(Thi 110:1-7) "1 Đức Giê-hô-va phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, Cho đến chừng ta đặt kẻ thù nghịch ngươi làm bệ chân cho ngươi. 2 Đức Giê-hô-va từ Si-ôn sẽ sai đến cây phủ việt về sự năng lực ngươi; Hãy cai trị giữa các thù nghịch ngươi. 3 Trong ngày quyền thế Chúa, dân Chúa tình nguyện lại đến; Những kẻ trẻ tuổi ngươi mặc trang sức thánh cũng đến cùng ngươi Như giọt sương bởi lòng rạng đông mà ra. 4 Đức Giê-hô-va đã thề, không hề đổi ý, rằng: Ngươi là thầy tế lễ đời đời, Tùy theo ban Mên-chi-xê-đéc. 5 Chúa ở bên hữu ngươi Sẽ chà nát các vua trong ngày Ngài nổi giận. 6 Ngài sẽ đoán xét các nước, làm khắp nơi đầy xác chết; Cũng sẽ chà nát kẻ làm đầu của nước lớn. 7 Ngài sẽ uống nước khe trong đường, Và nhân đó ngước đầu lên".

DẪN NHẬP.

1/ Thi thiên 110 được Tân ước trích dẫn hoặc được nhắc đến thường xuyên (is quoted or referred to more frequently in the New Testament) nhiều hơn bất cứ phân đoạn nào khác của các sách trong Cựu ước.
(1) Đức Chúa Giê su đã trích dẫn (It's quoted by Jesus).
(Mat 22:41-46) "41 Khi người Pha-ri-si nhóm nhau lại, thì Đức Chúa Jêsus hỏi họ rằng: 42 Về Đấng Christ, các ngươi nghĩ thể nào? Ngài là con ai? Họ đáp rằng: Con vua Đa-vít. 43 Ngài đáp rằng: Vậy, vì cớ nào vua Đa-vít được Đức Thánh Linh cảm động, gọi Đấng Christ là Chúa, mà rằng: 44 Chúa phán cùng Chúa tôi: Hãy ngồi bên hữu ta, Cho đến khi nào ta để kẻ thù nghịch ngươi dưới chân ngươi? 45 Vậy, nếu vua Đa-vít xưng Ngài là Chúa, thì Ngài làm con vua ấy là thể nào? 46 Không ai thưa lại được một lời, và từ ngày đó, chẳng ai dám hỏi Ngài nữa".
(2) Phi e rơ trích dẫn (and Peter quoted it).
(Công 2:32-36) "32 Đức Chúa Jêsus nầy, Đức Chúa Trời đã khiến sống lại, và chúng ta thảy đều làm chứng về sự đó. 33 Vậy, sau khi Ngài đã được đem lên bên hữu Đức Chúa Trời, và từ nơi Cha đã nhận lấy Đức Thánh Linh mà Cha đã hứa ban cho, thì Ngài đổ Đức Thánh Linh ra, như các ngươi đang thấy và nghe. 34 Vì vua Đa-vít chẳng hề lên trời, nhưng chính người có nói: Chúa đã phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, 35 Cho đến chừng nào ta để kẻ thù nghịch ngươi dưới chân ngươi, đặng làm bệ cho ngươi. 36 Vậy, cả nhà Y-sơ-ra-ên khá biết chắc rằng Đức Chúa Trời đã tôn Jêsus nầy, mà các ngươi đã đóng đinh trên thập tự giá, làm Chúa và Đấng Christ".
(I Phi 3:22) "là Đấng đã được lên trời, nay ngự bên hữu Đức Chúa Trời, các thiên sứ, các vương hầu, các quyền thế thảy đều phục Ngài".
(3) Phao lô ám chỉ đến (alluded it).
(I Cô 15:25) "vì Ngài phải cầm quyền cho đến chừng đặt những kẻ thù nghịch dưới chơn mình".
(4) Tác giả sách Hê bơ rơ trích dẫn hoặc ám chỉ đến (the writer of Hebrew quoted it or alluded it).
(Hê 1:13) "Đức Chúa Trời há có bao giờ phán cùng thiên sứ nào rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, Cho đến chừng nào ta để kẻ thù nghịch làm bệ dưới chân ngươi?".

2/ Thi thiên 110 là Thi thiên nói về Đấng Mê-si-a (a Psalm of the Messiah):
(1) Ngài là Chúa (the Lord): Đấng được tôn vinh hiển bên hữu ngôi Đức Chúa Trời (the glorified One at God's right hand).
(2) Ngài là Vua vinh hiển (the King of glorify): Đấng sẽ tái lâm để nhận lấy vương trượng của quyền cai trị trên toàn cõi hoàn vũ (to take the scepter of universal government).
(3) Ngài là Thầy tế lễ đời đời (the eternal Priest) theo ban Mên-chi-xê-đéc (according to the order of Melchizedek).
(4) Ngài là Quan xét công bình (the righteous Judge): Đấng sẽ đoán xét các nước (judge among the nations).

I/ CHÚA (the Lord).
(Thi 110:1) "Đức Giê-hô-va phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, Cho đến chừng ta đặt kẻ thù nghịch ngươi làm bệ chân cho ngươi".
1/ Chúa אָדוֹן [ʼâdôwn], hoặc hình thức rút ngắn (shortened) אָדֹן [ʼâdôn].
(1) La tinh (Latin) "Dominus". Hy lạp (Greek) κύριος [kyrios] đều có cùng các nghĩa sau:
* Chúa (Lord). Một danh xưng của Đức Chúa Trời hoặc của Đấng Christ (a name for God or Christ).
* Ông chủ (Master). Một người có những người khác làm việc cho ông ta (a person having control of persons).
* Chủ nhân (Owner). Người sở hữu cái gì (a person who owns something).
(2) Chúa אָדוֹן [ʼâdôwn] là danh xưng để bài tỏ sự tôn trọng và tôn kính (is a title of honour expressive of respect and reverence).

2/ Đức Chúa Giê su đã tập chú trên vấn đề nghiêm chỉnh nầy (focused on the the real issue) khi Ngài hỏi:
(Mat 22:45) "Vậy, nếu vua Đa-vít xưng Ngài là Chúa, thì Ngài làm con vua ấy là thể nào?".
(1) Chỉ có một câu trả lời đầy đủ bao gồm ba ý tưởng nầy.
(a) Đấng Christ phải trở thành người qua dòng dõi của Vua Đa vít (through the family of David).
(b) Đấng Christ vừa là Đức Chúa Trời thật và là Con người thật (both eternal God and man). Ngài vừa có thần tính, vừa có nhân tính (divine and human).
(c) Đấng Christ là Đức Chúa Trời cho nên Ngài là Chúa của Đa vít (as God, He would be David's Lord); Đấng Christ là người cho nên Ngài sẽ là con cháu của Đa vít (as Man He would be David's Son).
(2) Đức Chúa Giê su được ngồi trong nơi vinh hiển và quyền lực (the place of glory and authority).
(Mat 26:64) "Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Thật như lời; vả lại, ta nói cùng các ngươi, về sau các ngươi sẽ thấy Con người ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời, và ngự trên mây từ trời mà xuống".
(Mác 16:19) "Đức Chúa Jêsus phán như vậy rồi, thì được đem lên trời, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời".
(Lu 22:69-70) "69 Nhưng từ nay về sau, Con người sẽ ngồi bên hữu quyền phép Đức Chúa Trời. 70 ai nấy đều hỏi rằng: Vậy, ngươi là Con Đức Chúa Trời sao? Ngài đáp rằng: Chính các ngươi nói ta là Con Ngài".
(Công 2:34-35) "34 Vì vua Đa-vít chẳng hề lên trời, nhưng chính người có nói: Chúa đã phán cùng Chúa tôi rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, 35 Cho đến chừng nào ta để kẻ thù nghịch ngươi dưới chân ngươi, đặng làm bệ cho ngươi".
(Công 5:30-31) "30 Đức Chúa Trời của tổ phụ chúng ta đã khiến Đức Chúa Jêsus sống lại, là Đấng mà các ông đã treo trên cây gỗ và giết đi. 31 Đức Chúa Trời đã đem Đấng ấy lên bên hữu Ngài, làm Vua và Cứu Chúa, để ban lòng ăn năn và sự tha tội cho dân Y-sơ-ra-ên".
(Công 7:55-56) "55 Nhưng người, được đầy dẫy Đức Thánh Linh, mắt ngó chăm lên trời, thấy sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, và Đức Chúa Jêsus đứng bên hữu Đức Chúa Trời; 56 thì người nói rằng: Kìa, ta thấy các từng trời mở ra, và Con người đứng bên hữu Đức Chúa Trời".
(Rô 8:34) "Ai sẽ lên án họ ư? Đức Chúa Jêsus Christ là Đấng đã chết, và cũng đã sống lại nữa. Ngài đang ngự bên hữu Đức Chúa Trời, cầu nguyện thế cho chúng ta".
(Êp 1:20-21) "20 mà Ngài đã tỏ ra trong Đấng Christ, khi khiến Đấng Christ từ kẻ chết sống lại và làm cho ngồi bên hữu mình tại các nơi trên trời, 21 cao hơn hết mọi quyền, mọi phép, mọi thế lực, mọi quân chủ cùng mọi danh vang ra, không những trong đời nầy, mà cũng trong đời hầu đến nữa".
(Côl 3:1) "Vậy nếu anh em được sống lại với Đấng Christ, hãy tìm các sự ở trên trời, là nơi Đấng Christ ngồi bên hữu Đức Chúa Trời".
(Hê 1:3) "Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bản thể Ngài, lấy lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật; sau khi Con làm xong sự sạch tội, bèn ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao".
(Hê 8:1) "Đại ý điều chúng ta mới nói đó, là chúng ta có một thầy tế lễ thượng phẩm, ngồi bên hữu ngai của Đấng tôn nghiêm trong các từng trời".
(Hê 10:12-13) "12 còn như Đấng nầy, đã vì tội lỗi dâng chỉ một của lễ, rồi ngồi đời đời bên hữu Đức Chúa Trời. 13 từ rày về sau đang đợi những kẻ thù nghịch Ngài bị để làm bệ dưới chân Ngài vậy".
(Hê 12:2) "nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời".
(I Phi 3:22) "là Đấng đã được lên trời, nay ngự bên hữu Đức Chúa Trời, các thiên sứ, các vương hầu, các quyền thế thảy đều phục Ngài".
(3) Đức Chúa Giê su hứa với các tín hữu đắc thắng (to him who overcomes) sẽ được quyền cùng ngồi với Ngài trên ngôi của Ngài (to right to sit with Him on His throne).
(Khải 3:21) "Kẻ nào thắng, ta sẽ cho ngồi với ta trên ngôi ta, như chính ta đã thắng và ngồi với Cha ta trên ngôi Ngài".
(Mat 19:28) "Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đến kỳ muôn vật đổi mới, là khi Con người sẽ ngự trên ngôi vinh hiển của Ngài, thì các ngươi là kẻ đã theo ta, cũng sẽ ngồi trên mười hai ngôi, mà xét đoán mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên".

II/ VUA (the King).
(Thi 110:2-3) "Đức Giê-hô-va từ Si-ôn sẽ sai đến cây phủ việt về sự năng lực ngươi; Hãy cai trị giữa các thù nghịch ngươi. 3 Trong ngày quyền thế Chúa, dân Chúa tình nguyện lại đến; Những kẻ trẻ tuổi ngươi mặc trang sức thánh cũng đến cùng ngươi Như giọt sương bởi lòng rạng đông mà ra".
1/ Cây phủ việt מַטֶּה [matteh] (staff, rod):
(Thi 110:2) "Đức Giê-hô-va từ Si-ôn sẽ sai đến cây phủ việt về sự năng lực ngươi; Hãy cai trị giữa các thù nghịch ngươi".
* Gậy (staff/rod): Tượng trưng biểu hiện cho chức vụ hoặc thẩm quyền (a stick or pole as a sign of office or authority).
(1) Latin "Sceptrum" Vương trượng (Scepter). Quyền trượng.
* Cây gậy được vua cầm, làm biểu tượng cho quyền lực tối cao; đặc biệt là nhà vua cầm trong ngày lễ đăng quang (a staff borne esp. at a coronation as a symbol of sovereignty).
(Sáng 49:10) "Cây phủ việt chẳng hề dời khỏi Giu-đa, Kẻ lập pháp không dứt khỏi giữa chân nó, Cho đến chừng Đấng Si-lô hiện tới, Và các dân vâng phục Đấng đó".
(Dân 24:17) "Tôi thấy Người, nhưng chẳng phải bây giờ; Tôi xem Người, nhưng chẳng phải ở gần; Một ngôi sao hiện ra từ Gia-cốp, Một cây phủ việt trồi lên từ Y-sơ-ra-ên; Người sẽ đâm lủng Mô-áp từ đầu nầy tới đầu kia, Hủy diệt dân hay dấy giặc nầy".
(Ês 14:5) "Đức Giê-hô-va đã bẻ gậy của người ác, và trượng của kẻ cai trị".
(2) Hy lạp (Greek) ῥάβδος [rhabdos] (a royal sceptre): Quyền trượng, quyền bính, gậy quyền, cây gậy, roi.
(a) Cây gậy (staff /rod).
(Mat 10:10) "cũng đừng đem cái bao đi đường, hoặc hai áo, hoặc giày, hoặc gậy; vì người làm việc đáng được đồ ăn".
(Hê 11:21) "Bởi đức tin, Gia-cốp lúc gần chết, chúc phước cho hai con của Giô-sép, và nương trên gậy mình mà lạy".
(b) Người có quyền lực ở bên trong một tổ chức (those in authority within an organisation).
(c) Một biểu tượng cho thẩm quyền của Vua hoặc của Hoàng đế (a symbol of royal or imperial authority)
(Hê 1:8) "Nhưng nói về Con thì lại phán rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia. Quyền bính của nước Chúa là quyền bính ngay thẳng".
(Khải 12:5) "người sanh một con trai, con trai ấy sẽ dùng gậy sắt mà cai trị mọi dân tộc; đứa trẻ ấy được tiếp lên tới Đức Chúa Trời, và nơi ngôi Ngài".
(Khải 19:15) "Có một lưỡi gươm bén ở miệng Ngài ra, Ngài sẽ lấy nó mà đánh các dân, và cai trị họ bằng một cây gậy sắt. Ngài giày đạp thùng rượu cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời toàn năng".

2/ Thời đại của Hội thánh (the Church age).
Giữa câu 1 và câu 2 của Thi thiên 110 là "một khoảng thời gian vĩ đại". Đó là thời đại của Hội thánh; thời đại nầy trải dài từ sự kiện Đấng Christ được tôn lên ngồi trên ngai để làm Vua (from the enthronement of Christ) cho đến sự tái lâm của Ngài (to His second Coming).

3/ Đấng Christ được lên ngồi trên ngai (the enthronement of Christ).
(Thi 110:2) "Đức Giê-hô-va từ Si-ôn sẽ sai đến cây phủ việt về sự năng lực ngươi; Hãy cai trị giữa các thù nghịch ngươi".
(1) Đức Chúa Trời đang sai Vương trượng (cây phủ việt) của Đấng Mê-si-a ra đi từ Si-ôn (Messiah's royal Rod from Zion); nói cách khác Đức Chúa Trời xác lập Đấng Christ như một vị Vua (establish Christ as a King) và Giê-ru-sa-lem là thủ đô của Ngài.
(2) Vì vương trượng là biểu tượng về uy quyền của Vua (the symbol of royal authority). Cho nên, khi Đấng Christ được Đức Chúa Trời ban cho vương trượng, tức là được ban uy quyền để cai trị trên toàn trái đất nầy (to reign over all the earth) ở giữa các kẻ thù của Ngài.
(Mat 28:18) "Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta".
(I Phi 3:22) "là Đấng đã được lên trời, nay ngự bên hữu Đức Chúa Trời, các thiên sứ, các vương hầu, các quyền thế thảy đều phục Ngài".

4/ Trước thời điểm Đức Chúa Giê su lên ngôi (prior to the enthronement of Christ).
(Thi 110:5-6) " 5 Chúa ở bên hữu ngươi Sẽ chà nát các vua trong ngày Ngài nổi giận. Ngài sẽ đoán xét các nước, làm khắp nơi đầy xác chết; Cũng sẽ chà nát kẻ làm đầu của nước lớn".
(1) Thi 109:1-3 là một bức tranh về sự chiến thắng các kẻ thù của Đấng Mê-si-a (a picture of victory over Messiah's enemies).
(Thi 2:9) "Con sẽ dùng cây gậy sắt mà đập bể chúng nó; Con sẽ làm vỡ nát chúng nó khác nào bình gốm".
(Thi 45:6) "Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia; Binh quyền nước Chúa là một binh quyền ngay thẳng".
(Khải 17:14) "Chúng chiến tranh cùng Chiên Con, Chiên Con sẽ được thắng, vì là Chúa của các chúa, Vua của các vua; và những kẻ được kêu gọi, những kẻ được chọn cùng những kẻ trung tín đều ở với Chiên Con, cũng thắng được chúng nữa".
(2) Nhưng trước thời điểm nầy (prior to thí time), Ngài sẽ phải tiêu diệt xong những kẻ thù của Ngài.
(Thi 110:5a) "Chúa ở bên hữu ngươi sẽ chà nát các vua trong ngày Ngài nổi giận".

5/ Sự chiến thắng cuối cùng vẫn chưa xảy ra (the final victory has not yet been won). Tuy nhiên, Ngài vẫn cai trị ở giữa các kẻ thù của Ngài (He still rules in the midst of His enemies).
(Thi 110:2b) "Hãy cai trị giữa các thù nghịch ngươi".

6/ Dân sự Đức Chúa Trời tình nguyện dâng chính mình cho Ngài (His people offer themselves willingly) trong ngày Đức Chúa Giê su dẫn đạo binh đến trên núi thánh (on the day He leads His army upon the holy mountain).
(Thi 110:3) "Trong ngày quyền thế Chúa, dân Chúa tình nguyện lại đến; những kẻ trẻ tuổi ngươi mặc trang sức thánh cũng đến cùng ngươi Như giọt sương bởi lòng rạng đông mà ra".
Hoặc như bản NKJV: "Dân Chúa sẽ là những người tình nguyện trong ngày quyền phép của Chúa; trong những trang sức đẹp đẽ của sự thánh khiết".
(1) Tình nguyện נְדָבָה [nĕdabah] (voluntariness / free-will ofering). Có các nghĩa sau:
(a) Hành động do chính sự tự nguyện (act of one's own free will); đó là việc làm có chủ định (intentional); chứ không phải bị ép buộc hoặc bị ai cưỡng bách (not constrained or compulsory).
(b) Việc dâng của lễ lạc hiến (free-will ofering).
(2) Latin "voluntárius"; Hy-lạp (Greek) ἑκουσίως [hekousiōs]: Tình nguyện, tự ý, tự nguyện (voluntary / willing); do động từ "volúntas":
* Rất thích làm (to like to do a thing, be fond of doing).
* Có sự vui thích trong công việc mình làm (to take delight in, have pleasure).
(I Cô 9:17) "Nếu tôi vui lòng làm việc đó, thì được thưởng; lại nếu tôi không vui lòng mà làm, thì cái chức vụ cũng vẫn phó thác cho tôi".
(Phi-lê-môn 14) "Nhưng tôi không muốn làm điều gì mà chưa được anh đồng ý, hầu cho điều lành anh sẽ làm chẳng phải bởi ép buộc, bèn là bởi lòng thành".
(I Phi 5:2) "2 hãy chăn bầy của Đức Chúa Trời đã giao phó cho anh em; làm việc đó chẳng phải bởi ép tình, bèn là bởi vui lòng, chẳng phải vì lợi dơ bẩn, bèn là hết lòng mà làm".
(3) Vì danh từ נְדָבָה [nĕdabah] ngoài nghĩa sự tình nguyện (voluntariness),nó còn có nghĩa khác là: Của lễ tự nguyện, của lễ tình nguyện, hoặc của lễ vui lòng (free-will ofering), Ví dụ:
(a) Dân Y-sơ-ra-ên đã dâng chính mình họ như những chiến binh tận tâm (offer themselves as dedicated warriors) để ủng hộ Đề-bô-ra và Ba-rắc trong chiến trận (the battlefield).
(Quan 5:2) "Khá ngợi khen Đức Giê-hô-va, Vì những quan trưởng đã cầm quyền quản trị trong Y-sơ-ra-ên, Và bá-tánh dâng mình cách vui lòng!".
(b) Dân Y-sơ-ra-ên đã dâng tài sản của họ cho việc xây dựng đền tạm trong đồng vắng (the Israelites offered of their treasures for building of the tabernacle in the desert) và xây dựng đền thờ (for building the Temple) tại Giê-ru-sa-lem.
(Xuất 35:27-29) "27 Các bực tôn trưởng trong dân sự đem bích ngọc và các thứ ngọc khác để khảm cho ê-phót và bảng đeo ngực; 28 dầu thắp đèn, các hương liệu để chế dầu xức và dầu thơm. 29 Cả dân Y-sơ-ra-ên, nam hay nữ, phàm ai có lòng cảm động xui cho mình tình nguyện quyên vào các công việc Đức Giê-hô-va đã phán dặn nơi Môi-se, đều đem dâng cho Đức Giê-hô-va các lễ tình nguyện vậy".
(I Sử 29:6-9) "6 Bấy giờ, các trưởng tộc, các trưởng của các chi phái Y-sơ-ra-ên, các quan tướng cai ngàn người và trăm người, các kẻ coi sóc công việc của vua, bèn vui lòng, 7 dâng về công việc đền Đức Chúa Trời, năm ngàn ta lâng vàng, mười ngàn đa-riếc, mười ngàn ta lâng bạc, mười tám ngàn ta lâng đồng, và một trăm ngàn ta lâng sắt. 8 Phàm ai có đá quí, thì giao cho Giê-hi-ên về dòng Ghẹt-sôn, để dâng vào kho của Đức Giê-hô-va. 9 Dân sự lấy làm vui mừng về điều mình trọn lòng vui ý dâng cho Đức Giê-hô-va; và vua Đa-vít cũng lấy làm vui mừng lắm".
(c) Vì vậy, Sứ đồ Phao lô cũng đã khuyên các tín đồ của Đấng Christ hãy dâng chính thân thể của họ như là của lễ sống (as living sacrifices).
(Rô 12:1) "Vậy, hỡi anh em, tôi lấy sự thương xót của Đức Chúa Trời khuyên anh em dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là sự thờ phượng phải lẽ của anh em".
(4) Nhà giải nghĩa kinh Scroggi đã dịch diễn ý Thi thiên 110:3b như sau: "Những kẻ trẻ tuổi ngươi mặc trang sức thánh cũng đến cùng ngươi, như giọt sương bởi lòng rạng đông mà ra" như sau: "Như giọt sương ra bởi mẹ của sương là buổi sớm mai thể nào, thì đạo binh Ngài cũng sẽ đến với Ngài đông vô số, tươi mới, tươi sáng và đầy quyền năng thể ấy".
(5) Các người lính tình nguyện ở đây là một dân sẵn lòng (a willing people) chào đón nhà Vua trong y phục thánh khiết (greet the King in holy array). Barnes đã giải thích câu nầy như sau: "trong đời sống và trong nếp cư xử, những người tình nguyện của Đức Chúa Trời sẽ biểu hiện mọi vẻ đẹp hay mọi sức hấp dẫn qua tính cách thánh khiết và tinh sạch (in their lives and conduct, they will manifest all the beauty or attractiveness which there is in a holy and pure character).
(6) Bạn có phải là một trong số các người lính tình nguyện của Đức Chúa Trời  (His volunteers) trong mặt trận chống lại tội ác? (In the battle against sin?).

III/ THẦY TẾ LỄ (the Priest).
(Thi 110:4) "Đức Giê-hô-va đã thề, không hề đổi ý, rằng: Ngươi là thầy tế lễ đời đời, tùy theo ban Mên-chi-xê-đéc".

1/ Bối cảnh của câu Kinh thánh Thi thiên 110:4 nầy (the background for it) được ký thuật trong Sáng thế ký đoạn 14.
(1) Mên-chi-xê-đéc là thầy tế lễ-vua của Đức Chúa Trời chí cao (the king-priest of God Most High) ở tại Giê-ru-sa-lem trong thời đại của Áp-ra-ham (in the days of Abraham).
(Sáng 14:18) "Mên-chi-xê-đéc, vua Sa-lem, sai đem bánh và rượu ra. Vả, vua nầy là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí cao".
(2) Mên-chi-xê-đéc và Đức Chúa Giê su là những thầy tế lễ nhà vua duy nhất (the only King-priest) đã được Đức Chúa Trời chấp nhận (God has accepted), và được bổ nhiệm chức tế lễ lớn hơn chức tế lễ của A-rôn và dòng dõi của ông; bởi vì sự kết hợp của chức vụ Vua và Thầy tế lễ trong một người (for the union of King and Priest in one person).
(Xa 6:12-13) "12 Ngươi khá nói cùng người rằng: Đức Giê-hô-va vạn quân có phán như vầy: Nầy, có một người tên là Chồi mống, sẽ nứt ra từ chỗ người, và người ấy sẽ xây đền thờ Đức Giê-hô-va. 13 Chính người sẽ xây đền thờ Đức Giê-hô-va; và chính người sẽ được sự oai nghiêm, ngồi cai trị trên ngôi mình, làm thầy tế lễ ở trên ngôi mình; và sẽ có mưu hòa bình ở giữa cả hai".

2/ Thầy tế lễ כֹּהֵן [kohen]; Latin "presbyter"; Hy lạp ἱερεύς [hiereus] (Priest):
(1) Nghĩa tổng quát: Chỉ đến một người dâng các của tế lễ (one who offers sacrifices) và thực hiện các giáo nghi thiêng liêng (and in general in busied with sacred rites), ám chỉ đến tất cả các thầy tế lễ của dân Do thái lẫn các dân ngoại (referring to priests of Gentiles or the Jews).
(2) Trong Cựu ước, thầy tế lễ là người đại diện cho dân Chúa ở trước mặt Đức Chúa Trời và dâng của lễ cho Ngài.
(2) Sự dạy dỗ của Martin Luther (thế kỷ 16): Nhấn mạnh đến chức tế lễ của tất cả tín đồ (priesthood of all believers) trong thời đại Tân ước; ông nhấn mạnh đến quyền của mỗi tín đồ được đến trực tiếp với Đức Chúa Trời, mà không cần qua các thầy tư tế.
(3) Thầy tế lễ hiện đại là Mục sư được phong chức của Hội thánh, ông được ban thẩm quyền để thi hành các nghi lễ và cung cấp các phép bí tích (An ordained minister of the church authorized to perform certain rites and administer certain sacrament).

3/ Tác giả sách Hê-bơ-rơ trong các đoạn từ 7 đến 10 đã giải thích cho Thi thiên 110:4 nầy (expounds this verse) rằng Đức Chúa Giê su vừa là Vua và vừa là Thầy tế lễ (King and Priest).
(1) Với tư cách nhà Vua (as King), Đức Chúa Giê su có thể xử lý những tình huống xung quanh bạn (deal with the circumstances around you).
(2) Với tư cách Thầy tế lễ (as Priest), Đức Chúa Giê su có thể giúp đỡ các cảm xúc cùng những sự yếu đuối bên trong tâm linh bạn (the feelings and weaknesses within you).

4/ Một đặc điểm phi thường của Vương quốc Đấng Mê-si-a (one of the extraordinary features of the Kingdom) là Đức Chúa Giê su kết hợp trong chính một thân vị của Ngài (combine in His person) chức vị kép Vua và Thầy tế lễ (the dual offices of King and Priest).

5/ Trong Thi thiên 110:4 chúng ta học được bốn điều liên quan đến chức tế lễ của Đấng Mê-si-a (the priesthood of the Messiah).
(1) Ngài được lập lên làm thầy tế lễ bởi lời thề của Đức-Giê-Hô-va (He was made a Priest by the oath of Jehovah).
(2) Sự phong lập nầy không thể rút lại (this appointment was irrevocable).
(3) Chức tế lễ của Ngài thì đời đời (His priesthood is eternal).
(4) Chức tế lễ nầy theo ban của Mên-chi-xê-đéc (it is according to the order of Melchizedek).
(Thi 110:4) "Đức Giê-hô-va đã thề, không hề đổi ý, rằng: Ngươi là thầy tế lễ đời đời, tùy theo ban Mên-chi-xê-đéc".

6/ Cụm từ theo ban Mên-chi-xê-đéc (according to the order of Melchizedek)  đã được tác giả Hê-bơ-rơ giải thích cho chúng ta trong các đoạn từ 5 đến 7 như sau:
(1) Chức tế lễ của Mên-chi-xê-đéc được so sánh (compared) và đối chiếu tương phản (contrasted) với chức tế lễ của A-rôn hoặc của Lê-vi (the Aaronic or Levitical priesthood).
(a) Dưới luật pháp, Đức Chúa Trời đã chỉ định người thuộc về chi phái Lê-vi và gia đình A-rôn (the men of the tribe of Levi) sẽ làm các thầy tế lễ. Chức tế lễ của họ là một vấn đề của cha truyền con nối (a matter of parentage) và kết thúc khi qua đời.
(b) Chức Thầy tế lễ của nhân vật mầu nhiệm Mên-chi-xê-đéc (mysterious personage Melchizedek) là chính bởi sự chỉ định tối cao của Đức Chúa Trời.
(c) Chức tế lễ nầy không được thừa hưởng từ cha mẹ (not inherited from his parents) vì người:
* Không cha, không mẹ (without father and mother).
* Không gia phổ (without genealogy), và cũng:
* Không có khởi đầu cũng không có kết thúc (no ever beginning or ending) vì không có ngày sanh cũng không có ngày qua đời (without beginning of days or end of life).
(Hê 7:3) "người không cha, không mẹ, không gia phổ; không có ngày đầu mới sanh, cũng không có ngày rốt qua đời, như vậy là giống Con Đức Chúa Trời, Mên-chi-xê-đéc nầy làm thầy tế lễ đời đời vô cùng".
(2) Mên-chi-xê-đéc là hình mẫu của Đức Chúa Giê su (Melchizedek was a prototype of the Lord Jesus).
(a) Mên-chi-xê-đéc là Vua-Thầy tế lễ (He was both King and Priest).
(Sáng 14:18) "Mên-chi-xê-đéc, vua Sa-lem, sai đem bánh và rượu ra. Vả, vua nầy là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí cao".
(Hê 7:2) "Áp-ra-ham đã lấy một phần mười về mọi của cải mình mà dâng cho vua; theo nghĩa đen tên vua ấy, trước hết là vua sự công bình, lại là vua của Sa-lem nữa, nghĩa là vua bình an".
(b) Ngài thuộc chi phái Giu-đa (He was of the tribe of Judah), không thuộc về chi phái Lê-vi (not Levi).
(c) Chức tế lễ của Đức Chúa Giê su được thiết lập bởi nguyên chỉ đời đời tối thượng của Đức Chúa Trời (His established by the sovereign eternal decree of God).
(d) Chức tế lễ của Đức Chúa Giê su sẽ còn đời đời và không bao giờ chấm dứt (never end).
(Giăng 12:34) "Đoàn dân thưa rằng: Chúng tôi có học trong luật pháp rằng Đấng Christ còn đời đời, vậy sao thầy nói Con người phải bị treo lên? Con người đó là ai?".

IV/ QUAN XÉT (the Judge).
(Thi 110:5-7) "5 Chúa ở bên hữu ngươi sẽ chà nát các vua trong ngày Ngài nổi giận. 6 Ngài sẽ đoán xét các nước, làm khắp nơi đầy xác chết; Cũng sẽ chà nát kẻ làm đầu của nước lớn. 7 Ngài sẽ uống nước khe trong đường, và nhân đó ngước đầu lên".
1/ Quan xét שָׁפַט [shaphat] (the Judge) do động từ דִּין [diyn]: Đánh giá, xét đoán, đoán xét, xem xét (judge).
(Thi 110:6a) "Ngài sẽ đoán xét các nước..."
(1) Hy-bá-lai (Hebrew) שָׁפַט [shaphat]; Hy lạp (Greek) κριτής [kritès] (the Judge) có các nghĩa sau:
(a) Có ý kiến, đánh giá hoặc thẩm định về (from an opinion about; estimate, appraise)
(b) Quyết định một vụ kiện ở toà (try a cause in a court of justice).
(c) Thi hành sự đoán xét (to execute judgment).
(2) La tinh (Latin), danh từ "judex": Quan xét và động từ "judicis": Đoán xét, phán đoán (judge). Gồm "jus": Luật (law); và "dicus": Nói (speaking).
(3) Danh từ "judex": Quan toà, quan xét, thẩm phán (Judge). Quan chức nhà nước có quyền quyết định các vụ tố tụng ở toà án (a public officer appointed to hear and try causes in a court of justice).
(Thi 98:9) "Vì Ngài đến đặng đoán xét thế gian: Ngài sẽ lấy sự công bình mà đoán xét thế gian, Dùng sự ngay thẳng mà đoán xét muôn dân".
(Sáng 18:25) "Không lẽ nào Chúa làm điều như vậy, diệt người công bình luôn với kẻ độc ác; đến đỗi kể người công bình cũng như người độc ác. Không, Chúa chẳng làm điều như vậy bao giờ! Đấng đoán xét toàn thế gian, há lại không làm sự công bình sao?".
(Xuất 2:14) "Nhưng người đó đáp rằng: Ai đặt ngươi làm vua, làm quan án cho chúng ta? Có phải muốn giết ta như đã giết người Ê-díp-tô kia chăng? Môi-se sợ, nói rằng: Chắc thật, việc nầy phải lậu rồi".
(Quan 2:18) "Vả, khi Đức Giê-hô-va dấy lên các quan xét cho Y-sơ-ra-ên, thì Đức Giê-hô-va ở cùng quan xét đó, và trọn đời quan xét, Ngài giải cứu Y-sơ-ra-ên khỏi tay kẻ thù nghịch mình; vì Đức Giê-hô-va lấy lòng thương xót họ tại cớ những tiếng rên siếc mà họ thở ra trước mặt những kẻ hà hiếp và làm tức tối mình".
(Thi 50:6) "Các từng trời sẽ rao truyền sự công bình Ngài, vì chính Đức Chúa Trời là quan xét".
(Lu 18:6-7) "6 Đoạn, Chúa phán thêm rằng: Các ngươi có nghe lời quan án không công bình đó đã nói chăng? 7 Vậy, có lẽ nào Đức Chúa Trời chẳng xét lẽ công bình cho những người đã được chọn, là kẻ đêm ngày kêu xin Ngài, mà lại chậm chạp đến cứu họ sao!".
(Gia 4:12) "Chỉ có một Đấng lập ra luật pháp và một Đấng xét đoán, tức là Đấng cứu được và diệt được. Nhưng ngươi là ai, mà dám xét đoán kẻ lân cận mình?".

2/ Thi thiên 110:5-7 mô tả hình ảnh Đức Chúa Giê su trong tư cách là một Đấng chinh phục đầy quyền năng (a mighty Conqueror).
(1) Động từ דִּין [diyn] ngoài nghĩa: Xét đoán, đánh giá, xem xét (judge), thì nó còn có các nghĩa sau đây:
* Trừng phạt, trừng trị (punish). Làm đau đớn, bỏ tù ai... vì hành động sai trái của người ấy (cause an offender to suffer for an offence).
* Đáp trả (requite) hoặc đáp lại (make return).
* Báo ơn hoặc báo thù (reward or average).
(2) Ngài triệt hạ mọi sự vô luật pháp và sự nổi loạn (putting down all lawlessness and rebellion) trước khi lễ tấn phong làm Vua của Vương quốc Ngài (the inauguration of His Kingdom).
(Thi 110:5) "Chúa ở bên hữu ngươi sẽ chà nát các vua trong ngày Ngài nổi giận".
(3) Ngài thi hành sự đoán xét giữa các nước (executes judgment among the nations).
(Thi 110:6a) "Ngài sẽ đoán xét các nước...".
(4) Ngài đang tiến quân tấn công các quốc gia ngoại bang (marching forth against the Gentle nations).
(Thi 110:6b) "... làm khắp nơi đầy xác chết".
(Thi 110:6c) "Cũng sẽ chà nát kẻ làm đầu của nước lớn".
(5) Đức Chúa Giê su sẽ "chà nát kẻ làm đầu của nước lớn" tức là Ngài sẽ tiêu diệt "Con người của tội ác" (the Man of sin).
(II Tê 2:8) "Bấy giờ kẻ nghịch cùng luật pháp kia sẽ hiện ra, Đức Chúa Jêsus sẽ dùng hơi miệng Ngài mà hủy diệt nó, và trừ bỏ nó bởi sự chói sáng của sự Ngài đến".
(Giô ên 3:14-16) "14 Đoàn đông dường nào, đoàn đông dường nào tại trong trũng đoán định! Vì trong trũng đoán định, ngày Đức Giê-hô-va đã gần. 15 Mặt trời và mặt trăng tối tăm, các ngôi sao thâu sự sáng lại. 16 Đức Giê-hô-va gầm thét từ Si-ôn; Ngài là cho vang tiếng mình ra từ Giê-ru-sa-lem; các từng trời và đất đều rúng động. Nhưng Đức Giê-hô-va là nơi ẩn náu cho dân mình, là đồn lũy cho con cái Y-sơ-ra-ên"
(Xa 14:3) "Bấy giờ Đức Giê-hô-va sẽ ra đánh cùng các nước đó, như Ngài đã đánh trong ngày chiến trận".
(Khải 19:11) "Bấy giờ tôi thấy trời mở ra, và có một con ngựa bạch hiện ra: Đấng cỡi ngựa ấy gọi là Đấng Trung Tín Và Chân Thật; Ngài lấy lẽ công bình mà xét đoán và chiến đấu".

3/ Một ngày thịnh nộ (a day of wrath) sẽ đến:
*Đức Chúa Giê su sẽ giải quyết với các kẻ thù của Ngài một lần đủ cả (once and for all). Điều nầy đã được ký thuật trong sách
(Khải 19:11) "Bấy giờ tôi thấy trời mở ra, và có một con ngựa bạch hiện ra: Đấng cỡi ngựa ấy gọi là Đấng Trung Tín Và Chân Thật; Ngài lấy lẽ công bình mà xét đoán và chiến đấu".
(Khải 19: 16) "Trên áo tơi và trên đùi Ngài, có đề một danh là Vua Của Các Vua Và Chúa Của Các Chúa".
(Khải 20:11) "Bấy giờ tôi thấy một tòa lớn và trắng cùng Đấng đang ngồi ở trên; trước mặt Ngài trời đất đều trốn hết, chẳng còn thấy chỗ nào cho nó nữa".
* Ngài sẽ chiến thắng (be victorious), và đầu Ngài sẽ ngước lên trong sự tán dương (in exaltation).
(Thi 110:7) "Ngài sẽ uống nước khe trong đường, và nhân đó ngước đầu lên".

KẾT LUẬN.

1/ Thi thiên 107 tác giả vẽ lên bức tranh về Đức Chúa Trời như là Đấng giải cứu đầy quyền năng (God as a powerful deliverer).
(Thi 107:6) "Bấy giờ trong cơn gian truân họ kêu cầu Đức Giê-hô-va; Ngài bèn giải cứu họ khỏi điều gian nan".

2/ Thi thiên 108 và Thi thiên 109, tác giả nêu lên nhu cầu cần được sự giải cứu (need of deliverance).
(1) Y-sơ-ra-ên kêu xin sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời (call out God for help).
(2) Tuy nhiên ở cuối của hai Thi thiên nầy, họ vẫn còn đối diện với các sự tấn công của các kẻ thù (still faces his adversaries' attacks).
(Thi 108:12) "Xin Chúa giúp đỡ chúng tôi khỏi sự gian truân; Vì sự giúp đỡ của loài người là hư không".
(Thi 109:29) "Nguyện kẻ cừu địch tôi phải mặc mình bằng sự sỉ nhục, Bao phủ mình bằng sự hổ thẹn nó khác nào bằng cái áo".

3/ Thi Thiên 110 làm nhẹ bớt sự căng thẳng (relieves the tension):
* Hoặc bởi Đức Chúa Trời sẽ đáp lời một cách đầy thiện cảm (whether God will respond favorably).
* Hoặc Ngài từ bỏ dân sự Ngài trong hoàn cảnh họ vô phương cứu chữa (or whether irretrievably rejected his people).
(1) Thi thiên 110 mô tả Đấng Mê-si-a sẽ chiến thắng mọi quốc gia trên toàn thể thế giới (the Messiah conquers the nations of the World).
(Thi 110:5-6) "Chúa ở bên hữu ngươi sẽ chà nát các vua trong ngày Ngài nổi giận. 6 Ngài sẽ đoán xét các nước, làm khắp nơi đầy xác chết; Cũng sẽ chà nát kẻ làm đầu của nước lớn".
(2) Một ngày kia, Chúa Giê su sẽ tiêu diệt kẻ thủ lãnh cai trị thế gian (execute the head over a wide land), hay theo cách nói của Thi thiên 110:5 là: Kẻ làm đầu của nước lớn (the chief men over aboard country), tức là Ngài sẽ tiêu diệt con người của tội ác (the Man of Sin), hay còn gọi là: Kẻ nghịch cùng luật pháp (the lawless One) tức là Sa tan.
(Thi 110:6) "Ngài sẽ đoán xét các nước, làm khắp nơi đầy xác chết; Cũng sẽ chà nát kẻ làm đầu của nước lớn".

6/ Bạn có:
(1) Nhận biết Đức Chúa Giê su: Như là Con của Đức Chúa Trời (know Him as God's son), và là Thầy tế lễ của bạn (and your High Priest).
(2) Bạn có vâng lời Ngài như là Vua của bạn (obey Him as you King). Và tìm kiếm sự chiến thắng những người khác trước khi Ngài đến như là Quan xét (as Judge).
 


Mục Sư Trương Hoàng Ứng