Niềm Tin
Bài 254 Suy tư về hai chữ tự vấn
Ngày: 06-08-2023 | Lượt Xem: 1941
Thưa quý anh chị con cái Chúa, Cơ Đốc nhân chân chính “tự vấn” với chủ đích là “biết mình” thế nào để “hoàn chỉnh” và “vững lòng bền chí” (Thi-thiên 27:14) “nhắm mục đích mà chạy” (Phi-líp 3:14), tránh được chạy bá vơ, để trung tín “hầu việc Chúa” không vì danh cho mình, vì lợi vật chất cho người thân, họ hàng, hoặc cho bản thân mình, thì một ngày nào đó trong đời chúng ta sẽ cảm nhận nghe được tiếng Chúa phán “Được lắm” (Ma-thi-ơ 25:21).
Bài 253 Nghĩ về hai chữ tự nhiên
Ngày: 07-07-2023 | Lượt Xem: 1983
Thưa quý anh chị con cái Chúa, Cơ Đốc nhân chân chính luôn coi tất cả người cùng niềm tin vào Cứu Chúa Jêsus khác chủng tộc, khác giáo phái không những là tín hữu mà hơn thế nữa là những người có cùng một Cha, như trong câu mở đầu của bài cầu nguyện chung “Lạy Cha chúng tôi (con) ở trên trời” (Ma-thi-ơ 6:9), nên “tự nhiên” “yêu mến lẫn nhau” (I Giăng 4:7). “Con cái Đức Chúa Trời” mà không “yêu mến lẫn nhau” là không “tự nhiên” phải lẽ.
Bài 252 Suy tư về miệng lưỡi và sự dối trá
Ngày: 01-06-2023 | Lượt Xem: 1928
Thưa quý anh chị con cái Chúa, Cơ Đốc nhân chân chính cần phải nhớ : “Môi miệng nói dối giả lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va” (Châm-ngôn 12:22). Vậy : “phải chừa sự nói dối” (Ê-phê-sô 4:2), và cũng “Chớ tự dối mình” (I Cô-rinh-tô 6:10)…Hãy nhớ “Chúa biết hết mọi việc” (Giăng 21:17). Vậy, thay vì nói “dối trá” “hãy nói một vài lời lành giúp ơn cho và có ích lợi cho kẻ nghe đến” (Ê-phê-sô 4:29). Điều này làm đẹp lòng Chúa.
Bài 251 Sự Phục Sinh của Chúa Jêsus và sự sống của Cơ Đốc nhân
Ngày: 16-05-2023 | Lượt Xem: 2055
Sự chết và sự sống lại của Chúa Jêsus liên kết với nhau trong niềm tin của Cơ Đốc nhân. Thập tự giá không có hình tượng của Chúa Jêsus chịu đóng đinh biểu tượng cho sự chết và sự sống lại của Ngài. Điêu khắc gia Đan Mạch Thorvaldsen đã phô diễn sự chết và sự sống lại của Chúa Jêsus bằng một tác phẩm điêu khắc trên đá trắng, hình một cây thập tự khô lạnh, nơi gốc cây thập tự mọc lên một cây nho, dây nho vươn mình quấn vào cây thập tự, với lá nho xanh ngắt, với những chùm nho bóng hồng đậm biểu hiệu sự sống dư dật và đẹp đẽ.
Bài 250 Nhân đức và sự cứu giúp
Ngày: 27-04-2023 | Lượt Xem: 1992
Thưa quý anh chị con cái Chúa, Cảm ơn Chúa, ngày nay vẫn còn rất nhiều quý mục sư chuyên tâm đến chăm sóc đời sống thuộc linh của Cơ Đốc nhân. Cảm ơn Chúa, quý mục sư này đã và đang “cứu giúp” Cơ Đốc nhân ra khỏi cuộc “sống theo tư dục xác thịt mình, làm trọn các sự ham mê của xác thịt” (Ê-phê-sô 2:3), “cứu giúp” Cơ Đốc nhân “bỏ … những sự cay đắng, buồn giận, tức mình, kêu rêu, mắng nhiếc, cùng mọi điều hung ác” (Ê-phê-sô 4:31), “cứu giúp” Cơ Đốc làm sao “ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy” (Ê-phê-sô 4:32). Quý mục sư này đã và đang “cứu giúp” Cơ Đốc nhân hiểu biết “chân lý” để quyền năng “chân lý” được xác chứng : “Các ngươi sẽ biết lẽ thật (chân lý), và lẽ thật (chân lý) sẽ buông tha các ngươi” (Giăng 8:32). Sự “cứu giúp” này đôi khi bị trở ngại đối với cộng đồng chưa biết Chúa và ngay cả với một số Cơ Đốc nhân, họ “không chịu nghe đạo lành … ham nghe những lời êm tai … bịt tai không nghe lẽ thật, mà xây hướng về chuyện huyễn” (II Ti-mô-thê 4:3-4). Dầu vậy với tấm lòng nhân đức của quý mục sư chân chính này, họ vẫn cố tìm cách “cứu giúp” vì “biết Chúa đáng kính sợ, nên tìm cách làm cho người ta (cả người chưa tin Chúa lẫn Cơ Đốc nhân) đều tin” (II Cô-rinh-tô 5:11). Cảm ơn quý mục sư chân chính này.
Bài 249 Lòng nhân đức và sự tha thứ
Ngày: 01-04-2023 | Lượt Xem: 2045
Thưa quý anh chị con cái Chúa, Lời Kinh Thánh luôn nhắc nhở Cơ Đốc nhân : “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy” (Ê-phê-sô 4:32). Là con cái Chúa, chúng ta phải đối xử với nhau với lòng “nhân từ…thương xót…tha thứ”.
Bài 248 Nhân đức hay nhân từ
Ngày: 15-03-2023 | Lượt Xem: 2028
Đức Chúa Trời được Kinh Thánh bầy tỏ Ngài là “Đức Chúa Trời nhân từ (hay nhân đức), thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực” (Xuất Ê-díp-tô ký 34:6), và “sự nhân từ” của Ngài là “sự nhân từ lạ lùng” (Thi-thiên 31:21). Đức Chúa Trời đã bầy tỏ sự “nhân từ lạ lùng” của Ngài qua Đức Chúa Jêsus, “Ngài bởi lòng nhân từ đã dùng ra cho (bản New American Standard Bible towards-dành cho) chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ” (Ê-phê-sô 2:7).
Bài 247 Suy tư về thành quả đức tin
Ngày: 17-02-2023 | Lượt Xem: 2010
Thưa quý anh chị con cái Chúa, Cơ Đốc nhân chân chính, nhiều lúc nhìn thấy thành quả trái với lòng mình mong ước. Thành quả là được nhiều anh em yểm trợ công việc mình làm, thế mà “hết thảy đều lìa bỏ ta” (II Ti-mô-thê 4:16). Cơ Đốc nhân chân chính, nhiều lúc nhìn thấy thành quả trái với lòng mình mong ước. Thành quả đáng là được người ta kính trọng, thế mà người ta coi mình “giống như rác rến của thế gian, cặn bả của loài người” (I Cô-rinh-tô 4:13). Song Cơ Đốc nhân chân chính không lấy làm buồn, vì tin vào Lời Chúa Jêsus phán : “Cha ta ắt tôn quí người” (Giăng 12:26). Cơ Đốc nhân chân chính, cùng lắm không nhìn thấy thành quả công việc do đức tin, vẫn vui vì tin chắc vào Lời Chúa Jêsus phán : “Nầy, ta đến mau chóng, và đem phần thưởng theo với ta, để trả cho mỗi người tùy theo công việc họ làm” (Khải-huyền 22:12). “Phần thưởng” này mới là thành quả của đức tin.
Bài 246 Đức tin năng động
Ngày: 18-01-2023 | Lượt Xem: 2187
Thưa quý anh chị con cái Chúa, Đức tin năng động của Cơ Đốc nhân chân chính là “chúng tôi tin, cho nên mới nói” (II Cô-rinh-tô 4:13) để mọi người biết về Tin Lành Cứu Rỗi. Cơ Đốc nhân chân chính luôn năng động vì “vì đạo Tin Lành mà chiến đấu” (Phi-líp 4:3). Cơ Đốc nhân chân chính luôn năng động “mà chịu khổ vì Tin Lành” (II Ti-mô-thê 1:8), có khi “vì Đấng Christ (Tin Lành) mà chịu xiềng xích” (Phi-líp 1:13) vẫn năng động. Đức tin của Cơ Đốc nhân chân chính thế nào thì năng động thế ấy. Chính năng động bày tỏ niềm tin của một con cái Chúa.
Bài 245 Đức tin vững vàng
Ngày: 28-12-2022 | Lượt Xem: 2204
Thưa quý anh chị con cái Chúa, Cơ-đốc nhân chân chính có sự tin cậy hay “đức tin” vững vàng nên bình an trong mọi cảnh ngộ khó khăn. Cơ-đốc nhân chân chính chẳng những không “sợ hãi” mà còn “được vui mừng quá bội ở giữa mọi sự khó khăn” (II Cô-rinh-tô 7:4), “Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng, vô biên” (II Cô-rinh-tô 4:17). Cơ-đốc nhân chân chính không thuộc loại “điếc không sợ súng”, nhưng có đức tin rõ ràng vào lời Chúa Jêsus phán : “Ta để sự bình an lại cho các ngươi; ta ban sự bình an ta cho các ngươi; ta cho các ngươi sự bình an chẳng phải như thế gian cho. Lòng các ngươi chớ bối rối và đừng sợ hãi” (Giăng 14:27). Cơ-đốc nhân chân chính trong hoàn cảnh khó khăn, nguy khốn vẫn vững tin rằng : “Mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời” (Rô-ma 8:28).