Thưa quý chưa phải là Cơ Đốc nhân, Chắc quý vị mong ước linh hồn mình được “sống đời đời” trước khi lìa khỏi thân xác. Nếu không được “sống đời đời”, “linh hồn” lìa khỏi xác, xác “chết” và cuối cùng “linh hồn” sẽ “bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai” (Khải-huyền 20:14). Vậy để có sự “sống đời đời” cho “linh hồn” trong chương trình cứu rỗi nhân loại của Chúa Jêsus thì “hiện nay là thì thuận tiện; kìa, hiện nay là ngày cứu rỗi!” (II Cô-rinh-tô 6:2) để quý vị “tin Con (Tin nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình), thì được sự sống đời đời” (Giăng 3:36). Mong quý vị “Tin Con” ngay, kẻo muộn.

Các sinh vật nơi trần thế có muôn loài vạn vật phức tạp vô cùng. Mỗi loài, mỗi giống, mỗi vẻ vẫn thu hút các nhà sinh vật học tận tình nghiên cứu về cấu trúc, đời sống, tập tính cùng các sự kỳ diệu đối với óc nhận xét khoa học kỹ thuật và mỹ thuật của con người. Các nhà phân tâm học cũng chú ý đến bản tính của các sinh vật, đã ghi nhận được cảm xúc như con người : hỷ, nộ, ai, cụ, ái ố - vui, giận, buồn, sợ, yêu ghét. Nhưng các cảm xúc vui, giận, buồn, sợ, yêu, ghét rất đơn sơ như là phản ứng bản năng, chứ không rắc rối, phức tạp như con người, phản ứng của tâm hồn. Duy có dục là muốn theo cách con người thì hoàn toàn không có. Vì cớ đó tất cả các sinh vật, chẳng có sinh vật nào biết đến tiết dục hay diệt dục như con người. Và bởi không có dục - muốn, nên tất cả các sinh vật, chẳng sinh vật nào bị kết án là có “tội”.

Tội chỉ có nơi con người chớ không có nơi sinh vật. Ngay cả con khỉ được xếp vào hàng “tương cận” với con người cũng không bao giờ có tội.

Người Việt mình có câu “dân lành vô tội”. Trong thời chiến tranh, phe Giải Phóng pháo kích vào đồn, lính chết coi như việc bình thường. Đạn lạc vào nhà dân, dân chết là có ngay cảm tưởng  dân lành vô tội” bị chết oan. Có thể suy diễn, “lính” có vũ khí chiến đấu với đối phương, nên bị chết là chuyện thường, phải lẽ, còn dân không có vũ khí, dân lành, không chiến đấu với đối phương, vô tội, nên bị chết là sự việc sai trái, không hợp lẽ. Đó là lối suy diễn của người trần thế với nhau.

Người sống, có thể tự nhận mình là “dân lành”, nhưng tôi tin rằng chẳng ai nghĩ đến mình có tội hay vô tội. Ngay cả những vị được đời tôn vinh làm “thánh sống”, cũng chưa có vị nào tự nhận mình thánh khiết và vô tội. Vài tôn giáo đã cố né tránh chữ “tội”, làm điều gì sai trái là “tạo ngiệp”, chứ không phải là “tạo tội” hay “phạm tội”. “Tạo nghiệp” thì chỉ khổ cho đời sau, không được “giải thoát”, chứ “tạo tội” thì làm sao tránh khỏi hình phạt.

Dầu nghĩ sao đi nữa, chẳng một ai không cảm nhận mình là người có tội. Chúng ta dễ cảm nhận tội khi lương tâm hiện trong trí, nhưng khó định nghĩa về “tội” trong con người.

Tội lỗi được định danh trong đời này do luật pháp. Vì cớ đó, cùng một hành động, ở nước này cho là tội, còn ở nước khác lại là không.

Không bị luật pháp kết tội, mà vẫn nhận ra tội, vì kẽ hở của luật pháp, hoặc nhờ hối lộ quan chức công quyền, như người viết đã chia sẻ trong bài 142-144.

Không bị luật pháp kết tội, mà vẫn nhận ra tội, vì bị “lương tâm cáo trách” lên án. Điều này cũng khó, vì “lương tâm” con người lúc hiện ít, lúc ẩn nhiều. Lại nữa, “lương tâm” con người cũng bị ảnh hưởng theo văn hóa và nhân sinh quan. Văn hóa Việt ta “lá lành đùm lá rách”, trong gia đình, gia tộc mà thiếu đùm bọc nhau là “lỗi đạo”, lương tâm lên án. Nhưng ở xứ Úc này và các quốc gia tây phương, với nền văn hóa cá nhân chủ nghĩa, “ai làm nấy hưởng” thì khó mà bị “lương tâm cáo trách”.

Lạ một điều, chúng ta lúc nào cũng cố bào chữa tội lỗi, điều sai lầm mình phạm. Những vị này bào chữa ngay cả khi mình phạm tội đều đặn bằng những ý tưởng của tà tâm, chuyện thường ai mà chẳng làm (vì lợi nhãn tiền mà luật pháp nào hay). Vì có những vị phụ huynh như trên, nên chúng ta chẳng lạ có những em nhỏ sau đây.

Hai em nhỏ lẻn vào vườn ổi hái trộm, hái được ít trái ra ngoài ngồi ăn thoải mái. Ăn gần hết số ổi hái trộm, một em nói : “Lương tâm tao cáo trách quá”. Đứa kia bào chữa : “Ôi bầy đặt, mình hái có mấy trái, cũng như chim ăn, có thiệt hại gì đâu mà bầy đặt lương tâm cáo trách”. Đứa kia biện lẽ : “Tao muốn nói, ổi ngon thế này mà sao lại hái ít quá”. Đây là câu nói của “tà tâm”, sau khi “lương tâm” đã bị đẩy vào góc kẹt của tâm hồn, bài học từ bố mẹ của hai em.

Vậy nên, cùng một hành động mà có người cho là “táng tận lương tâm”, song cũng có người cảm nhận hành động do “lương tâm trong sáng” thúc đẩy.

Thật ra tội lỗi chỉ liên quan đến linh hồn. Tất cả các sinh vật trong trần thế, ngoài con người, không có tội vì không có linh hồn. Con người có linh hồn nên cảm nhận và biết tội lỗi của mình. Phủ nhận con người có linh hồn, con người cũng chỉ là một sinh vật như mọi sinh vật ở trong “chúng sinh”, thì phủ nhận tội lỗi, mà chỉ có “nghiệp”, nẩy sinh “nghiệp báo” với “nghiệp chướng” tạo nên khổ đau.

Nhưng con người có linh hồn, chúng ta cảm nhận bởi lương tri và nguyên tri. Chính cái linh hồn cho chúng ta ý thức về “lành” - “vô tội”, “dữ” - “hữu tội”. Trong đời người, cái “lành” luôn luôn thiếu, cái “tội” luôn luôn dư, cho nên “Cả đời làm lành, điều lành không đủ. Một ngày làm ác, điều ác có dư”.

Tại sao có trạng thái này, chỉ vì “linh hồn” trong con người là một phần bản tính thánh khiết của Đức Chúa Trời được truyền vào con người khi Ngài dựng nên loài người. Kinh Thánh ghi : “Giê-hô-va Đức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh” (Sáng-thế ký 2:7). “Loài sanh linh” là loài có “linh hồn”.

Ngày nay, tội lỗi được định danh bởi luật pháp qua hành động, nhưng chẳng có thứ luật pháp nào định danh được tội trong tư tưởng.Con người dầu không bị luật pháp định tội, vẫn không dám nhận mình “vô tội”, vì linh hồn định danh bất cứ điều gì trái với bản tính thánh khiết của Đức Chúa Trời ngay trong tư tưởng đã là “tội” rồi. Án phạt duy nhất cho linh hồn tội lỗi là “chết” như lời Kinh Thánh khẳng định : “linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết” (Ê-xê-chi-ên 18:4).

Chết” của linh hồn khác với “chết” của thể xác con người. Người chết là lúc linh hồn lìa khỏi xác, “xác chẳng có hồn thì chết” (Gia-cơ 2:26). Nhưng linh hồn chết là lúc linh hồn mất sự liên kết với Đức Chúa Trời bởi tội lỗi. Ngay khi A-đam và Ê-va, trái mạng lệnh Đức Chúa Trời phán dặn : “Ngươi được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn chắc sẽ chết” (Sáng-thế ký 2:16-17), ăn trái cấm, A-đam và Ê-va không chết về thể xác, nhưng linh hồn “chết” ngay sau đó. Khi Chúa đến gặp A-đam và Ê-va, Ngài phán hỏi A-đam : “Ngươi ở đâu? A-đam thưa rằng: Tôi có nghe tiếng Chúa trong vườn, bèn sợ, bởi vì tôi lõa lồ (“thiếu mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 3:23)), nên đi ẩn mình” (Sáng-thế ký 3:9-10). Bởi sự “chết” linh hồn mà A-đam “sợ” Chúa. A-đam và Ê-va không còn sự liên kết, tương giao mật thiết với Đấng “hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh”.

Kể từ khi A-đam và Ê-va phạm tội, “linh hồn” “chết”. Cả dòng dõi loài người “linh hồn” đều “chết” dầu thân xác vẫn còn sống. Vì cớ đó, Kinh Thánh xác định về Chúa Jêsus giáng sinh, đến thế gian chỉ có mục đích duy nhất : “Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội” (I Ti-mô-thê 1:15). Đức Chúa Jêsus tự chứng về việc Ngài đến thế gian như sau : “Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội” (I Ti-mô-thê 1:15). Đức Chúa Jêsus tự chứng về việc Ngài đến thế gian như sau : “Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất” (Lu-ca 19:10). Lời Chúa Jêsus phán đầy đủ về phương cách “cứu vớt kẻ có tội” như sau : “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài (Chúa Jêsus), hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất (ra khỏi tình trạng “chết” của “linh hồn”) mà được sự sống đời đời (“linh hồn” được sống, được nối kết với Đức Chúa Trời)” (Giăng 3:16) và “trở nên con cái Đức Chúa Trời” (Giăng 1:12).

Thưa quý chưa phải là Cơ Đốc nhân,

Chắc quý vị mong ước linh hồn mình được “sống đời đời” trước khi lìa khỏi thân xác. Nếu không được “sống đời đời”, “linh hồn” lìa khỏi xác, xác “chết” và cuối cùng “linh hồn” sẽ “bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai” (Khải-huyền 20:14). Vậy để có sự “sống đời đời” cho “linh hồn” trong chương trình cứu rỗi nhân loại của Chúa Jêsus thì “hiện nay là thì thuận tiện; kìa, hiện nay là ngày cứu rỗi!” (II Cô-rinh-tô 6:2) để quý vị “tin Con (Tin nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình), thì được sự sống đời đời” (Giăng 3:36). Mong quý vị “Tin Con” ngay, kẻo muộn.

Quý vị muốn biết cách thức “Tin Con” xin liên lạc với các Cơ Đốc nhân, Hội Thánh Tin Lành tại địa phương hoặc liên lạc trực tiếp bằng điện thoại hay điện thư (e-mail) đến :

Đoàn Trung Chánh

Mục sư Quản nhiệm

Mobile: 0422 883 275

Email: tinlanhsydney11@gmail.com

            chanhdoan50@gmail.com

 

 

Giới thiệu thơ của thi sĩ Tường Lưu, một con cái Chúa ở Hoa Kỳ

Rất…thường thôi

Rất thường thôi!Món ăn ngon là thích

Dù món ăn bác sĩ cấm, không cho

Ôi,ăn chơi chút đỉnh,có nhằm nhò?

Tội gì nhịn! Món ăn ngon là thích.

Rất thường thôi!Chiều tính lười là thích

Ai dại gì thấy điều khó lăn vào

Ngủ dậy trưa,nằm nướng chút chẳng sao

Sướng cái thân! chiều tính lười là thích.

Rất thường thôi! Cứ có tiền là thích

Đồng tiền nào cũng quý cả, cũng ham

Tiền mồ hôi, tiền ăn cắp, ăn gian

Tiền là tiên! Cứ có tiền là thích.

Rất thường thôi! Có gì vui là thích

Dù điều vui không lành mạnh bao nhiêu

Sợ ai cười? Thiên hạ cũng lắm người

Như mình cả! Có gì vui là thích.

Những cám dỗ trên đời ai cũng có

Nhưng chớ cho cám dỗ quản cai mình

Hãy khôn ngoan nghe tiếng nói tâm linh

Nhờ ơn Chúa đã thắng hơn điều ác.