(Thi 74:1-23) "1 Đức Chúa Trời ôi! vì sao Chúa bỏ chúng tôi luôn luôn? Nhân sao cơn giận Chúa nổi phừng cùng bầy chiên của đồng cỏ Chúa? 2 Xin hãy nhớ lại hội Chúa mà Chúa đã được khi xưa, Và chuộc lại đặng làm phần cơ nghiệp của Chúa; Cũng hãy nhớ luôn núi Si-ôn, là nơi Chúa đã ở. 3 Cầu xin Chúa đưa bước đến các nơi hư nát đời đời: Kẻ thù nghịch đã phá tan hết trong nơi thánh. 4 Các cừu địch Chúa đã gầm hét giữa hội Chúa; Chúng nó dựng cờ chúng nó để làm dấu hiệu. 5 Chúng nó giống như kẻ giơ rìu lên Trong đám rừng rậm kia. 6 Bây giờ chúng nó dùng rìu và búa Đập bể hết thảy vật chạm-trổ. 7 Chúng nó đã lấy lửa đốt nơi thánh Chúa, Làm cho chỗ danh Chúa ở ra phàm đến đất. 8 Chúng nó nói trong lòng rằng: Chúng ta hãy hủy phá chung cả hết thảy đi. Chúng nó đã đốt các nhà hội của Đức Chúa Trời trong xứ. 9 Chúng tôi chẳng còn thấy các ngọn cờ chúng tôi; Không còn đấng tiên tri nữa, Và giữa chúng tôi cũng chẳng có ai biết đến chừng nào. 10 Đức Chúa Trời ôi! kẻ cừu địch sẽ nói sỉ nhục cho đến chừng nào? Kẻ thù nghịch há sẽ phạm danh Chúa hoài sao? 11 Sao Chúa rứt tay lại, tức là tay hữu Chúa? Khá rút nó ra khỏi lòng, và tiêu diệt chúng nó đi! 12 Dầu vậy, Đức Chúa Trời là Vua tôi từ xưa, Vẫn làm sự cứu rỗi trên khắp trái đất. 13 Chúa đã dùng quyền năng Chúa mà rẽ biển ra, Bẻ gãy đầu quái vật trong nước. 14 Chúa chà nát đầu lê-vi-a-than, Ban nó làm thực vật cho dân ở đồng vắng. 15 Chúa khiến suối và khe phun nước, Và làm cho khô các sông lớn. 16 Ngày thuộc về Chúa, đêm cũng vậy; Chúa đã sắm sửa mặt trăng và mặt trời. 17 Chúa đã đặt các bờ cõi của đất, Và làm nên mùa hè và mùa đông. 18 Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhớ rằng kẻ thù nghịch đã sỉ nhục, Và một dân ngu dại đã phạm đến danh Ngài. 19 Xin chớ phó cho thú dữ linh hồn bò câu đất của Chúa; Cũng đừng quên hoài kẻ khốn cùng của Chúa. 20 Xin Chúa đoái đến sự giao ước; Vì các nơi tối tăm của đất đều đầy dẫy sự hung bạo. 21 Nguyện kẻ bị hà hiếp chớ trở về hổ thẹn; Nguyện kẻ khốn cùng và người thiếu thốn ngợi khen danh Chúa. 22 Hỡi Đức Chúa Trời, hãy chỗi dậy, binh vực duyên cớ Chúa. Hãy nhớ lại thể nào kẻ ngu dại hằng ngày sỉ nhục Chúa. 23 Xin chớ quên tiếng kẻ cừu địch Chúa: Sự ồn ào của kẻ dấy nghịch cùng Chúa thấu lên không ngớt".

 

 

DẪN NHẬP:

 

1/ Thi thiên 74 là một bài cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời xin Ngài hãy đến để cứu giúp cho dân sự của Ngài (to come to the aid of His People) và bảo vệ sự nghiệp của Ngài (defend his cause) trong lúc họ đang đối mặt với sự nhạo báng, và sỉ nhục của các kẻ thù.

(Thi 74:10) "Đức Chúa Trời ôi! kẻ cừu địch sẽ nói sỉ nhục cho đến chừng nào? Kẻ thù nghịch há sẽ phạm danh Chúa hoài sao?".

(Thi 74:22) "Hỡi Đức Chúa Trời, hãy chỗi dậy, binh vực duyên cớ Chúa. Hãy nhớ lại thể nào kẻ ngu dại hằng ngày sỉ nhục Chúa".

 

2/ Mối quan hệ của Đức Chúa Trời với dân sự của Ngài giống như một vị Vua đối cùng vương quốc của mình (like that a King to His nation).

(Thi 74:12) "Dầu vậy, Đức Chúa Trời là Vua tôi từ xưa, Vẫn làm sự cứu rỗi trên khắp trái đất".

 

3/ Người ta tin rằng A sáp אָסָף  ['Âcâph] là tác giả của Thi Thiên 74 (the Psalm is ascribed to Asaph), A sáp là người chỉ huy của một trong các ca đoàn thuộc về người Lê vi của vua Đa vít (leader of one of David's Levitical choirs).

Các Thi thiên do A sáp sáng tác bao gồm: Thi thiên 50 và các Thi thiên khác từ Thi thiên 73 đến Thi thiên 83.

Mặc dầu các Thi thiên 74,75, 79 và 83 cũng được ám chỉ là của A sáp sáng tác (reference to Asaph) nhưng trên thực tế lại do của các con cháu của A sáp sáng tác (descendants of Asaph). Họ là những người đã tiếp nối chức vụ của A sáp (who functioned in his place).

 

I/ ĐIỀU CHÚNG TA NHÌN THẤY (what we see) (Thi 74:1-8).

 

1/ Có lẽ Thi thiên 74 được viết trong thời gian:

* Dân Y sơ ra ên bị lưu đày (the time of the exile).

* Khi mà quốc gia nầy đã bị xoá tên (when Israel had been destroyed as a nation).

* Khi đất hứa đã bị tan nát hoàn toàn (the promised land devastated).

* Và khi đền thờ Giê ru sa lem ở trong tình trạng gần như đổ nát (the temple reduced to ruins).

Các điều nầy cũng đã được ký thuật  trong sách Ca thương đoạn 2 và trong Thi thiên 79.

(Thi 74:6-8) "6 Bây giờ chúng nó dùng rìu và búa Đập bể hết thảy vật chạm-trổ. 7 Chúng nó đã lấy lửa đốt nơi thánh Chúa, Làm cho chỗ danh Chúa ở ra phàm đến đất. 8 Chúng nó nói trong lòng rằng: Chúng ta hãy hủy phá chung cả hết thảy đi. Chúng nó đã đốt các nhà hội của Đức Chúa Trời trong xứ".

(Thi 79:1-3) "1 Đức Chúa Trời ôi! dân ngoại đã vào trong sản nghiệp Chúa, Làm ô uế đền thánh của Chúa, Và làm cho Giê-ru-sa-lem thành ra đống. 2 Chúng nó đã phó thây các tôi tớ Chúa Làm đồ ăn cho loài chim trời, Cũng đã phó thịt của các thánh Chúa cho muông thú của đất. 3 Chúng nó đổ huyết họ ra như nước Ở chung quanh Giê-ru-sa-lem, Chẳng có ai chôn họ".

(Ca 2:7-9) "7 Đức Giê-hô-va đã bỏ bàn thờ, lại gớm nơi thánh; Ngài đã phó thành quách cung điện Si-ôn vào trong tay quân nghịch. Chúng nó làm om sòm trong nhà Đức Giê-hô-va như trong ngày hội trọng thể. 8 Đức Giê-hô-va đã định phá hủy tường thành của con gái Si-ôn; Ngài đã giăng dây mực, chẳng ngừng tay về sự phá diệt; Ngài làm cho lũy và tường thảm sầu hao mòn cùng nhau. 9 Các cửa nó sụp trong đất; Ngài đã phá và bẻ các then chốt. Vua và quan trưởng nó ở giữa các nước là nơi chẳng có pháp luật! Chính mình các tiên tri chẳng tìm được từ Đức Giê-hô-va sự hiện thấy chi".

 

2/ Thi thiên 74 bày tỏ:

* Sự thống khổ của một người đã yêu Đức Chúa Trời một cách sâu sắc (the anguish of one who deeply loved God). Nhưng,

* Ông ta không thể hiểu tại sao Đức Chúa Trời lại cho phép sự báng bổ như thế xảy ra (why He permitted such desecration), và tại sao Đức Chúa Trời đã bỏ dân sự của Ngài.

(Thi 74:1) "Đức Chúa Trời ôi! vì sao Chúa bỏ chúng tôi luôn luôn? Nhân sao cơn giận Chúa nổi phừng cùng bầy chiên của đồng cỏ Chúa?".

(Thi 74:10-11) "10 Đức Chúa Trời ôi! kẻ cừu địch sẽ nói sỉ nhục cho đến chừng nào? Kẻ thù nghịch há sẽ phạm danh Chúa hoài sao? 11 Sao Chúa rứt tay lại, tức là tay hữu Chúa? Khá rút nó ra khỏi lòng, và tiêu diệt chúng nó đi!".

 

3/ Bỏ זָנַח [zânach] (cast away / off):

(1) Nghĩa nguyên thủy: Đẩy sang một bên (to pushed aside).

(2) Nghĩa đen: Loại bỏ (remove far away/off).

(3) Nghĩa bóng:

* Loại ra, vứt bỏ, thải ra (reject).

* Từ bỏ, bỏ rơi, bỏ mặc (forsake).

* Đào thải, từ bỏ, đoạn tuyệt ai/gì (cast sb/sth off).

(Thi 94:14) "Vì Đức Giê-hô-va không lìa dân sự Ngài, Cũng chẳng bỏ cơ nghiệp Ngài".

(Ê sai 54:7-8) "7 Ta đã bỏ ngươi trong một lát; nhưng ta sẽ lấy lòng thương xót cả thể mà thâu ngươi lại. 8 Trong cơn nóng giận, ta ẩn mặt với ngươi một lúc, nhưng vì lòng nhân từ vô cùng, ta sẽ thương đến ngươi, Đấng Cứu chuộc ngươi là Đức Giê-hô-va phán vậy".

(Ca 3:31-32) "31 Vì Chúa chẳng hề bỏ cho đến đời đời 32 Dầu Ngài đã làm cho lo buồn, còn sẽ thương xót theo sự dư dật của lòng nhân từ Ngài".

 

4/ Dân Y sơ ra ên là đàn Chiên của Chúa (His flock) và cũng là đi sản của Ngài (His inheritance); còn núi Si ôn là nơi ở của Ngài (His dwelling-place). Vậy mà, Ngài lại cho phép những kẻ ác tiêu diệt dân Ngài (His people) và hủy phá nhà của Ngài (His house).

(Thi 74:2) "Xin hãy nhớ lại hội Chúa mà Chúa đã được khi xưa, Và chuộc lại đặng làm phần cơ nghiệp của Chúa; Cũng hãy nhớ luôn núi Si-ôn, là nơi Chúa đã ở".

(Thi 74:4-8) "4 Các cừu địch Chúa đã gầm hét giữa hội Chúa; Chúng nó dựng cờ chúng nó để làm dấu hiệu. 5 Chúng nó giống như kẻ giơ rìu lên Trong đám rừng rậm kia. 6 Bây giờ chúng nó dùng rìu và búa Đập bể hết thảy vật chạm-trổ. 7 Chúng nó đã lấy lửa đốt nơi thánh Chúa, Làm cho chỗ danh Chúa ở ra phàm đến đất. 8 Chúng nó nói trong lòng rằng: Chúng ta hãy hủy phá chung cả hết thảy đi. Chúng nó đã đốt các nhà hội của Đức Chúa Trời trong xứ".

(Thi 79:13) "Còn chúng tôi là dân sự Chúa, và là bầy chiên của đồng cỏ Chúa, Chúng tôi sẽ cảm tạ Chúa mãi mãi; Từ đời nầy qua đời kia chúng tôi sẽ truyền ra sự ngợi khen Chúa".

 

5/ Tại sao như vậy, Chúa ôi? (Why, O Lord?).

(Thi 74:10) "Đức Chúa Trời ôi! kẻ cừu địch sẽ nói sỉ nhục cho đến chừng nào? Kẻ thù nghịch há sẽ phạm danh Chúa hoài sao? 11 Sao Chúa rứt tay lại, tức là tay hữu Chúa? Khá rút nó ra khỏi lòng, và tiêu diệt chúng nó đi!".

(Ca 2:1) "Sao Chúa đã nổi giận, vầy mây che khuất con gái Si-ôn? Ngài đã ném sự đẹp đẽ Y-sơ-ra-ên từ trên trời xuống đất. Trong ngày thạnh nộ, Ngài chẳng nhớ đến bệ chân mình".

 

II/ ĐIỀU CHÚNG TA KHÔNG NHÌN THẤY (what we do not see) (Thi 74:9-17).

 

1/ Đức Chúa Trời là vua (God is King).

(Thi 74:12) "Dầu vậy, Đức Chúa Trời là Vua tôi từ xưa, Vẫn làm sự cứu rỗi trên khắp trái đất".

 

2/ Vua מֶלֶךְ [melek] (King): Vua, Quốc vương, Chúa tể.

(1) Danh từ מֶלֶךְ [melek] (king) xuất hiện 2500 lần trong Cựu ước. Có nghĩa tổng quát chỉ về một cá nhân với năng lực và quyền thế (an individual with power and authority).

(2) Đức Chúa Trời là vua của dân Y sơ ra ên (God is Israel's King).

(Ê sai 44:6) "Đức Giê-hô-va, là Vua và Đấng Cứu chuộc của Y-sơ-ra-ên, là Đức Giê-hô-va vạn quân, phán như vầy: Ta là đầu tiên và cuối cùng; ngoài ta không có Đức Chúa Trời nào khác".

(3) Đức Chúa Trời là vua của mỗi cá nhân (God is each individual's King).

(Thi 5:2) "Hỡi Vua tôi, Đức Chúa Trời tôi, xin hãy nghe tiếng kêu của tôi, Vì tôi cầu nguyện cùng Chúa".

(Thi 24:7-8) "7 Hỡi các cửa, hãy cất đầu lên! Hỡi các cửa đời đời, hãy mở cao lên! Thì Vua vinh hiển sẽ vào. 8 Vua vinh hiển nầy là ai? Ấy là Đức Giê-hô-va có sức lực và quyền năng, Đức Giê-hô-va mạnh dạn trong chiến trận".

(Thi 44:4) "Hỡi Đức Chúa Trời, Chúa là vua tôi; Cầu Chúa ban lịnh giải cứu Gia-cốp".

(Thi 68:24) "Hỡi Đức Chúa Trời, chúng nó đã thấy cách Chúa đi, Tức cách Đức Chúa Trời, là Vua tôi, đi vào nơi thánh".

 

3/ Nhưng:

(1) Chúng tôi không nhìn thấy cánh tay Đức Chúa Trời hành động như Ngài đã làm trong các thế kỷ trước (as in past centuries).

(Thi 74:13-15) "13 Chúa đã dùng quyền năng Chúa mà rẽ biển ra, Bẻ gãy đầu quái vật trong nước. 14 Chúa chà nát đầu lê-vi-a-than, Ban nó làm thực vật cho dân ở đồng vắng. 15 Chúa khiến suối và khe phun nước, Và làm cho khô các sông lớn".

(Thi 78:43-44) "43 Thể nào Ngài đặt các dấu lạ mình tại Ê-díp-tô, Và những phép kỳ mình trong đồng Xô-an; 44 Đổi ra huyết các sông Và các dòng nước chúng nó, đến đỗi không thế uống được".

(2) Chúng tôi không nhìn thấy những biểu hiện của phép lạ (no miraculous  signs).

(Thi 74:9a) "Chúng tôi chẳng còn thấy các ngọn cờ chúng tôi".

(3) Chúng tôi không có Tiên tri để thông giải ý nghĩa các thời kỳ (to interpret the times) và rao giảng sứ điệp của Đức Chúa Trời cho chúng tôi (give us God's message).

(Thi 74:9b) "... Không còn đấng tiên tri nữa, Và giữa chúng tôi cũng chẳng có ai biết đến chừng nào".

 

4/ Một trong những sự đoán xét của Đức Chúa Trời là để dân sự của Ngài không có một lời hướng dẫn (leave His People without a word of guidance). Bởi vì họ đã khước từ vâng lời ý muốn của Ngài (refused to obey His will).

 

III/ ĐIỀU CHÚNG TA CẦN NHÌN THẤY (what we want to see) (Thi 74:18-23).

 

1/ Chắc chắn chúng ta đều biết rằng các tội ác của quốc gia Y sơ ra ên (the sin of the nation) là nguyên nhân đưa đến sự xâm lăng của kẻ xâm thù (the invasion of the enemy) cùng sự tàn phá của đền thờ (the destruction of the temple).

(Nê 1:5-7) "5 Ôi! Giê-hô-va Đức Chúa của các từng trời, tức Đức Chúa Trời cực đại và đáng kinh, hay giữ lời giao ước và lòng nhân từ cùng kẻ nào kính mến Ngài và vâng giữ các điều răn của Ngài! 6 Tôi xin mắt Chúa hãy đoái đến và lỗ tai Chúa lắng nghe lời cầu nguyện của kẻ đầy tớ Chúa mà tôi hiện lúc này hằng ngày và đêm cầu nguyện vì dân Y-sơ-ra-ên, là các tôi tớ Chúa, ở tại trước mặt Chúa và xưng những tội của dân Y-sơ-ra-ên mà chúng tôi đã phạm với Ngài. Và lại tôi và nhà của tổ phụ tôi cũng có phạm tội. 7 Chúng tôi có làm rất ác tệ nghịch cùng Chúa, không vâng giữ điều răn giới mạng và luật lệ của Chúa đã phán dạy Môi-se, là kẻ tôi tớ Chúa".

 

2/ Vì là một người Do thái thuần thành (a faithful Jew), A sáp muốn nhìn thấy thành phố Giê ru sa lem và dân sự của Đức Chúa Trời được giải cứu (the city and the people delivered) và kẻ thù của họ phải bị đánh bại (the enemy defeated).

(Thi 74:18-20) "18 Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhớ rằng kẻ thù nghịch đã sỉ nhục, Và một dân ngu dại đã phạm đến danh Ngài. 19 Xin chớ phó cho thú dữ linh hồn bò câu đất của Chúa; Cũng đừng quên hoài kẻ khốn cùng của Chúa. 20 Xin Chúa đoái đến sự giao ước; Vì các nơi tối tăm của đất đều đầy dẫy sự hung bạo".

 

3/ Dĩ nhiên, điều mà của A sáp mơ ước sẽ phải xảy ra trong thời điểm được ấn định (that would happen in due time).

* Khi sự kỷ luật của Đức Chúa Trời trên dân sự Ngài được kết thúc (God's discipline of His people was ended). Và:

* Khi sự nổi loạn của Y sơ ra ên không còn nữa (their rebellion conquered).

(Thi 74:21-23) "21 Nguyện kẻ bị hà hiếp chớ trở về hổ thẹn; Nguyện kẻ khốn cùng và người thiếu thốn ngợi khen danh Chúa. 22 Hỡi Đức Chúa Trời, hãy chỗi dậy, binh vực duyên cớ Chúa. Hãy nhớ lại thể nào kẻ ngu dại hằng ngày sỉ nhục Chúa. 23 Xin chớ quên tiếng kẻ cừu địch Chúa: Sự ồn ào của kẻ dấy nghịch cùng Chúa thấu lên không ngớt".

 

4/ Sửa phạt מוּסָר [muwsâr] (chastisement / chastening).

(1) Nghĩa gốc: Do động từ יָסַר [yâcar] (chasten): Trừng phạt (punish), khuất phục (subdue), kiềm chế (restrain), kỷ luật (discipline).

* Đưa ai vào kỷ luật để sửa chữa hoặc để uốn nắn.

(2) Nghĩa đen: Sự hình phạt nghiêm khắc (chastisement).

* Quở trách gay gắt ai một cách công khai (rebuke or reprimand severely).

* Trừng phạt ai bằng cách đánh đòn (punish esp. by beating).

(3) Nghĩa bóng:

* Sự khiển trách (reproof), sự cảnh báo (warning), sự quở trách (rebuke), sự hướng dẫn (instructions), sự trừng trị (correction).

* Sự sửa phạt (chastisement / chastening). Được xử dụng với hai thái cực đối lập trong ý nghĩa phổ quát (used with two general poles of meaning) vừa hình phạt mà vừa dạy dỗ (chastening and instructing).

* Trừng phạt ai (punish) để sửa chữa (correct).

* Đưa ai vào kỷ luật (discipline) để hướng dẫn hoặc dạy dỗ (instruct / teach).

(Lê 26:18) "Nếu đến đỗi vậy mà các ngươi không khứng nghe ta, ta sẽ vì cớ tội phạm, thêm gấp bảy lần đặng sửa phạt các ngươi".

(Lê 26:23) "Dẫu đến những việc ấy mà các ngươi cứ không phục sự sửa phạt ta, cứ phản đối cùng ta".

(Giê 46:28) "Đức Giê-hô-va phán: Hỡi Gia-cốp tôi tớ ta, ngươi chớ sợ, vì ta ở cùng ngươi. Ta sẽ diệt hết các nước mà ta đã đuổi ngươi đến; còn ngươi, thì ta không diệt hết đâu, nhưng sẽ sửa trị ngươi cách chừng mực, và không thể nào không phạt ngươi".

(Thi 94:12) "Hỡi Đức Giê-hô-va, phước cho người nào Ngài sửa phạt, Và dạy luật pháp Ngài cho".

(Thi 118:18) "Đức Giê-hô-va đã sửa phạt tôi cách nghiêm trang. Nhưng không phó tôi vào sự chết".

 

5/ Đức Chúa Trời yêu bạn nhiều lắm, nên Ngài không muốn bạn phạm tội để phải bị sửa phạt (God loves you too much to allow you to sin and get away with it)

 

6/ Nếu bạn không vâng lời (If you disobey).

(1) Trước hết, Ngài sẽ quở trách bạn (first He will rebuke you).

(2) Sau đó, Ngài sẽ sửa phạt bạn (and then chasten you).

(Thi 38:1-2) "1 Đức Giê-hô-va ôi! xin chớ nổi thạnh nộ mà quở trách tôi, Cũng đừng nóng giận mà sửa phạt tôi. 2 Vì các mũi tên Chúa gắm mình tôi, Và tay Chúa đè nặng trên tôi".

(3) Sự sửa phạt bao gồm:

(a) Hoặc, Ngài sẽ dùng những mũi tên bắn bạn từ đằng xa (He will shoot His arrows from a distance).

* "Các mũi tên" là một hình ảnh ẩn dụ sống động (a vivid metaphor) nói đến những cú đánh của Đức Chúa Trời (God's blows) khiến bạn đau đớn.

(Gióp 6:4) "Bởi vì các tên của Đấng Toàn năng trúng nhằm tôi; Tâm hồn tôi uống nọc độc của tên ấy; Sự kinh khiếp của Đức Chúa Trời dàn trận nghịch cùng tôi".

(Ca 3:12-13) "12 Ngài đã giương cung và chọn ta làm tròng cho tên Ngài. 13 Ngài đã khiến tên trong bao Ngài vào trái cật ta".

(Ê xê 5:16) "Ta sẽ bắn trên chúng nó những tên độc của sự đói kém làm cho chết, mà ta sẽ bắn để hủy diệt các ngươi; ta sẽ thêm sự đói kém trên các ngươi, và sẽ bẻ gậy bánh của các ngươi đi".

(b) Hoặc, Ngài đến gần hơn và "tay Ngài đè nặng" trên bạn (or come closer and put His hand on you).

* "Tay Chúa đè nặng trên tôi" là nói về một sự rối loạn thuộc cảm xúc (speak of mere emotional disturbance) do hậu quả của tình trạng tội lỗi mà người đó giấu kín (by suppressed guilt).

(Thi 38:2) "Vì các mũi tên Chúa gắm mình tôi, Và tay Chúa đè nặng trên tôi".

 

7/ Đức Chúa Trời quở trách và sửa phạt bạn là để nhắc nhở bạn biết rằng Ngài không hài lòng (let you know that He is displeased).

 

KẾT LUẬN.

 

1/ Điều quan trọng nhất trong hoàng cảnh lúc bấy giờ mà A sáp đã làm là:

* Khóc lóc (weep).

* Cầu nguyện (pray).

* Tin cậy Đức Chúa Trời (trust God).

* Chờ đợi Đức Chúa Trời (wait).

(Ca 2:18-19) "18 Lòng dân ngươi kêu van đến Chúa. Hỡi tường thành con gái Si-ôn, hãy cho nước mắt ngươi ngày đêm chảy như sông! Đừng cho nghỉ ngơi; con ngươi mắt ngươi chẳng thôi. 19 Hãy chổi dậy kêu van lúc ban đêm, vừa đầu các phiên canh; Đổ lòng ra như nước ở trước mặt Chúa. Hãy giơ tay hướng về Chúa vì sự sống con nhỏ ngươi, chúng nó ngất đi vì đói nơi góc phố".

 

2/ Đó cũng là điều mà chúng ta phải làm khi chúng ta đang ở trong sự kỷ luật của Đức Chúa Trời.

(Châm 3:11-12) "11 Hỡi con, chớ khinh điều sửa phạt của Đức Giê-hô-va, chớ hiềm lòng khi Ngài quở trách; 12 Vì Đức Giê-hô-va yêu thương ai thì trách phạt nấy. Như một người cha đối cùng con trai yêu dấu mình".

(Hê 12:9-11) "9 Cha về phần xác sửa phạt, mà chúng ta còn kính sợ thay, huống chi Cha về phần hồn, chúng ta há chẳng càng nên vâng phục lắm để được sự sống sao? 10 Vả, cha về phần xác theo ý mình mà sửa phạt chúng ta tạm thời, nhưng Đức Chúa Trời vì ích cho chúng ta mà sửa phạt, để khiến chúng ta được dự phần trong sự thánh khiết Ngài. 11 Thật các sự sửa phạt lúc đầu coi như một cớ buồn bã, chớ không phải sự vui mừng; nhưng về sau sanh ra bông trái công bình và bình an cho những kẻ đã chịu luyện tập như vậy".


Mục Sư Trương Hoàng Ứng