Khoảng cuối thập niên 90, anh Ian Thorpe, một thiếu niên Australia 16 tuổi, bắt đầu nổi tiếng trong thế giới bơi lội. Và từ sau đó, anh đã chiếm được gần 20 huy chương vàng trong thế vận hội và các giải bơi lội trên toàn thể thế giới, cùng một số huy chương bạc và đồng. Anh đã trả lời một câu hỏi sau khi nhận huy chương vàng đầu tiên có câu : Đây là điều “ước mơ” của tôi. Cái “ước mơ” của anh thành sự thật vì nhờ người huấn luyện anh với những đồng hồ điện tử chính xác tới 1/100 giây đã đo được sức anh, lượng định được khả năng dự thế vận hội của anh. Nhưng sau năm 24 tuổi, với một lối sống khác thường, sự nghiệp bơi lội của anh Ian Thorpe xuống dốc, anh lên ký nhanh, tốc độ bơi không còn đủ để được tham dự thế vận hội. Anh tuyên bố giải nghệ, bắt đầu sự nghiệp thương mại, mở một hồ bơi công cộng, một số lớp huấn luyện bơi lội nhà nghề với kinh nghiệm bơi lội của anh. Nhưng vì không kinh nghiệm trong thương trường, anh Ian Thorpe đã thất bại nặng nề, tuyên bố phá sản chỉ vì anh đã không tự lượng sức mình, tự lượng khả năng mình.

Thủa xa xưa, hồi còn học đệ tam ban B (tại Úc là lớp 10), tôi có một anh bạn, anh học cũng khá và hằng “” học nghành y khoa. Được một tháng, anh rủ tôi học nhẩy lên đệ nhị, ban A, không cần giỏi toán như trình độ ban B, chỉ cần chăm chỉ học thuộc các môn chính là đậu. Tôi lắc đầu vì biết học có căn bản từng bước một vẫn là nguyên tắc trong tôi. Sau hai năm rớt tú tài 1, anh bạn tôi đành học sư phạm đi làm giáo viên tiểu học. Tôi chợt thấy anh bạn mình đã không tự lượng được sức mình, tự lượng được khả năng mình trong việc học nhẩy, nên đã thất bại.

Những người không tự lượng được sức mình, tự lượng được khả năng đều lâm vào tình trạng “nằm mơ” nhưng “giấc mơ không thành - dream not come true” mà thành “vỡ mộng”.

Tuổi trẻ thường “khi đã yêu thì mơ mộng nhiều” không tự lượng sức, khả năng của mình. “” đầu tiên là “một túp lều tranh hai trái tim vàng”. Nhưng sau đó, làm sao “hai trái tim vàng” có thể sống an vui mãi trong “một túp lều tranh”, nên đành “” mong tìm được một “lâu đài hạnh phúc”. Phần nhiều khi tỉnh giấc mơ, “tay trắng lại hoàn trắng tay”.

Chúng ta đừng “mơ mộng”, nhưng “ước mơ”. Người đạt được “ước mơ” là thành công. Không một người nào thành công lại thiếu “ước mơ”. “Ước mơ” thường không thể thành hiện thực trong một thời gian ngắn ngủi, nên “ước mơ” luôn là đoản kỳ hay trường kỳ theo “tự lượng” sức mình và khả năng mình có. “Ước mơ” của con người luôn thay đổi theo sự trưởng thành và tri thức.

Ước mơ” không phải là tham vọng, mà là kỳ vọng. Kỳ vọng (expect) là có điều kiện để đạt đến “ước mơ”.

Ước mơ” là ta đang hướng tới một mục tiêu, bởi đó mà ta luôn “ước mơ”. Chính cái “ước mơ” làm đời sống tua không nhàm chán, trái lại làm ta nỗ lực, kiên trì, quyết định “tam tứ núi cũng trèo, thập bát giang cũng lội, nhị thập đèo cũng qua”. Nhiều lúc “ước mơ” vẫn còn, “mục tiêu” vẫn có, thế mà đành dừng bước vì “tự lượng” sức mình cùng khả năng mình có hạn, đưa ta vào nhận định “lực bất tùng tâm”, đành an phận “ước mơ” không thành, “mục đích” không đạt.

Những con cái Chúa cao niên thường vẫn phải “tự lượng” sức mình, khả năng mình theo tâm và trí hầu có thể vẫn “ước mơ”. Thể xác người cao tuổi “lực” suy kém, nhưng “tâm” vững chắc, không “ngại khó” là sinh ra năng lực, song phải dùng “trí” để biết cách dùng “lực” mình còn sao cho hiệu quả, dùng “trí” để tìm ngoại lực phụ giúp “lực” mình. Con cái Chúa cao niên chúng ta nên áp dụng phương thức : Tự lực - Chống gối đứng dậy, ngoại lực - Chống gậy bước đi, trong lúc làm công việc nhà Chúa.

Người biết “tự lượng” sức mình, khả năng mình để đạt đến “ước mơ” không cứ ở tuổi nào, miễn biết phương cách “lãnh đạo” chính mình. “Ước mơ” của con ngời thường ở trong ba lãnh vực : Danh, Lợi, Quyền.

Con cái Chúa chân chính có “ước mơ”, có mục đích cho đời mình theo lời Kinh Thánh chỉ dạy : “Vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo” (Ê-phê-sô 2:10). “Ước mơ” của con cái Chúa chân chính là “Ý Cha được nên, ở đất như trời” (Ma-thi-ơ 6:10). “Ý Cha” được thể hiện trên mỗi con cái Chúa là “ân tứ” Chúa ban cho để “làm việc lành”, là làm đúng công việc Chúa giao với “mục đích”, “Vì sự vinh hiển Đức Chúa Trời mà làm” (I Cô-rinh-tô 10:31). Và kết quả là “Ngài… xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời” (Ê-phê-sô 1:3) để con cái Chúa  đi đâu cũng “đem ơn phước dồi dào của Đấng Christ cùng đến” (Rô-ma 15:29) với mọi người.

Tôi xin dùng “ước mơ” của Thánh Phao-lô để đề nghị cùng quý anh chị con cái Chúa phương cách thực hành hầu đạt đến mục đích.

Ước mơ” của Thánh Phao-lô như sau : “Hỡi Anh em, về phần tôi, tôi không tưởng rằng đã đạt đến mục đích, nhưng tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Phi-líp 3:13-14).

1. “Ước mơ” có mục đích hướng thượng. “Ước mơ” của Thánh Phao-lô là “giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ”. Phao-lô nhận biết “sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ” là “rao truyền Con đó (Chúa Jêsus) ra trong người ngoại đạo” (Ga-la-ti 1:16).

2. Có “ước mơ” nhưng đừng bao giờ nghĩ mình đã “đạt” được “ước mơ”. Thánh Phao-lô “không tưởng rằng đã đạt đến mục đích”. Tôi ngạc nhiên khi thấy hình như một số vị mục sư và con cái Chúa nghĩ rằng sau một thời gian hết lòng hầu việc Chúa là đã “đạt đến mục đích”, quá đủ, nên nhất định nghỉ, sống trong hồi tưởng, sống kể thành tích cho mọi người biết “thành công” là đích mình đã tới. Chẳng hiểu những Cơ Đốc nhân thuộc thành phần này thực sự có “ước mơ” trong lúc hầu việc Chúa hay không !

3. Có “ước mơ” không bao giờ trưng “thành tích”. Thời đại này, hầu hết ai cũng muốn trưng “thành tích”, vì “thành tích” là bằng chứng giá trị của cá nhân mình. Chúng ta có thể “ôn cố tri tân” nhưng đừng “ngủ quên trên thành công”. Thánh Phao-lô quyết định “quên lửng sự ở đằng sau”, không quay đầu ngó lại đằng sau để kỷ niệm ngày được Chúa kêu gọi, dấn thân lo công việc Chúa, không ghi nhớ ngày vào tù ra khám như một “thành tích” chịu khổ vì cớ Chúa. Cơ Đốc nhân chân chính luôn ghi nhớ điều Chúa đã ban cho mình, và quên những điều mình đã hầu việc nhà Chúa.

4. Luôn “bươn” tới. Thánh Phao-lô quyết định luôn “bươn theo sự ở đằng trước”, làm ngay những công việc Chúa giãi bày trước mắt, trong tầm tay. “Bươn” (bản tiếng Anh New American Standard Bible “reaching forward” thường không thể tự lượng sức mình mà chỉ tận lực sức mình có. Thánh Phao-lô “bươn” vì biết “tự lương” ơn mình có cũng như biết “tự lương” sức mình, khả năng mình có.

Thánh Phao-lô “tự lương” về mình như sau : “Nhưng tôi nay là người thể nào, là nhờ ơn Đức Chúa Trời, và ơn Ngài ban cho tôi cũng không phải là uổng vậy. Trái lại, tôi đã làm nhiều việc hơn các người khác, nhưng nào phải tôi, bèn là ơn Đức Chúa Trời đã ở cùng tôi” (I Cô-rinh-tô 15:10). Một trong những “ơn Ngài ban” là “sức” Ngài. Nhờ đó mà Thánh Phao-lô đã luôn “bươn” tới, dám làm mọi sự và tự hào : “Tôi làm được mọi sự nhờ Đấng ban thêm sức cho tôi” (Phi-líp 4:13). Nhìn vào mỗi “thành công”, Thánh Phao-lô cất tiếng : “Ta cảm tạ Đấng ban thêm sức cho ta” (I Ti-mô-thê 1:12).

Thưa quý anh chị con cái Chúa,

Con cái Chúa chân chính chúng ta có “ước mơ”, có “mục đíchlà những công việc Chúa sắm sẵn cho chúng ta làm theo không thể ngồi yên nhưng phải “trung tín” “nhắm mục đích mà chạy” (Phi-líp 3:14). Con cái Chúa chân chính chỉ ngưng “chạy” để “ nghỉ ngơi khỏi sự khó nhọc” (Khải-huyền 14:13) khi lìa đời “đi ở với Đấng Christ” (Phi-líp 1:23).