(Thi 82:1-8) "1 Đức Chúa Trời đứng trong hội Đức Chúa Trời; Ngài đoán xét giữa các thần. 2 Các ngươi sẽ đoán xét chẳng công bình, Và tây vị kẻ ác cho đến chừng nào? 3 Hãy đoán xét kẻ khốn cùng và người mồ côi; Hãy xử công bình cho người buồn rầu và kẻ túng ngặt. 4 Khá cứu vớt kẻ khốn cùng và người thiếu thốn, Giải họ khỏi tay kẻ ác. 5 Chúng nó không biết chi, cũng chẳng hiểu chi; Chúng nó đi qua đi lại trong sự tối tăm: Các nền trái đất đều rúng động. 6 Ta đã nói: Các ngươi là thần, Hết thảy đều là con trai của Đấng Chí cao. 7 Dầu vậy, các ngươi sẽ chết như loài người, sa ngã như một quan trưởng. 8 Hỡi Đức Chúa Trời, hãy chỗi dậy, đoán xét thế gian; Vì Chúa sẽ được muôn dân làm cơ nghiệp".

DẪN NHẬP.

1/ Nhiều người tin rằng A sáp אָסָף  ['Âcâph] là tác giả của Thi thiiên 82 (the Psalm is ascribed to Asaph), vì A sáp là người chỉ huy của một trong các ca đoàn thuộc về người Lê vi của vua Đa vít (leader of one of David's Levitical choirs).
Các Thi thiên do A sáp sáng tác bao gồm: Thi thiên 50 và các Thi thiên khác từ Thi thiên 73 đến Thi thiên 83.
Mặc dầu các Thi thiên 74,75,79,82 và 83 cũng được ám chỉ là của A sáp sáng tác (reference to Asaph), nhưng trên thực tế lại do của các con cháu của A sáp sáng tác (descendants of Asaph). Họ là những người đã tiếp nối chức vụ của A sáp (who functioned in his place).

2/ Tác giả Thi thiên 82 gợi lên (evokes) một khải tượng về Đức Chúa Trời đang chủ trì một toà án của Ngài trên Thiên đàng (a vision of God's presiding over His heavenly court), tương tự như các kinh nghiệm của các tiên tri trong Cựu ước (analogous to the experiences of the prophets).
(I Vua 22:19-22) "19 Mi-chê lại tiếp: Vậy, hãy nghe lời của Đức Giê-hô-va: Tôi thấy Đức Giê-hô-va ngự trên ngôi Ngài và cả cơ binh trên trời đứng chầu Ngài bên hữu và bên tả. 20 Đức Giê-hô-va phán hỏi: Ai sẽ đi dụ A-háp, để người đi lên Ra-mốt trong Ga-la-át, và ngã chết tại đó? Người trả lời cách này, kẻ trả lời cách khác. 21 Bấy giờ, có một thần ra đứng trước mặt Đức Giê-hô-va mà thưa rằng: Tôi sẽ đi dụ người. Đức Giê-hô-va phán hỏi thần rằng: Dụ cách nào? 22 Thần thưa lại rằng: Tôi sẽ đi và làm một thần nói dối trong miệng những tiên tri của người. Đức Giê-hô-va phán rằng: Phải, ngươi sẽ dụ người được. Hãy đi và làm như ngươi đã nói".
(Ê sai 6:1-7) "1 Về năm vua Ô-xia băng, tôi thấy Chúa ngồi trên ngôi cao sang, vạt áo của Ngài đầy dẫy đền thờ. 2 Những sê-ra-phin đứng bên trên Ngài; mỗi sê-ra-phin có sáu cánh, hai cái che mặt, hai cái che chân và hai cái dùng để bay. 3 Các sê-ra-phin cùng nhau kêu lên rằng: Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Đức Giê-hô-va vạn quân! Khắp đất đầy dẫy sự vinh hiển Ngài! 4 Nhân tiếng kêu đó, các nền ngạch cửa rúng động, và đền đầy những khói. 5 Bấy giờ tôi nói: Khốn nạn cho tôi! Xong đời tôi rồi! Vì tôi là người có môi dơ dáy, ở giữa một dân có môi dơ dáy, bởi mắt tôi đã thấy Vua, tức là Đức Giê-hô-va vạn quân! 6 Bấy giờ một sê-ra-phin bay đến tôi, tay cầm than lửa đỏ mà đã dùng kiềm gắp nơi bàn thờ, 7 để trên miệng ta, mà nói rằng: Nầy, cái nầy đã chạm đến môi ngươi; lỗi ngươi được bỏ rồi, tội ngươi được tha rồi".
(Giê 23:18-22) "18 Vậy ai đã đứng được trong sự bàn luận của Đức Giê-hô-va, để được ngắm xem và nghe lời Ngài? Ai đã suy xét và nghe lời Ngài? 19 Nầy, cơn giận của Đức Giê-hô-va đã phát ra như bão, như gió lốc, nổ trên đầu kẻ dữ. 20 Đức Giê-hô-va chưa làm trọn ý đã định trong lòng, thì cơn giận của Ngài sẽ chẳng trở lại. Trong ngày sau rốt, các ngươi sẽ rõ biết sự ấy. 21 Ta chẳng sai những tiên tri nầy, mà chúng nó đã chạy; ta chẳng phán với, mà đã nói tiên tri. 22 Nếu chúng nó có đứng trong sự bàn luận ta, thì đã khiến dân ta nghe lời ta, và đã làm cho dân từ đường dữ việc xấu mà trở lại rồi".

A/ NGÔI Ở TRÊN TRỜI (the throne IN heaven) (82:1-4).
(Thi 82:1-4) "1 Đức Chúa Trời đứng trong hội Đức Chúa Trời; Ngài đoán xét giữa các thần. 2 Các ngươi sẽ đoán xét chẳng công bình, Và tây vị kẻ ác cho đến chừng nào? Hãy đoán xét kẻ khốn cùng và người mồ côi; Hãy xử công bình cho người buồn rầu và kẻ túng ngặt. 4 Khá cứu vớt kẻ khốn cùng và người thiếu thốn, Giải họ khỏi tay kẻ ác".

I/ Đức Chúa Trời chủ trì toà án như một Quan toà אֱלֹהִים ['elôhiym] (Judge) và buộc tội các quan toà אֱלֹהִים ['elôhiym] của loài người (the human judges) vì sự thất bại của họ trong việc họ đã không bảo vệ kẻ nghèo khó (for their failure to defend the poor and needy) và cũng đã không lên án kẻ ác (and condemn the wicked).
(Thi 82:1) "Đức Chúa Trời אֱלֹהִים ['elôhiym] (God) đứng trong hội עֵדָה [`êdâh] (in the congregation) Đức Chúa Trời אֵל ['el] (the mighty); Ngài đoán xét giữa các thần אֱלֹהִים ['elôhiym] (gods)".

Cựu ước xử dụng ba danh hiệu khác nhau để chỉ về Đức Chúa Trời:
* Danh từ số nhiều אֱלֹהִים ['elôhiym] (God): Đức Chúa Trời hoặc các thần.
* Danh từ số ít אֵל ['el], hoặc אֱלוֹהַּ ['elôwahh]: Đức Chúa Trời hoặc thần linh.

1/ Danh hiệu אֱלֹהִים ['elôhiym] (God): Đức Chúa Trời.
Cựu ước có đến 2600 lần chép đến danh xưng אֱלֹהִים ['elôhiym], nhưng với nhiều nghĩa khác nhau như:
* Đức Chúa Trời (God).
* Các thần (gods).
* Các thiên sứ (angels).
* Các quan xét (judges).

(1) Tước hiệu אֱלֹהִים ['elôhiym] rất phổ biến, dùng để chỉ về Đức Chúa Trời có một và thật (commonly designates the one true God). Và thường đi cùng với danh xưng Đức Giê Hô Va יְהֹוָה [Yĕhôvâh] (the LORD).
(Sáng 1:1) "Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất".
(Sáng 2:4) "Ấy là gốc tích trời và đất khi đã dựng nên, trong lúc Giê-hô-va Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất".
(Thi 100:3) "Phải biết rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời. Chính Ngài đã dựng nên chúng tôi, chúng tôi thuộc về Ngài; Chúng tôi là dân sự Ngài, là bầy chiên của đồng cỏ Ngài".

(2) Khi אֱלֹהִים ['elôhiym] (God) được nói đến như là một Danh xưng của Đức Chúa Trời thì nó truyền tải (conveys) các ý sau đây:
(a) Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hoá (God is the Creator).
(Sáng 5:1) "Đây là sách chép dòng dõi của A-đam. Ngày mà Đức Chúa Trời dựng nên loài người, thì Ngài làm nên loài người giống như Đức Chúa Trời".
(b) Đức Chúa Trời là Vua (God is the King).
(Thi 47:7-8) "7 Vì Đức Chúa Trời là Vua của cả trái đất; Hãy hát ngợi khen cách thông hiểu. 8 Đức Chúa Trời cai trị các nước, Đức Chúa Trời ngự ngôi thánh Ngài".
(c) Đức Chúa Trời là Quan xét (God is the Judge).
(Thi 50:6) "Các từng trời sẽ rao truyền sự công bình Ngài, Vì chính Đức Chúa Trời là quan xét".
(d) Đức Chúa Trời là Chúa (God is the Lord).
(Thi 86:12-13) "12 Hỡi Chúa, là Đức Chúa Trời tôi, tôi hết lòng ngợi khen Chúa, Tôn vinh danh Chúa đến mãi mãi. 13 Vì sự nhân từ Chúa đối cùng tôi rất lớn, Và Chúa đã giải cứu linh hồn tôi khỏi âm phủ sâu hơn hết".
(e) Đức Chúa Trời là Đấng Giải cứu (God is the Saviour).
(Ô sê 13:4) "Nhưng mà, ấy chính ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi từ khi ngươi ra khỏi đất Ê-díp-tô, và ngoài ta, ngươi chớ nên nhìn biết thần nào khác: ngoài ta không có đấng cứu nào khác!".

(3) Các đức tính của אֱלֹהִים ['elôhiym] (God's characters):
(a) Giàu lòng thương xót רַחוּם [rachuwm] (compassionate / merciful).
(Phục 4:31) "Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi là Đức Chúa Trời hay thương xót sẽ không bỏ ngươi và không hủy diệt ngươi đâu; cũng chẳng quên sự giao ước mà Ngài đã thề cùng các tổ phụ ngươi".
(b) Hay độ lượng חַנּוּן [channuwn] (gracious).
(Thi 116:5) "Đức Giê-hô-va hay làm ơn, và là công bình; Đức Chúa Trời chúng ta có lòng thương xót"
(c) Thành tín  אָמַן ['âman] (faithful).
(Phục 7:9) "Vậy nên, phải nhận biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, ấy là Đức Chúa Trời, tức Đức Chúa Trời thành tín, giữ sự giao ước và nhân từ đến ngàn đời cho những người yêu mến Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài".

(4) Mặc dầu danh từ Đức Chúa Trời אֱלֹהִים ['elôhiym] (God) ở dạng số nhiều (the form this word is plural), nhưng nó thường được xử dụng như số ít (it is used frequently as if it were singular) và đi sau nó là một động từ số ít (with a singular verb). Như chúng ta thấy trong Sáng thế ký 1:1-31 và nhiều chỗ khác trong Kinh Cựu ước.
(Xuất 2:23-25) "23 Sau cách lâu, vua xứ Ê-díp-tô băng; dân Y-sơ-ra-ên than thở kêu van vì phải phục dịch khổ sở; tiếng kêu van lên thấu Đức Chúa Trời. 24 Ngài nghe tiếng than thở chúng, nhớ đến sự giao ước mình kết lập cùng Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. 25 Đức Chúa Trời đoái lại dân Y-sơ-ra-ên, nhận biết cảnh ngộ của chúng".

(5) Hình thức số nhiều của danh từ אֱלֹהִים ['elôhiym] có thể được coi như:
(a) Sự nhấn mạnh đến quyền năng trọn vẹn của Đức Chúa Trời (intensive to indicate God's fullness of power).
(b) Sự nhấn mạnh đến vẻ oai nghiêm, và cho biết sự cai trị đế vương của Đức Chúa Trời (as majestic to indicate God's kingly rule).
(c) Sự ám chỉ đến Đức Chúa Trời Ba ngôi (as an allusion to the Trinity).
(Sáng 1:26) "Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất".

(6) Trong một vài trường hợp, danh hiệu אֱלֹהִים ['elôhiym] (gods) cũng ám chỉ đến các thần của dân ngoại (in fewer instances, this word refers to foreign gods such as):
(a) Thần Đa gôn דָּגוֹן [Dâgôwn] (Dagon).
(I Sam 5:7) "Dân Ách-đốt thấy mình như vậy, bèn kêu là rằng: Hòm của Đức Chúa Trời Y-sơ-ra-ên chớ ở nơi chúng ta, vì tay Ngài giáng họa lớn trên chúng ta và trên Đa-gôn, là thần của chúng ta".
(b) Thần Ba anh בַּעַל [Ba`al] (Baal).
(I Vua 18:21) "Đoạn Ê-li đến trước mặt dân sự mà nói rằng: Các ngươi đi giẹo hai bên cho đến chừng nào? Nếu Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, khá theo Ngài; nếu Ba-anh là Đức Chúa Trời, hãy theo hắn. Song dân sự không đáp một lời".

(7) Danh hiệu אֱלֹהִים ['elôhiym] cũng ám chỉ đến các thiên sứ (it also might refer to angels).
(Thi 97:7) "Nguyện hết thảy kẻ hầu việc tượng chạm, Và khoe mình về các hình tượng, đều bị hổ thẹn. Hỡi các thần, khá thờ lạy Đức Giê-hô-va".

(8) Danh hiệu אֱלֹהִים ['elôhiym] cũng ám chỉ đến các quan xét (it also might refer to judges).
(Xuất 22:7-9) "7 Khi ai giao tiền bạc hay đồ vật cho kẻ lân cận mình giữ, rủi bị trộm cắp tại nhà kẻ lân cận đó, nếu tên trộm đã bị bắt được, thì nó phải thường gấp hai. 8 Nếu kẻ trộm không bị bắt được, thì chủ nhà cho gởi phải dẫn đến trước mặt Đức Chúa Trời אֱלֹהִים ['elôhiym] (judges: các quan xét), đặng thề rằng mình chẳng hề đặt tay vào tài vật của kẻ lân cận mình. 9 Trong mọi việc gian lận nào, hoặc về một con bò, một con lừa, một con chiên, áo xống hay là một vật chi bị mất, mà có người nói rằng: "quả thật là đồ đó", thì phải đem duyên cớ hai đàng đến trước mặt Đức Chúa Trời אֱלֹהִים ['elôhiym] (judges: các quan xét); kẻ nào bị Ngài אֱלֹהִים ['elôhiym] (judges: các quan xét) xử phạt phải thường bồi cho kẻ lân cận mình gấp hai".

2/ Danh hiệu אֱלוֹהַּ ['elôwahh]; hoặc אֵל ['el]: Đức Chúa Trời (God) hoặc thần linh (god).
* Cả hai đều là hình thức số ít (the singular form) của אֱלֹהִים ['elôhiym].
* Tuy nhiên, cũng có những sự khác biệt trong cách dùng giữa hai danh xưng אֱלוֹהַּ ['elôwahh]; và אֵל ['el].

(1) Danh xưng אֱלוֹהַּ ['elôwahh]: Đức Chúa Trời (God), hoặc thần linh (god).
(a)Thường chỉ xảy ra trong các thi thơ (occurs only in poetry).
(Thi 50:22) "Vậy, hỡi các người quên Đức Chúa Trời, khá suy xét điều đó, Kẻo ta xé nát ngươi, không ai giải cứu chăng?".
(Thi 114:7) "Hỡi đất, hãy run rẩy trước mặt Chúa, Trước mặt Đức Chúa Trời của Gia-cốp".
(Ê sai 44:8) "Chớ kinh hãi và cũng đừng bối rối. Từ thuở đó ta há chẳng từng rao ra cho các ngươi biết sao? Các ngươi làm chứng cho ta. Ngoài ta có Đức Chúa Trời nào khác không? Thật, chẳng có Vầng Đá nào khác; ta không biết đến!".
(b) Hầu hết danh xưng אֱלוֹהַּ ['elôwahh] thường được  tìm thấy trong sách Gióp (the Book of Job) bởi những người nói có thể không phải là người Y sơ ra ên (the speakers may not be Israelites).
Thật vậy, họ đã xử dụng những danh xưng chung khác để chỉ về Đức Chúa Trời (thus use other generic names for God).
(Gióp 3:4) "Nguyện ngày ấy bị ra tăm tối! Nguyện Đức Chúa Trời từ trên cao chớ thèm kể đến, Và ánh sáng đừng chiếu trên nó!".

(2) Danh xưng אֵל ['el]: Đức Chúa Trời (God), hoặc thần linh (god), hoặc người mạnh sức (mighty one).
(a) Danh xưng אֵל ['el] là hình thức rút ngắn của danh xưng אֱלוֹהַּ ['elôwahh] và là một trong những đặc ngữ cổ xưa nhất dùng để chỉ về (the most ancient term for) Đức Chúa Trời (God), hoặc thần linh (god), hay Thượng đế (Deity).
(b) Danh xưng אֵל ['el] thường được tìm thấy trong các sách như: Sáng thế ký (Genesis), Gióp (Job), Thi thiên (Psalms) và Ê sai (Isaiah).
(c) Đôi khi, danh xưng אֵל ['el] cũng được dùng để nói đến các thần khác (this word is used occasionally of other gods) như:
(Xuất 34:14) "Vì ngươi đừng sấp mình xuống trước mặt Chúa nào khác, bởi Đức Giê-hô-va tự xưng là Đức Chúa Trời kỵ tà; Ngài thật là một Đức Chúa Trời kỵ tà vậy".
(Phục 3:24) "Lạy Chúa Giê-hô-va, Chúa đã khởi tỏ cho kẻ tôi tớ Chúa sự oai nghiêm lớn, và cánh tay quyền năng của Chúa; vì trên trời dưới đất há có thần nào làm được việc và công sự quyền năng giống như của Chúa chăng?".
(Thi 44:20) "Nếu chúng tôi có quên danh Đức Chúa Trời chúng tôi, Hoặc giơ tay mình hướng về một thần lạ".
(Ma la 2:11) "Giu-đa đã ăn ở cách lừa phỉnh, và đã phạm một sự gớm ghiếc trong Y-sơ-ra-ên và trong Giê-ru-sa-lem; vì Giu-đa đã làm uế sự thánh khiết của Đức Giê-hô-va, là sự Ngài ưa, mà cưới con gái của thần ngoại".
(d) Nhưng, danh xưng אֵל ['el] thường được dùng để chỉ về Đức Chúa Trời có một và thật (most often used to mean the one true God).
(Thi 5:4) "Vì Chúa chẳng phải là Đức Chúa Trời bằng lòng sự dữ; Kẻ ác sẽ không được ở cùng Chúa".
(Ê sai 40:18) "Vậy thì các ngươi có thể ví Đức Chúa Trời với ai, lấy ảnh tượng nào mà so sánh với Ngài được?".

(3) Danh xưng אֵל ['el] (God) diễn đạt các ý tưởng khác nhau về thần tính của Đức Chúa Trời (it expresses various ideas of deity) tuỳ văn cảnh (according to its context). Phổ biến nhất (the most common) có thể được tóm tắc như sau (may be noted briefly):
(a) Đức Chúa Trời tương phản với loài người (the God as contrasted to humans).
(Ô sê 11:9) "Ta cầm sự nóng giận lại, và sẽ chẳng lại hủy diệt Ép-ra-im. Vì ta là Đức Chúa Trời, không phải là người; ta là Đấng Thánh ở giữa ngươi, chẳng lấy cơn giận đến cùng ngươi".
(b) Đức Chúa Trời chí cao (the High God).
(Sáng 14:18) "Mên-chi-xê-đéc, vua Sa-lem, sai đem bánh và rượu ra. Vả, vua nầy là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí cao".
(Sáng 16:13) "Nàng gọi Đức Giê-hô-va mà đã phán cùng mình, danh là "Đức Chúa Trời hay đoái xem," vì nàng nói rằng: Chính tại đây, tôi há chẳng có thấy được Đấng đoái xem tôi sao?".
(Ê xê 28:2) "Hỡi con người, hãy nói cùng vua của Ty-rơ rằng: Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Vì lòng ngươi đã tự cao, và ngươi nói rằng: Ta là một vì thần, ta ngồi trên ngai Đức Chúa Trời, ở giữa các biển; dầu lòng ngươi tự cao lên bằng lòng Đức Chúa Trời, ngươi còn là loài người, không phải là Đức Chúa Trời".
(c) Đức Chúa Trời là Chúa của Y sơ ra ên ישראל אלהי אל ['Êl 'êlôhêy Yisrâ'êl] (God the God of Israel).
(Sáng 33:20) "Nơi đó người lập một bàn thờ, đặt tên là Ên-Ên-ô-hê-Y-sơ-ra-ên".
(d) Đức Chúa Trời, Đấng quyền năng אֵל ['el] אֱלֹהִים ['elôhiym] (the Mighty One, God).
(Thi 50:1) "Đấng quyền năng, là Đức Chúa Trời, là Đức Giê-hô-va, đã phán, và gọi thiên hạ Từ hướng mặt trời mọc cho đến hướng mặt trời lặn".
(e) Đức Chúa Trời của các thần אֵל ['el] אֱלֹהִים ['elôhiym] (God of gods).
(Thi 82:1) "Đức Chúa Trời đứng trong hội Đức Chúa Trời; Ngài đoán xét giữa các thần".
(f) Đức Chúa Trời của Bê tên אל  בית־אל  ['Êl Bêyth-'Êl] (God of Bethel).
(Sáng 35:7) "Người lập tại đó một bàn thờ, đặt tên chốn nầy Ên-Bê-tên, vì là nơi Đức Chúa Trời đã hiện ra cùng người trong lúc chạy trốn khỏi anh mình".
(g) Đức Chúa Trời hay tha thứ אֵל ['el] נָשָׂא [nâsâ'] (a forgiving God).
(Thi 99:8) "Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi, Chúa đã đáp lời cho họ: Chúa là Đức Chúa Trời đã tha thứ cho họ, Dẫu Chúa báo trả công việc của họ".
(h) Đức Chúa Trời là Đấng thánh אֵל ['el] קָדוֹשׁ [qâdôwsh] (the holy God).
(Ê sai 5:16) "song Đức Giê-hô-va vạn quân lên cao trong sự công chánh, Đức Chúa Trời là Đấng Thánh nên thánh trong sự công bình".
(i) Đức Chúa Trời ở với chúng ta אֵל ['el] עִמָּנוּאֵל [`Immânuw'êl] (God is with us).
(Ê sai 7:14) "Vậy nên, chính Chúa sẽ ban một điềm cho các ngươi: nầy một gái đồng trinh sẽ chịu thai, sanh ra một trai, và đặt tên là Em-ma-nu-ên".
(j) Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi chúng ta אֵל ['el] יְשׁוּעָה [yĕshuw`âh] (the God of our salvation).
(Ê sai 12:2) "Nầy, Đức Chúa Trời là sự cứu rỗi tôi; tôi sẽ tin cậy và không sợ hãi. Vì Đức Giê-hô-va, chính Đức Giê-hô-va, là sức mạnh của tôi, lời ca tụng của tôi; Ngài đã nên sự cứu rỗi tôi".
(k) Đức Chúa Trời hay thương xót và nhân từ אֵל ['el] חַנּוּן [channuwn] רַחוּם [rachuwm] (a gracious and compassionate God).
(Nê 9:31) "Song, vì lòng thương xót lớn lao của Chúa, Chúa không có tận diệt chúng, cũng không lìa bỏ chúng; vì Chúa vốn là Đức Chúa Trời hay thương xót và nhân từ".
(l) Đức Chúa Trời אֵל ['el] kỵ tà קַנָּא [qannâ'] (a jealous God).
(Xuất 20:5) "Ngươi chớ quì lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó; vì ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, tức là Đức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời".
(Xuất 34:14) "Vì ngươi đừng sấp mình xuống trước mặt Chúa nào khác, bởi Đức Giê-hô-va tự xưng là Đức Chúa Trời kỵ tà; Ngài thật là một Đức Chúa Trời kỵ tà vậy".

(4) Danh xưng אֵל ['el] Đức Chúa Trời trong sự kết hợp với các từ miêu tả khác (in conjunction with other descriptive words).
(a) Đức Chúa Trời toàn năng אֵל ['el] שַׁדַּי [Shadday] (God Almighty).
(Sáng 17:1) "Khi Áp-ram được chín mươi chín tuổi, thì Đức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán rằng: Ta là Đức Chúa Trời toàn năng; ngươi hãy đi ở trước mặt ta làm một người trọn vẹn".
(Sáng 28:3) "Cầu xin Đức Chúa Trời toàn năng ban phước cho con, làm con sanh sản, thêm nhiều và trở nên một đám dân đông".
(Xuất 6:3) "Ta đã hiện ra cùng Áp-ra-ham, cùng Y-sác, và cùng Gia-cốp, tỏ mình là Đức Chúa Trời toàn năng; song về danh ta là Giê-hô-va, thì ta chưa hề tỏ cho họ biết".
(b) Đức Chúa Trời Chí Cao אֵל ['el] עֶלְיוֹן ['elyôwn] (God Most High).
(Sáng 14:18-19) "18 Mên-chi-xê-đéc, vua Sa-lem, sai đem bánh và rượu ra. Vả, vua nầy là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí cao, 19 chúc phước cho Áp-ram và nói rằng: Nguyện Đức Chúa Trời Chí cao, là Đấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Áp-ram!".
(Thi 78:35) "Chúng nó bèn nhớ lại rằng Đức Chúa Trời là hòn đá của mình, Đức Chúa Trời Chí cao là Đấng cứu chuộc mình".

(5) Danh xưng אֵל ['el] (God): Đức Chúa Trời, trong sự kết hợp với danh từ יָד [yâd]: bàn tay (hand). Dùng để diễn đạt: Sức mạnh (strength), quyền năng (power), hoặc khả năng (ability).
(Gióp 27:11) "Tôi sẽ chỉ dạy cho các bạn việc tay Đức Chúa Trời làm, Không giấu các bạn ý của Đấng Toàn năng".

2/ Sự thiên vị (partiality) của các quan toà loài người đã biến họ hành động một cách phi lý, đã đi ngược lại với hệ thống luật pháp (made a farce out of the legal system) mà Đức Chúa Trời đã chỉ định cho dân Y sơ ra ên (God ordained for Israel).
(Thi 82:2) "Các ngươi sẽ đoán xét chẳng công bình, Và tây vị kẻ ác cho đến chừng nào?".
(1) Tây vị עֶוֶל [`evel] (unjustly): Không đúng, không công bình, không xứng đáng, một cách vô lý.
(a) Nghĩa nguyên thủy: Làm méo mó, xuyên tạc, bóp méo (to distort).
* Làm điều không đúng hoặc không công chính (deal unjustly, unrighteous).
(b) Nghĩa đen: Trái với đạo lý (be iniquitous).
* Độc ác hoặc bất công (wicked or unrighteous).
(Lê19:15) Các ngươi chớ phạm sự bất nghĩa trong việc xét đoán, chớ thiên vị người nghèo, chớ nể kẻ quyền thế; hãy cứ theo công bình mà xét đoán kẻ lân cận ngươi".(Châm 24:23-25) "23 Những ngôn ngữ nầy cũng do kẻ khôn ngoan mà đến: Trong việc xét đoán tư vị người, ấy chẳng phải tốt lành. 24 Kẻ nào nói với kẻ ác rằng: Ngươi là công bình, Sẽ bị dân tộc rủa sả, và các nước lấy làm gớm ghiếc mình; 25 Còn người nào quở trách kẻ ác ắt sẽ được đẹp lòng, Và sự phước lành sẽ giáng trên họ".
(II Sử 19:7) "Vậy bây giờ, phải kính sợ Đức Giê-hô-va, khá cẩn thận mà làm; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của chúng ta chẳng trái phép công bình, chẳng thiên vị người, chẳng nhận của hối lộ".
(Gióp 34:10) "Vì vậy, hỡi người thông sáng, hãy nghe tôi: Đức Chúa Trời chẳng hề hành ác, Đấng Toàn năng không bao giờ làm hung nghiệt".
(Giê 2:5) "Đức Giê-hô-va phán như vầy: Tổ phụ các ngươi có thấy điều không công bình gì trong ta, mà đã xa ta, bước theo sự hư không, và trở nên người vô ích?"

(2) Đức Chúa Trời nghĩ gì về hệ thống pháp lý của chúng ta ngày nay? (What does He think of our judicial system today?).

II/ CÁC NỀN TẢNG TRÊN ĐẤT (the foundations ON earth) (82:5).
(Thi 82:5) "Chúng nó không biết chi, cũng chẳng hiểu chi; Chúng nó đi qua đi lại trong sự tối tăm: Các nền trái đất đều rúng động".

1/ Nền מוֹסָד [môwsâd] (the foundation):
(Thi 82:5b) "Các nền trái đất đều rúng động".
(1) Nghĩa nguyên thủy của danh từ מוֹסָד [môwsâd] (the foundation) là động từ יָסַד [yacad] (to lay the foundation): Làm nền, khai sáng.
(I Vua 5:17) " Vua truyền họ lấy đá lớn, đá quí giá mà đẽo đi, đặng dùng làm nền của đền thờ".
(2) Nghĩa bóng: Có hai ý.
(a) Nói bóng gió đến (it can allude to):
* Sự thành lập nước Ai cập (the founding of Egypt).
(Xuất 9:17-18) "17 Nếu ngươi còn cản trở, không để cho dân ta đi, 18 thì mai, tại giờ nầy, ta sẽ làm một đám mưa đá lớn, đến đỗi tại xứ Ê-díp-tô từ khi khai sáng cho đến ngày nay chẳng có đám mưa nào giống như vậy.
* Sự lập nền trái đất (the founding of the earth).
(Ê sai 48:12-13) "12 Hỡi Gia-cốp, và ngươi, Y-sơ-ra-ên ta đã gọi, hãy nghe lời ta: Ta là Đấng đó; ta là đầu tiên và cũng là cuối cùng. 13 Tay ta đã lập nền đất, tay hữu ta đã giương các từng trời; ta gọi đến, trời đất đều đứng lên".
(b) Từ nầy cũng hàm ý nói đến sự bổ nhiệm hoặc sự thụ phong của một hay nhiều cá nhân vào một nhiệm vụ hoặc một vị trí công tác (it can also connote the appointment or ordination of an individual(s) to a task or position).
(I Sử 9:22) "Những kẻ nầy đã được lựa chọn hầu canh giữ các cửa, số được hai trăm mười hai người. Người ta chép gia phổ họ theo các hương họ; vua Đa-vít và Sa-mu-ên, là đấng tiên kiến, đã lập mấy người ấy trong chức của họ".

(2) Sứ đồ Phao lô và Phi e rơ đều dùng động từ τίθημι [tithēmi] (to lay) trong Hy lạp (Greek) để dịch động từ יָסַד [yacad] (to lay) trong Hy bá lai (Hebrew). Cả hai từ đều có nghĩa là "lập nền".
(Rô 9:33) "như có chép rằng: Nầy ta để tại Si-ôn một hòn đá ngăn trở, tức là hòn đá lớn làm cho vấp ngã; Hễ ai tin đến thì khỏi bị hổ thẹn".
(I Phi 2:6) "Vì trong Kinh Thánh có chép rằng: Nầy, ta đặt tại Si-ôn hòn đá góc nhà đã chọn lựa và quí báu; Ai tin đến đá ấy sẽ không bị xấu hổ".
(Ê sai 28:16) "Vậy nên, Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Nầy, ta đặt tại Si-ôn một hòn đá để làm nền, là đá đã thử nghiệm, là đá góc quí báu, là nền bền vững: ai tin sẽ chẳng gấp rúc".

2/ Rúng động מוֹט [môwt] (out of course): Ngoài tiến trình, không ở trong quy trình, ở ngoài lộ trình.
(Thi 82:5b) "Các nền trái đất đều rúng động".
(1) Nghĩa nguyên thủy: Dao động, nao núng, lưỡng lự, do dự (waver).
(2) Nghĩa đen:
* Rung, lắc, giật, lung lay, lay chuyển, run rẩy (shake).
* Trượt, tuộc (slip).
* Thất bại, hỏng, rơi, ngã (fall).
(3) Nghĩa bóng: Bị bơi vào cảnh suy tàn, tồi tệ, phân rã (be fallen in decay).
(Thi 11:3) "Nếu các nền bị phá đổ, Người công bình sẽ làm sao?".

3/ Các nền tảng về sự hoà bình và sự trật tự trong xã hội (the foundations for peace and order in society) là sự công bình và sự chính trực (righteousness and justice). Cho dù đó là gia đình (home), hội thánh (church), hay chính quyền (government).
(Thi 89:14) "Sự công bình và sự chánh trực là nền của ngôi Chúa; Sự nhân từ và sự chân thật đi trước mặt Chúa".
(Thi 97:2b) "Sự công bình và sự ngay thẳng làm nền của ngôi Ngài".

4/ Bỏ sự công bình và sự chính trực (abandoning righteousness and justice) sẽ làm cho những nền tảng xã hội bị rúng động (makes the very foundations tremble).
(Châm 30:21-23) "21 Có ba vật làm cho trái đất rúng động, Và bốn điều, nó chẳng chịu nổi được: 22 Là tôi tớ khi được tức vị vua; Kẻ ngu muội khi được no nê đồ ăn; 23 Người đàn bà đáng ghét khi lấy chồng, Và con đòi khi kế nghiệp bà chủ mình".

III/ CÁC MỒ MẢ DƯỚI ĐẤT (the graves UNDER the earth) (82:6-8).
(Thi 82:6-8) "6 Ta đã nói: Các ngươi là thần, Hết thảy đều là con trai của Đấng Chí cao. 7 Dầu vậy, các ngươi sẽ chết như loài người, sa ngã như một quan trưởng. 8 Hỡi Đức Chúa Trời, hãy chỗi dậy, đoán xét thế gian; Vì Chúa sẽ được muôn dân làm cơ nghiệp".

1/ Các quan xét của loài người được gọi là các thần (the human judges are called "gods").
(Thi 82:6a) "Ta đã nói: Các ngươi là thần".
(Thi 82:1b) "Ngài đoán xét giữa các thần".
Như chúng ta đã biết אֱלֹהִים ['elôhiym] là một trong những danh xưng của Đức Chúa Trời (it is also one of the names for God).
Nhưng, trong tiếng Hy bá lai (Hebrew), danh từ אֱלֹהִים ['elôhiym] (elohim) còn có nghĩa là "các người có sức lực mạnh mẽ" (mighty ones) hoặc "các quan xét" (Judges) hay là những nhà lãnh đạo dân sự.


2/ Vai trò lãnh đạo là một điều rất nghiêm túc (leadership is a serious thing).
(Thi 82:6) "Ta đã nói: Các ngươi là thần, Hết thảy đều là con trai của Đấng Chí cao".
Bởi vì:
* Các nhà lãnh đạo đang đứng trong vị trí của Đức Chúa Trời (leaders stand in the place of God) để cai trị dân sự của Đức Chúa Trời.
* Và sẽ có một ngày, họ sẽ phải trả lời với Đức Chúa Trời (and will one day answer to Him) về các việc họ đã làm.

KẾT LUẬN:

1/ Các quan xét ích kỷ (the selfish judges) có thể có được đời sống rất sung túc và thỏa lòng trong những ngày ở trên đất nầy (the days of pleasure).

2/ Nhưng, rồi một ngày kia, điều gì sẽ xảy ra cho họ?
(1) Họ sẽ chết (they will die).
(Thi 82:7) "Dầu vậy, các ngươi sẽ chết như loài người, sa ngã như một quan trưởng"
(2) Các quan xét sẽ:
* Bị đoán xét một cách công bình bởi Đấng đoán xét toàn thể loài người trên thế gian (by the Judge of all the earth).
* Và họ sẽ không thoát khỏi sự đoán xét nầy (and there will be no escape).
(Thi 82:8) "Hỡi Đức Chúa Trời, hãy chỗi dậy, đoán xét thế gian; Vì Chúa sẽ được muôn dân làm cơ nghiệp".


Mục Sư Trương Hoàng Ứng