(Thi 114:1-8) "1 Khi Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ê-díp-tô, Nhà Gia-cốp lìa bỏ một dân nói tiếng lạ, 2 Thì Giu-đa trở nên đền thánh Ngài, Và Y-sơ-ra-ên thành nước Ngài. 3 Biển thấy sự ấy, bèn chạy trốn; Sông Giô-đanh chảy trở lại sau; 4 Núi nhảy như chiên đực, Nổng nhảy khác nào chiên con. 5 Ớ biển, nhân sao ngươi chạy trốn? Ớ Giô-đanh, vì cớ gì mà ngươi chảy trở lại sau? 6 Ớ núi, nhân sao ngươi nhảy như chiên đực? Ớ nổng, vì cớ gì mà ngươi nhảy như chiên con? 7 Hỡi đất, hãy run rẩy trước mặt Chúa, Trước mặt Đức Chúa Trời của Gia-cốp, 8 Là Đấng biến hòn đá ra ao nước, Đổi đá cứng thành nguồn nước".

DẪN NHẬP:

1/ Thi thiên 114 là một bài thơ tuyệt tác (the beautiful poem) được sáng tác để kỷ niệm về cuộc ra đi khỏi Ai cập của người Do thái (the exodus of Israel from Egypt) vào khoảng 1300 năm trước Chúa Giáng sinh (1300 BC).

2/ Thi thiên 114 là một bài hát hay nhất trong những bài hát cực kỳ hay của Thi thiên (one of the most exquisitely fashioned songs of the Psalter).

3/ Thi thiên 114 có lẽ được sáng tác trong khoảng thời gian sau khi vương quốc Y-sơ-ên chia đôi (after the division of the kingdom) gồm: Giu-đa và Y-sơ-ra-ên.
(Thi 114:2) "Thì Giu-đa trở nên đền thánh Ngài, Và Y-sơ-ra-ên thành nước Ngài".

4/ Không nghi ngờ gì, Thi Thiên 114 được sáng tác để người Do thái hát trong những lễ hội lớn của tôn giáo (used in Jewish liturgy at the great religious festival) như:
* Lễ vượt qua פֶּסַח [pecach] (Pass-over).
* Lễ các tuần שָׁבוּעַ [shabuwa`] (Weeks).
* Lễ lều tạm מִשְׁכָּן [mishkan] (Tabernacles).
* Lễ cung hiến đền thờ חֲנֻכָּא [chanukka'] (Dedication).
* Lễ trăng mới ראש חודש [rosh chodesh] (New-Moon).
Trong lễ Vượt qua, người Do thái hát Thi thiên 113-114 trước khi ăn (sung before the meal) và hát Thi thiên 115-118 sau bữa ăn (after the meal).

5/ Chủ đề của Thi thiên 114 được phát triển một cách tiệm tiến suốt qua bốn khổ thơ cân đối (progressively developed through four balanced stanzas) đạt đến đỉnh điểm trong khổ thơ thứ tư (the fourth).
* Bốn câu đầu của khổ thơ thứ nhất (Thi 114:1-4): Nhớ lại những sự kiện vĩ đại của việc xuất Ai cập (the great events of the exodus).
* Bốn câu cuối của khổ thơ thứ nhì (Thi 114:5-8) làm lễ kỷ niệm về cuộc ra đi khỏi Ai cập (the exodus of Israel from Egypt).

I/ CON ĐƯỜNG CHO DÂN SỰ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (the way for the people of God).


1/ Biển (sea), sông (river), núi (mountains), đồi (hill)... tất cả đã tạo thành con đường (all made way) cho dân sự của Đức Chúa Trời khi họ tiến bước đến sự chiến thắng khải hoàn (marched in triumph).
(Thi 114:3-6) "3 Biển thấy sự ấy, bèn chạy trốn; Sông Giô-đanh chảy trở lại sau; 4 Núi nhảy như chiên đực, Nổng nhảy khác nào chiên con. 5 Ớ biển, nhân sao ngươi chạy trốn? Ớ Giô-đanh, vì cớ gì mà ngươi chảy trở lại sau? Ớ núi, nhân sao ngươi nhảy như chiên đực? Ớ nổng, vì cớ gì mà ngươi nhảy như chiên con?".
(Xuất 14:21-22) "21 Vả, Môi-se giơ tay ra trên biển, Đức Giê-hô-va dẫn trận gió đông thổi mạnh đến đùa biển lại trọn cả đêm; Ngài làm cho biển bày ra khô, nước phân rẽ. 22 Dân Y-sơ-ra-ên xuống biển, đi như trên đất cạn; còn nước làm thành một tấm vách ngăn bên hữu và bên tả".
(Giô suê 3:15-16) "15 Vả trọn lúc mùa gặt, sông Giô-đanh tràn lên khỏi bờ. Khi các người khiêng hòm đến sông Giô-đanh, và chân của những thầy tế lễ khiêng hòm mới bị ướt nơi mé nước, 16 thì nước ở trên nguồn thường chảy xuống bèn dừng lại, dồn thành một đống, xa ra một khoảng đến thành A-đam, là thành ở bên cạnh Xát-than; còn nước chảy đến biển đồng bằng, tức Biển mặn, đã rẽ đoạn ra; rồi dân sự đi qua đối ngang Giê-ri-cô".

2/ Ngay cả đến những vầng đá (even the rocks) cũng đã trở thành các đầy tớ của dân Y-sơ-ra-ên (became Israel's servants) tuôn chảy ra nước để cho họ uống (gave them water to drink).
(Thi 114:8) "Là Đấng biến hòn đá ra ao nước, Đổi đá cứng thành nguồn nước".
(Dân 20:11) "Môi-se giơ tay lên, đập hòn đá hai lần bằng cây gậy mình. Nước bèn chảy tràn ra nhiều, hội chúng uống, và súc vật họ uống nữa".
(Phục 8:15) "Ấy là Ngài đã dẫn ngươi đi ngang qua đồng vắng mênh mông gớm ghiếc nầy, đầy những rắn lửa, bò kẹp, đất khô khan, chẳng có nước; Ngài khiến nước từ hòn đá rất cứng phun ra cho ngươi".
(Rô 8:28) "Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định".

II/ KHÔNG CÓ TRỞ NGẠI NÀO CÓ THỂ GIỮ BẠN KHỎI MỤC ĐÍCH MÀ ĐỨC CHÚA TRỜI ĐÃ ĐỊNH CHO BẠN (no obstacle can keep you from the goal He has set for you).

1/ Đức Chúa Trời mang Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai cập (God brings them out).
(Thi 114:1) "Khi Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ê-díp-tô, Nhà Gia-cốp lìa bỏ một dân nói tiếng lạ".
(Xuất 13:3) "Môi-se nói cùng dân sự rằng: Hãy kỷ niệm ngày nầy, vì là ngày Đức Giê-hô-va dùng tay quyền năng rút các ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, tức là khỏi nhà nô lệ; nên chớ ai ăn bánh có men".

(1) Y-sơ-ra-ên יִשְׂרָאֵל [Yisra'el] (Israel) và nhà Gia cốp בַּיִת [bayith] יַעֲקֹב [Ya`aqob] (the house of Jacob) là những từ đồng nghĩa (synonyms).
(Xuất 19:3) "Môi-se bèn lên đến Đức Chúa Trời, Đức Giê-hô-va ở trên núi gọi người mà phán rằng: Ngươi hãy nói như vầy cho nhà Gia-cốp, và tỏ điều nầy cho dân Y-sơ-ra-ên".

(2) Tác giả Thi thiên 114 kêu gọi toàn thể dân sự của Đức Chúa Trời bao gồm cả người Giu đa ở phía Nam lẫn người Y-sơ-ra-ên ở phía Bắc của vương quốc (the southern and northern kingdoms) hãy cùng làm lễ kỷ niệm về sự xuất hành khỏi nhà nô lệ Ai cập (the exodus) cùng tất cả những sự kiện vĩ đại đã xảy ra suốt cuộc hành trình 40 năm trong sa-mạc (all the great events of desert journey).

(3) Thi thiên 114 là một thiên sử thi dài về sự cứu chuộc của dân Y-sơ-ra-ên khỏi Ai cập (the saga of Israel's redemption from Egypt). Những kinh nghiệm đi trong đồng vắng của họ (her wilderness experiences) và việc họ đến đất hứa (her arrival in the land of promise) là một sự biểu tỏ vĩ đại vô cùng về quyền năng của Đức Chúa Trời (a tremendous display of the power of God) từ đầu cho đến cuối.
(a) Trên thực tế, trong tâm trí của người Do thái, đây là biểu hiện lớn nhất về quyền năng thiên thượng (the greatest demonstration of divine) đã từ xảy ra từ trước đến nay.
(b) Khi dân Y-sơ-ên ra khỏi Ai cập, quả là một thời điểm lịch sử (what a historic time); bao năm dài họ đã sống dưới ách nô lệ và bị hà hiếp nay đã qua rồi (bondage and oppression over!) Ai đo lường hết nỗi vui mừng, sung sướng đến ngây ngất của dân Y-sơ-ra ên khi được giải phóng?
(c) Dân Y-sơ-ên bây giờ không còn phải khúm núm (cringe) trước lời đe dọa (threats) và nguyền rủa (curses) tuôn xối xả trên họ trong môi miệng của một dân nói tiếng lạ (in an alien toungue).

2/ Tiếng lạ לָעַז [la`az] (strange language): Ngôn ngữ xa lạ.
(Thi 114:1) "Khi Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ê-díp-tô, Nhà Gia-cốp lìa bỏ một dân nói tiếng lạ".

(1) Danh từ לָעַז [la`az] (strange language) có các nghĩa sau:
(a) Không biết rõ (unfamiliar), thuộc về nước ngoài (alien), ngoại ngữ (foreign), khác thường (unusual), không phải của mình (not one's own).
(b) Nói không rõ ràng hoặc nói một cách không thể hiểu (to speak indistinctly, speak unintelligibly).
(c) Nói tiếng ngoại quốc (to speak in a foreign tongue) hoặc một ngôn ngữ xa lạ (strange language).
(Ê sai 28:11) "Vậy nên Đức Giê-hô-va sẽ dùng môi lạ lưỡi khác mà phán cùng dân nầy".
* Môi lạ לָעֵג [la`eg]: Người nước ngoài (a foreigner); người nói lắp hoặc nói lắp bắp (stammerer).
* Lưỡi khác אַחֵר ['acher] (another, other, different, further, strange): Ngôn ngữ khác hoặc ngôn ngữ xa lạ.

(2) Latin "extraneus": Lạ, kỳ lạ, xa lạ (strange / extraneous).
(a) Không thuộc về, hoặc không liên quan đến (irrelevant or unrelated to).
(b) Từ bên ngoài tới (external to).
(c) Có nguồn gốc từ bên ngoài (of external origin).

(3) Hy lạp (Greek) ἑτερόγλωσσος [heteroglōssos] (foreign language): Tiếng lạ, tiếng ngoại quốc. Gồm:
(a) Tiền tố (pref.) ἕτερος [heteros]: Khác, khác lạ, khác biệt, xa lạ (another, other, different, strange).
(b) Danh từ (noun) γλῶσσα [glōssa]: Tiếng, ngôn ngữ (language / tongue). Có các nghĩa như sau:
* Cái lưỡi (the tongue) một chi thể của thân thể (a member of the body), một cơ quan của sự phát âm (an organ of speech).
* Ngôn ngữ: Một phương con người dùng để liên lạc (the method of human communication).
* Dạng ngôn ngữ được một nhóm người, một dân tộc... cụ thể nào đó xử dụng (the language of a particular community or country etc.).
* Ngôn ngữ hoặc phương ngữ được xử dụng bởi một dân tộc cá biệt khác với các dân tộc khác (the language or dialect used by a particular people distinct from that of other nations).
(Công 2:7-8) "7 Chúng đều sợ hãi và lấy làm lạ mà rằng: Hết thảy người nói đó, há chẳng phải là người Ga-li-lê sao? 8 Vậy thì sao chúng ta nghe ai nấy đều nói tiếng riêng của xứ chúng ta sanh đẻ?".
(I Giăng 3:18) "Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật".
(I Cô 14:21) "Trong luật pháp có chép rằng: Chúa phán: Ta sẽ nhờ những người nói tiếng lạ, và môi miệng người ngoại quốc mà phán cho dân nầy; dầu vậy họ cũng chẳng nghe ta".

3/ Đức Chúa Trời mang họ đi ngang qua sông và biển (takes them through sea and river). Đức Chúa Trời dẫn họ vượt lên các núi và đồi (leads them over mountains and hills).
(Thi 114:3-4) "3 Biển thấy sự ấy, bèn chạy trốn; Sông Giô-đanh chảy trở lại sau. 4 Núi nhảy như chiên đực, Nổng nhảy khác nào chiên con".

(1) Tác giả Thi thiên gợi lên một quang cảnh đáng sợ (a fearsome scene) trong ngôn ngữ của một nhà thơ (portrayed by a poet).

(2) Một số các Thi thiên cùng những bài thi ca khác cũng dùng ngôn ngữ thi thơ (portrayed by other other poets).
(Thi 18:7-15) "7 Bấy giờ đất động và rung, Nền các núi cũng lay chuyển Và rúng động, vì Ngài nổi giận. 8 Khói bay ra từ lỗ mũi Ngài, Ngọn lửa hực phát ra từ miệng Ngài, Làm cho than cháy đỏ. 9 Ngài làm nghiêng lệch các từng trời, và ngự xuống; Dưới chân Ngài có vùng đen kịt. 10 Ngài cỡi chê-ru-bin và bay, Ngài liệng trên cánh của gió. 11 Ngài nhờ sự tối tăm làm nơi ẩn núp mình, Dùng các vùng nước tối đen và mây mịt mịt của trời, Mà bủa xung quanh mình Ngài dường như một cái trại. 12 Từ sự rực rỡ ở trước mặt Ngài, ngang qua các mây mịt mịt của Ngài, Có phát ra mưa đá và than hực lửa. 13 Đức Giê-hô-va sấm sét trên các từng trời, Đấng Chí cao làm cho vang rân tiếng của Ngài, Có mưa đá và than hực lửa. 14 Ngài bắn tên, làm cho tản lạc quân thù nghịch tôi, Phát chớp nhoáng nhiều, khiến chúng nó lạc đường. 15 Hỡi Đức Giê-hô-va, bởi lời hăm he của Ngài, Bởi gió xịt ra khỏi lỗ mũi Ngài, Đáy biển bèn lộ ra, Và các nền thế gian bị bày tỏ".
(Thi 68:7-8) "7 Hỡi Đức Chúa Trời, khi Chúa đi ra trước dân Chúa, Và đi tới trong đồng vắng, 8 Thì đất rúng động, các từng trời đặt ra nước trước mặt Đức Chúa Trời; Núi Si-nai kìa cũng rúng động trước mặt Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên".
(Thi 77:16-19) "16 Hỡi Đức Chúa Trời, các nước đã thấy Chúa; Các nước đã thấy Chúa, bèn sợ; Những vực sâu cũng rúng động. 17 Các mây đổ ra nước, Bầu trời vang ra tiếng. Và các tên Chúa bay đây đó. 18 Tiếng sấm Chúa ở trong gió trốt; Chớp nhoáng soi sáng thế gian; Đất bèn chuyển động và rung rinh. 19 Con đường Chúa ở trong biển, Các lối Chúa ở trong nước sâu, Còn các dấu bước Chúa không ai biết đến".
(Quan 5:4-5) "4 Hỡi Đức Giê-hô-va! khi Ngài ra từ Sê-i-rơ, Khi trải qua đồng bằng Ê-đôm, Thì đất rung, các từng trời nhỏ giọt, Đám mây sa nước xuống. Trước mặt Đức Giê-hô-va núi bèn đổi ra dòng nước, Tức núi Si-na-i kia ở trước mặt Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên".
(Ha 3:6) "Ngài đứng và đo đất; Ngài nhìn xem, làm tan tác các dân tộc; Các núi hằng còn đều tan nát, Các đồi đời đời đều quì xuống: Các đường lối Ngài giống như thuở xưa".
(Xuất 14:21-22) "21 Vả, Môi-se giơ tay ra trên biển, Đức Giê-hô-va dẫn trận gió đông thổi mạnh đến đùa biển lại trọn cả đêm; Ngài làm cho biển bày ra khô, nước phân rẽ. 22 Dân Y-sơ-ra-ên xuống biển, đi như trên đất cạn; còn nước làm thành một tấm vách ngăn bên hữu và bên tả".
(Xuất 15:8) "Lỗ mũi Ngài thở hơi ra, nước bèn dồn lại, Lượn sóng đổ dựng như một bờ đê; Vực sâu đọng lại nơi rún biển".
(Thi 77:16) "Hỡi Đức Chúa Trời, các nước đã thấy Chúa; Các nước đã thấy Chúa, bèn sợ; Những vực sâu cũng rúng động".
(Giô suê 3:15-16) "15 Vả trọn lúc mùa gặt, sông Giô-đanh tràn lên khỏi bờ. Khi các người khiêng hòm đến sông Giô-đanh, và chân của những thầy tế lễ khiêng hòm mới bị ướt nơi mé nước, 16 thì nước ở trên nguồn thường chảy xuống bèn dừng lại, dồn thành một đống, xa ra một khoảng đến thành A-đam, là thành ở bên cạnh Xát-than; còn nước chảy đến biển đồng bằng, tức Biển mặn, đã rẽ đoạn ra; rồi dân sự đi qua đối ngang Giê-ri-cô".

(3) Khi dân Y-sơ-ra-ên đến biển đỏ (the Red Sea ). Biển nhìn thấy bèn hoảng kinh rút lui. Nhưng, chắc chắn biển run sợ không phải do đám dân tị nạn khố rách áo ôm (not the sigh of this ragtag mob of refugees); nhưng là bởi biển nhìn thấy Đấng Tạo hoá của chúng (saw its Creator) liền nhanh chóng rút lui để cho dân Y-sơ-ra-ên có thể đi qua (pass over), thậm chí không bị ướt cả bàn chân của họ.

(4) Bốn mươi năm sau (forty years later), cảnh tượng nầy cũng diễn ra y như vậy khi dân Y-sơ-ra-ên bước vào đất hứa (the Promised Land); sông Giô đanh dừng chảy...
Và chướng ngại vật cuối cùng (the last barrier) để bước vào đất hứa đã trở thành con đường được đắp cao lên để đi qua (a causeway).
(Thi 114:3b) "Sông Giô-đanh chảy trở lại sau".
(Thi 114:5b) "Ớ Giô-đanh, vì cớ gì mà ngươi chảy trở lại sau?".
(Giô suê 3:15-16) "15 Vả trọn lúc mùa gặt, sông Giô-đanh tràn lên khỏi bờ. Khi các người khiêng hòm đến sông Giô-đanh, và chân của những thầy tế lễ khiêng hòm mới bị ướt nơi mé nước, 16 thì nước ở trên nguồn thường chảy xuống bèn dừng lại, dồn thành một đống, xa ra một khoảng đến thành A-đam, là thành ở bên cạnh Xát-than; còn nước chảy đến biển đồng bằng, tức Biển mặn, đã rẽ đoạn ra; rồi dân sự đi qua đối ngang Giê-ri-cô".

4/ Hai sự kiện: Vượt biển đỏ và vượt sông Giô đanh là hai điểm mốc quan trọng của chương sử thi trong lịch sử của quốc gia Do thái (the two termini of this epic chapter in the nation's history).
(1) Lần vượt biển đỏ (the Red Sea passing passage) làm hình bóng về sự cứu rỗi chúng ta (typifies our redemption) khỏi thế gian nhờ quyền phép của Đức Chúa Trời (by God's power) thông qua sự hiệp nhất với Đấng Christ (through identification with Christ); trong sự chết, sự chôn và sự sống lại của Ngài (in His death, burial, and resurrection).
(2) Lần vượt sông Giô đanh (the crossing of the Jordan) nói lên sự giải cứu khỏi cuộc đi lang thang trong đồng vắng (deliverance from wilderness wandering) và bước vào cơ nghiệp thuộc linh của chúng ta (entering into our spiritual inheritance), một lần nữa cũng thông qua sự chết, sự chôn và sự phục sinh của Đấng Christ.

5/ Giữa hai biến cố nầy (between these events), có nhiều ví dụ đáng kinh sợ khác về quyền phép của Đức Chúa Trời (other awesome examples of God's power). Một trong những biến cố ngoạn mục nhất là việc Đức Chúa Trời ban luật pháp tại núi Sinai (the giving of the Law at Mt. Sinai).
(1) Cõi thiên nhiên rúng động (nature was so convulsed) đến nỗi các núi nhảy như chiên đực và các đồi nhảy như chiên con. Dường như sự vinh hiển của Đức Chúa Trời (the glory of God) mạnh mẽ vô cùng đến nỗi toàn bộ khu vực đều bị rúng động như bởi một trận động đất lớn (by a cataclysm).
(2) Cảnh tượng kinh hoàng (so terrifying was the sight) đến nỗi Môi se đã phải thốt lên:
(Hê 12:21) "Lại cảnh trạng đó rất kinh khiếp, đến nỗi Môi-se nói rằng: Ta thật sợ sệt và run rẩy cả người".
(3) Tuy nhiên, tác giả sách Hê-bơ-rơ đã nhắc nhở chúng ta rằng: Ngày nay chúng ta không đến với ngọn núi đáng sợ ấy của luật pháp (fearful mount of the law), nhưng đến với ngai của ân điển (the throne of grace).

6/ Ngày nay, khi bạn bước theo Đức Chúa Trời (when you are following Him) thì sẽ không có chướng ngại nào có thể ngăn trở bạn khỏi mục tiêu mà Đức Chúa Trời đã định cho bạn, ngoại trừ sự vô tín và tội lỗi của bạn (except your sin and unbelief).

III/ KHI BẠN Ở TRONG Ý MUỐN ĐỨC CHÚA TRỜI (when you are in the will of God).

1/ Tất cả các tạo vật (all of creation) hoạt động cho bạn (works for you) để hoàn tất các mục đích của Đức Chúa Trời (to accomplish God's purposes).

2/ Dân Y-sơ-ra-ên đã trở nên đền thánh của Đức Chúa Trời (Israel became God' s sanctuary).
(Thi 114:2) "Giu-đa trở nên đền thánh Ngài, Và Y-sơ-ra-ên thành nước Ngài".
(1) Giu-đa là vương quốc phía nam (the southern kingdom) và Y-sơ-ra-ên là vương quốc phía bắc (the northern kingdom) được đề cập ở đây như là một dân tộc của Đức Chúa Trời (as the one people of God).
(2) Theo thời gian, lãnh thổ được giao cho chi phái của Giu đa (the territory assigned to the trible of Judah) đã trở thành đền thánh của Đức Chúa Trời (God's sanctuary).
(3) Đền thờ được dựng lên ở tại Giê-ru-sa-lem và cả xứ Y-sơ-ra-ên trở thành nước Đức Chúa Trời (the entire land of Israel became His dominion). Một vùng đất mà Ngài trông nom, săn sóc với một sự chăm sóc không mệt mỏi (an area He tended with unwearied care).
* Điều nầy hoàn toàn đúng theo ý nghĩa địa lý (true in a geographic sense) cho Giu-đa và cho Y-sơ-ra-ên lúc bấy giờ.
* Và bây giờ đang đúng theo ý nghĩa thuộc linh cho Hội thánh hiện nay (true in a spiritual sense of the church today).

3/ Đền thánh קֹדֶשׁ [qodesh] (sanctuary): Điện thờ, thánh đường.
(Thi 114:2a) "Giu-đa trở nên đền thánh Ngài".
(1) Danh từ קֹדֶשׁ [qodesh] (sanctuary) có các nghĩa sau:
* Một nơi thánh khiết (a holy place).
* Nơi thiêng liêng (hallowed).
* Nơi đã được hiến dâng (dedicated) cho Đức Chúa Trời.
* Nơi được biệt riêng (consecrated) cho mục đích tôn giáo.
* Khoảng không gian bên trong cùng (the inmost recess) hoặc nơi thánh khiết nhất của một ngôi thánh đường (the holiest part of a temple).
* Đền thánh (sanctuary) là nơi mà Đức Chúa Trời đã thiết lập để làm nơi ở của Ngài trên thế gian nầy (He took up His residence in the world), được biểu tượng hoá bằng đền tạm và sau nầy là đền thờ (symbolized by the tabernacle, later the temple).
(Xuất 15:17) "Hỡi Đức Giê-hô-va! Ngài đưa dân ấy vào, và lập nơi núi cơ nghiệp Ngài, Tức là chốn Ngài đã sắm sẵn, để làm nơi ở của Ngài, Hỡi Chúa! là đền thánh mà tay Ngài đã lập".
(Thi 78:68-68) "68 Bèn chọn chi phái Giu-đa, Là núi Si-ôn mà Ngài yêu mến. Ngài xây đền thánh Ngài giống như nơi rất cao, Khác nào trái đất mà Ngài đã sáng lập đời đời".

(2) Latin "sanctuarium": Đền thánh (sanctuary), do tính từ "sanctus": Thánh khiết (holy) và động từ "sancire": Hiến dâng (consecrate).

(3) Hy lạp ναός [naos] (sanctuary): Đền thờ, điện thờ (temple).
(a) Chỉ về đền thờ tại Giê-ru-sa-lem (the temple at Jerusalem), nhưng chính yếu nói đến nơi thánh (but only of the sacred edifice itself), hoặc điện thờ (or sanctuary) gồm có nơi thánh (the Holy place) và nơi chí thánh (the Holy of Holies).
(II Cô 6:16) "Có thể nào hiệp đền thờ Đức Chúa Trời lại với hình tượng tà thần? Vì chúng ta là đền thờ của Đức Chúa Trời hằng sống, như Đức Chúa Trời đã phán rằng: Ta sẽ ở và đi lại giữa họ; ta sẽ làm Đức Chúa Trời của họ, và họ làm dân ta".
(b) Nghĩa ẩn dụ (metaph.)
* Đền thờ thuộc linh bao gồm tất cả các thánh đồ của các thời đại hiệp lại với nhau, bởi Đức Chúa Giê su và trong Đức Chúa Giê su (the spiritual temple consisting of the saints of all ages joined together by and in Christ).
(I Cô 3:16) "Anh em há chẳng biết mình là đền thờ của Đức Chúa Trời, và Thánh Linh Đức Chúa Trời ở trong anh em sao?".
(Êp 2:19-22) "19 Dường ấy anh em chẳng phải là người ngoại, cũng chẳng phải là kẻ ở trọ nữa, nhưng là người đồng quốc với các thánh đồ, và là người nhà của Đức Chúa Trời. 20 Anh em đã được dựng lên trên nền của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, chính Đức Chúa Jêsus Christ là đá góc nhà, 21 cả cái nhà đã dựng lên trên đá đó, sắp đặt cách hẳn hoi, để làm nên một đền thờ thánh trong Chúa. 22 Ấy, anh em cũng nhờ Ngài mà được dự phần vào nhà đó, đặng trở nên nhà ở của Đức Chúa Trời trong Thánh Linh".
(I Tim 3:15) "phòng ta có chậm đến, thì con biết làm thể nào trong nhà Đức Chúa Trời, tức là Hội thánh của Đức Chúa Trời hằng sống, trụ và nền của lẽ thật vậy".
(Hê 3:6) "Nhưng Đấng Christ thì trung tín như con trai quản trị nhà Chúa; mà nhà Chúa tức là chúng ta, miễn là chúng ta giữ vững vàng cho đến cuối cùng lòng tin chắc và trông cậy, là sự chúng ta lấy làm vinh hiển".
* Ngày nay, chính bạn là đền thánh của Đức Chúa Trời (you are God's sanctuary).
(I Cô 6:19-20) "19 Anh em há chẳng biết rằng thân thể mình là đền thờ của Đức Thánh Linh đang ngự trong anh em, là Đấng mà anh em đã nhận bởi Đức Chúa Trời, và anh em chẳng phải thuộc về chính mình sao? 20 Vì chưng anh em đã được chuộc bằng giá cao rồi. Vậy, hãy lấy thân thể mình làm sáng danh Đức Chúa Trời".


KẾT LUẬN.


1/ Thi thiên 114 nằm trong nhóm các Thi thiên ngợi khen (group of praise Psalms) gồm các Thi thiên 111 đến 118. Cho dù, trong Thi thiên 114 không hề có chữ ngợi khen (Psalm 114 does not contain the word praise). Mặc dầu như thế, Thi thiên 114 là một Thi thiên ngợi khen rõ nét nhất (most definitely a praise psalm) trong tất cả các Thi thiên.

2/ Thi thiên 114 trình bày những thí dụ đáng tán dương, về quyền năng khó mà tin được, của Đức Chúa Trời (presenting praiseworthy examples of God's incredible power).

3/ Tác giả Thi thiên 114 xử dụng sự tương tự (parallelism) để chỉ ra rằng cùng một nhóm người rời khỏi một quốc gia ngoại quốc (departs from a foreign nation), và trở thành dân tộc mà ở giữa dân tộc đó, Đức Chúa Trời đ thiết lập một nơi cư ngụ cho Ngài (His royal residence).
(Thi 114:1-2) "1 Khi Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ê-díp-tô, Nhà Gia-cốp lìa bỏ một dân nói tiếng lạ, 2 Thì Giu-đa trở nên đền thánh Ngài, Và Y-sơ-ra-ên thành nước Ngài".

4/ Tạo vật cảm thấy khiếp sợ (terrified), không phải bởi vì quốc gia ra đi đó (not by that departing nation), nhưng bởi Đức Chúa Trời của quốc gia đó (but by the God of that nation).
(Thi 114:3-6) "3 Biển thấy sự ấy, bèn chạy trốn; Sông Giô-đanh chảy trở lại sau; 4 Núi nhảy như chiên đực, Nổng nhảy khác nào chiên con. 5 Ớ biển, nhân sao ngươi chạy trốn? Ớ Giô-đanh, vì cớ gì mà ngươi chảy trở lại sau? Ớ núi, nhân sao ngươi nhảy như chiên đực? Ớ nổng, vì cớ gì mà ngươi nhảy như chiên con?".

(1) Biển đỏ rẽ ra (the Red Sea parts).
(Thi 114:3a) "Biển thấy sự ấy, bèn chạy trốn".
(Thi 114:5a) "Ớ biển, nhân sao ngươi chạy trốn?".
(Xuất 14:21-22) "21 Vả, Môi-se giơ tay ra trên biển, Đức Giê-hô-va dẫn trận gió đông thổi mạnh đến đùa biển lại trọn cả đêm; Ngài làm cho biển bày ra khô, nước phân rẽ. 22 Dân Y-sơ-ra-ên xuống biển, đi như trên đất cạn; còn nước làm thành một tấm vách ngăn bên hữu và bên tả".

(2) Sông Giô-đanh ngừng chảy (the Jordan River ceases flowing).
(Thi 114:3b) "Sông Giô-đanh chảy trở lại sau".
(Thi 114:5b) "Ớ Giô-đanh, vì cớ gì mà ngươi chảy trở lại sau?".
(Giô suê 3:15-16) "15 Vả trọn lúc mùa gặt, sông Giô-đanh tràn lên khỏi bờ. Khi các người khiêng hòm đến sông Giô-đanh, và chân của những thầy tế lễ khiêng hòm mới bị ướt nơi mé nước, 16 thì nước ở trên nguồn thường chảy xuống bèn dừng lại, dồn thành một đống, xa ra một khoảng đến thành A-đam, là thành ở bên cạnh Xát-than; còn nước chảy đến biển đồng bằng, tức Biển mặn, đã rẽ đoạn ra; rồi dân sự đi qua đối ngang Giê-ri-cô".

(3) Các núi và đồi rung lắc (mountains and hills shake).
(Thi 114:4) "Núi nhảy như chiên đực, Nổng nhảy khác nào chiên con".
(Thi 114:6) "Ớ núi, nhân sao ngươi nhảy như chiên đực? Ớ nổng, vì cớ gì mà ngươi nhảy như chiên con?".
(Quan 5:4) "Hỡi Đức Giê-hô-va! khi Ngài ra từ Sê-i-rơ, Khi trải qua đồng bằng Ê-đôm, Thì đất rung, các từng trời nhỏ giọt, Đám mây sa nước xuống".

(4) Toàn thể trái đất run rẩy trước một Đức Chúa Trời toàn năng (tremble before such an Omnipotent God), cũng là Đấng khiến nước chảy ra từ vầng đá (who also causes water to flow out of solid rock).
(Thi 114:7-8) "7 Hỡi đất, hãy run rẩy trước mặt Chúa, Trước mặt Đức Chúa Trời của Gia-cốp, 8 Là Đấng biến hòn đá ra ao nước, Đổi đá cứng thành nguồn nước".
(Dân 20:11) "Môi-se giơ tay lên, đập hòn đá hai lần bằng cây gậy mình. Nước bèn chảy tràn ra nhiều, hội chúng uống, và súc vật họ uống nữa".
(Phục 8:15) "Ấy là Ngài đã dẫn ngươi đi ngang qua đồng vắng mênh mông gớm ghiếc nầy, đầy những rắn lửa, bò kẹp, đất khô khan, chẳng có nước; Ngài khiến nước từ hòn đá rất cứng phun ra cho ngươi".

5/ Thế gian nầy (the whole earth) phải dành cho Đức Chúa Trời sự tôn kính và trân trọng sâu xa nhất (the profoundest reverence and respect); không những vì Ngài là Đấng Tự hữu và Hằng hữu vĩ đại đời đời (he is the ever-great I AM). Mà cũng vì Ngài là Đức Chúa Trời, Đấng có thể khiến hòn đá ra hồ nước (turned the rock into a pool of water), đổi đá cứng thành nguồn nước (the flint into a fountain of water).
(Thi 114:8) "Là Đấng biến hòn đá ra ao nước, Đổi đá cứng thành nguồn nước".

(1) Điều nầy đã xảy ra hai lần (it happened twice) trong suốt cuộc hành trình dân Y-sơ-ra-ên đi lưu lạc trong sa mạc:
(a) Một lần tại Hô rếp (Horeb)
(Xuất 17:6) "Nầy ta sẽ đứng đằng trước ngươi, ở trên hòn đá tại Hô-rếp kia, ngươi hãy đập hòn đá, thì nước từ đó chảy ra, dân sự sẽ uống lấy. Môi-se bèn làm như vậy trước mặt các trưởng lão Y-sơ-ra-ên".
(b) Và một lần khác nữa tại Mê-ri-ba (Meribah).
(Dân 20:11) "Môi-se giơ tay lên, đập hòn đá hai lần bằng cây gậy mình. Nước bèn chảy tràn ra nhiều, hội chúng uống, và súc vật họ uống nữa".

(2) Sứ đồ Phao lô đã cho chúng ta biết: Vầng đá nầy là hình bóng về Đấng Christ (the Rock was a type of Christ) đã bị đánh vì cớ chúng ta trên đồi Gô-gô-tha (struck for us on Calvary) và đem đến nước sự sống (yielding life-giving water) cho người nào lấy đức tin đến với Ngài (to all we who come to Him in faith).
(I Cô 10:4) "và uống một thứ uống thiêng liêng; vì họ uống nơi một hòn đá thiêng liêng theo mình và đá ấy tức là Đấng Christ".

6/ Đức Chúa Trời ngày xưa (the Lord of yesterday), tức Đức Chúa Trời của Gia-cốp (the God of Jacob). Hiện nay, Ngài đang ở với chúng ta (He is still with us). Hãy để Ngài cai trị cuộc đời bạn (let Him dominion in your life).
(Mat 1:23) "Nầy, một gái đồng trinh sẽ chịu thai, và sanh một con trai, Rồi người ta sẽ đặt tên con trai đó là Em-ma-nu-ên; nghĩa là: Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta".
(Mat 28:20b) "Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế".
(Hê 13:8) "Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi".
 


Mục Sư Trương Hoàng Ứng