoác miệng ngươi ra, thì ta sẽ làm đầy dẫy nó. 11 Nhưng dân sự ta không khứng nghe tiếng ta, Y-sơ-ra-ên không muốn vâng theo ta. 12 Vì vậy, ta buông chúng nó đi theo sự cứng lòng chúng nó, Để chúng nó đi theo mưu kế riêng chúng nó. 13 Ôi! chớ chi dân ta khứng nghe ta! Chớ chi Y-sơ-ra-ên chịu đi trong đường lối ta! 14 Thì chẳng bao lâu ta bắt suy phục các thù nghịch chúng nó, Trở tay ta nghịch những cừu địch chúng nó. 15 Những kẻ ghen ghét Đức Giê-hô-va ắt sẽ suy phục Ngài; Song dân ta sẽ còn đến đời đời. 16 Ta sẽ lấy màu mỡ ngũ cốc mà nuôi họ. Và làm cho ngươi được no nê bằng mật ong nơi hòn đá".

 

 

DẪN NHẬP.

 

1/ Thi thiên 81 là một bài thánh ca thuộc về lễ hội (a festival song). Tuy nhiên, chúng ta không biết chắc Thi thiên 81 nầy viết cho lễ hội nào, có thể là một trong các lễ hội sau đây:

* Lễ Vượt qua và lễ Ăn bánh không men (Passover/ Unleavened Bread).

* Năm mới của người Do thái (the Jewish New year).

* Lễ Lều tạm (the Feast of Tabernacle).

* Cũng có thể đã được dùng để hát cho cả ba buổi lễ trên (it may have been used at all three).

 

(1) Lễ Vượt qua và lễ Ăn bánh không men (Passover/ Unleavened Bread).

(Thi 81:1-5) "1 Hãy hát reo cho Đức Chúa Trời là sức lực chúng ta; Hãy cất tiếng la vui vẻ cho Đức Chúa Trời của Gia-cốp. 2 Hãy hát xướng và nổi tiếng trống cơm, Đàn cầm êm dịu với đàn sắt. 3 Hãy thổi kèn khi trăng non, Lúc trăng rầm, và nhằm các ngày lễ chúng ta. 4 Vì ấy là một luật cho Y-sơ-ra-ên, Một lệ do Đức Chúa Trời của Gia-cốp. 5 Ngài lập điều ấy làm chứng cớ nơi Giô-sép, Lúc Ngài ra đánh xứ Ê-díp-tô, Là nơi tôi nghe một thứ tiếng tôi chẳng hiểu".

(Xuất 1214-17) "14 Các ngươi hãy ghi ngày đó làm kỷ niệm; trải các đời hãy giữ làm một lễ cho Đức Giê-hô-va, tức là một lễ lập ra đời đời. 15 Trong bảy ngày phải ăn bánh không men: vừa đến ngày thứ nhất, hãy dẹp men khỏi nhà đi; vì hễ ai ăn bánh có men từ ngày thứ nhất cho đến ngày thứ bảy, thì sẽ bị truất ra khỏi Y-sơ-ra-ên. 16 Ngày thứ nhất, sẽ có một sự nhóm hiệp thánh; qua ngày thứ bảy các ngươi cũng sẽ có một sự nhóm hiệp thánh nữa. Trong mấy ngày đó chẳng nên làm công việc chi, chỉ lo sắm đồ ăn cho mỗi người cần ăn mà thôi. 17 Vậy, các ngươi hãy giữ lễ bánh không men, vì chính ngày đó ta rút quân đội các ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô; nên chi, trải các đời phải giữ ngày đó như một lễ lập ra đời đời".

(Phục 16:16) "Mọi người nam trong các ngươi, mỗi năm ba lần, phải ra mắt Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tại nơi mà Ngài sẽ chọn: tức là nhằm lễ bánh không men, lễ bảy tuần và lễ lều tạm; người ta chẳng nên đi tay không ra mắt Đức Giê-hô-va".

 

(2) Năm mới của người Do thái (the Jewish New year).

(Thi 81:3) "Hãy thổi kèn khi trăng non, Lúc trăng rầm, và nhằm các ngày lễ chúng ta".

 

(a) Ngày trăng non חֹדֶשׁ [chôdesh] (new moon):

* Ngày trăng mới: Là ngày thứ nhất trong tháng (the first day of the month).

* Còn lễ trăng mới cử hành sáu tháng sau lễ Vượt qua, tức là ngày thứ nhất của tháng bảy (the first day of the seventh month) sẽ có một lễ kỷ niệm với tiếng kèn thổi (commemorated with trumpets).

(Lê 23:24) "Hãy truyền cho dân Y-sơ-ra-ên rằng: Ngày mồng một tháng bảy, sẽ có cho các ngươi một ngày nghỉ, một lễ Thổi kèn (the Feast of Trumpets).

 

(b) Ngày lễ Thổi kèn תְּרוּעָה [tĕruw`âh] (the Feast of Trumpets) sau nầy đã trở thành ngày Tết của người Do thái (the Jewish New year). Vì tháng bảy được nói rõ là chấm dứt mùa gặt (the end of harvest), và bắt đầu mùa mưa (the beginning of the rainy season), khi mà các vụ mùa mới được gieo trồng (the new crops were planted).

(Dân 29:1) "Ngày mồng một tháng bảy, các ngươi sẽ có sự nhóm hiệp thánh; chớ nên làm một công việc xác thịt nào; về phần các ngươi, ấy sẽ là một ngày người ta thổi kèn vậy".

 

(3) Lễ Lều tạm (the Feast of Tabernacle).

(Thi 81:3) "Hãy thổi kèn khi trăng non, Lúc trăng rầm, và nhằm các ngày lễ chúng ta".

(Lê 23:34) "Hãy truyền cho dân Y-sơ-ra-ên rằng: Ngày rằm tháng bảy nầy là lễ lều tạm, trải qua bảy ngày đặng tôn kính Đức Giê-hô-va".

(Dân 29:12) "Ngày rằm tháng bảy, các ngươi sẽ có sự nhóm hiệp thánh. Chớ nên làm một công việc xác thịt nào, nhưng các ngươi phải giữ một lễ cho Đức Giê-hô-va trong bảy ngày".

 

(a) Lều tạm מִשְׁכָּן [mishkân] (the tabernacle): Đền tạm.

(Xuất 26:1-6) "1 Ngươi hãy dùng mười bức màn mà làm đền tạm, màn dệt bằng vải gai mịn, chỉ tím, đỏ điều và đỏ sặm, có thêu các hình chê-ru-bin cực xảo. 2 Mỗi bức màn bề dài hai mươi tám thước, bề rộng bốn thước. Các bức đều đồng cỡ với nhau. 3 Mỗi năm bức màn sẽ kết dính lại nhau. 4 Ngươi hãy thắt vòng chỉ tím nơi triêng của bức màn thứ nhất ở đầu bức nguyên; và cũng làm như vậy cho đầu chót của bức màn cuối trong bức nguyên thứ nhì. 5 Lại làm năm chục cái vòng cho bức màn thứ nhất, và năm chục cái vòng nơi đầu triêng bức nguyên thứ nhì; các vòng hai bên sẽ đối nhau. 6 Cũng hãy làm năm mươi cái móc bằng vàng, rồi móc bức nguyên nầy qua bức nguyên kia, hầu cho đền tạm kết lại thành một",

+ Nghĩa nguyên thủy: Nơi cư trú (a residence).

(Lê 26:11) " Ta sẽ lập chỗ ở ta giữa các ngươi, tâm hồn ta không hề ghê gớm các ngươi đâu".

+ Nghĩa đen: Căn lều (tent); nơi cư ngụ (habitation); nơi ở (dwelling place).

(Xuất 26:36) "Về cửa Trại ngươi hãy làm một bức màn bằng chỉ tím, đỏ điều, đỏ sặm, vải gai đậu mịn, có thêu cực xảo".

(Giê 30:18) "Đức Giê-hô-va phán như vầy: Nầy, ta sẽ đem các nhà trại Gia-cốp trở về khỏi sự phu tù, ta sẽ thương xót chỗ ở nó; thành nầy sẽ xây lại trên gò nó, cung điện sẽ có người ở như thuở xưa".

+ Nghĩa bóng: Lều tạm (tabernacle), hoặc đền thờ (temple).

(Xuất 26:30-35) "30 Ngươi phải dựng đền tạm y như kiểu đã chỉ cho ngươi trên núi vậy. 31 Ngươi hãy làm một bức màn bằng vải gai đậu mịn, chỉ tím, đỏ điều, đỏ sặm, có thêu những hình chê-ru-bin cực xảo; 32 rồi xủ màn đó trên bốn trụ bằng cây si-tim, bọc vàng, dựng trên bốn lỗ trụ bằng bạc; các móc trụ đều bằng vàng. 33 Ngươi sẽ treo màn đó vào móc dưới bức bong, rồi ở phía trong màn để hòm bảng chứng; màn nầy dùng phân biệt cho các ngươi nơi thánh và nơi chí thánh. 34 Đoạn, hãy để cái nắp thi ân trên hòm bảng chứng, đặt trong nơi chí thánh. 35 Bên ngoài bức màn về phía bắc đền tạm thì để cái bàn; còn cây chân đèn thì để về phía nam đối ngang cái bàn".

+ Ý nghĩa của lều tạm.

* Nghĩa quan trọng nhất của danh từ מִשְׁכָּן [mishkân] (the tabernacle) là "nơi ở của Đức Chúa Trời" (the dwelling place of the Lord).

(Lê 26:11) " Ta sẽ lập chỗ ở ta giữa các ngươi, tâm hồn ta không hề ghê gớm các ngươi đâu".

(Thi 26:8) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi ưa nơi ở của nhà Ngài, Và chốn ngự của sự vinh hiển Ngài".

* Cựu ước thường xử dụng danh từ מִשְׁכָּן [mishkân] (the tabernacle) để chỉ đến chỗ ở tạm thời của Đức Chúa Trời và vinh hiển của Ngài ở giữa dân sự của Ngài (the temporary lodging of God and His glory among His People) trước khi xây cất đền thờ Giê ru sa lem.

(II Sa 7:6) "Ngươi biết từ ngày ta đưa dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ Ê-díp-tô cho đến ngày nay, ta chẳng có ngự trong đền nào, nhưng hằng đi đó đây dưới trại và nhà tạm".

* Danh từ lều tạm מִשְׁכָּן [mishkân] (the tabernacle) thường được xử dụng song song với danh từ đền thánh מִקְדָּשׁ [miqdâsh] (a sanctuary).

(Xuất 25:8-9) "8 Họ sẽ làm cho ta một đền thánh và ta sẽ ở giữa họ. 9 Hãy làm đền đó y như kiểu đền tạm cùng kiểu các đồ dùng mà ta sẽ chỉ cho ngươi".

 

(b) Các tên gọi khác của lều tạm מִשְׁכָּן [mishkân] (the tabernacle) là:

+ Hội mạc (the Tent of meeting). Vì ở tại đó Đức Chúa Trời đã gặp gỡ dân sự của Ngài (for there the Lord met with His people).

(Xuất 28:43) "A-rôn cùng các con trai người sẽ mặc quần đó trong khi vào hội mạc hay là đến gần bàn thờ đặng làm việc tế lễ trong nơi thánh, thì chẳng mắc tội và chẳng chết đâu. Ấy là một mạng lịnh đời đời cho A-rôn và dòng dõi người".

(Xuất 30:20) "Khi họ vào hội mạc sẽ lấy nước rửa mình, hầu cho họ khỏi chết; và khi lại gần bàn thờ đặng phụng sự, tức là xông của lễ dùng lửa dâng cho Đức Giê-hô-va, họ cũng phải giữ như vậy".

(Xuất 40:32) "Khi nào họ vào hội mạc và lại gần bàn thờ thì rửa mình, y như lời Đức Giê-hô-va đã phán dặn Môi-se".

 

+ Đền tạm chứng cớ (the Tent of Testimony). Bởi vì, các bản văn giao ước, và mười điều răn được đặc ở trong nơi rất chí thánh (since the covenantal documents, the Ten Commandments were lodged in the Holy of Holies) của đền tạm.

(Xuất 38:21) "Đây là sổ tổng cộng về đền tạm, là đền tạm chứng cớ theo lịnh truyền của Môi-se biểu người Lê-vi làm ra, nhờ Y-tha-ma, con trai của thầy tế lễ cả A-rôn, cai quản".

(Dân 9:15) "Vả, ngày người ta dựng đền tạm, thì trụ mây bao phủ đền tạm và Trại chứng cớ; ban chiều dường có một vầng lửa ở trên đền tạm cho đến sáng mai".

 

(b) Ngược lại với ngày trăng non חֹדֶשׁ [chôdesh] (new moon), là ngày trăng rằm חָג [châg] (full moon), nhằm vào ngày 15 của mỗi tháng, hay còn gọi là ngày trăng tròn (the 15th day of the month, full moon). Vào ngày nầy, người Do thái tổ chức lễ Lều tạm (Tabernacles).

 

(4) Thi thiên 81 nầy cũng có thể đã được dùng cho cả ba buổi lễ (it may have been used at all three).

* Lễ Vượt qua và lễ Ăn bánh không men (Passover/ Unleavened Bread).

* Năm mới của người Do thái (the Jewish New year).

* Lễ Lều tạm (the Feast of Tabernacle).

(a) Đó là những ngày lễ tôn giáo trọng thể hằng năm của người Do thái (the grand significance of Israel's annual religious festivals). Họ tổ chức các lễ nầy để tưởng nhớ đến các hành động cứu vớt của Đức Chúa Trời (God's saving acts).

(b) Trong các ngày lễ nầy, dân Y sơ ra ên được kêu gọi đến để:

* Tham dự lễ kỷ niệm (celebration).

* Tưởng nhớ (remembrance).

* Tái cam kết (recommitment).

(Thi 95:1-3,6) "1 Hãy đến hát xướng cho Đức Giê-hô-va, Cất tiếng mừng rỡ cho hòn đá về sự cứu rỗi chúng tôi. 2 Chúng tôi hãy lấy lời cảm tạ mà đến trước mặt Chúa, Vui mừng mà hát thơ ca cho Ngài. 3 Vì Giê-hô-va là Đức Chúa Trời rất lớn, Là Vua cao cả trên hết các thần... 6 Hãy đến, cúi xuống mà thờ lạy; Khá quì gối xuống trước mặt Đức Giê-hô-va, là Đấng Tạo hóa chúng tôi!".

 

A/ NHỮNG ĐIỀU CỦA QUÁ KHỨ (the things that were) (81:1-10).

 

I/ Phân đoạn nầy là một lời mời dân sự Đức Chúa Trời hãy đến tham dự buổi lễ kỷ niệm cách vui vẻ (to participate in a joyful celebration).

(Thi 81:1-3) "1 Hãy hát reo cho Đức Chúa Trời là sức lực chúng ta; Hãy cất tiếng la vui vẻ cho Đức Chúa Trời của Gia-cốp. 2 Hãy hát xướng và nổi tiếng trống cơm, Đàn cầm êm dịu với đàn sắt. 3 Hãy thổi kèn khi trăng non, Lúc trăng rầm, và nhằm các ngày lễ chúng ta".

 

II/ A sáp đã nêu ra hai lý do phải tham dự lễ (two reasons for sharing):

* Sự vâng lời (obedience).

* Sự biết ơn (gratitude).

 

1/ Sự vâng lời (obedience): Vì sự tham dự các lễ hội là một mạng lịnh của Đức Chúa Trời (God's ordinance). Đó là một luật (a law), một lệ (a statute), và là một chứng cớ (a testimony) của Chúa.

(Thi 81:4-5) "4 Vì ấy là một luật cho Y-sơ-ra-ên, Một lệ do Đức Chúa Trời của Gia-cốp 5 Ngài lập điều ấy làm chứng cớ nơi Giô-sép, Lúc Ngài ra đánh xứ Ê-díp-tô, Là nơi tôi nghe một thứ tiếng tôi chẳng hiểu".

 

(1) Luật מִשְׁפָּט [mishpât] (a law):

(Thi 81:4a) "Vì ấy là một luật cho Y-sơ-ra-ên".

(a) Danh từ מִשְׁפָּט [mishpât] (a law) có rất nhiều nghĩa khác nhau, tuỳ thuộc vào văn mạch (several variations in meaning depending on the context).

(b) Danh từ מִשְׁפָּט [mishpât]. Xuất phát từ động từ שָׁפַט [shâphat] (judge) gồm các nghĩa sau:

* Xét đoán, đoán xét, xem xét (judge).

* Trừng phạt (punish).

* Lên án, kết án (condemn).

* Tuyên bố một bản án (pronounce sentence on).

(Thi 58:11b) "Quả hẳn có Đức Chúa Trời xét đoán trên đất".

(Thi 50:6) "Các từng trời sẽ rao truyền sự công bình Ngài, Vì chính Đức Chúa Trời là quan xét".

(Thi 75:6-7) "6 Vì chẳng phải từ phương đông, phương tây, Hay là từ phương nam, mà có sự tôn cao đến. 7 Bèn là Đức Chúa Trời đoán xét: Ngài hạ kẻ nầy xuống, nhắc kẻ kia lên".

(Thi 96:13) "Trước mặt Đức Giê-hô-va; vì Ngài đến, Ngài đến đặng đoán xét thế gian; Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét thế gian, Dùng sự ngay thẳng mà đoán xét muôn dân".

(c) Danh từ מִשְׁפָּט [mishpât] (a law): Luật, luật pháp, pháp luật, quy luật, định luật, qui tắc, phép tắc.

* Tức là những qui định do người cầm quyền đặt ra để điều hoà ứng xử các thành viên của một cộng đồng, một tập thể, một đất nước...

* Hoặc cũng có nghĩa là các điều răn và mạng lịnh của Đức Chúa Trời như đã được bày tỏ trong Kinh thánh (divine commandment as expressed in the Bible).

(Ê sai 58:2) "Ngày ngày họ tìm kiếm ta và muốn biết đường lối ta; như dân đã theo sự công bình và chưa từng bỏ luật pháp của Đức Chúa Trời mình! Họ cầu hỏi ta sự đoán xét công bình; và vui lòng gần gũi Đức Chúa Trời".

(Sô 2:3) "Hỡi các ngươi là mọi kẻ nhu mì của đất, làm theo mạng lịnh của Chúa, hãy tìm kiếm Đức Giê-hô-va, tìm kiếm sự công bình, tìm kiếm sự nhu mì, hoặc giả các ngươi sẽ được giấu kín trong ngày thạnh nộ của Đức Giê-hô-va".

 

(2) Lệ חֹק [chôq] (a statute): Đạo luật, qui chế, qui tắc, chế độ.

(Thi 81:4b) "Một lệ do Đức Chúa Trời của Gia-cốp".

(a) Nghĩa gốc của danh từ חֹק [chôq] (a statute) là động từ חָקַק [châqaq]. Có hai nghĩa:

* Chạm, khắc, đục (to engrave).

* Hoặc cũng có nghĩa là: Sao chép (to scribe).

(b) Nghĩa rộng: Luật được viết ra thành văn và đã được thông qua bởi một thể chế lập pháp (a written law passed by a legislative body).

(c) Nghĩa hẹp: Luật pháp của Đức Chúa Trời (divine law).

(Xuất 12:24) "Hãy giữ lễ nầy như một lệ lập ra đời đời cho các ngươi và con cháu các ngươi".

(Xuất 15:26) "Ngài phán rằng: Nếu ngươi chăm chỉ nghe lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, làm sự ngay thẳng trước mặt Ngài, lắng tai nghe các điều răn và giữ mọi luật lệ Ngài, thì ta chẳng giáng cho ngươi một trong các bịnh nào mà ta đã giáng cho xứ Ê-díp-tô; vì ta là Đức Giê-hô-va, Đấng chữa bịnh cho ngươi".

(Dân 30:17) "Đó là các lệ định mà Đức Giê-hô-va truyền cho Môi-se về một người chồng và vợ mình, một người cha và con gái mình, buổi thơ ấu khi còn ở nhà cha".

(Giê 5:22) "Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi chẳng kính sợ ta, chẳng run rẩy trước mặt ta sao? Ta là Đấng đã lấy cát làm bờ cõi biển, bởi một mạng lịnh đời đời, không vượt qua được. Sóng biển dầu động, cũng không thắng được; biển dầu gầm rống, cũng không qua khỏi nó".

(A mốt 2:4) "Đức Giê-hô-va phán như vầy: Bởi cớ tội ác của Giu-đa đến gấp ba gấp bốn lần, nên ta không xây bỏ án phạt khỏi nó; vì chúng nó đã bỏ luật pháp của Đức Giê-hô-va và không vâng theo lệ luật Ngài, những sự giả dối mà tổ phụ chúng nó đã theo, làm lầm lạc chúng nó".

 

(3) Chứng cớ עֵדוּת [`êduwth] (a testimony): Bản chứng, lời chứng nhận, lời tuyên bố.

(Thi 81:5) "Ngài lập điều ấy làm chứng cớ nơi Giô-sép, Lúc Ngài ra đánh xứ Ê-díp-tô, Là nơi tôi nghe một thứ tiếng tôi chẳng hiểu".

(a) Danh từ עֵדוּת [`êduwth] (testimony): Chứng cớ. Có các nghĩa sau:

+ Nghĩa gốc: עֵד [`ed] (a witness): Một lời chứng, một bằng chứng, một nhân chứng.

+ Nghĩa rộng: Có hai ý:

* Lời tuyên bố rằng cái gì đó là đúng (declaration or statement of fact). Hoặc:

* Chứng cớ, bằng chứng (evidence, demonstration, proof).

+ Nghĩa hẹp: Mười điều răn (the Ten Commandments).

(Xuất 25:16) "Ngươi hãy cất vào trong hòm bảng chứng mà ta sẽ ban cho".

(Xuất 31:18) "Khi Đức Giê-hô-va đã phán xong cùng Môi-se tại núi Si-na-i, bèn cho người hai bảng chứng bằng đá, bởi ngón tay Đức Chúa Trời viết ra".

(Xuất 32:15) "Đoạn, Môi-se ở trên núi trở xuống, tay cầm hai bảng chứng; hai bảng chứng có viết hai bên, mặt nầy và mặt kia".

(Xuất 34:27-28) "27 Đức Giê-hô-va cũng phán cùng Môi-se rằng: Hãy chép các lời nầy; vì theo các lời nầy mà ta lập giao ước cùng ngươi và cùng Y-sơ-ra-ên. 28 Môi-se ở đó cùng Đức Giê-hô-va trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm, không ăn bánh, cũng không uống nước; Đức Giê-hô-va chép trên hai bảng đá các lời giao ước, tức là mười điều răn".

 

(b) Danh từ chứng cớ עֵדוּת [`êduwth] (a testimony) trong Cựu ước luôn luôn được xử dụng trong mối liên hệ với sự chứng nhận của Đức Chúa Trời (in connection with the testimony of God) và rất thường xuyên trong sự liên kết với Lều tạm (and most frequently in association with the tabernacle).

(Xuất 38:21) "Đây là sổ tổng cộng về đền tạm, là đền tạm chứng cớ theo lịnh truyền của Môi-se biểu người Lê-vi làm ra, nhờ Y-tha-ma, con trai của thầy tế lễ cả A-rôn, cai quản".

(Dân 1:50-53) "50 nhưng hãy cắt phần người Lê-vi coi sóc đền tạm chứng cớ, hết thảy đồ đạc và các món thuộc về đền tạm. Ấy là người Lê-vi sẽ chuyên-vận đền tạm và hết thảy đồ đạc nó, cùng sẽ làm công việc về đền tạm và đóng trại ở chung quanh đền tạm. 51 Khi nào đền tạm dời chỗ, thì người Lê-vi sẽ tháo dỡ nó; khi nào đền tạm dừng lại, thì họ sẽ dựng nó lên; còn người ngoại đến gần sẽ bị xử tử. 52 Dân Y-sơ-ra-ên mỗi người phải đóng ở trong trại quân mình, và mỗi trại quân, từng đội ngũ, phải đóng gần bên ngọn cờ mình. 53 Nhưng người Lê-vi sẽ đóng trại chung quanh đền tạm chứng cớ, để đừng có sự giận dữ cùng hội-dân Y-sơ-ra-ên; người Lê-vi sẽ coi sóc đền tạm chứng cớ".

 

(c) Ngoài ra, danh từ chứng cớ עֵדוּת [`êduwth] (a testimony) cũng được dùng để chỉ về hòm bản chứng (the ark of the testimony).

(Xuất 25:22) "Ta sẽ gặp ngươi tại đó, và ở trên nắp thi ân, giữa hai tượng chê-ru-bin, trên hòm bảng chứng, ta sẽ truyền cho ngươi các mạng lịnh về dân Y-sơ-ra-ên".

(Xuất 26:33-34) "33 Ngươi sẽ treo màn đó vào móc dưới bức bong, rồi ở phía trong màn để hòm bảng chứng; màn nầy dùng phân biệt cho các ngươi nơi thánh và nơi chí thánh. 34 Đoạn, hãy để cái nắp thi ân trên hòm bảng chứng, đặt trong nơi chí thánh".

(Xuất 30:36) "36 Hãy nghiền nó ra bột, rồi để trước hòm bảng chứng trong hội mạc, tức là nơi ta sẽ gặp ngươi: về phần các ngươi, hương nầy sẽ là một vật rất thánh".

(Lê 16:13) "Người phải bỏ hương trên lửa, trước mặt Đức Giê-hô-va, hầu cho ngọn khói hương bao phủ nắp thi ân ở trên hòm bảng chứng, thì người không chết".

 

(d) Đặc biệt, danh từ chứng cớ עֵדוּת [`êduwth] (a testimony) là thuật ngữ đại diện cho các luật lệ, các lời giáo huấn mà Đức Chúa Trời đã phán cùng nhân loại (to stand for the Laws or precepts that God had delivered to humanity).

(Thi 19:7) "Luật pháp của Đức Giê-hô-va là trọn vẹn, bổ linh hồn lại; Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan".

(Thi 119:88) "Xin hãy làm cho tôi được sống, tùy theo sự nhân từ Chúa, Thì tôi sẽ gìn giữ chứng cớ của miệng Chúa".

 

2/ Sự biết ơn (gratitude):

(1) Đức Chúa Trời đã nghe lời cầu nguyện của Y sơ ra ên và đã giải cứu họ khỏi mọi điều đau khổ, khốn khó (God heard his people in their distress). Cho nên, bây giờ họ phải lắng nghe Ngài (now they must listen to Him).

(Thi 81:7-8) "7 Trong cơn gian truân ngươi kêu cầu, ta bèn giải cứu ngươi, Đáp lại ngươi từ nơi kín đáo của sấm sét, Và cũng thử thách ngươi nơi nước Mê-ri-ba. 8 Hỡi dân sự ta, hãy nghe, ta sẽ làm chứng cho ngươi: Ớ Y-sơ-ra-ên! chớ chi ngươi khứng nghe ta!".

 

(2) Vì tất cả những điều tốt lành mà Đức Chúa Trời đã làm cho dân Y sơ ra ên (all God had done for them), nên họ phải biết ơn Ngài và chẳng nên thờ lạy thần dân ngoại.

(Thi 81:6,9) "6 Ta đã cất gánh nặng khỏi vai người; Tay người được buông khỏi cái giỏ... 9 Giữa ngươi chẳng nên có thần lạ nào, Ngươi cũng chẳng nên thờ lạy thần kẻ ngoại".

 

3/ Thật tốt biết bao nếu chúng ta dành những thì giờ đặc biệt (to set aside special times) để suy gẫm (mediate) về những việc mà Đức Chúa Trời đã làm trong cuộc đời chúng ta.

(Thi 81:10) "Ta là Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, Đấng đã đem ngươi lên khỏi xứ Ê-díp-tô: Hãy hả hoác miệng ngươi ra, thì ta sẽ làm đầy dẫy nó".

 

B/ NHỮNG ĐIỀU CỦA HIỆN TẠI (the things that are) (81:11-12).

(Thi 81:11-12) "11 Nhưng dân sự ta không khứng nghe tiếng ta, Y-sơ-ra-ên không muốn vâng theo ta. 12 Vì vậy, ta buông chúng nó đi theo sự cứng lòng chúng nó, Để chúng nó đi theo mưu kế riêng chúng nó".

 

1/ Y sơ ra ên là dân sự của Đức Chúa Trời. Nhưng:

* Họ đã bất chấp tất cả (in spite of all) những gì mà Ngài đã làm cho họ.

* Họ cũng không lắng nghe lời Ngài (not listen to His Word), và:

* Họ cũng không làm theo ý muốn Ngài (not do His will).

(Thi 78:10,17,32,40,56) "10 Chúng nó không gìn giữ giao ước của Đức Chúa Trời, Cũng không chịu đi theo luật pháp Ngài.. 17 Dầu vậy, họ cứ phạm tội cùng Ngài, Phản nghịch cùng Đấng Chí cao trong đồng vắng... 32 Mặc dầu các sự ấy, chúng nó còn phạm tội, Không tin các công việc lạ lùng của Ngài.40 Biết mấy lần chúng nó phản nghịch cùng Ngài nơi đồng vắng, Và làm phiền Ngài trong chỗ vắng vẻ!... 56 Dầu vậy, chúng nó thử và phản nghịch Đức Chúa Trời Chí cao, Không giữ các chứng cớ của Ngài".

(Phục 9:7,24) "7 Hãy nhớ lại, chớ quên rằng, trong đồng vắng ngươi đã chọc giận Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Từ ngày ra khỏi xứ Ê-díp-tô cho đến chốn nầy, ngươi thường phản nghịch cùng Đức Giê-hô-va... 24 Từ ngày ta biết các ngươi cho đến bây giờ, các ngươi thường phản nghịch cùng Đức Giê-hô-va".

(Giê 7:24-26) "24 Nhưng họ chẳng nghe, và chẳng ghé tai vào, cứ bước đi trong mưu của mình, theo sự cứng cỏi của lòng ác mình, thụt lùi chẳng bước tới. 25 Từ ngày tổ phụ các ngươi ra khỏi đất Ê-díp-tô cho đến ngày nay, ta đã sai mọi đầy tớ ta, tức các tiên tri, đến cùng các ngươi; mỗi ngày ta dậy sớm sai họ đến. 26 Nhưng chúng nó chẳng nghe ta, chẳng hề để tai vào, song lại cứng cổ, ăn ở càng xấu hơn tổ phụ mình".

 

2/ Một trong những sự quyết định đau đớn nhất của Đức Chúa Trời (one of God's most painful judgments) là cho phép bạn sống theo chính lối sống của bạn (to permit you to have your own way). Có thể:

* Trong một thời gian nhất định, bạn vui thích nó (for a time, you enjoy it).

* Nhưng, rồi sau đó bạn sẽ học biết rằng mình đã sai trật biết bao (how much you have missed).

(Thi 78:29) "Như vậy chúng nó ăn, được no nê chán lán, Ngài ban cho chúng nó điều chúng nó ước ao".

(Ê sai 6:9-10) "9 Ngài phán: Đi đi! nói với dân nầy rằng: Các ngươi hãy nghe, nhưng chẳng hiểu chi; hãy xem, nhưng chẳng thấy chi. 10 Hãy làm cho dân ấy béo lòng, nặng tai, nhắm mắt, e rằng mắt nó thấy được, tai nó nghe được, lòng nó hiểu được, nó trở lại và được chữa lành chăng!".

(Ê sai 29:10) "Vì Đức Giê-hô-va đã rải thần ngủ mê khắp trên các ngươi; đã bịt mắt các ngươi, tức là các kẻ tiên tri; đã trùm đầu các ngươi, tức là các kẻ tiên kiến".

(Ê sai 63:17) "Hỡi Đức Giê-hô-va, sao để chúng tôi lầm lạc xa đường Ngài? sao để lòng chúng tôi cứng cỏi đến nỗi chẳng kính sợ Ngài? Xin hãy vì cớ các tôi tớ Ngài và các chi phái của cơ nghiệp Ngài mà trở lại!".

(Rô 1:24,26,28) "24 Cho nên Đức Chúa Trời đã phó họ sa vào sự ô uế theo lòng ham muốn mình, đến nỗi tự làm nhục thân thể mình nữa... 26 Ấy vì cớ đó mà Đức Chúa Trời đã phó họ cho sự tình dục xấu hổ; vì trong vòng họ, những người đàn bà đã đổi cách dùng tự nhiên ra cách khác nghịch với tánh tự nhiên... 28 Tại họ không lo nhìn biết Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời đã phó họ theo lòng hư xấu, đặng phạm những sự chẳng xứng đáng.

 

C/ NHỮNG ĐIỀU CỦA TƯƠNG LAI (the things that have been) (81:13-16).

(Thi 81:13-16) "13 Ôi! chớ chi dân ta khứng nghe ta! Chớ chi Y-sơ-ra-ên chịu đi trong đường lối ta! 14 Thì chẳng bao lâu ta bắt suy phục các thù nghịch chúng nó, Trở tay ta nghịch những cừu địch chúng nó. 15 Những kẻ ghen ghét Đức Giê-hô-va ắt sẽ suy phục Ngài; Song dân ta sẽ còn đến đời đời. 16 Ta sẽ lấy màu mỡ ngũ cốc mà nuôi họ. Và làm cho ngươi được no nê bằng mật ong nơi hòn đá".

 

I/ Nếu họ vâng lời Ngài:

1/ Họ sẽ kinh nghiệm:

* Sự chiến thắng thay cho thất bại (victory instead of defeat).

* Sự đầy đủ thay cho thiếu thốn (fullness instead of emptiness).

* Điều tốt nhất thay vì điều tồi tệ nhất (the best instead of the worst).

 

2/ Để rồi mỗi khi họ nhìn lại những ngày đã đi qua (looked back):

* Với niềm vui hớn hở (with rejoicing).

* Thay vì nhớ lại (remember) với niềm hối tiếc (with regret).

(Thi 81:14) "Thì chẳng bao lâu ta bắt suy phục các thù nghịch chúng nó, Trở tay ta nghịch những cừu địch chúng nó".

(Thi 47:2-3) "2 Vì Đức Giê-hô-va Chí cao thật đáng kinh; Ngài là Vua lớn trên cả trái đất. 3 Ngài khiến các dân suy phục chúng tôi, Và là các nước phục dưới chân chúng tôi".

 

II/ Tương lai của bạn sẽ tốt đẹp, nếu hôm nay bạn để Chúa hành động theo cách của Ngài (let the Master have His way).

(Thi 81:16) "Ta sẽ lấy màu mỡ ngũ cốc mà nuôi họ. Và làm cho ngươi được no nê bằng mật ong nơi hòn đá".

(Phục 32:11-14) "11 Như phụng hoàng phấp phới giỡn ổ mình, Bay chung quanh con nhỏ mình, Sè cánh ra xớt nó, Và cõng nó trên chéo cánh mình thể nào, 12 Thì một mình Đức Giê-hô-va đã dẫn dắt người thể ấy, Không có thần nào khác ở cùng người. 13 Ngài đã khiến người cỡi trên các nơi cao của xứ, Y-sơ-ra-ên ăn hoa quả của đồng ruộng, Ngài khiến người hút mật của hòn đá, Dầu của hòn đá cứng hơn hết, 14 Và nút mỡ sữa bò và sữa chiên. Ngài ban cho người mỡ chiên con, Chiên đực sanh tại Ba-san, và dê đực, Cùng bột lọc nhất hạng của lúa mạch; Người có uống huyết của nho như rượu mạnh".

(Thi 25:4) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin cho tôi biết các đường lối Ngài, Và dạy dỗ tôi các nẻo đàng Ngài".

 

KẾT LUẬN.

 

1/ Tác giả Thi Thiên 81 đã mời dân sự Đức Chúa Trời hãy tham dự các buổi lễ kỷ niệm cách vui vẻ (to participate in a joyful celebration). Trong các ngày lễ hội nầy dân Y sơ ra ên được kêu gọi đến để:

(1) Tưởng nhớ (remembrance) các hành động cứu vớt của Đức Chúa Trời (God's saving acts).

(2) Tái cam kết lại (recommitment) sự thờ phượng Đức Chúa Trời.

(Thi 81:1-3) "1 Hãy hát reo cho Đức Chúa Trời là sức lực chúng ta; Hãy cất tiếng la vui vẻ cho Đức Chúa Trời của Gia-cốp. 2 Hãy hát xướng và nổi tiếng trống cơm, Đàn cầm êm dịu với đàn sắt. 3 Hãy thổi kèn khi trăng non, Lúc trăng rầm, và nhằm các ngày lễ chúng ta".

 

2/ Y sơ ra ên là dân sự của Đức Chúa Trời. Nhưng:

* Họ bất chấp tất cả những gì mà Ngài đã làm cho họ.

* Họ cũng không lắng nghe lời Ngài.

* Họ cũng không làm theo ý muốn Ngài.

* Do đó, họ đã phải gánh lấy sự sửa phạt của Đức Chúa Trời.

(Thi 81:11-12) "11 Nhưng dân sự ta không khứng nghe tiếng ta, Y-sơ-ra-ên không muốn vâng theo ta. 12 Vì vậy, ta buông chúng nó đi theo sự cứng lòng chúng nó, Để chúng nó đi theo mưu kế riêng chúng nó".

 

3/ Tương lai của bạn sẽ tốt đẹp, nếu bạn để Đức Chúa Trời hành động theo cách của Ngài. Nếu bạn vâng lời Đức Chúa Trời, bạn sẽ kinh nghiệm:

* Sự chiến thắng.

* Sự đầy đủ.

* Niềm vui hớn hở.

(Thi 81:16) "Ta sẽ lấy màu mỡ ngũ cốc mà nuôi họ. Và làm cho ngươi được no nê bằng mật ong nơi hòn đá".


Mục Sư Trương Hoàng Ứng