(Thi 95:1-11) "1 Hãy đến hát xướng cho Đức Giê-hô-va, Cất tiếng mừng rỡ cho hòn đá về sự cứu rỗi chúng tôi. 2 Chúng tôi hãy lấy lời cảm tạ mà đến trước mặt Chúa, Vui mừng mà hát thơ ca cho Ngài. 3 Vì Giê-hô-va là Đức Chúa Trời rất lớn, Là Vua cao cả trên hết các thần. 4 Các vực sâu của đất đều ở nơi tay Ngài; Những đỉnh núi cũng thuộc về Ngài. 5 Biển thuộc về Ngài, vì chính Ngài đã làm nó; Còn đất khô, tay Ngài cũng đã nắn nên nó. 6 Hãy đến, cúi xuống mà thờ lạy; Khá quì gối xuống trước mặt Đức Giê-hô-va, là Đấng Tạo hóa chúng tôi! 7 Vì Ngài là Đức Chúa Trời chúng tôi: Chúng tôi là dân của đồng cỏ Ngài, Và là chiên tay Ngài dìu dắt. Ngày nay, nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, 8 Chớ cứng lòng như tại Mê-ri-ba, Như nhằm ngày Ma-sa trong đồng vắng, 9 Là nơi tổ phụ các ngươi thử ta, dò ta, Và thấy công việc ta. 10 Trong bốn mươi năm ta gớm ghiếc dòng dõi nầy, Ta phán rằng: Ấy là một dân có lòng lầm lạc, Chẳng từng biết đường lối ta; 11 Nhân đó ta nổi giận mà thề rằng: Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ ta".

DẪN NHẬP.

1/ Thi Thiên 95 là một lời kêu gọi hãy thờ phượng Đức Chúa Trời (a call to worship the Lord) do một thầy tế lễ (a priest) hoặc một người Lê vi (Levite) nói cùng Hội chúng người Y sơ ra ên đang tụ họp tại đền thờ (the assembled Israelites at the temple).

2/ Thi thiên 95 được chia làm hai phần và mỗi phần cũng được chia làm hai phân đoạn (each part also has two subdivision).
(1) Phần một: Một lời kêu gọi mọi người trên trái đất hãy ngợi khen Đức Chúa Trời (a call to praise the Lord of all the earth) (Thi 95:1-5). Gồm:
* Phân đoạn 1: Lời kêu gọi hãy ngợi khen (the call to praise) (Thi 95:1-2).
* Phân đoạn 2: Lý do dân Y sơ ra ên phải ngợi khen Đức Chúa Trời (why Israel is to praise the Lord) (Thi 95:3-5).
(2) Phần hai: Một lời kêu gọi dân sự của Đức Chúa Trời hãy biết ơn Ngài bằng thái độ đầu phục và bằng tấm lòng hoàn toàn vâng phục vương quyền của Ngài (a call to acknowledge by submissive attitude and obedient heart the Lord's kingship over His people) (Thi 95:6-11).
* Phân đoạn 1: Lời kêu gọi hãy thừa nhận sự đầu phục Đức Chúa Trời bằng việc quỳ gối trước mặt Ngài (the call to confess submission to the Lord by kneeling before Him) (Thi 95:6-7).
* Phân đoạn 2: Lý do dân Y sơ ra ên phải đầu phục Đức Chúa Trời (why Israel is to submit the Lord) (Thi 95:8-11).

I/ ĐỨC CHÚA TRỜI LÀ RẤT LỚN (God is great) (Thi 95:1-7a).

(Thi 95:3,6) "3 Vì Giê-hô-va là Đức Chúa Trời rất lớn, là Vua cao cả trên hết các thần... 6 Hãy đến, cúi xuống mà thờ lạy; khá quì gối xuống trước mặt Đức Giê-hô-va, là Đấng Tạo hóa chúng tôi!".

1/ Rất lớn גָּדוֹל [gadowl] hoặc hình thức rút ngắn (shortened): גָּדֹל [gâdôl]:
(Thi 95:3) "Vì Giê-hô-va là Đức Chúa Trời rất lớn".
* Great: To lớn, vĩ đại, nổi bậc, xuất sắc. Vượt lên trên mức bình thường, hoặc mức trung bình (above the normal or average).
* Mighty: Mạnh mẽ, hùng cường (powerful or strong).

2/ Thi thiên 95 là một lời kêu gọi hãy thờ phượng hân hoan (a call to jubilant worship), chứ không phải chỉ là sự tham dự buổi lễ như một thông lệ (not just participation in service as usual).

(1) Ông mời gọi hết thảy chúng ta  phải "hát xướng vui mừng" và phải "quỳ gối xuống trước mặt Đức Chúa Trời"
(Thi 95:1-3) "1 Hãy đến hát xướng cho Đức Giê-hô-va, Cất tiếng mừng rỡ cho hòn đá về sự cứu rỗi chúng tôi. 2 Chúng tôi hãy lấy lời cảm tạ mà đến trước mặt Chúa, Vui mừng mà hát thơ ca cho Ngài".

(a) Hát xướng רָנַן [ranan] (sing): Ca hát.
* Phát ra những ca từ bằng những âm thanh có tính nhạc (utter musical sounds with the voice, esp. words with a set tune).
(Thi 95:1a) "Hãy đến hát xướng cho Đức Giê-hô-va".
(Thi 5:11) "Nhưng phàm ai nương náu mình nơi Chúa sẽ khoái lạc, Cất tiếng reo mừng đến mãi mãi, Vì Chúa bảo hộ các người ấy; Kẻ nào ái mộ danh Chúa Cũng sẽ nức lòng mừng rỡ nơi Chúa".
(b) Cất tiếng mừng rỡ רוּעַ [ruwa`] (make a joyful noise): Lớn tiếng reo mừng.
* Latin "gaudère": Hoan hỉ (rejoice). Tràn ngập niềm vui (full of joy).
(Thi 95:1b) "Cất tiếng mừng rỡ cho hòn đá về sự cứu rỗi chúng tôi".
(Thi 81:1) "Hãy hát reo cho Đức Chúa Trời là sức lực chúng ta; Hãy cất tiếng la vui vẻ cho Đức Chúa Trời của Gia-cốp".
(Thi 42:4) "Xưa tôi đi cùng đoàn chúng, Dẫn họ đến nhà Đức Chúa Trời, Có tiếng reo mừng và khen ngợi. Một đoàn đông giữ lễ; Rày tôi nhớ lại điều ấy, và lòng buồn thảm".
(Ê sai 44:23) "Hỡi các từng trời, hãy hát vui mừng vì Đức Giê-hô-va đã làm hoàn thành! Hỡi các nơi sâu dưới đất, hãy reo la! Hỡi các núi, rừng cũng mọi cây cối trên rừng, hãy cất tiếng mà hát! vì Đức Giê-hô-va đã chuộc Gia-cốp, và sẽ tỏ sự vinh hiển Ngài ra trong Y-sơ-ra-ên".
(Sô 3:14) "Hỡi con gái Si-ôn, hãy hát! Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy kêu la! Hỡi con gái Giê-ru-sa-lem, hãy hết lòng mừng rỡ và vui thích!".
(c) Cảm tạ תּוֹדָה [towdah] (with thanksgiving): Sự bày tỏ sự biết ơn, đặc biệt là đối với Đức Chúa Trời (the expression of gratitude, esp. to God); dâng lên Đức Chúa Trời những sự tạ ơn (giving thanks to God).
(Thi 95:2a) "Chúng tôi hãy lấy lời cảm tạ mà đến trước mặt Chúa".
(Thi 26:7) "Hầu cho nức tiếng tạ ơn,Và thuật các công việc lạ lùng của Chúa"
(Thi 50:23) "Kẻ nào dâng sự cảm tạ làm của lễ, tôn vinh ta; Còn người nào đi theo đường ngay thẳng, Ta sẽ cho thấy sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời".
(Thi 69:30) "Tôi sẽ dùng bài hát mà ngợi khen danh Đức Chúa Trời, Và lấy sự cảm tạ mà tôn cao Ngài".
(Thi 100:4) "Hãy cảm tạ mà vào các cửa Ngài, Hãy ngợi khen mà vào hành lang Ngài. Khá cảm tạ Ngài, chúc tụng danh của Ngài".
(Thi 147:7) "Hãy hát sự cảm tạ cho Đức Giê-hô-va, Gảy đàn cầm mà ngợi khen Đức Chúa Trời chúng tôi".
* Hy lạp (Greek) εὐχαριστία [eucharistia] (thanksgiving): Sự biểu tỏ lòng biết ơn. Cách diễn đạt bằng lời nói để bày tỏ lòng biết ơn cách tích cực đến Đức Chúa Trời như một hành động của thờ phượng (actively, grateful language to God, as an act of worship).
(Phi líp 4:6) "Chớ lo phiền chi hết, nhưng trong mọi sự hãy dùng lời cầu nguyện, nài xin, và sự tạ ơn mà trình các sự cầu xin của mình cho Đức Chúa Trời".
(d) Tác giả Thi Thiên 95 đã xử dụng nhiều từ khác nhau để mô tả về sự thờ phượng thật (the variety of expression used to describe true worship).
* Thờ phượng thật là "hát" cho Đức Giê Hô Va.
* Thờ phượng thật là "cất tiếng ca mừng rỡ" cho Hòn đá về sự cứu rỗi (the Rock of our Salvation), Ngài là vầng đá của muôn thời đại (the cleft Rock of Ages), và nơi Ngài chúng ta tìm được nơi trú ẩn đời đời (eternal refuge).
* Thờ phượng thật là bước vào trước sự hiện diện của Chúa (coming into His presence), dâng lên những lời cảm tạ về tất cả mọi điều (confessing with thanksgiving) mà Ngài đã làm cho chúng ta.

(2) Cúi xuống và quì gối xuống mà thờ phượng Đức Chúa Trời.
(Thi 95:6) "Hãy đến, cúi xuống mà thờ lạy; khá quì gối xuống trước mặt Đức Giê-hô-va, là Đấng Tạo hóa chúng tôi!".
(a) Cúi xuống כָּרַע [kara`] (bow down): Cúi. Cúi đầu hoặc thân mình đặc biệt để biểu thị lòng đầu phục hoặc lòng kính trọng (incline the head or trunk esp. in submission or reverence).
(Thi 95:6a) "Hãy đến, cúi xuống mà thờ lạy... là Đấng Tạo hóa chúng tôi!".
(II Sa 12:16) "Đa-vít vì con cầu khẩn Đức Chúa Trời và kiêng ăn; đoạn, người trở vào nhà, trọn đêm nằm dưới đất".
(b) Quì gối בָּרַךְ [barak] (let us kneel): Quì, quì xuống.
* Tự nghĩa của động từ בָּרַךְ [barak]: Đứng trên một hoặc cả hai đầu gối (fall or rest on the knees or a knee).
* Nghĩa bóng của động từ בָּרַךְ [barak]: Chịu phục tùng (submit). Chấp nhận quyền điều khiển của một người khác (surrender oneself to the control of another).
(Thi 95:6b) "Khá quì gối xuống trước mặt Đức Giê-hô-va, là Đấng Tạo hóa chúng tôi!".
(II Sử 6:12-13) "12 Sa-lô-môn đang đứng trước bàn thờ của Đức Giê-hô-va, đối mặt cả hội chúng Y-sơ-ra-ên, giơ tay mình ra 13 (vì người đã đóng một cái sạp bằng đồng, bề dài năm thước, bề ngang năm thước, bề cao ba thước, để tại giữa hành lang; người đứng tại đó, quì gối xuống trước mặt cả hội chúng Y-sơ-ra-ên, giơ tay lên trên trời)".
(Phi líp 2:10) "hầu cho nghe đến danh Đức Chúa Jêsus, mọi đầu gối trên trời, dưới đất, bên dưới đất, thảy đều quì xuống".
(c) Tác giả Thi thiên 95 không những chỉ cho chúng ta cách thờ phượng Đức Chúa Trời, mà ông còn thúc giục chúng ta hãy đầu phục Đức Chúa Trời với tấm lòng vâng phục (submit to the Lord with obedient hearts).Ông thúc giục chúng ta hãy quì gối xuống trước mặt Chúa (kneel before the Lord).

3/ Lý do chúng ta phải "trổi tiếng vui mừng" và phải "quỳ gối xuống trước mặt Đức Chúa Trời":
* Vì Ngài là Đức Chúa Trời rất lớn (the great God) (Thi 95:1).
* Vì Ngài là Vua cao cả trên hết các thần (the great King about all God (95:3).
* Vì Ngài là Đấng Tạo hóa chúng ta (our great Creator) (Thi 95:6).
* Vì Ngài là Đức Chúa Trời chúng ta (our God) (Thi 95:7a).
* Vì chúng ta là dân sự của Ngài (God's people) (Thi 95:7b).
* Vì chúng ta là chiên tay Ngài dìu dắt (the flock under His care) (Thi 95:7c).
Thờ phượng và ngợi khen Đức Chúa Trời là một đặc ân (privilege) lớn cho chúng ta.

II/ ĐỨC CHÚA TRỜI BỊ TỔN THƯƠNG (God is grieved) (Thi 95:7b-11).
(Thi 95: 7b-11) "7b Ngày nay, nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, 8 Chớ cứng lòng như tại Mê-ri-ba, Như nhằm ngày Ma-sa trong đồng vắng, 9 Là nơi tổ phụ các ngươi thử ta, dò ta, Và thấy công việc ta. 10 Trong bốn mươi năm ta gớm ghiếc dòng dõi nầy, Ta phán rằng: Ấy là một dân có lòng lầm lạc, Chẳng từng biết đường lối ta; 11 Nhân đó ta nổi giận mà thề rằng: Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ ta".

1/ Ngược lại với một tấm lòng thờ phượng đẹp lòng Đức Chúa Trời (the opposite of a worshiping heart that pleases the Lord)) thì một tấm lòng cứng cỏi sẽ làm đau lòng Đức Chúa Trời (a hard heart that grieves the Lord).
(Thi 95:8) "Chớ cứng lòng như tại Mê-ri-ba, như nhằm ngày Ma-sa trong đồng vắng".

(1) Hy bá lai (Hebrew) קָשָׁה [qashah] (harden / make hard): Cứng lòng, ngoan cố, ương bướng.
* Stiffnecked: Bướng bỉnh, ngạo mạn (obstinate or haughty).
* Make stiff: Làm cho cứng lại. Rất khó để uốn nắn, để gấp, để chuyển động, để thay đổi (hard to bend or move or turn etc.).
* Make stubborn / show stubbornness: Tỏ ra ương ngạnh, ngoan cố. Kiên quyết không chịu nhượng bộ (unreasonably obstinate).
* Obstinacy: Tính khó bảo, tính ngoan cố, tính bướng bỉnh, tính hay cứng đầu cứng cổ. Từ chối thay đổi ý kiến hoặc chìu hướng hành động của mình, bất chấp sự khuyên răn (firmly adhering to one's chosen course of action or opinion despite dissuasion).

(2) La tinh (Latin) "obstinatus / obstinare" (obstinate / persist): Cố chấp. Gồm:
(a) Tiền tố (pref.) "ob": Đối lập với, chống lại ai/gì (against).
(b) Động từ (verb) "stare": Đứng, đứng lên (to stand).
(c) "Obstinatus / obstinare": Đứng lên chống đối.

(3) Hy lạp (Greek) σκληρύνω [sklērynō] (harden): Cứng lòng, trở nên bướng bỉnh, trở nên ương ngạnh, làm cho cứng lại.
* Render obstinate: Bày tỏ sự ngoan cố.
* Stubborn: Bướng bình, ương ngạnh.
(Hê 3:7-8) "7 Cho nên, như Đức Thánh Linh phán rằng: Ngày nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài. 8 Thì chớ cứng lòng, như lúc nổi loạn, Là ngày thử Chúa trong đồng vắng".
(Công 19:8-9) "8 Phao-lô vào nhà hội, và trong ba tháng giảng luận một cách dạn dĩ ở đó; giải bày những điều về nước Đức Chúa Trời mà khuyên dỗ các kẻ nghe mình. 9 Song vì có mấy người cứng lòng, từ chối không tin, gièm chê đạo Chúa trước mặt dân chúng, thì người phân rẽ họ mà nhóm các môn đồ riêng ra, và dạy dỗ hằng ngày trong trường học Ti-ra-nu".

2/ Những nhà lãnh đạo của buổi lễ nhắc nhở dân Y sơ ra ên hãy nhớ lại những lần mà tổ phụ họ đã nổi loạn trong đồng vắng (times of her rebellion in the desert).
(Thi 95: 7b-8) "7b Ngày nay, nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, 8 Chớ cứng lòng như tại Mê-ri-ba, như nhằm ngày Ma-sa trong đồng vắng".

(1) Mê-ri-ba מְרִיבָה [mĕriybah] (in the provocation / quarrelling): Phản nghịch.
(Thi 95:8a) "Chớ cứng lòng như tại Mê-ri-ba...".
(a) Khiêu khích, trêu chọc, chọc tức. Làm cho ai tức giận do cố ý làm điều gì đó để chọc tức hoặc xúc phạm (the act or instance of provoking). Vì trong ngôn ngữ La tinh (Latin) provocatio: Sự khiêu khích. Do động từ provocare: Chọc tức, làm phiền lòng (provoke). Gồm:
* Tiền tố (pref.) "pro": Trước mặt (before).
* Động từ (verb) "vocare" (call): Kêu, la, nói to, quát tháo.
(b) Tranh chấp, cãi nhau, phàn nàn, đổ lỗi. Tranh cãi hoặc bất đồng ý kiến cách giận dữ (a violent contention or altercation). Vì trong ngôn ngữ La tinh
Latin "querella": Sự kêu ca, than phiền (complaint). Và động từ "queri": Phàn nàn, oán trách (complain).
(Xuất 17:7) "Người đặt tên nơi nầy là Ma-sa và Mê-ri-ba, vì cớ việc cãi lộn mà dân Y-sơ-ra-ên kiếm cớ gây cùng người, và vì họ đã ướm thử Đức Giê-hô-va mà nói rằng: Có Đức Giê-hô-va ở giữa chúng ta hay chăng?".
(Dân 20:13) "Ấy đó là nước của Mê-ri-ba, tức là nơi dân Y-sơ-ra-ên cãi trả cùng Đức Giê-hô-va; Ngài tự nên thánh trước mặt dân đó".

(2) Ma-sa מַסָּה [maccah] (testing / temptation):
(Thi 95:8b) "Chớ cứng lòng như... nhằm ngày Ma-sa trong đồng vắng".
(a) Thử, thử thách, kiểm tra, sát hạch. Một sự xem xét hoặc đo lường các phẩm chất của một người hoặc của một vật (a critical examination or trial of a person's or think's qualities).
(b) Hy lạp (Greek) πειράζω [peirazō] (tempt / test).
* Làm một cuộc trắc nghiệm (make trial of).
* Đưa vào sự thử thách (put to the test).
(I Cô 10:9) "Cũng chớ thử thách Chúa như mấy người trong họ đã thử thách mà bị loài rắn hủy diệt".

(3) Trong Cựu ước có hai nơi khác nhau nhưng đều được đặc tên là Mê-ri-ba và Ma-sa (Meribah và Massah).
(a) Mê-ri-ba gần Rê phi đim (Meribah near Rephidim), là nơi dân Y sơ ra ên đã chọc giận Đức Chúa Trời (provoked God) bởi những lời lằm bằm vì thiếu nước.
(Xuất 17:7) "Người đặt tên nơi nầy là Ma-sa và Mê-ri-ba, vì cớ việc cãi lộn mà dân Y-sơ-ra-ên kiếm cớ gây cùng người, và vì họ đã ướm thử Đức Giê-hô-va mà nói rằng: Có Đức Giê-hô-va ở giữa chúng ta hay chăng?".
(b) Mê-ri-ba gần Ca đe (Meribah near Kadesh), là nơi Môi se đã làm buồn lòng Đức Chúa Trời (offended God) khi ông đập hòn đá hai lần, thay vì vâng lời Đức Chúa Trời chỉ nói với hòn đá.
(Dân 20:10-13) "10 Môi-se và A-rôn truyền nhóm hội chúng đến trước hòn đá mà nói rằng: Hỡi dân phản nghịch! hãy nghe, chúng ta há dễ khiến nước chảy từ hòn đá nầy ra cho các ngươi được sao? 11 Môi-se giơ tay lên, đập hòn đá hai lần bằng cây gậy mình. Nước bèn chảy tràn ra nhiều, hội chúng uống, và súc vật họ uống nữa. 12 Đoạn, Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se và A-rôn rằng: Bởi vì hai ngươi không có tin đến ta, đặng tôn ta nên thánh trước mặt dân Y-sơ-ra-ên, vì cớ đó, hai ngươi sẽ không đem hội chúng nầy vào xứ mà ta đã cho nó đâu. 13 Ấy đó là nước của Mê-ri-ba, tức là nơi dân Y-sơ-ra-ên cãi-trã cùng Đức Giê-hô-va; Ngài tự nên thánh trước mặt dân đó".
(c) Hai biến cố nầy đã xảy ra: Một vào lúc dân Y sơ ra ên khởi đầu cuộc hành trình (one at the beginning of the desert journey) và một vào lúc họ kết thúc cuộc hành trình (and the other near the close); đã tạo thành những dấu mốc đầy ý nghĩa diễn tả qua tên của chúng.
* Mê-ri-ba מְרִיבָה [mĕriybah]: Nổi loạn (rebellion).
* Ma-sa מַסָּה [maccah]: Thử (trial).

3/ Nổi loạn và thử thách Chúa là tình trạng không có đức tin của dân sự của Đức Chúa Trời (the faithlessness of the God's people) trong suốt thời gian lưu lạc trong đồng vắng. Dầu họ đã từng thấy những việc làm kỳ diệu của Đức Chúa Trời (God's marvelous works), khi Ngài giải cứu họ ra khỏi Ê díp tô (Egypt). Nhưng họ không đầu phục Ngài cách vui mừng (not submitting gladly to Him) mà lại thử Ngài (tested Him) và dò Ngài (tried Him). Đó là một dân tộc có lòng lầm lạc (a people whose hearts go astray).
(Thi 95:9-10) "9 Là nơi tổ phụ các ngươi thử ta, dò ta, Và thấy công việc ta. Trong bốn mươi năm ta gớm ghiếc dòng dõi nầy, Ta phán rằng: Ấy là một dân có lòng lầm lạc, Chẳng từng biết đường lối ta".

(1) Thử נָסָה [nâch] (test): Thử nghiệm, xét nghiệm.
(Thi 95:9a) "Là nơi tổ phụ các ngươi thử ta...".
(Dân 14:22) "Trong mọi người đã thấy sự vinh quang ta, phép lạ ta đã làm tại xứ Ê-díp-tô và nơi đồng vắng, là các ngươi đã thử ta mười lần và đã không nghe lời ta".
(Thi 78:40-41) "40 Biết mấy lần chúng nó phản nghịch cùng Ngài nơi đồng vắng, Và làm phiền Ngài trong chỗ vắng vẻ! 41 Chúng nó lại thử Đức Chúa Trời, Trêu chọc Đấng thánh của Y-sơ-ra-ên".

(2) Dò בָּחַן [bachan] (prove / try): Xem xét để quyết định.
(Thi 95:9a) "Là nơi tổ phụ các ngươi thử ta, dò ta, Và thấy công việc ta".
* Chứng minh sự thật (demonstrate the truth of).
* Kiểm tra tính hữu hiệu hoặc tính hữu ích cho một mục đích (examine the effectiveness or usefulness of for a purpose).
(a) Latin "probare": Thử (test); chứng minh, giải thích (demonstrate); để ưng thuận, chấp nhận (approve).
(b) Động từ (verb) "probare" do tính từ (adj) "probus": Hay, tốt, đẹp (good).
(Thi 78:56) "Dầu vậy, chúng nó thử và phản nghịch Đức Chúa Trời Chí cao, không giữ các chứng cớ của Ngài".

(3) Lầm lạc תָּעָה [ta`ah] (err): Bị sai lầm (be mistaken), tội lỗi (sin); làm điều sai trật (do wrong); phạm lỗi lầm (incorrect).
(Thi 95:10) "Trong bốn mươi năm ta gớm ghiếc dòng dõi nầy, Ta phán rằng: Ấy là một dân có lòng lầm lạc, Chẳng từng biết đường lối ta".
(a) Latin "errare": Đi lạc (stray); "airzei": Nhầm lẫn (error); "airzjan": Dẫn đến sự lầm lạc, chệch khỏi con đường (lead astray).
(b) Hy lạp (Greek) πλανάω [planaō] (err).
* Ra khỏi con đường đúng / lẽ thật (lead aside from the right way / the truth).
* Dẫn vào đường sai lầm và tội lỗi (to lead into eror and sin).
* Bị dẫn dụ để rời khỏi con đường trinh tiết, đức hạnh (to be led aside from the path of virtue).
(Hê 3:10-11) "10 Nhân đó, ta giận dòng dõi nầy, Và phán rằng: lòng chúng nó lầm lạc luôn, Chẳng từng biết đường lối ta. 11 Nầy là lời thề mà ta lập trong cơn thạnh nộ, rằng: Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ của ta".
(Ê phê sô 4:14) "Ngài muốn chúng ta không như trẻ con nữa, bị người ta lừa đảo, bị mưu chước dỗ dành làm cho lầm lạc, mà day động và dời đổi theo chiều gió của đạo lạc".
(Gia cơ 5:19-20) "19 Hỡi anh em, trong vòng anh em nếu có ai lầm lạc cách xa lẽ thật, mà có người khác làm cho nó trở lại, 20 thì phải biết rằng kẻ làm cho người có tội trở lại, bỏ đường lầm lạc, ấy là cứu linh hồn người khỏi sự chết và che đậy vô số tội lỗi".

4/ Tác giả Thi thiên 95 đã nhắc lại cho những người nhóm lại thờ phượng Đức Chúa Trời trong đền thờ Giê ru sa lem lúc bấy giờ rằng tổ phụ của họ đã không tin Chúa (the unbelieving Jews) nên đã phải trả một giá cao cho tội lỗi của họ (paid a high price for their sin). Hết thảy đều đã bị ngã chết trong đồng vắng (they died in the wilderness) và họ không bao giờ được bước vào đất hứa (never entered the promised land), vì họ đã làm cho Chúa nổi giận. Xin tham khảo thêm trong sách Hê bơ rơ đoạn 3 và đoạn 4.

(1) nổi giận mà thề (swear in my wrath).
(Thi 95:11) "Nhân đó ta nổi giận mà thề rằng: Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ ta".
(a) Nổi giận אַף ['aph] (wrath): Cơn thạnh nộ; sự rất không hài lòng, rất bất mãn (extreme or passionate displeasure); sự giận dữ đến tột độ (extreme angry).
(Thi 95:11a) "Nhân đó ta nổi giận..."
(Hê 4:3) "Về phần chúng ta là kẻ đã tin, thì vào sự yên nghỉ, như Đức Chúa Trời đã phán rằng: Nầy là lời thề ta đã lập trong cơn thạnh nộ: Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ ta! Dầu vậy, công việc của Ngài đã xong rồi từ buổi sáng thế".
(b) Thề שָׁבַע [shaba`] (swear / oath): Tuyên bố hoặc hứa một cách nghiêm túc, trịnh trọng (state or promise solemnly).
(Thi 95:11b) "Nhân đó ta nổi giận mà thề".
(Dân 14:22-23) "22 Trong mọi người đã thấy sự vinh quang ta, phép lạ ta đã làm tại xứ Ê-díp-tô và nơi đồng vắng, là các ngươi đã thử ta mười lần và đã không nghe lời ta, 23 thì chẳng một ai sẽ thấy xứ mà ta thề hứa cho tổ phụ chúng nó. Chẳng ai mà đã khinh ta sẽ thấy xứ đó đâu!".

(2) Những người lầm lạc sẽ không được vào sự yên nghỉ của Chúa (never enter the Lord's rest).
(Thi 95:11c) "Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ ta".
(a) Sự yên nghỉ מְנוּחָה [mĕnuwchah] (rest): Nghỉ ngơi, yên ổn, yên tâm.
(b) Latin "restare": Nghỉ ngơi ((rest). Gồm:
* Tiền tố (pref.) "re": Một lần nữa (again); trở lại (back).
* Động từ (verb) "stare": Không bị khuấy động (stand).
(Phục 1:35) "Chẳng một ai của dòng dõi gian ác nầy sẽ thấy xứ tốt đẹp mà ta đã thề ban cho tổ phụ các ngươi".
(c) Lòng vô tín ngăn cản loài người khỏi sự yên nghỉ của Đức Chúa Trời (unbelief excludes men from God's rest).
(Hê 4:3) "Về phần chúng ta là kẻ đã tin, thì vào sự yên nghỉ, như Đức Chúa Trời đã phán rằng: Nầy là lời thề ta đã lập trong cơn thạnh nộ: Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ ta! Dầu vậy, công việc của Ngài đã xong rồi từ buổi sáng thế".
(Hê 3:7-8, 13) "7 Cho nên, như Đức Thánh Linh phán rằng: Ngày nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài. 8 Thì chớ cứng lòng, như lúc nổi loạn, Là ngày thử Chúa trong đồng vắng, 9 Là nơi tổ phụ các ngươi thấy công việc ta làm trong bốn mươi năm, Mà còn thử để dò xét ta! 10 Nhân đó, ta giận dòng dõi nầy, Và phán rằng: lòng chúng nó lầm lạc luôn, Chẳng từng biết đường lối ta. Nầy là lời thề mà ta lập trong cơn thạnh nộ, rằng: Chúng nó sẽ chẳng hề vào sự yên nghỉ của ta. 12 Hỡi anh em, hãy giữ lấy, kẻo ai trong anh em có lòng dữ và chẳng tin mà trái bỏ Đức Chúa Trời hằng sống chăng. Nhưng hằng ngày anh em hãy khuyên bảo lẫn nhau, đang khi còn gọi là "Ngày nay," hầu cho trong anh em không ai bị tội lỗi dỗ dành mà cứng lòng".
(Hê 4:7) "nên về sau lâu lắm, trong một thơ của Đa-vít, Chúa lại định một ngày nữa gọi là "Ngày nay," như trên kia đã dẫn rằng: Ngày nay nếu các ngươi nghe tiếng Ngài, thì chớ cứng lòng".

KẾT LUẬN:


1/ Bạn có muốn vui hưởng đời sống đức tin? (Do you want to enjoy your life of faith?). Vậy thì bạn hãy dành thời gian để nhìn xem sự vĩ đại của Đức Chúa Trời (take time to see the greatness of God), và ngợi khen Ngài (praise Him).

2/ Bạn có muốn thừa hưởng cơ nghiệp mà Đức Chúa Trời đã trù tính cho bạn trong đời nầy? (Do you want to inherit all that God has planned for you in this life?). Vậy thì hãy dâng chính mình bạn để thờ phượng và ngợi khen Đức Chúa Trời (give yourself to worship and praise).

3/ Một tấm lòng cứng cỏi dẫn đến một đời sống khó khăn (a hard heart leads to a hard life). Vì vậy, bạn hãy giữ lòng bạn mềm mại trước mặt Đức Chúa Trời (keep your hard tender before God).
(Châm 4:23) "Khá cẩn thận giữ tấm lòng của con hơn hết, Vì các nguồn sự sống do nơi nó mà ra".


 


Mục Sư Trương Hoàng Ứng