(Thi 119:17-24) "17 Xin Chúa ban ơn lành cho tôi tớ Chúa, để tôi được sống; Thì tôi sẽ giữ lời của Chúa. 18 Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy Sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa. 19 Tôi là người khách lạ trên đất, Xin chớ giấu tôi các điều răn Chúa. 20 Linh hồn tôi hao mòn vì mong ước các mạng lịnh Chúa luôn luôn. 21 Chúa quở trách kẻ kiêu ngạo, Là kẻ đáng rủa sả, hay lầm lạc các điều răn Chúa. 22 Xin lăn khỏi tôi sự sỉ nhục và sự khinh dể; Vì tôi gìn giữ các chứng cớ của Chúa, 23 Vua chúa cũng ngồi nghị luận nghịch tôi; Song tôi tớ Chúa suy gẫm luật lệ Chúa. 24 Các chứng cớ Chúa là sự hỉ lạc tôi, Tức là những mưu sĩ tôi".

DẪN NHẬP.


1/ Lòng trung thành đối với Lời của Đức Chúa Trời (devotion to God's Word) là đặc điểm của người đầy tớ Chúa (marks the Lord's servant).
(Thi 119:1) "Xin Chúa ban ơn lành cho tôi tớ Chúa, để tôi được sống; Thì tôi sẽ giữ lời của Chúa".

2/ Và lòng trung thành đối với điều răn của Đức Chúa Trời làm cho họ xa lánh khỏi sự kiêu căng của thế gian (alienates him from the arrogant of the world).
(Thi 119:21) "Chúa quở trách kẻ kiêu ngạo, Là kẻ đáng rủa sả, hay lầm lạc các điều răn Chúa".

I/ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (Word of God).

(Thi 119:17) "Xin Chúa ban ơn lành cho tôi tớ Chúa, để tôi được sống; Thì tôi sẽ giữ lời của Chúa".

1/ Không có Đức Chúa Trời chúng ta không làm được gì cả (Without Him we can do nothing).
* Chúng ta cần ơn của Ngài để sống (we need His grace for living).
* Và chúng ta cũng cần ơn của Ngài để vâng giữ lời Ngài nữa (and also for obeying His Word).
* Chúng ta hãy xin ơn dư dật vì nhu cầu của chúng ta rất lớn (let us ask for plenteous grace since our need is so great).

2/ Nhưng, Đức Chúa Trời không khiến chúng ta trở nên thánh khiết:
* Trái với ý nguyện chúng ta (against our will).
* Hoặc không cần sự cộng tác của chúng ta (or without our cooperation).
(Thi 119:11) "Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, Để tôi không phạm tội cùng Chúa".

3/ Hy-bá-lai có hai danh từ đều được dịch là Lời của Đức Chúa Trời.
- Danh từ אִמְרָה ['imrah] (word of God, the Torah).
- Danh từ דָּבָר [dabar] (speech, word, speaking, saying).

(1) Danh từ אִמְרָה ['imrah]: Lời (Word), hoặc lời Đức Chúa Trời (word of God).
(Thi 119:11) "Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, Để tôi không phạm tội cùng Chúa".
* Danh từ אִמְרָה ['imrah]: Lời (word) hay Lời Đức Chúa Trời (Word of God)
* Hoặc đôi khi cũng được hiểu như מִצְוָה [mitsvah] (commandment): Điều răn.
* Hoặc đôi khi cũng được hiểu như là kinh Tô-ra תּוֹרָה [towrah] (the Torah).
* Kinh Tô-ra תּוֹרָה [towrah] (the Torah): Luật pháp (laws). Các luật lệ về hạnh kiểm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môi se trên núi Si-nai và đã được chép trong Xuất-Ê-díp-tô 20:1-17 (the divine rules of conduct given by God to Moses on Mount Sinai according to Exodous 20:1-17).
(a) Trong Cựu ước, danh từ אִמְרָה ['imrah] Lời (word) hay Lời của Đức Chúa Trời (Word of God) được đề cập 37 lần. Nhưng riêng trong Thi thiên 119 có đến 19 lần (Thi 119:11; 38; 50; 58; 67; 76; 82; 116; 123; 140; 148; 154; 158; 162; 170; 172).
(b) Danh từ אִמְרָה ['imrah] (Word). Có các nghĩa sau:
* Hành động thốt ra hoặc sự bày tỏ ra bằng lời nói (the act or instance of uttering).
* Một bài nói chuyện chính thức trước công chúng (a formal public address).
* Một mệnh lệnh thiên thượng (devine command).
(Thi 119:50a) "Lời Chúa làm cho tôi được sống lại".
(Thi 119:148) "Canh đêm chưa khuya, mắt tôi mở tỉnh ra, Đặng suy gẫm lời Chúa".
(Thi 119:162) "Tôi vui vẻ về lời Chúa, Khác nào kẻ tìm được mồi lớn".
(Thi 119:172) "Nguyện lưỡi tôi hát xướng về lời Chúa; Vì hết thảy điều răn Chúa là công bình".

(2) Danh từ דָּבָר [dabar]: Lời (speech, word, speaking, saying).
(Thi 119:9) "Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo lời Chúa".
(a) Trong Cựu ước danh từ דָּבָר [dabar] được đề cập đến 1439 lần. Riêng trong Thi thiên 119 có 26 lần (Thi 119:9, 16, 17, 25, 28, 42, 43, 49, 65, 74, 81, 89, 101, 105, 107,  114, 147, 160, 161, 169.
(b) Danh từ דָּבָר [dabar]: Lời. Có các nghĩa sau đây:
* Lời (word). Điều được nói ra, được nhận xét hoặc trò chuyện (a thing said, a remark or conversation).
* Lời trình bày (speaking). Nói lên để xác nhận về... (speak in confirmation of or with reference to).
* Sự ra lịnh (commandment).
(Thi 119:9) "Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo lời Chúa".
(Thi 119:16-17) "16 Tôi ưa thích luật lệ Chúa, Sẽ chẳng quên lời của Chúa. Xin Chúa ban ơn lành cho tôi tớ Chúa, để tôi được sống; Thì tôi sẽ giữ lời của Chúa".
(Thi 119:81) "Linh hồn tôi hao mòn vì mong ước sự cứu rỗi của Chúa; Song tôi trông cậy lời của Chúa".
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".
(Thi 119:105) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi".
(Thi 119:114) Chúa là nơi ẩn náu và cái khiên của tôi; Tôi trông cậy nơi lời Chúa".

3/ La-tinh (Latin) "sérmit -ónis": Lời nói, diễn văn (speech, discourse, sermon, saying, homily, word).
* Câu cách ngôn, châm ngôn, tục ngữ (maxim, proverb, adage).
* Một bài nói chuyện chính thức trước cử tọa (a formal public address).
* Bài thuyết trình về đạo đức (a moralising discourse).
* Một lời thuyết giảng về chủ đề tôn giáo hoặc đạo đức (a spoken or written discourse on a religious or moral).
* Một điều được nói ra, nhận xét hoặc tuyên bố (a thing said, a remark or conversation).
(Lê 10:7) "Đừng ra khỏi cửa hội mạc, e các ngươi phải chết chăng; vì dầu xức của Đức Giê-hô-va ở trên các ngươi. Họ bèn làm theo lời Môi-se".
(Phục 5:5) "Đang lúc đó, ta đứng giữa Đức Giê-hô-va và các ngươi, đặng truyền lại lời của Ngài cho các ngươi; vì các ngươi sợ lửa, không lên trên núi. Ngài phán rằng".
(II Sử 6:17) "Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên! nguyện lời Chúa đã hứa cùng Đa-vít, tôi tớ Chúa, được ứng nghiệm".
(Gióp 16:3) "Các lời hư không nầy há chẳng hề hết sao? Điều thúc giục ngươi đáp lời là gì?".
(Châm 30:5-6) "5 Các lời của Đức Chúa Trời đều đã thét luyện: Ngài là cái thuẫn đỡ cho người nương cậy nơi Ngài. 6 Chớ thêm chi vào các lời Ngài. E Ngài quở trách ngươi, và ngươi bị cầm nói dối chăng".
(Ê sai 5:24) "Vậy nên, như lửa đốt gốc rạ và rơm cháy thiêu trong ngọn lửa thể nào, thì rễ họ cũng mục nát và hoa họ cũng bay đi như bụi đất thể ấy; vì họ đã bỏ luật pháp của Đức Giê-hô-va vạn quân, và khinh lời của Đấng Thánh Y-sơ-ra-ên".

4/ Hy-lạp (Greek) λόγος [logos] (word, saying, speech, Word / Christ). Có các nghĩa sau:
(1) Lời (word).
* Hành động của việc nói (the act of speaking, speech).
* Điều mà người nào đó đã nói (what someone has said).
* Một sắc lệnh chính thức được ban hành bởi nhà chức trách hợp pháp (an official order issued by a legal authority).
* Những nguyên tắc của niềm tin tôn giáo (a principle of religious belief).
* Một lời thuyết giảng về chủ đề tôn giáo hoặc đạo đức (a spoken or written discourse on a religious or moral).
* Các lời phán của Đức Chúa Trời (the sayings of God).
* Những lời giáo huấn về đạo đức của Đức Chúa Trời (of the moral precepts given by God).
* Lời tiên tri trong Cựu ước do các Tiên tri chép (Old Testament prophecy given by the prophets).
(Mat 4:4) "Đức Chúa Jêsus đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời".
(Mat 7:24) "Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá".
(Giăng 6:68) "Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời".
(Giăng 8:31) "Bấy giờ Ngài phán cùng những người Giu-đa đã tin Ngài, rằng: Nếu các ngươi hằng ở trong đạo ta, thì thật là môn đồ ta".
(Rô 10:17) "Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng".
(Hê 4:12) "Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng".
(Gia 1:22) "Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình".
(I Phi 2:2) "thì hãy ham thích sữa thiêng liêng của đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn".
(2) Ngôi lời / Đấng Christ (Word / Christ).
Trong Phúc âm Giăng và các thư tín của ông cũng như trong Khải huyền, chỉ ra rằng cốt lõi của lời của Đức Chúa Trời chính là Đức Chúa Giê su Christ (the essential Word of God, Jesus Christ), ngôi thứ Hai trong Ba ngôi Đức Chúa Trời (the second person in the Godhead).
(Giăng 1:1) "Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời".
(Giăng 1:14) "Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha".
(I Giăng 1:1) "Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về lời sự sống".
(Khải 19:13) "Ngài mặc áo nhúng trong huyết, danh Ngài xưng là Lời Đức Chúa Trời".

II/ LUẬT PHÁP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (law of God).
(Thi 119:18) "Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa".

1/ Kinh thánh đầy dẫy những thức ăn ngon thuộc linh và lạ lùng (wondrous, spiritual goodies) nhưng bị che khuất khỏi sự hời hợt hững hờ (hidden from the casual glance). Mắt chúng ta cần được mở ra để nhìn thấy các món ăn ngon ấy (our eyes need to be opened to see them).

2/ Hy-bá-lai (Hebrew) תּוֹרָה [towrah] (law, direction, instruction): Luật pháp. Có các nghĩa sau:
* Hướng dẫn ai làm các nào để đến được mục đích (guidance on how to reach a destination).
* Hệ thống các qui tắc/ luật lệ (the body of laws) để điều hoà ứng xử của các thành viên trong một cộng đồng, một đất nước.
* Kinh Tô-ra תּוֹרָה [towrah] (the Torah): Luật pháp (laws). Các luật lệ về hạnh kiểm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môi se trên núi Si-nai như đã được ghi chép trong Xuất-Ê-díp-tô 20:1-17 (the divine rules of conduct given by God to Moses on Mount Sinai according to Exodous 20:1-17).
* Ngũ kinh (the Pentateuch): Năm sách Cựu ước đầu tiên tách biệt khỏi các phần khác của Kinh thánh như các sách Tiên tri các sách Lịch sử và các sách Văn thơ (the Prophets, the Histories, and the Writings) được gọi là Kinh Tô-ra (the Torah).
* Một cuộn sách chứa đựng năm sách Cựu ước đầu tiên của Kinh thánh (a scroll containing the Pentateuch).
* Ý muốn của Đức Chúa Trời như đã được bày tỏ trong luật của Môi se (the will of God as revealed in Mosaic law).
(Thi 1:2) "Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, Và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm".
(Thi 19:7) "Luật pháp của Đức Giê-hô-va là trọn vẹn, bổ linh hồn lại; Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan".
(Thi 37:31) "Luật pháp Đức Chúa Trời người ở trong lòng người; Bước người không hề xiêu tó".
(Thi 40:8) "Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lấy làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa, Luật pháp Chúa ở trong lòng tôi".
(Thi 78:10) "Chúng nó không gìn giữ giao ước của Đức Chúa Trời, Cũng không chịu đi theo luật pháp Ngài".
(Thi 89:30) "Nếu con cháu người bỏ luật pháp ta,Không đi theo mạng lịnh ta"
(Thi 94:12) "Hỡi Đức Giê-hô-va, phước cho người nào Ngài sửa phạt, Và dạy luật pháp Ngài cho".
(Thi 119:18) "Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa".

3/ La tinh (Latin) "legalis": Pháp luật (legal). Xuất phát từ chữ "lex legis": Luật lệ, luật pháp, phép tắc, qui tắc.
* Thuộc về hoặc căn cứ trên luật pháp (of or based on law).
* Quan tâm đến luật pháp (concerned with law).
* Thuộc về luật của Môi-se (of the Mosaic law).
* Nói về sự cứu rỗi bởi các việc làm hơn là bởi đức tin (of salvation by works rather than by faith).
(Xuất 24:12) "Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy lên núi, đến cùng ta và ở lại đó; ta sẽ ban cho ngươi bảng đá, luật pháp và các điều răn của ta đã chép đặng dạy dân sự".
(II Sử 6:16) "Vậy, Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên ôi! Chúa đã hứa cùng tôi tớ Chúa là Đa-vít, cha tôi, rằng: Ví bằng con cháu ngươi cẩn thận đường lối mình, giữ theo các luật pháp ta, y như ngươi đã làm, thì trước mặt ta ngươi sẽ chẳng hề thiếu người ngồi trên ngôi Y-sơ-ra-ên; nay cầu xin Chúa hãy giữ gìn lời hứa ấy".

4/ Hy-lạp (Greek) νόμος [nomos]: Luật pháp (law). Có các nghĩa sau:
* Bất cứ một tập tục, một luật lệ, một mệnh lệnh nào (a custom, a law, a command) đã được thiết lập (anything established); hoặc bất cứ một luật pháp nào đã được chấp nhận và sử dụng (anything received by usage, of any law whatsoever).
* Thuộc về luật của Môi se (of the Mosaic law).
* Luật đức tin tuyệt đối (the law demanding faith).
* Sự dạy dỗ thuộc về đạo đức của Đức Chúa Giê su (the moral instruction given by Christ), đặc biệt là giáo huấn về tình yêu thương (esp. the precept concerning love).
* Tên gọi sách Ngũ kinh của Môi se (the name of the Pentateuch).
(Mat 5:17) "Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn".
(Giăng 7:51) "Luật chúng ta há bắt tội một người nào chưa tra hỏi đến, và chưa biết điều người ấy đã làm, hay sao?".
(Rô 3:28) "vì chúng ta kể rằng người ta được xưng công bình bởi đức tin, chớ không bởi việc làm theo luật pháp".
(Rô 4:15) "vì luật pháp sanh ra sự giận; song đâu không có luật pháp, thì đó cũng không có sự phạm luật pháp".
(Rô 7:12) "Ấy vậy, luật pháp là thánh, điều răn cũng là thánh, công bình và tốt lành".
(Gal 3:24) "Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình".
(Gal 6:2) "Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ".

III/ ĐIỀU RĂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (the commandment of God).


1/ Trong phân đoạn Thi Thiên 119:17-24, tác giả Thi thiên đã đề cập đến hai bài học hữu ích cho chúng ta trong cách mà chúng ta hành xử đối với các điều răn của Đức Chúa Trời.
(1) Điều răn của Đức Chúa Trời là một bản đồ để dẫn người hành hương đi đến đích của mình mà không bị sai lạc (a road map that guides the pilgrims unerringly to his destination).
(Thi 119:19) " Tôi là người khách lạ trên đất, Xin chớ giấu tôi các điều răn Chúa".
(I Sử 29:15) "Vì chúng tôi tại trước mặt Chúa vốn là kẻ lạ, và kẻ ở đậu như các tổ phụ chúng tôi; các ngày chúng tôi tại trên đất, khác nào cái bóng, không mong ở lâu được".
(Hê 11:13) "Hết thảy những người đó đều chết trong đức tin, chưa nhận lãnh những điều hứa cho mình; chỉn trông thấy và chào mừng những điều đó từ đằng xa, xưng mình là kẻ khách và bộ hành trên đất".
(I Phi 2:11) "Hỡi kẻ rất yêu dấu, anh em như người ở trọ, kẻ đi đường, tôi khuyên phải kiêng những điều xác thịt ưa thích, là điều chống trả với linh hồn".
(2) Lịch sử đầy dẫy những trường hợp về cách kẻ kiêu ngạo và láo xược đã thách thức các điều răn của Đức Chúa Trời (the proud and insolent have defied the Lord's commandments), và nhanh chóng họ bị đánh hạ bởi cánh tay quyền năng của Ngài (and soon were brought down by the mighty hand of God).
(Thi 119:21) "Chúa quở trách kẻ kiêu ngạo, Là kẻ đáng rủa sả, hay lầm lạc các điều răn Chúa".
(Thi 5:5) "Kẻ kiêu ngạo chẳng đứng nổi trước mặt Chúa; Chúa ghét hết thảy những kẻ làm ác".
(Giê 50:31-32) "31 Chúa, là Đức Giê-hô-va vạn quân, phán: Hỡi dân kiêu ngạo, nầy, ta hờn giận ngươi: vì ngày ngươi đã đến, ấy là kỳ ta sẽ thăm phạt ngươi. 32 Kẻ kiêu ngạo sẽ xiêu tó, vấp ngã, không ai dựng lại. Ta sẽ đốt lửa nơi các thành nó, thiêu nuốt mọi sự chung quanh".
(Đa 4:37) "Bây giờ, ta, Nê-bu-cát-nết-sa, ngợi khen, tôn vinh, và làm cả sáng Vua trên trời; mọi công việc Ngài đều chân thật, các đường lối Ngài đều công bình; và kẻ nào bước đi kiêu ngạo, Ngài có thể hạ nó xuống".

2/ Hy-ba-lai (Hebrew) מִצְוָה [mitsvah]: Điều răn. Có các nghĩa sau:
* Mệnh lệnh của con người (commandment of man).
* Điều răn của Đức Chúa Trời (the commandment of God).
* Mười điều răn (the Ten Commandments).
(Xuất 34:28) "Môi-se ở đó cùng Đức Giê-hô-va trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm, không ăn bánh, cũng không uống nước; Đức Giê-hô-va chép trên hai bảng đá các lời giao ước, tức là mười điều răn".
(Thi 19:8b) "Điều răn của Đức Giê-hô-va trong sạch, làm cho mắt sáng sủa...".
(Thi 119:73b) "Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(Thi 119:98) "Các điều răn Chúa làm cho tôi khôn ngoan hơn kẻ thù nghịch tôi, Vì các điều răn ấy ở cùng tôi luôn luôn".

3/ La tinh (Latin) "commandare": Mệnh lệnh, chỉ huy, sai khiến (command).
* Về ai đó có quyền sai bảo người khác (give formal order or instructions to).
* Có thẩm quyền hoặc điều khiển người khác (have authority or control over).
(Xuất 20:6) "và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta".
(Giô suê 22:5) "Song phải cẩn thận làm theo điều răn và luật pháp mà Môi-se, tôi tớ của Đức Giê-hô-va, đã truyền cho các ngươi, tức là thương yêu Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, đi theo đường lối Ngài, giữ các điều răn Ngài, tríu mến Ngài, và hết lòng hết ý phục sự Ngài".

4/ Trong Cựu ước, danh từ מִצְוָה [mitsvah]: Điều răn (commandment) được chép đến 181 lần, riêng trong Thi thiên 119 có đến 21 lần (Thi 119:6, 10, 19, 21, 32, 35, 47, 48, 60, 66, 73, 86, 98, 115, 127, 131, 143, 151, 166, 172, 176)
(Thi 119:6) "Khi tôi chăm chỉ về các điều răn Chúa, Thì chẳng bị hổ thẹn".
(Thi 119:10) "Tôi hết lòng tìm cầu Chúa, Chớ để tôi lạc các điều răn Chúa".
(Thi 119:47) "Tôi sẽ vui vẻ về điều răn Chúa, Là điều răn tôi yêu mến".
(Thi 119:66) "Xin hãy dạy tôi lẽ phải và sự hiểu biết, Vì tôi tin các điều răn Chúa".

5/ Hy-lạp (Greek) ἐντολή [entolē] (commandment, injunction): Điều răn.
* Một lời khuyên hoặc mệnh lệnh có thẩm quyền (an authoritative warning or order)
* Quy tắc về ứng xử (rule of conduct).
* Sự hướng dẫn về đạo đức (moral instruction).
* Các luật về hạnh kiểm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môi se trên núi Si-nai và được chép trong Xuất 20:1-17 (the divine rules of conduct given by God to Moses on Mount Sinai according to Exodous 20:1-17).
(Mat 22:36) "Thưa thầy, trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết?".
(Giăng 13:34) "Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy".
(Giăng 14:15) "Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta".
(Giăng 15:10) "Nếu các ngươi vâng giữ các điều răn của ta, thì sẽ ở trong sự yêu thương ta, cũng như chính ta đã vâng giữ các điều răn của Cha ta, và cứ ở trong sự yêu thương Ngài".
(Hê 9:19) "Lúc Môi-se phán mọi điều răn của luật pháp cho dân chúng, có lấy máu của bò con và dê đực, với nước, dây nhung đỏ tía và nhành ngưu tất rảy trên sách cùng trên cả dân chúng".
(Khải 14:12) "Đây tỏ ra sự nhịn nhục của các thánh đồ: chúng giữ điều răn của Đức Chúa Trời và giữ lòng tin Đức Chúa Jêsus".

IV/ MẠNG LỊNH / ĐOÁN NGỮ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (judgment of God).
(Thi 119:20) "Linh hồn tôi hao mòn vì mong ước các mạng lịnh Chúa luôn luôn".

1/ Thật là tốt biết bao, khi sự khao khát của chúng ta về các mạng lịnh của Đức Chúa Trời (our thirst for the judgment of God) là rất lớn lao và không nao núng (enormous and unflagging).
* Linh hồn của tác giả hao mòn vì cớ khao khát các mạng lịnh của Đức Chúa Trời (eaten up with longing for the judgments of God).
* Tác giả Thi thiên nầy đã có lòng nhiệt tình và lòng khao khát các mạng lịnh của Đức Chúa Trời (he had this ardent, intense longing the judgments of God at all times).
* Bất kỳ ai học vâng giữ các mạng lịnh / đoán ngữ công bình của Đức Chúa Trời (learn to obey God's righteous judgments) thì có trọn niềm vui (fullness of joy), và điều nầy sẽ dẫn đến sự ngợi khen Chúa cách tự phát (this leads to spontaneous).
(Thi 119:7) "Khi tôi học các đoán ngữ công bình của Chúa, Thì tôi sẽ lấy lòng ngay thẳng mà ngợi khen Chúa".

2/ Hy-bá-lai (Hebrew) מִשְׁפָּט [mishpat]: Mạng lịnh (judgment, ordinance). Có các nghĩa sau đây:
* Hành động phân xử một vụ án (act of deciding a case).
* Bản án, lời tuyên án (sentence, decision of judgment).
* Thực thi phán quyết của toà án (execution of judgment).
* Sự quyết định theo luật pháp (decision in law).
* Những chỉ thị pháp lý (covenant directives).
(Xuất 21:1) "Đây là luật lệ ngươi phải truyền cho dân sự".
(Xuất 24:3) "Môi-se bèn đến thuật lại cho dân sự mọi lời phán của Đức Giê-hô-va và các luật lệ, thì chúng đồng thinh đáp rằng: Chúng tôi sẽ làm mọi lời Đức Giê-hô-va phán dạy".
(Phục 4:1) "Hỡi Y-sơ-ra-ên, bây giờ hãy nghe những mạng lịnh và luật lệ mà ta dạy các ngươi; hãy làm theo, để các ngươi được sống và vào xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi ban cho các ngươi nhận được".
(Thi 1:5) "Bởi cớ ấy kẻ ác chẳng đứng nổi trong ngày đoán xét, Tội nhân cũng không được vào hội người công bình".

2/ Trong Cựu ước, danh từ מִשְׁפָּט [mishpat] (judgment) được chép 421 lần, riêng trong Thi thiên 119 chỉ có 4 lần.
(Thi 119:66) "Xin hãy dạy tôi lẽ phải (judgment) và sự hiểu biết, Vì tôi tin các điều răn Chúa".
(Thi 119:84) "Số các ngày kẻ tôi tớ Chúa được bao nhiêu? Chừng nào Chúa sẽ đoán xét (judgment) những kẻ bắt bớ tôi?".
(Thi 119:121) "Tôi đã làm điều ngay thẳng (judgment) và công bình; Chớ phó tôi cho kẻ hà hiếp tôi".
(Thi 119:149) "Hỡi Đức Giê-hô-va, theo sự nhân từ Ngài, xin hãy nghe tiếng tôi; Hãy khiến tôi được sống tùy mạng lịnh (judgment) Ngài".

2/ La tinh (Latin) "judex judicts": Xem xét, xét đoán, đánh giá (judge). Gồm:
(1) Tiền tố "jus": Luật, luật lệ, luật pháp (law).
(2) Động từ (verb) "-dicus": Phát biểu, nói rõ, trình bày (speaking).
(Xuất 12:12) "Đêm đó ta sẽ đi qua xứ Ê-díp-tô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Ê-díp-tô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Ê-díp-tô; ta là Đức Giê-hô-va".
(Phục 1:17) "Trong việc xét đoán, các ngươi chớ tư vị ai; hãy nghe người hèn như nghe người sang, đừng có sợ ai, vì sự xét đoán thuộc về Đức Chúa Trời. Phàm việc nào lấy làm rất khó cho các ngươi, hãy đem đến trước mặt ta thì ta sẽ nghe cho".
(Phục 4:8) "Lại, há có nước lớn nào có những mạng lịnh và luật lệ công bình như cả luật pháp nầy, mà ngày nay ta đặt trước mặt các ngươi chăng?".

3/ Hy-lạp (Greek) κρίσις [krisis]: Sự nhận xét, ý kiến, quyết định, phán quyết, xét đoán (judgment).

(1) Nghĩa nguyên thủy (literal).
* Sự chia tách, chia ra, phân ra, tách biệt, phân tích (a separating, sundering, separation).
* Hành động hoặc sự lựa chọn (the act or an instance of selecting).
* Tình trạng được lựa chọn (the state of being selected).
* Phiên toà (a trial, contest).
(2) Nghĩa bóng (figurative).
* Khả năng phê phán (the critical faculty).
* Khả năng suy xét chính xác hoặc sáng suốt (good judgment or insight).
* Được xem xét và trắc nghiệm các vấn đề (a judicial examination of issues).
* Ý kiến hay quyết định được đưa ra liên quan đến bất cứ vấn đề gì (opinion or decision given concerning anything) đặc biệt liên hệ đến sự công bằng và không công bằng, hoặc đúng hay sai (esp. concerning justice and injustice, right or wrong).
(Mat 10:15) "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đến ngày phán xét, thì xứ Sô-đôm và xứ Gô-mô-rơ sẽ chịu đoán phạt nhẹ hơn thành ấy".
(Giăng 3:18-19) "18 Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời. 19 Vả, sự đoán xét đó là như vầy: sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa".
(Giăng 5:29) "ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán".
(Hê 9:27) "Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét".
(Giu đe 1:15) "Nầy, Chúa ngự đến với muôn vàn thánh, đặng phán xét mọi người, đặng trách hết thảy những người không tin kính về mọi việc không tin kính họ đã phạm, cùng mọi lời sỉ hổ mà những kẻ có tội không tin kính đó đã nói nghịch cùng Ngài".

V/ CHỨNG CỚ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (testimony of God).

(Thi 119:22) "Xin lăn khỏi tôi sự sỉ nhục và sự khinh dể; Vì tôi gìn giữ các chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:14) "Tôi vui mừng về đường chứng cớ Chúa, Như thể vui mừng về của cải hiếm hiệm".

1/ Tín hữu sẽ bị thế gian giễu cợt và nhạo báng (scorned and ridiculed).
(1) Nhưng, những người gìn giữ các chứng cớ của Đức Chúa Trời sẽ được Ngài lăn xa khỏi họ sự sỉ nhục và sự khinh miệt (removed from them scorn and contempt).
(I Phi 4:4) "Họ thấy anh em chẳng cùng họ theo sự dâm dật bậy bạ ấy, thì họ lấy làm lạ và gièm chê".
(Thi 39:8) "Xin hãy giải cứu tôi khỏi các sự vi phạm tôi; Chớ làm tôi nên sự nhuốc nhơ của kẻ ngu dại".
(Thi 119:22) "Xin lăn khỏi tôi sự sỉ nhục và sự khinh dể; Vì tôi gìn giữ các chứng cớ của Chúa".
(2) Khi Đa vít bị các vương tử nói nghịch ông (the Princes spoke against him) thì chính các chứng cớ của Đức Chúa Trời chính là những mưu sĩ của Đa-vít (God's testimonies were his counsellors).
(Thi 119:24) "Các chứng cớ Chúa là sự hỉ lạc tôi, Tức là những mưu sĩ tôi".

2/ Hy-bá-lai (Hebrew) עֵדָה [`edah] (testimony, witness): Bảng chứng, chứng cớ, lời chứng.
(a) Danh từ עֵדָה [`edah] là giống đực của danh từ עֵדוּת [`eduwth] và đều có nghĩa là: Chứng cớ, sự làm chứng (testimony, witness).
(b) Đây là một thuật ngữ luật pháp thuộc về hợp đồng (a covenantal) có liên quan cách đặc biệt (specifically reffering) đến các điều kiện được lập ra với Đức Chúa Trời.
(Thi 119:2a) "Phước cho những người gìn giữ chứng cớ Ngài".
(Thi 25:10) "Các đường lối Đức Giê-hô-va đều là nhân từ và chân thật. Cho kẻ nào giữ gìn giao ước và chứng cớ của Ngài".
(Phục 4:45) "Nầy là chứng cớ, mạng lịnh, và luật lệ mà Môi-se truyền cho dân Y-sơ-ra-ên khi ra khỏi xứ Ê-díp-tô".
(c) Chứng cớ עֵדָה [`edah] (testimony) có các nghĩa sau:
* Lời khai được viết ra hoặc được nói ra (an oral or written statement).
* Sự tuyên bố rằng điều gì đó là đúng (declaration or statement of fact).
* Mười điều răn (the Ten Commandments).
(Thi 19:7b) "... Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".

3/ La tinh (Latin) "testimonium": Lời chứng, lời khai, bảng chứng nhận.
(1) Danh từ "testimonium" do danh từ "testis": Một lời bằng chứng, một lời chứng, nhân chứng, người chứng kiến, người làm chứng (a witness).
(2) Danh từ "testimonium" có các nghĩa sau:
* Một người nhìn thấy một vài sự kiện xảy ra và vì vậy có thể mô tả để người khác có thể biết (a person present at some event and able to give information about it).
* Lời chứng, bằng chứng, sự xác nhận (testimony, evidence, confirmation).
(Xuất 25:16) "Ngươi hãy cất vào trong hòm bảng chứng mà ta sẽ ban cho".
(Xuất 31:18) "Khi Đức Giê-hô-va đã phán xong cùng Môi-se tại núi Si-na-i, bèn cho người hai bảng chứng bằng đá, bởi ngón tay Đức Chúa Trời viết ra"

4/ Hy-lạp (Greek) μαρτύριον [martyrion] (testimony, witness, to be testified): Chứng, lời chứng, lời làm chứng, sự làm chứng.
* Được khai ra (to be testified).
* Một lời khai có tuyên thệ (a person giving sworn testimony).
* Một sự cam đoan hoặc xác nhận long trọng (a solemn protest or confession).
(Mat 26:59-60) "59 Bấy giờ các thầy tế lễ cả và cả tòa công luận kiếm chứng dối về Ngài, cho được giết Ngài. 60 Dầu có nhiều người làm chứng dối có mặt tại đó, song tìm không được chứng nào cả. Sau hết, có hai người đến...".
(Giăng 8:17) "Vả, có chép trong luật pháp của các ngươi rằng lời chứng hai người là đáng tin".
(I Cô 1:6) "như lời chứng về Đấng Christ đã được vững bền ở giữa anh em".
(II Tim 1:8) "Vậy con chớ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng lấy sự ta vì Ngài ở tù làm xấu hổ; nhưng hãy cậy quyền phép Đức Chúa Trời mà chịu khổ với Tin Lành".

5/ Chưa từng có người đi tìm vàng nào (prospector) hài lòng với những cục quặng vàng nhỏ của mình (his nuggets of gold) cho đến khi tìm được kho báu ẩn kín (search out the hidden wealth).
Người yêu mến lời Đức Chúa Trời sẽ vui mừng về đường chứng cớ Chúa như một người vui mừng trong tài nguyên rất phong phú (as one rejoices in great riches).
(Thi 119:14) "Tôi vui mừng về đường chứng cớ Chúa, Như thể vui mừng về của cải hiếm hiệm".
(Thi 119:72) "Luật pháp của miệng Chúa phán là quí cho tôi Hơn hằng ngàn đồng vàng và bạc".
(Thi 119: 111) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; Vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".
(Thi 119:162) "Tôi vui vẻ về lời Chúa, Khác nào kẻ tìm được mồi lớn".

VI/ LUẬT LỆ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (statute of God).
(Thi 119:23) "Vua chúa cũng ngồi nghị luận nghịch tôi; Song tôi tớ Chúa suy gẫm luật lệ Chúa".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew) חֹק [choq] danh từ giống đực của חֻקָּה [chuqqâh]: Đạo luật, qui chế, chế độ, sắc lệnh, sắc luật, chiếu chỉ (statute, ordinance, limit).
(1) Về thực chất thì cả hai từ חֹק [choq] và חֻקָּה [chuqqâh] đều có nghĩa giống như nhau (and meaning substantially the same).
(2) Danh từ חֹק [choq] và חֻקָּה [chuqqâh] có các nghĩa sau:
* Nhiệm vụ được quy định (prescribed task).
* Số phận được định trước (prescribed portion).
* Quyền hạn được chỉ định (prescribed due).
* Giới hạn hoặc ranh giới được ấn định (prescribed limit, boundary).
* Một bộ luật chính thức được viết thành văn bản (a written law).
* Một sắc lệnh chính thức được ban hành bởi nhà cầm quyền hợp pháp (an oficial order issued by a legal authority).
* Luật thiên liêng (devine law).
(Xuất 29:9b) "Thế thì, chức tế lễ sẽ bởi mạng lịnh định đời đời cho họ. Ngươi lập A-rôn và các con trai người là thế".
(Thi 119:5) "Ô! chớ chi đường lối tôi được vững chắc, Để tôi giữ các luật lệ Chúa!".
(Thi 119:26) "26 Tôi đã tỏ với Chúa đường lối tôi, Chúa bèn đáp lời tôi; Xin hãy dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Ê xê 5:6-7) "6 Bởi nó bạn nghịch luật lệ ta, làm đều dữ hơn các dân tộc, trái phép tắc ta hơn các nước chung quanh; vì chúng nó khinh bỏ luật lệ ta, và không bước theo phép tắc ta. 7 Vậy nên, Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Tại các ngươi là rối loạn hơn các dân tộc chung quanh, không bước theo phép tắc ta, cũng không giữ luật lệ ta; tại các ngươi cũng không làm theo luật lệ của các dân tộc chung quanh mình".

2/ La tinh (Latin) "statutum": Đạo luật (statute); do động từ "statuere": Thiết lập, tạo ra, thành lập, ấn định (set up).
(Sáng 26:5) "vì Áp-ra-ham đã vâng lời ta và đã giữ điều ta phán dạy, lịnh, luật và lệ của ta".
(Xuất 15:26) "Ngài phán rằng: Nếu ngươi chăm chỉ nghe lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, làm sự ngay thẳng trước mặt Ngài, lắng tai nghe các điều răn và giữ mọi luật lệ Ngài, thì ta chẳng giáng cho ngươi một trong các bịnh nào mà ta đã giáng cho xứ Ê-díp-tô; vì ta là Đức Giê-hô-va, Đấng chữa bịnh cho ngươi".

3/ Trong Cựu ước, danh từ חֹק [choq] (statute) được chép đến 127 lần, riêng trong Thi thiên 119 có đến 23 lần (Thi 119: 5, 8, 12, 16, 23, 26, 33, 48, 54, 64, 68, 71, 80, 83, 112, 117, 118, 124, 135, 145, 155, 171).
(Thi 119:8) "Tôi sẽ giữ các luật lệ Chúa; Xin chớ bỏ tôi trọn".

4/ Bởi vì Đức Chúa Trời rất vĩ đại và giàu lòng thương xót (so great and so gracious), cho nên bản tính của những người đã được đổi mới (the renewed nature) sẽ khao khát học hỏi luật lệ Chúa (desires to learn His statutes), và được nắn đúc bởi các luật lệ ấy (be molded by them).
(Thi 119:12) "Hỡi Đức Giê-hô-va, đáng ngợi khen Ngài. Xin dạy tôi các luật lệ Ngài".

5/ Ngay cả những người nắm giữ thẩm quyền(those in positions of authority) cũng hiệp nhau nói xấu và vu khống Cơ Đốc nhân (collaborate in vilifying the Christian).
* Nhưng, Cơ Đốc nhân lại tìm được sức mạnh và sự yên ủi mình qua sự suy gẫm luật lệ của Đức Chúa Trời (find strength and solace in mediation on the statute of God).
(Thi 119:23) "Vua chúa cũng ngồi nghị luận nghịch tôi; Song tôi tớ Chúa suy gẫm luật lệ Chúa".

KẾT LUẬN.


1/ Không có Đức Chúa Trời chúng ta không làm được gì cả (without Him we can do nothing).
* Chúng ta cần ơn của Ngài để sống (we need His grace for living).
* Và chúng ta cũng cần ơn của Ngài để vâng giữ lời Ngài nữa (and also for obeying His Word).

2/ Kinh thánh đầy dẫy những thức ăn ngon thuộc linh và lạ lùng (wondrous, spiritual goodies) mà bị che khuất khỏi sự hời hợt hững hờ (hidden from the casual glance). Mắt chúng ta cần được mở ra để nhìn thấy các món ăn ngon ấy (our eyes need to be opened to see them).

3/ Điều răn của Đức Chúa Trời là một bản đồ để dẫn người hành hương đi đến đích của mình mà không bị sai lạc (a road map that guides the pilgrims unerringly to his destination).

4/ Thật là tốt biết bao, khi sự khao khát của chúng ta về các mạng lịnh của Đức Chúa Trời (our thirst for the judgment of God) là rất lớn lao và không nao núng (enormous and unflagging). Bất kỳ ai học vâng giữ các mang lịnh công bình của Đức Chúa Trời (learn to obey God's righteous judgments) thì có trọn niềm vui (fullness of joy), và điều nầy sẽ dẫn đến sự ngợi khen Chúa cách tự phát (this leads to spontaneous).

5/ Tín hữu sẽ bị thế gian nầy giễu vợt và nhạo báng (scorned and ridiculed).
Nhưng, những ai gìn giữ các chứng cớ của Đức Chúa Trời sẽ được Ngài lăn xa khỏi họ sỉ nhục và khinh miệt (removed from them scorn and contempt).

6/ Cơ Đốc nhân lại tìm được sức mạnh và sự yên ủi mình qua sự suy gẫm luật lệ của Chúa (find strength and solace in mediation on the statute of God)



Mục Sư Trương Hoàng Ứng