Sống theo Ý Chúa là điều con cái Chúa chúng ta cần phải ý thức rõ ràng, phải làm theo. Trên đường theo Chúa chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta sự sáng suốt hầu tự vệ để tránh khỏi sự cám dỗ những ý tưởng của ma quỷ.

Tự vệ là tự mình giữ lấy mình, biết chống đỡ tác động xấu từ bên ngoài gây hại cho bản thân.Thân thể ta tự nó tự vệ bằng chất đề kháng mà các nhà sinh học gọi là “hệ miễn dịch”, là sức đề kháng của cơ thể trước sự xâm nhập có hại từ bên ngoài và cả bên trong cơ thể. Nó là “đội quân” chống thù trong, diệt giặc ngoài để bảo vệ cơ thể.

Các “tế bào miễn dịch” di động và lưu hành khắp cơ thể, làm nhiệm vụ tầm soát liên tục toàn bộ cơ thể nhằm phát hiện các tác nhân gây bệnh : Vi sinh vật, vi khuẩn hay những vật lạ trong cơ thể sinh ra hoặc từ bên ngoài xâm nhập là sẵn sàng tiêu diệt, loại trừ các tác nhân gây hại cho cơ thể.

Nhiều loại thuốc dược thảo được quảng cáo rằng có khả năng phục hồi và tăng cường “hệ miễn dịch” một cách toàn diện, uống vào là khỏe ra ngay cả có thể hết bệnh. Những ca sĩ danh tiếng được mời làm chứng nhân, công nhận cái chức năng tăng cường “hệ miễn dịch”, thế là thuốc bán chạy.

Tổ chức Y Tế Thế Giới rất quan tâm đến sức khỏe con người đưa ra 4 yếu tố tăng cường chức năng “hệ miễn dịch” là : Môi trường ít ô nhiễm, ăn uống đủ chất hợp vệ sinh, hoạt động thể lực hàng ngày, và sống vui vẻ.

Thân xác chúng ta có “hệ miễn dịch” tự vệ. Đời sống tâm linh con cái Chúa chúng ta không có “hệ miễn dịch” nên phải dùng lời Chúa như vũ khí để tự vệ.Kinh Thánh cho chúng ta biết có 15+ điều “tác hại” đến đời sống chúng ta, “ấy là gian dâm, ô uế, luông tuồng, thờ hình tượng, phù phép, thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẫy, bất bình, bè đảng, ganh gổ, say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy” (Ga-la-ti 5:19-21). Tôi tin rằng lãnh vực tác hại gồm những phần sau :

-3 điều vui thỏatác hại bản thân : Gian dâm, ô uế, luông tuồng

-2 điều mê tíntác hại đời linh : Thờ hình tượng, phù phép

-8 điều khốn khổtác hại cho mình cho người : Thù oán, tranh đấu, ghen ghét, buồn giận, cãi lẩy, bất bình, bè đảng, ganh gỗ

-3 điều ham mê, thích thútác hại nhân cách mình : Say sưa, mê ăn uống, cùng các sự khác giống như vậy (như tham lam, gian lận (mê tiền bạc danh vọng) – một trong những điều 15+)

Kinh Thánh cũng cho chúng ta biết có 9 điều “lợi ích” của Trái Thánh Linh cần có để tự vệ “ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ” (Ga-la-ti 5:22).

Trong niềm tin của một con cái Chúa tôi phân loại những lợi ích trên như sau :

-3 điềulợi ích cho chính mình : Yêu thương, vui mừng, bình an

-3 điềulợi ích đối với người : Nhịn nhục, nhân từ, hiền lành

-3 điềulợi ích trong công việc : Trung tín, mềm mại, tiết độ

Làm sao chúng ta có thể tự vệ, không cho 15 điều “tác hại” của con người cũ sinh động trong ta ? Con cái Chúa chúng ta không có phương cách “triệt tiêu” nhưng có phương cách “triệt hạ” là phương cách Thánh Phao Lô đã áp dụng : “Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi” (Ga-la-ti 2:20).

Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ” là coi 15+ điều “tác hại” trong tôi dường như đã “chết”, chẳng cần lưu tâm tới, cũng chẳng cho nó có cơ hội “hồi sinh”, và lưu ý “sống” như “Đấng Christ sống trong tôi” với 9 “lợi ích”. Là con cái Chúa chân chính, cho phép tôi tin rằng chúng ta có thể thực hiện được điều này mặc dầu khó.

Theo khoa tâm lý học, có hai điều yếu tố tác hại đến sự suy nghĩ chín chắn của con người nói chung là Tự Ti và Tự Tôn.

Tự Ti” là coi mình nhỏ bé, thấp kém hơn người. Người “Tự Ti” thường là người đã có một vài thất bại nặng nề trong quá khứ và “sợ” thất bại, không còn ý chí chấp nhận “thất bại là mẹ thành công”. Người “Tự Ti” là người thiếu ý chí kiên cường, thiếu tính kiên trì và thiếu tự tin. Câu nói “nhập tâm” của người “tự ti” là “không dám” khi được trao phó công việc hay được nhờ cậy, và cả “không dám” làm theo dự định và mộng ước. Người “tự ti” luôn cảm thấy mình kém tài, kém sức khi đối diện với người hơn mình hay nghịch cảnh.

Các nhà tâm lý học có thể giúp chúng ta chống lại “tự ti” bằng cách “tự tin”. “Tự tin” là cách tự vệ để “dám” làm, “dám” nói, cả “dám” chấp nhận những điều quá sức, quá khả năng, khởi đầu là “dám” thử.

Con cái Chúa chân chính không “tự ti” nhưng luôn “tự tin”, không “tự tin” vào chính bản thân, nhưng “tự tin” rằng Đấng đang ở trong mình và hành động qua mình theo “ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời ” (Rô-ma 12:2) nên “dám” làm “những việc lớn và khó, là những việc ngươi chưa từng biết” khi Chúa “tỏ cho ngươi” (Giê-rê-mi 33:3).

Trong thời Cựu Ước, cậu trẻ Đa-vít quyết đấu với tướng Phi-li-tin là Gô-li-át đang buông lời hạ nhục dân Y-sơ-ra-ên. Đa-vít xin vua Sau-lơ cho mình đi đấu với Gô-li-át, vua phán : “Ngươi chẳng thế đi đấu địch cùng người Phi-li-tin kia, vì ngươi chỉ là một đứa con trẻ, còn hắn là một tay chiến sĩ từ thuở còn thơ”. Nhưng khi Đa-vít bầy tỏ mình chiến đấu với sự “tự tin” vì Đa-vít đã được Đức Giê-hô-va giải cứu nhiều lần. Vua Sau-lơ chấp nhận và phán : “Nguyện Đức Giê-hô-va ở cùng ngươi!”. Mời quý vị độc giả và quý anh chị con cái Chúa xem Kinh Thánh thuật lại diễn tiến “tự tin” của Đa-vít trong sách I Sa-mu-ên 17:31-51 sẽ rõ. Và đây là hành động “tự tin” của Đa-vít : “Đa-vít thò tay vào túi mình, lấy một cục đá, ném nó bằng trành, trúng nơi trán người Phi-li-tin. Cục đá lọt thấu trong trán, Gô-li-át té úp mặt xuống đất”.

Trong thời Tân Ước, Phao-lô, một người tù “tự tin” cậy ơn Chúa, “dám” nói cùng quan tổng đốc Phê-lít, đến nỗi Phê-lít nghe mà phát sợ bèn nói : “Bây giờ ngươi hãy lui; đợi khi nào ta rảnh, sẽ gọi lại” (Công-vụ các Sứ-đồ 24:25).

Tự tin” là kháng tố diệt “tự ti”. Còn “tự tôn” thì sao ?

Tự tôn” tác hại con người không ít. “Tự tôn” là cố gắng tự đề cao, để cho mọi người chung quanh phải phục mình vì tri thức cao, vì giầu có, và mình chẳng thua một ai. Đây là một thứ “củi mục” mà cứ tưởng là “trầm hương”. Ở nước Việt ta, có những vị được bố mẹ đem tiền đi mua cho “bằng cấp” mua cho “chức tước” rồi “tự tôn” mình lên hàng “trí thức, tai to mặt lớn ” trong xã hội, kiếm tiền bằng đủ phương pháp kể cả những phương pháp bất chính, thiếu tự trọng. Thật lạ đời, nhưng chuyện vẫn thường thấy trong trần thế. “Tự tôn” không giúp ích gì cho việc “tự vệ”, mà nó còn gây tác hại lên sự tự trọng, nhân cách, và đạo đức của con người.

Trong văn hóa Á Châu, hình như con người có máu “tự tôn”, nên sau  Trời trên cao “Thiên Thượng” là trần thế tức “Thiên Hạ” Trời dưới thấp. Vua Chúa thì được tôn làm “Thiên Tử” tức Con Trời, người đời thỉnh thoảng có người muốn “làm Trời”.

Kinh Thánh cho biết, con người có ý định “làm Trời” từ khi tổ phụ loài là A-đam bị Sa-tan cám dỗ ăn “trái cấm” để được “như Đức Chúa Trời” (Sáng-thế-ký 3:5).

Có người Việt “con lai” làm chủ tiệm “neo”, tấm thiệp in tên mình có kèm thêm chữ MD. Khách hàng “nể vì” thầm ngạc nhiên tại sao Medical Doctor lại phải xuống cấp làm nghề thấp kém “neo”, hỏi ra mới biết vị này “tự tôn” cho bõ tức với chữ MD trong danh thiếp là Mỹ Đen.

Sau tháng 4 năm 1975, người Việt tới Hoa Kỳ tự giới thiệu mình qua danh thiếp ghi tên và chức vụ. Có một vị ghi chức vụ mình là “Cựu nhân viên Phủ Tổng Thống” và được một số người chưa từng biết ông “kính nể”. Nhưng ít năm sau mới rõ ông ta là “nhân viên” quét dọn và chăm sóc cây cối, thảm cỏ trong Phủ Tổng Thống.

Trong tôn giáo, không lạ khi thấy những vị “tự tôn” mình “người của Thần Thánh” với những chức vị rất cao. Trong Đạo Chúa cũng không tránh khỏi cái cảnh này, có những vị “tự tôn” mình là “người của Chúa” hay “người đại diện” của Chúa, có thể ban phát Lời Chúa đúng theo Ý Ngài, nhưng nghe kỹ tôi tin rằng vị này ban phát rất ít Lời Chúa trong Kinh Thánh, mà toàn là “lời mình” phản ảnh “ý mình”. Hơi lạ. Vì cái tính “tự tôn” này, nên Kinh Thánh nhắc nhở “chớ có tư tưởng cao quá lẽ” (Rô-ma 12:3).

Thưa quý anh chị con cái Chúa,

Khiêm nhường” là kháng thể “tự vệ” triệt hạ tính “tự tôn” để khỏi “kiêu ngạo”, vì “Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường.” (Gia-cơ 4:6). “Tự vệ” là : “khiêm nhường, coi người khác như tôn trọng hơn mình.” (Phi-líp 2:3). “Khiêm nhường” là “tự hạ mình xuống” nhưng không “tự ti”. Chúa Jêsus phán quyết “Bởi vì ai tự nhắc mình lên (tự tôn), sẽ phải hạ xuống, còn ai tự hạ mình xuống (khiêm nhường), sẽ được nhắc lên.” (Lu-ca 14:11).

Cho phép tôi tin rằng “khiêm nhường” là cách tự vệ để chúng ta sống theo Ý Chúa, và kết quả là chúng ta được thỏa lòng sống trong bình an và hy vọng vào sự cứu rỗi trọn vẹn của Ngài.

Mời nghe Thánh Ca

♥ ♫ ♪ Celine Dion: O Holy Night ♥ ♫ ♪

https://www.youtube.com/watch?v=_sEP5_7DMu0&list=RDkJbzoG_MGP0&index=4