(Thi 119:137-144) "137 Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là công bình, Sự đoán xét của Ngài là ngay thẳng. 138 Chúa lấy sự công bình, sự thành tín, Mà truyền ra chứng cớ của Chúa. 139 Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa. 140 Lời Chúa rất là tinh sạch, Nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy. 141 Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, Nhưng không quên các giềng mối Chúa. 142 Sự công bình Chúa là sự công bình đời đời, Luật pháp Chúa là chân thật. 143 Sự gian truân và sự sầu khổ áp hãm tôi; Dầu vậy, các điều răn Chúa là điều tôi ưa thích. 144 Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".

DẪN NHẬP.

Thi thiên 119:137-144 đề cập đến Đức Chúa Trời và các luật pháp của Ngài là công chính (the Lord and His Laws are righteous).

1/ Đức Chúa Trời là công chính (the Lord is righteous).
(Thi 119:137-138) "137 Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là công bình, Sự đoán xét của Ngài là ngay thẳng. 138 Chúa lấy sự công bình, sự thành tín, Mà truyền ra chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:142a) "Sự công bình Chúa là sự công bình đời đời".

2/ Các luật pháp của Đức Chúa Trời là công chính (His Laws are righteous).
(Thi 119:140) "Lời Chúa rất là tinh sạch, Nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
(Thi 119:142b) "...Luật pháp Chúa là chân thật".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".


I/ CHỨNG CỚ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (testimony of God).

(Thi 119:137-138) "137 Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là công bình, Sự đoán xét của Ngài là ngay thẳng. 138 Chúa lấy sự công bình, sự thành tín, Mà truyền ra chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew)
עֵדָה [`edah]: Bảng chứng, chứng cớ (testimony); lời chứng (witness).
(a) Danh từ
עֵדָה [`edah] là giống đực của danh từ עֵדוּת [`eduwth] và đều có nghĩa là: Chứng cớ (testimony); sự làm chứng (witness).
(b) Đây là một thuật ngữ luật pháp thuộc về hợp đồng (a covenantal) có liên quan cách đặc biệt (specifically reffering) đến các điều kiện đã được lập ra.
(Thi 119:2a) "Phước cho những người gìn giữ chứng cớ Ngài".
(Thi 25:10) "Các đường lối Đức Giê-hô-va đều là nhân từ và chân thật. Cho kẻ nào giữ gìn giao ước và chứng cớ của Ngài".
(Phục 4:45) "Nầy là chứng cớ, mạng lịnh, và luật lệ mà Môi-se truyền cho dân Y-sơ-ra-ên khi ra khỏi xứ Ê-díp-tô".
(c) Chứng cớ
עֵדָה [`edah] (testimony) có các nghĩa sau:
* Lời khai được viết ra hoặc được nói ra (an oral or written statement).
* Sự tuyên bố rằng điều gì đó là đúng (declaration or statement of fact).
* Mười điều răn (the Ten Commandments).
(Thi 19:7b) "... Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".

2/ La tinh (Latin) "testimonium": Lời chứng, lời khai, bảng chứng nhận. 
(Thi 119:137-138) "137 Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là công bình, Sự đoán xét của Ngài là ngay thẳng. 138 Chúa lấy sự công bình, sự thành tín, Mà truyền ra chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
Danh từ "testimonium" xuất phát từ danh từ "testis": Một lời bằng chứng, một lời chứng, nhân chứng, người chứng kiến, người làm chứng (a witness).
* Một người nhìn thấy một vài sự kiện xảy ra và vì vậy có thể mô tả để người khác có thể biết (a person present at some event and able to give information about it).
* Lời chứng (testimony); bằng chứng (evidence); sự xác nhận (confirmation).
(Xuất 25:16) "Ngươi hãy cất vào trong hòm bảng chứng mà ta sẽ ban cho".
(Xuất 31:18) "Khi Đức Giê-hô-va đã phán xong cùng Môi-se tại núi Si-na-i, bèn cho người hai bảng chứng bằng đá, bởi ngón tay Đức Chúa Trời viết ra"

3/ Hy-lạp (Greek) μαρτύριον [martyrion] (testimony, witness, to be testified): Chứng, lời chứng, lời làm chứng, sự làm chứng.
(Thi 119:137-138) "137 Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là công bình, Sự đoán xét của Ngài là ngay thẳng. 138 Chúa lấy sự công bình, sự thành tín, Mà truyền ra chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
* Được khai ra (to be testified).
* Một lời khai có tuyên thệ (a person giving sworn testimony).
* Sự cam đoan hoặc xác nhận long trọng (a solemn protest or confession).
(Mat 26:59-60) "59 Bấy giờ các thầy tế lễ cả và cả tòa công luận kiếm chứng dối về Ngài, cho được giết Ngài. 60 Dầu có nhiều người làm chứng dối có mặt tại đó, song tìm không được chứng nào cả. Sau hết, có hai người đến...".
(Giăng 8:17) "Vả, có chép trong luật pháp của các ngươi rằng lời chứng hai người là đáng tin".
(I Cô 1:6) "như lời chứng về Đấng Christ đã được vững bền ở giữa anh em".
(II Tim 1:8) "Vậy con chớ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng lấy sự ta vì Ngài ở tù làm xấu hổ; nhưng hãy cậy quyền phép Đức Chúa Trời mà chịu khổ với Tin Lành".

4/ Đức Chúa Trời, tác giả của Kinh thánh là Đấng công bình (the Author of the Book is righteous); vì vậy không có gì là ngạc nhiên (it is not surprising) khi Lời của Ngài cũng công bình (the Book is upright too).
(Thi 119:137a) "Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là công bình...).
* Hầu hết chúng ta đều biết điều nầy (most of us know this), nhưng lại có quá ít người trong chúng ta (but how few of us) biến điều ấy trở thành hành động ngợi khen và thờ phượng qua sự tạ ơn Đức Chúa Trời (an act of praise and worship by thanking the Lord).
* Mọi lời Đức Chúa Trời phán đều là thành tín và công bình cả (everything God says is righteous and faithful), và lời Ngài hoàn toàn đáng tin cậy (and His Word is completely trustworthy).
(Thi 119:138) "Chúa lấy sự công bình, sự thành tín, mà truyền ra chứng cớ của Chúa".
* Tin vào lời của Đức Chúa Trời không phải là một hành động nhất thời (to believe God's Word is not a meritorious act), điều ấy hoàn toàn là kiến thức phổ thông (it is just common sense).
(Thi 119:137-138) "137 Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là công bình, sự đoán xét của Ngài là ngay thẳng. 138 Chúa lấy sự công bình, sự thành tín, mà truyền ra chứng cớ của Chúa".

(1) Sự công bình
צֶדֶק [tsedeq]: Sự ngay thẳng, chính trực (righteousness); sự công bằng, công lý (justice); tính vô tư, đúng đắn (equity).
(Thi 119:137a-138) "137 Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là công bình... 138 Chúa lấy sự công bình, sự thành tín, mà truyền ra chứng cớ của Chúa".
(a) Danh từ
צְדָקָה [tsĕdaqah] xuất phát từ động từ צָדַק [tsâdaq]: Làm điều đúng (make right); làm cho sạch, tẩy rửa (cleanse). 
Danh từ
צְדָקָה [tsĕdaqah] có các nghĩa sau đây:
* Sự làm cái gì đúng về mặt đạo đức (morally right).
* Ứng xử hoặc đối xử đúng và công bằng (acting or done in accordance with what is morally right or fair).
(Thi 119:7) "Khi tôi học các đoán ngữ công bình của Chúa, Thì tôi sẽ lấy lòng ngay thẳng mà ngợi khen Chúa".
(Thi 119:62) "Nhân vì các mạng lịnh công bình của Chúa, Tôi sẽ thức-dậy giữa đêm đặng cảm tạ Chúa".
(Thi 119:75) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết rằng sự xét đoán của Ngài là công bình, Và ấy là bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi bị khổ nạn".
(Thi 119:106) "Tôi đã thề gìn giữ mạng lịnh công bình của Chúa, Và cũng đã làm theo sự thề ấy".
(Thi 119:121) "Tôi đã làm điều ngay thẳng và công bình; Chớ phó tôi cho kẻ hà hiếp tôi".
(Thi 119:123) "Mắt tôi hao mòn vì mong ước sự cứu rỗi. Và lời công bình của Chúa".
(Thi 119:138) "Chúa lấy sự công bình, sự thành tín, Mà truyền ra chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:142) "Sự công bình Chúa là sự công bình đời đời, Luật pháp Chúa là chân thật".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
(Thi 119:160) "Sự tổng cọng lời của Chúa là chân thật, Các mạng lịnh công bình của Chúa còn đời đời".
(Thi 119:164) "Mỗi ngày tôi ngợi khen Chúa bảy lần, Vì cớ mạng lịnh công bình của Chúa".
(Thi 119:172) "Nguyện lưỡi tôi hát xướng về lời Chúa; Vì hết thảy điều răn Chúa là công bình".
(b) Latin "justítia -ae": Sự công bằng, công lý (justice); vô tội, trong trắng, ngay thơ (innocence); sự ngay thẳng, chính trực (righteousness); tính chính trực (rectitude); sự công bằng, vô tư (fairness).
(Thi 119:137a-138) "137 Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là công bình... 138 Chúa lấy sự công bình, sự thành tín, mà truyền ra chứng cớ của Chúa".
* Danh từ "justitia": Sự công bằng (justice).
* Tính từ "jústus -a -um": Đúng, chính xác (just); tốt, đúng, phải (right); ngay thẳng, chính trực (righteous).
* Động từ "justífico -áre": Làm điều công bằng (do justice); xưng công chính, xưng nghĩa (justify); cho là công chính (account righteous).
(Phục 16:19) "Ngươi chớ làm dịch sự chánh trực, chớ thiên vị ai, cũng chẳng nên nhận của hối lộ; vì của hối lộ làm cho mù mắt kẻ khôn ngoan, và làm rối lời của người công bình".
(Gióp 8:3) "Đức Chúa Trời há thiên đoán ư? Đấng toàn năng há trái phép công bình sao?".
(Gióp 36:6) "Ngài chẳng bảo tồn mạng sống của kẻ gian ác, Nhưng xử đoán công bình cho kẻ khổ nạn".
(Châm 28:5) "Kẻ buông mình vào sự ác chẳng hiểu sự công bình; Nhưng ai tìm cầu Đức Giê-hô-va hiểu biết mọi sự".
(Ê sai 59:14) "Cho nên sự công bình trở lui lại, sự nhân nghĩa đứng xa; vì lẽ thật vấp ngã giữa đường phố, và sự ngay thẳng chẳng được vào".
(A mốt 5:24) "Thà hãy làm cho sự chánh trực chảy xuống như nước, và sự công bình như sông lớn cuồn cuộn".
(c) Hy lạp (Greek) δικαιόω [dikaioō]: Xưng công bình, hợp lý (justify).
(Thi 119:137a-138) "137 Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là công bình... 138 Chúa lấy sự công bình, sự thành tín, mà truyền ra chứng cớ của Chúa".
* Chứng minh một người hay một hành động là đúng (show the justice or rightness of a person, act, etc.)
(Mat 23:23) "Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! vì các ngươi nộp một phần mười bạc hà, hồi hương, và rau cần, mà bỏ điều hệ trọng hơn hết trong luật pháp, là sự công bình, thương xót và trung tín; đó là những điều các ngươi phải làm, mà cũng không nên bỏ sót những điều kia".
(Lu 7:29) "Cả dân chúng cùng kẻ thâu thuế chịu Giăng làm phép báp-tem, đều xưng Đức Chúa Trời là công bình".
(Rô 3:4b) "Ấy vậy Chúa sẽ được xưng công bình trong lời phán của Ngài, và sẽ được thắng khi chịu xét đoán".
(Cô lô 4:1) "Hỡi người làm chủ, hãy lấy điều công bình chánh trực đãi tôi tớ mình, vì biết rằng anh em cũng có một Chủ mình ở trên trời".

(2) Sự đóan xét
מִשְׁפָּט [mishpâṭ]: Lời tuyên án, lời phán quyết (verdict); nhận xét, phán quyết, xét đoán, đoán ngữ (judgment); cách đánh giá (measure); lời tuyên án, bản án (sentence).
(Thi 119:137) "Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là công bình, sự đoán xét của Ngài là ngay thẳng".
Danh từ
מִשְׁפָּט [mishpâṭ] xuất phát từ động từ שָׁפַט [shâphaṭ]: Xét đoán, xem xét, đánh giá (judge); làm sáng tỏ, xác minh, minh oan (vindicate); trừng phạt, trừng trị (punish); lên án (condemn); xử tử, tử hình (execute).
(a) Danh từ
מִשְׁפָּט [mishpâṭ] có các nghĩa sau:
* Một quyết định của một hội thẩm đạt được về một vấn đề thực tế trong một vụ án (a decision on an issue of fact in a civil or criminal cause or an inquest).
* Quyết định của một toà hoà giải (the sentence of a court of justice).
* Quyết định của một quan toà (a decision by a judge).
* Sự quyết định của toà án (decision of judgment).
* Hành động của sự quyết định một vấn đề (act of deciding a case).
* Thi hành sự đoán xét (to execute judgment).
(Thi 119:7) "Khi tôi học các đoán ngữ công bình của Chúa, thì tôi sẽ lấy lòng ngay thẳng mà ngợi khen Chúa".
(Thi 119:13) "Tôi lấy môi thuật lại các mạng lịnh miệng Chúa phán ra".
(Thi 119:20) "Linh hồn tôi hao mòn vì mong ước các mạng lịnh  Chúa luôn luôn".
(Thi 119:30) "Tôi đã chọn con đường thành tín, Đặt mạng lịnh Chúa trước mặt tôi".
(Thi 119:39) "Xin hãy cất khỏi tôi sự sỉ nhục mà tôi sợ sệt; Vì mạng lịnh Chúa là tốt lành".
(Thi 119:43) "Xin chớ cất hết lời chân thật khỏi miệng tôi; Vì tôi trông cậy nơi mạng lịnh Chúa"
(Thi 119:52) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi đã nhớ lại mạng lịnh Ngài khi xưa, Nên tôi được an ủi".
(Thi 119:62) "Nhân vì các mạng lịnh công bình của Chúa, Tôi sẽ thức-dậy giữa đêm đặng cảm tạ Chúa".
(Thi 119:75) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết rằng sự xét đoán của Ngài là công bình, Và ấy là bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi bị khổ nạn".
(Thi 119:84) "Số các ngày kẻ tôi tớ Chúa được bao nhiêu? Chừng nào Chúa sẽ đoán xét những kẻ bắt bớ tôi?"
(Thi 119:91) "Tùy theo mạng lịnh Chúa, các điều đó còn vững đến ngày nay; Vì muôn vật đều hầu việc Chúa".
(Thi 119:102) "Tôi không xây bỏ mạng lịnh Chúa; Vì Chúa đã dạy dỗ tôi".
(Thi 119:106) "Tôi đã thề gìn giữ mạng lịnh công bình của Chúa, Và cũng đã làm theo sự thề ấy".
(Thi 119:108) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhậm lễ lạc ý của miệng tôi, Và dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài".
(Thi 119:120) "Thịt tôi rỡn ốc vì sợ hãi Chúa, Cũng sợ sự đoán xét của Chúa".
(Thi 119:121) "Tôi đã làm điều ngay thẳng và công bình; Chớ phó tôi cho kẻ hà hiếp tôi".
(Thi 119:132) "Xin Chúa hãy xây lại cùng tôi, và thương xót tôi, Y như thói thường Chúa đối cùng người yêu mến danh Chúa".
(Thi 119:137) "Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là công bình, Sự đoán xét của Ngài là ngay thẳng".
(Thi 119:149) "Hỡi Đức Giê-hô-va, theo sự nhân từ Ngài, xin hãy nghe tiếng tôi; Hãy khiến tôi được sống tùy mạng lịnh Ngài".
(Thi 119:156) "Đức Giê-hô-va ơi, sự thương xót Ngài rất lớn; Xin hãy khiến tôi được sống tùy theo luật lệ Ngài".
(Thi 119:160) "Sự tổng cọng lời của Chúa là chân thật, Các mạng lịnh công bình của Chúa còn đời đời".
(Thi 119:164) "Mỗi ngày tôi ngợi khen Chúa bảy lần, Vì cớ mạng lịnh công bình của Chúa".
(Thi 119:175) "Nguyện linh hồn tôi được sống, thì nó sẽ ngợi khen Chúa; Nguyện mạng lịnh Chúa giúp đỡ tôi".
(b) Latin "judicátio -ónis": Sự đoán xét, nhận xét, phán quyết (judgment); ý kiến, quan điểm (opinion).
(Thi 119:137) "Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là công bình, sự đoán xét của Ngài là ngay thẳng".
* Danh từ "judicátio -ónis" xuất phát từ động từ "júdex -icis": Xét đoán, xem xét, đánh giá (judge).
* Danh từ "judicátio -ónis" gồm: 
+ Tiền tố (pref.) "jus": Luật, luật pháp (law).
+ Danh động từ "dicus": Phát ngôn, nói (speaking).
(Xuất 12:12) "Đêm đó ta sẽ đi qua xứ Ê-díp-tô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Ê-díp-tô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Ê-díp-tô; ta là Đức Giê-hô-va".
(Phục 1:17) "Trong việc xét đoán, các ngươi chớ tư vị ai; hãy nghe người hèn như nghe người sang, đừng có sợ ai, vì sự xét đoán thuộc về Đức Chúa Trời. Phàm việc nào lấy làm rất khó cho các ngươi, hãy đem đến trước mặt ta thì ta sẽ nghe cho".
(Thi 1:5) "Bởi cớ ấy kẻ ác chẳng đứng nổi trong ngày đoán xét, Tội nhân cũng không được vào hội người công bình".
(c) Hy lạp (Greek) κρίσις [krísis]: Sự đoán xét, phán quyết (judgment); sự quyết định (decision); sự buộc tội, cáo trạng (accusation); sự lên án, bị lên án (condemnation); sự bị nguyền rủa (damnation).
(Thi 119:137) "Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là công bình, sự đoán xét của Ngài là ngay thẳng".
(Mat 10:15) "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đến ngày phán xét, thì xứ Sô-đôm và xứ Gô-mô-rơ sẽ chịu đoán phạt nhẹ hơn thành ấy".
(Giăng 3:19) "Vả, sự đoán xét đó là như vầy: sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa".
(Giăng 5:29) "ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán".
(Hê 9:27) "Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét".
(Gia 5:12) "Hỡi Anh em, trước hết chớ có thề, chớ chỉ trời, chỉ đất, cũng chớ chỉ vật khác mà thề; nhưng phải thì nói phải, không thì nói không, hầu cho khỏi bị xét đoán".
(II Phi 3:7) "Nhưng trời đất thời bây giờ cũng là bởi lời ấy mà còn lại, và để dành cho lửa; lửa sẽ đốt nó đi trong ngày phán xét và hủy phá kẻ ác".
(Giữ đe 1:15) "Nầy, Chúa ngự đến với muôn vàn thánh, đặng phán xét mọi người, đặng trách hết thảy những người không tin kính về mọi việc không tin kính họ đã phạm, cùng mọi lời sỉ hổ mà những kẻ có tội không tin kính đó đã nói nghịch cùng Ngài".
(Khải 19:2) "Vì những sự phán xét của Ngài đều chân thật và công bình: Ngài đã đoán phạt đại dâm phụ nó lấy đều dâm loạn làm hư hỏng thế gian, và Ngài đã báo thù huyết của các tôi tớ Ngài đã bị tay con dâm phụ đó làm đổ ra".

(3) Sự thành tín
אֱמוּנָה [ʼĕmûwnâh] hoặc אֱמֻנָה [ʼĕmunâh]: Chân lý (verity); sự trung thực (faithfulness); tính đáng tin cậy (trust); sự vững chắc (firmness); tính ổn định (stability); kiên định (steady); chân thành (truly).
(Thi 119:138) "Chúa lấy sự công bình, sự thành tín, mà truyền ra chứng cớ của Chúa".
(a) Danh từ
אֱמוּנָה ['emuwnah] có các nghĩa sau: 
* Chính xác, đúng với sự thật (accurate, true to fact).
* Không dễ dàng làm cho lay chuyển (not easily shaken).
* Phẩm chất hoặc trạng thái bền vững, ổn định (the quality or state of being stable).
(Thi 119:30) "Tôi đã chọn con đường thành tín, Đặt mạng lịnh Chúa trước mặt tôi".
(Thi 119:75) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết rằng sự xét đoán của Ngài là công bình, Và ấy là bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi bị khổ nạn".
(Thi 119:86) "Các điều răn Chúa là thành tín; thiên hạ dùng sự giả dối bắt bớ tôi; xin Chúa giúp đỡ tôi".
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền".
(Thi 119:138) "Chúa lấy sự công bình, sự thành tín,mà truyền ra chứng cớ của Chúa"
(b) Latin "véritas -átis": Tính trung thực (fidelity); tính đúng đắn (correctness); sự chính xác (accuracy); chân lý (truth).
(Thi 119:138) "Chúa lấy sự công bình, sự thành tín, mà truyền ra chứng cớ của Chúa".
* Tính chất hoặc trạng thái đúng với sự thật (the quality or a state of being true or truthful)
* Điều có thật (what is true).
* Điều được chấp nhận là đúng sự thật (what is accepted as true).
* Sự tin cậy hoặc tín tưởng hoàn toàn (complete trust or confidence).
(Phục 7:9) "Vậy nên, phải nhận biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, ấy là Đức Chúa Trời, tức Đức Chúa Trời thành tín, giữ sự giao ước và nhân từ đến ngàn đời cho những người yêu mến Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài".
(Phục 32:4) "Công việc của Hòn Đá là trọn vẹn; Vì các đường lối Ngài là công bình. Ấy là Đức Chúa Trời thành tín và vô tội; Ngài là công bình và chánh trực".
(Thi 36:5) "Hỡi Đức Giê-hô-va, sự nhân từ Ngài ở trên các từng trời; Sự thành tín Ngài đến tận các mây".
(Thi 98:3) "Ngài đã nhớ lại sự nhân từ và sự thành tín của Ngài đối cùng nhà Y-sơ-ra-ên; Các đầu đất đã thấy sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời chúng tôi".
(Ê sai 49:7) "Đức Giê-hô-va, Đấng Cứu chuộc Y-sơ-ra-ên, và Đấng Thánh của Ngài, phán cùng người bị loài người khinh dể, bị dân nầy gớm ghiếc, là người làm tôi kẻ có quyền thế, như vầy: Các vua sẽ thấy và đứng dậy; các quan trưởng sẽ quì lạy, vì cớ Đức Giê-hô-va là Đấng thành tín, tức là Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, là Đấng đã chọn ngươi".
(c) Hy lạp (Greek) πιστός [pistos]: Đáng để lòng tin cậy, xứng đáng với sự tín nhiệm (trustworthy); chân thật (truth); tính cố định. chắc chắn, không đi động (stability), sự trung thành, sự chung thủy, sự trung thực (faithfulness); ổn định; tính kiên định, trung kiên, vững chắc (steadiness).
(Thi 119:138) "Chúa lấy sự công bình, sự thành tín, mà truyền ra chứng cớ của Chúa".
* Một cách ứng xử đáng tín hay có thể tin cậy được (a faithful maner).
* Thật thà trong lời nói, không bao giờ nói dối (habitually speaking the truth). 
* Phẩm chất hoặc trạng thái bền vững (the quality or state of being stable).
* Rất nghiêm túc và đáng tin trong cách cư xử (serious and dependable in behaviour).
(I Cô 1:9) "Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài đã gọi anh em được thông công với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta".
(I Cô 10:13) "Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được".
(I Tê 5:24) "Đấng đã gọi anh em là thành tín, chính Ngài sẽ làm việc đó".
(I Phi 4:19) "Vậy những kẻ chịu khổ theo ý muốn Đức Chúa Trời, hãy cứ làm lành mà phó linh hồn mình cho Đấng Tạo hóa thành tín".
(Khải 19:11) "Bấy giờ tôi thấy trời mở ra, và có một con ngựa bạch hiện ra: Đấng cỡi ngựa ấy gọi là Đấng Trung Tín Và Chân Thật; Ngài lấy lẽ công bình mà xét đoán và chiến đấu".

5/ Chứng cớ của Đức Chúa Trời không những là công chính hiện nay (it is not only righteous now), mà chứng cớ Chúa sẽ luôn luôn công chính (they always will be).
Chúng ta càng hiểu các chứng cớ Đức Chúa Trời (the more we understand them), thì chúng ta càng có khả năng để nuôi dưỡng đời sống (the greater is our capacity for enjoying life), cả hiện nay lẫn trên Thiên đàng (both now and in heaven).
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".

(1) Đời đời
עוֹלָם [ʻôwlâm] hoặc עֹלָם [ʻôlâm]: Luôn luôn (forever); vĩnh viễn, liên miên (everlasting); mãi mãi (ever); bất diệt (evermore); không dứt, không ngừng (perpetual). 
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
(a) Tính từ
עוֹלָם [`owlam] hoặc עֹלָם [ʻôlâm] có các nghĩa sau:
* Khoảng thời giai dài (long duration).
* Sự tồn tại liên tục, vĩnh viễn, bất diệt (continuous existence, perpetual).
* Một tương lai không có kết thúc hay không hạn định (everlasting, indefinite or unending future, eternity).
* Điểm ảo (the vanishing point). Về phối cảnh, điểm mà tất cả các đường song song trong một mặt phẳng có vẻ như gặp nhau (the point at which receding parallel lines viewed in perspective appear to meet).
(Thi 119:44) "Tôi sẽ hằng gìn giữ luật pháp Chúa Cho đến đời đời vô cùng".
(Thi 119:52) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi đã nhớ lại mạng lịnh Ngài khi xưa, Nên tôi được an ủi".
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".
(Thi 119:93) "Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa, Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống".
(Thi 119:98) "Các điều răn Chúa làm cho tôi khôn ngoan hơn kẻ thù nghịch tôi, Vì các điều răn ấy ở cùng tôi luôn luôn".
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa Luôn luôn, và cho đến cuối cùng".
(Thi 119:142) "Sự công bình Chúa là sự công bình đời đời, Luật pháp Chúa là chân thật".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
(Thi 119:152) "Cứ theo chứng cớ Chúa Tôi đã biết từ lâu rằng Chúa lập các điều răn ấy đến đời đời".
(Thi 119:160) "Sự tổng cọng lời của Chúa là chân thật, Các mạng lịnh công bình của Chúa còn đời đời".
(b) La tinh (Latin) "aetérnitas -átis": Sự bất diệt, vĩnh cửu (eternity). 
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
Danh từ "aetérnitas -átis" là từ gốc của:
* Tính từ "aetérnus -a -um" và "aeternális -is -e": Vĩnh viễn, đời đời (eternal). 
* Danh từ "in aetérnum": Luôn luôn, mãi mãi (forever).
* Danh từ "aévum -i": Thời gian (time); thời kỳ (age).
(Thi 119:111) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".
* Luôn luôn hiện hữu (existing always).
* Thời gian vô tận hoặc không có kết thúc (infinite or unending time).
* Không có bắt đầu hoặc kết thúc (without beginning or end).
* Đời sống không có kết thúc sau khi chết (endless life after death).
(Phục 33:27) "Đức Chúa Trời hằng sống là nơi ở của ngươi, Ở dưới có cánh tay đời đời của Ngài, Ngài đuổi kẻ thù nghịch khỏi trước mặt ngươi, Và phán cùng ngươi rằng: Hãy diệt đi!"
(Giê 5:22) "Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi chẳng kính sợ ta, chẳng run rẩy trước mặt ta sao? Ta là Đấng đã lấy cát làm bờ cõi biển, bởi một mạng lịnh đời đời, không vượt qua được. Sóng biển dầu động, cũng không thắng được; biển dầu gầm rống, cũng không qua khỏi nó".
(Thi 117:2b) "Sự chân thật Đức Giê-hô-va còn đến đời đời".
(Truyền 3:11) "Phàm vật Đức Chúa Trời đã làm nên đều là tốt lành trong thì nó. Lại, Ngài khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người; dầu vậy, công việc Đức Chúa Trời làm từ ban đầu đến cuối cùng, người không thế hiểu được".
(Ê sai 43:13) "Thật, từ khi có ngày (from the eternity) ta đã là Đức Chúa Trời, chẳng ai có thể giải cứu khỏi tay ta. Ta làm ra, ai ngăn cấm ta được?".
(c) Hy lạp (Greek) αἰών [aiṓn] đồng nghĩa với αἰώνιος [aiōnios]: Đời đời, bất diệt, vĩnh cửu (eternal); vĩnh viễn, không dứt (everlasting).
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
* Luôn luôn tồn tại, không có kết thúc hoặc bắt đầu trong thời gian (existing always; without an end or usu. beginning in time).
* Không có sự kết thúc hoặc không bao giờ kết thúc (without end, never to cease).
* Không có bắt đầu và kết thúc (without beginning and end).
* Đã có, hiện có và sẽ luôn còn đến (that which always has been and always will be).
(Ê phê sô 3:11) "theo ý định đời đời của Ngài đã làm xong trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta".
(I Tim 1:17) "Nguyền xin sự tôn quí, vinh hiển đời đời vô cùng về nơi Vua muôn đời, không hề hư nát, không thấy được, tức là Đức Chúa Trời có một mà thôi! A-men".
(II Tim 1:9) "Ấy chính Chúa đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh, chẳng phải theo việc làm chúng ta, bèn là theo ý riêng Ngài chỉ định, theo ân điển đã ban cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ từ trước muôn đời vô cùng".
(II Phi 3:18) "Hãy tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ. Nguyền xin vinh hiển về nơi Ngài, từ rày đến đời đời! A-men".

(2) Sự thông hiểu
בִּין [bîyn]: Sự hiểu biết, trí hiểu (understanding), sự thông sáng, sự khôn ngoan (prudent), sự sáng suốt, thông biết (discernment).
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
(a) Danh từ
בִּין [bîyn] có các nghĩa sau:
* Khả năng để hiểu hoặc suy nghĩ (the ability to understand or think).
* Năng lực để nắm bắt được vấn đề (the power of apprehension).
* Năng lực của sự tư duy trừu tượng (the power of abstract thought).
* Một sự nhận thức hoặc phán đoán của cá nhân về một tình huống... (an individual's perception or judgment of an situation etc.).
(Thi 119:27) "Cầu Chúa làm cho tôi hiểu biết con đường giềng mối Chúa, Thì tôi sẽ suy gẫm các công việc lạ lùng của Chúa".
(Thi 119:34) "Xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, thì tôi sẽ vâng theo luật pháp Chúa".
(Thi 119:73) "Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi; Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(Thi 119:125) "Tôi là kẻ tôi tớ Chúa; xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, Để tôi hiểu biết các chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:130) "Sự bày giãi lời Chúa, soi sáng cho, ban sự thông hiểu cho người thật thà".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
(Thi 119:168) "Tôi có gìn giữ giềng mối và chứng cớ Chúa, Bởi vì đường lối tôi đều ở trước mặt Chúa".
(b) Latin "prudens": Khôn ngoan (prudent); thận trọng (circumspect).
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
* Hành động hoặc cách cư xử của một người tỏ ra rất cẩn thận và lo xa để tránh những hậu quả không mong muốn (of a person or conduct careful to avoid undesired consequences).
(Gióp 32:8) "Nhưng có thần linh ở trong loài người, và hơi thở của Đấng Toàn năng cho chúng sự khôn sáng".
(Châm 2:6) "Vì Đức Giê-hô-va ban cho sự khôn ngoan; từ miệng Ngài ra điều tri thức và thông sáng".
(Đa 2:21) "Chính Ngài thay đổi thì giờ và mùa, bỏ và lập các vua; ban sự khôn ngoan cho kẻ khôn ngoan, và sự thông biết cho kẻ tỏ sáng".
(c) Hy lạp (Greek) σοφία [sophía]: Sự khôn ngoan, có óc suy xét (wisdom); sự minh mẫn, sự sắc sảo (sagacity).
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
* Tình trạng của sự sáng suốt (the state of being wise).
* Sự kinh nghiệm kết hợp với sự hiểu biết được thể hiện khi nhận xét hoặc hành động (experience and knowledge together with the power of applying them critically or practically).
(Gia 1:5) "Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho".
(Gia 3:13) "Trong anh em có người nào khôn ngoan thông sáng chăng: Hãy lấy cách ăn ở tốt của mình mà bày tỏ việc mình làm bởi khôn ngoan nhu mì mà ra".

(3) Sống
חָיָה [châyâh]: Sống (live); sống lại (revive); bồi bổ (nourish up); bảo tồn sự sống (preserve alive); làm sôi nổi (quicken); hồi sinh (restore to life); ban sự sống (give life); cứu sống (save alive, life).
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
(a) Động từ
חָיָה [châyâh] (live) có các nghĩa sau:
* Có sự sống (have life).
* Đang sống, vẫn còn sống (be or remain alive).
* Trở lại hoặc đem ý thức, sự sống, hoặc sức mạnh trở lại (come or bring back to consciousness or life, or strength).
* Một sự đánh thức về lòng sốt sắng, nhiệt tình tôn giáo (a reawakening of religious fervour).
* Được hưởng cuộc sống đầy đủ (enjoy life intensely or to the full).
(Thi 119:25) "Linh hồn tôi dính vào bụi đất, Xin hãy khiến tôi sống lại tùy theo lời Chúa. 
(Thi 119:37) "Xin xây mắt tôi khỏi xem những vật hư không, Làm tôi được sống trong các đường lối Chúa".
(Thi 119:40) "Kìa, tôi mong ước các giềng mối Chúa; Xin hãy khiến tôi được sống trong sự công bình Chúa".
(Thi 119:77) "Nguyện sự thương xót Chúa đến cùng tôi, để tôi được sống; Vì luật pháp Chúa là điều tôi ưa thích".
(Thi 119:88) "Xin hãy làm cho tôi được sống, tùy theo sự nhân từ Chúa, Thì tôi sẽ gìn giữ chứng cớ của miệng Chúa".
(Thi 119:107) "Đức Giê-hô-va ôi! tôi bị khổ nạn quá đỗi; Xin hãy làm cho tôi được sống tùy theo lời của Ngài".
(Thi 119:116) "Xin Chúa nâng đỡ tôi tùy lời của Chúa, hầu cho tôi được sống; Chớ để tôi bị hổ thẹn về sự trông cậy tôi".
(Thi 119:149) "Hỡi Đức Giê-hô-va, theo sự nhân từ Ngài, xin hãy nghe tiếng tôi; Hãy khiến tôi được sống tùy mạng lịnh Ngài".
(Thi 119:154) "Xin hãy binh vực duyên cớ tôi, và chuộc tôi; Cũng hãy khiến tôi được sống tùy theo lời Chúa".
(Thi 119:156) "Đức Giê-hô-va ơi, sự thương xót Ngài rất lớn; Xin hãy khiến tôi được sống tùy theo luật lệ Ngài".
(Thi 119:159) "Xin hãy xem tôi yêu mến giềng mối Chúa dường bao! Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy khiến tôi được sống tùy sự nhân từ Ngài".
(Thi 143:11) "Hỡi Đức Giê-hô-va, vì cớ danh Ngài, xin hãy làm cho tôi được sống; Nhờ sự công bình Ngài, xin hãy rút linh hồn tôi khỏi gian truân".
(b) Latin "vívo -ere": Sống (live); có sự sống (have life); đang sống (be alive); sinh sống (reside).
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
(Sáng 3:22) "Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Nầy, về sự phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta; vậy bây giờ, ta hãy coi chừng, e loài người giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sống đời đời chăng".
(Thi 119:88) "Xin hãy làm cho tôi được sống, tùy theo sự nhân từ Chúa, Thì tôi sẽ gìn giữ chứng cớ của miệng Chúa".
(Phục 8:3) "Vậy, Ngài có hạ ngươi xuống, làm cho ngươi bị đói, đoạn cho ăn ma-na mà ngươi và tổ phụ ngươi chưa hề biết, để khiến ngươi biết rằng loài người sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi, nhưng loài người sống nhờ mọi lời bởi miệng Đức Giê-hô-va mà ra".
(Gióp 19:25) "Còn tôi, tôi biết rằng Đấng cứu chuộc tôi vẫn sống, Đến lúc cuối cùng Ngài sẽ đứng trên đất".
(Ê sai 55:3) "Hãy nghiêng tai, và đến cùng ta; hãy nghe ta, thì linh hồn các ngươi được sống. Ta sẽ lập với các ngươi một giao ước đời đời, tức là sự nhân từ chắc thật đã hứa cùng Đa-vít".
(Ha 2:4) "Nầy, lòng người kiêu ngạo, không có sự ngay thẳng trong nó; song người công bình thì sống bởi đức tin mình".
(c) Hy lạp ζάω [záō]: Sống (live); vẫn còn sống (alive); sống sót (survive).
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
* Có sự sống (have life).
* Đang còn sống (be or remain alive).
* Thoát khỏi sự hủy diệt (escape destruction).
* Vui hưởng cuộc sống đầy trọn (enjoy life intensely or to the full).
(Mat 4:4) "Đức Chúa Jêsus đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời".
(Giăng 11:25) "Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi".
(Giăng 14:19) "Còn ít lâu, thế gian chẳng thấy ta nữa, nhưng các ngươi sẽ thấy ta; vì ta sống thì các ngươi cũng sẽ sống".
(Rô 1:17) "vì trong Tin Lành nầy có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa, như có chép rằng: Người công bình sẽ sống bởi đức tin".
(Rô 14:9) "Đấng Christ đã chết và sống lại, ấy là để làm Chúa kẻ chết và kẻ sống".
(Gal 2:20) "Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi".
(Phil 1:21) "Vì Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy".
(Khải 4:10) "thì hai mươi bốn trưởng lão sấp mình xuống trước mặt Đấng ngự trên ngôi, và thờ lạy Đấng hằng sống đời đời; rồi quăng mão triều thiên mình trước ngôi mà rằng".

II/ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (Word of God).
(Thi 119:139-140) "139 Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa 140 Lời Chúa rất là tinh sạch, Nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".

Nguyên văn Hy-bá-lai có hai danh từ đều được dịch là Lời Chúa. 
- Danh từ
אִמְרָה ['imrah] (word of God, the Torah). 
- Danh từ
דָּבָר [dabar] (speech, word, speaking, saying).

1/ Danh từ
אִמְרָה ['imrah]: Lời (Word), hoặc lời Đức Chúa Trời (word of God).
(Thi 119:139-140) "139 Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa 140 Lời Chúa rất là tinh sạch, Nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
* Danh từ
אִמְרָה ['imrah]: Lời (word) hay Lời của Đức Chúa Trời (Word of God); 
* Hoặc đôi khi cũng được hiểu như
מִצְוָה [mitsvah] (commandment): Điều răn.
* Hoặc đôi khi cũng được hiểu như là kinh Tô-ra
תּוֹרָה [towrah] (the Torah). 
* Kinh Tô-ra
תּוֹרָה [towrah] (the Torah): Luật pháp (laws). Các luật lệ về hạnh kiểm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môi se trên núi Si-nai và đã được chép trong Xuất-Ê-díp-tô 20:1-17 (the divine rules of conduct given by God to Moses on Mount Sinai according to Exodous 20:1-17).
(1) Trong Cựu ước, danh từ
אִמְרָה ['imrah] Lời (word) hay Lời Đức Chúa Trời (Word of God) được đề cập 37 lần. Nhưng riêng trong Thi thiên 119 có đến 19 lần (Thi 119:11; 38; 50; 58; 67; 76; 82; 116; 123; 140; 148; 154; 158; 162; 170; 172).
(2) Danh từ
אִמְרָה ['imrah] (Word). Có các nghĩa sau:
* Hành động thốt ra hoặc bày tỏ ra bằng lời nói (the act or instance of uttering). 
* Bài nói chuyện chính thức trước công chúng (a formal public address).
* Một mệnh lệnh thiên thượng (devine command). 
(Thi 119:50a) "Lời Chúa làm cho tôi được sống lại".
(Thi 119:148) "Canh đêm chưa khuya, mắt tôi mở tỉnh ra, Đặng suy gẫm lời Chúa".
(Thi 119:162) "Tôi vui vẻ về lời Chúa, Khác nào kẻ tìm được mồi lớn".
(Thi 119:172) "Nguyện lưỡi tôi hát xướng về lời Chúa; Vì hết thảy điều răn Chúa là công bình".

2/ Danh từ
דָּבָר [dabar]: Lời (speech, word, speaking, saying).

(1) Trong Cựu ước danh từ
דָּבָר [dabar] được đề cập đến 1439 lần. Riêng trong Thi thiên 119 có 26 lần (Thi 119:9, 16, 17, 25, 28, 42, 43, 49, 65, 74, 81, 89, 101, 105, 107,  114, 147, 160, 161, 169, 
(2) Danh từ
דָּבָר [dabar]: Lời. Có các nghĩa sau đây:
* Lời (word). Điều được nói ra, được nhận xét hoặc trò chuyện (a thing said, a remark or conversation).
* Lời trình bày (speaking). Nói lên để xác nhận về... (speak in confirmation of or with reference to).
* Sự ra lịnh (commandment).
(Thi 119:9) "Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo lời Chúa".
(Thi 119:16-17) "16 Tôi ưa thích luật lệ Chúa, Sẽ chẳng quên lời của Chúa. Xin Chúa ban ơn lành cho tôi tớ Chúa, để tôi được sống; Thì tôi sẽ giữ lời của Chúa".
(Thi 119:81) "Linh hồn tôi hao mòn vì mong ước sự cứu rỗi của Chúa; Song tôi trông cậy lời của Chúa".
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".
(Thi 119:105) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi".
(Thi 119:114) Chúa là nơi ẩn náu và cái khiên của tôi; Tôi trông cậy nơi lời Chúa".

3/ La-tinh (Latin) "sérmit -ónis": Lời nói, diễn văn (speech, discourse, sermon, saying, homily, word).
(Thi 119:139-140) "139 Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa 140 Lời Chúa rất là tinh sạch, Nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
* Câu cách ngôn (maxim); châm ngôn (proverb); tục ngữ (adage).
* Bài nói chuyện chính thức trước cử tọa (a formal public address).
* Bài thuyết trình về đạo đức (a moralising discourse).
* Lời thuyết giảng về chủ đề tôn giáo hoặc đạo đức (a spoken or written discourse on a religious or moral).
* Điều được nói ra, nhận xét hoặc tuyên bố (a thing said, a remark or conversation).
(Lê 10:7) "Đừng ra khỏi cửa hội mạc, e các ngươi phải chết chăng; vì dầu xức của Đức Giê-hô-va ở trên các ngươi. Họ bèn làm theo lời Môi-se".
(Phục 5:5) "Đang lúc đó, ta đứng giữa Đức Giê-hô-va và các ngươi, đặng truyền lại lời của Ngài cho các ngươi; vì các ngươi sợ lửa, không lên trên núi. Ngài phán rằng".
(II Sử 6:17) "Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên! nguyện lời Chúa đã hứa cùng Đa-vít, tôi tớ Chúa, được ứng nghiệm".
(Gióp 16:3) "Các lời hư không nầy há chẳng hề hết sao? Điều thúc giục ngươi đáp lời là gì?".
(Châm 30:5-6) "5 Các lời của Đức Chúa Trời đều đã thét luyện: Ngài là cái thuẫn đỡ cho người nương cậy nơi Ngài. 6 Chớ thêm chi vào các lời Ngài. E Ngài quở trách ngươi, và ngươi bị cầm nói dối chăng".
(Ê sai 5:24) "Vậy nên, như lửa đốt gốc rạ và rơm cháy thiêu trong ngọn lửa thể nào, thì rễ họ cũng mục nát và hoa họ cũng bay đi như bụi đất thể ấy; vì họ đã bỏ luật pháp của Đức Giê-hô-va vạn quân, và khinh lời của Đấng Thánh Y-sơ-ra-ên".

4/ Hy-lạp (Greek) λόγος [logos]: Lời (word); lời nói (saying); bài / lời giáo huấn (speech); Ngôi lời Word); Đấng Cứu thế (Christ). 
(Thi 119:139-140) "139 Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa 140 Lời Chúa rất là tinh sạch, Nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
Danh từ λόγος [logos] có các nghĩa sau:
* Hành động của việc nói (the act of speaking, speech).
* Điều mà người nào đó đã nói (what someone has said).
* Một sắc lệnh chính thức được ban hành bởi nhà chức trách hợp pháp (an official order issued by a legal authority).
* Những nguyên tắc của niềm tin tôn giáo (a principle of religious belief).
* Lời thuyết giảng về chủ đề tôn giáo hoặc đạo đức (a spoken or written discourse on a religious or moral).
* Các lời phán của Đức Chúa Trời (the sayings of God).
* Những lời giáo huấn của Đức Chúa Trời (of the moral precepts given by God).
* Lời tiên tri trong kinh Cựu ước (Old Testament prophecy given by the prophets).
(Mat 4:4) "Đức Chúa Jêsus đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời".
(Mat 7:24) "Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá".
(Giăng 6:68) "Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời".
(Giăng 8:31) "Bấy giờ Ngài phán cùng những người Giu-đa đã tin Ngài, rằng: Nếu các ngươi hằng ở trong đạo ta, thì thật là môn đồ ta".
(Rô 10:17) "Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng".
(Hê 4:12) "Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng".
(Gia 1:22) "Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình".
(I Phi 2:2) "thì hãy ham thích sữa thiêng liêng của đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn".
(2) Ngôi lời / Đấng Christ (Word / Christ).
Trong Phúc âm Giăng và các thư tín của ông cũng như trong Khải huyền, chỉ ra rằng cốt lõi của lời của Đức Chúa Trời chính là Đức Chúa Giê su Christ (the essential Word of God, Jesus Christ), ngôi thứ Hai trong Ba ngôi Đức Chúa Trời (the second person in the Godhead).
(Giăng 1:1) "Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời".
(Giăng 1:14) "Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha".
(I Giăng 1:1) "Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về lời sự sống".
(Khải 19:13) "Ngài mặc áo nhúng trong huyết, danh Ngài xưng là Lời Đức Chúa Trời".

5/ Chiến thắng vĩ đại trong linh hồn người (it is a great triumph in a man's soul), chính là khi người ấy nhìn vào những người bắt bớ mình (the conduct of persecutors), những người phỉ báng mình (calumniators), và những kẻ vu khống mình (slanders); người ấy lại càng đau đớn nhiều hơn (he is more grieved); bởi vì những người kia đã vi phạm luật pháp của Đức Chúa Trời hơn là bởi vì cớ họ làm cho mình bị thương tật (because they violate the law of God than because they injure him).
(Thi 119:139-140) "139 Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa 

(1) Sự sốt sắng
קִנְאָה [qinʼâh]: Nhiệt tâm, lòng hăng hái, sự sôi nổi (zeal); sự thèm muốn, niềm mơ ước (envy); sự ghen tị (jealousy).
(Thi 119:139) "Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa". 
(a) Danh từ
קִנְאָה [qinʼâh] có các nghĩa sau:
* Nghị lực hoặc nhiệt tình trước một mục tiêu hoặc công tác (earnestness or fervour in advance a cause or rendering service).
* Đầy nhiệt huyết và nổ lực liên tục (hearty and persistent endeavour).
* Danh từ
קִנְאָה [qinʼâh] xuất xứ từ tính từ קָנָא [qânâʼ]: Giận, bất bình (angry); ghen tị, ghen tức hoặc đố kỵ (jealous or envious) trong một nghĩa xấu (in a bad sense).
(Thi 69:9) "Vì sự sốt sắng về đền Chúa tiêu nuốt tôi, Sự sỉ nhục của kẻ sỉ nhục Chúa đã đổ trên tôi".
(Thi 79:5) "Đức Giê-hô-va ôi! cho đến chừng nào? Ngài há sẽ giận đời đời sao? Sự phân bì Chúa há sẽ cháy như lửa ư?".
(b) Latin "zélus -i" hoặc "zelotýpia -ae": Nhiệt tâm, lòng hăng hái (zeal); sự ghen tị (jealousy); sự ganh đua (emulation).
* Danh từ "zelótypus -a -um": Người sốt sắng (jealous person).
* Zelótes: Tên họ của sứ đồ Si môn (surname of Simon the apostle).
* Động từ "zélo hoặc zélor -áre": Ghen tị (be jealous of); ganh tị, đố kị (envy); lòng sốt sắng với (be jealous for).
(Thi 119:139) "Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa". 
(II Sam 21:2) "Vua bèn truyền gọi dân Ga-ba-ôn, và nói chuyện với họ. Người Ga-ba-ôn chẳng thuộc về dân sự Y-sơ-ra-ên, nhưng họ là kẻ sống sót của dân A-mô-rít; dân Y-sơ-ra-ên có thề hứa tha thứ họ. Dầu vậy, Sau-lơ vì lòng sốt sắng về dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa, đã tìm cách trừ diệt họ".
(II Vua 10:16) "và nói rằng: Hãy đến cùng tôi, xem lòng sốt sắng tôi đối với Đức Giê-hô-va. Vậy, Giê-hu dẫn người lên xe mình".
(Ê sai 26:11) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tay Ngài đã giá lên, mà chúng nó chẳng xem thấy, song chúng nó sẽ thấy, và sẽ xấu hổ bởi cớ lòng sốt sắng Ngài tỏ ra vì dân mình. Lửa sẽ đốt cháy kẻ thù nghịch Ngài".
(c) Hy lạp (Greek) ζῆλος [zēlos]: Sự sốt sắng (zeal).
* Trong nghĩa tốt (in a favorable sense): Nhiệt tâm, sự sốt sắng (zeal); sức nóng, nhiệt độ cao (heat); sự ganh đua (emulation); lòng nhiệt thành (fervent mind); sự nhiệt tình, lòng hăng hái (ardour).
* Trong nghĩa xấu (in an unfavorable one): Sự ghen tị (jealousy); sự phẩn nộ, sự căm phẫn (indignation); ganh tị, đố kị (envy).
(Thi 119:139) "Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa". 
(Lu 6:15) "Ma-thi-ơ và Thô-ma, Gia-cơ con của A-phê, Si-môn gọi là Xê-lốt".
(Rô 10:2) "Vì tôi làm chứng cho họ rằng họ có lòng sốt sắng về Đức Chúa Trời, nhưng lòng sốt sắng đó là không phải theo trí khôn".
(II Cô 7:7) "không những bởi người đến mà thôi, nhưng lại bởi sự yên ủi người đã nhận lãnh nơi anh em nữa: người có nói cho chúng tôi biết anh em rất ao ước, khóc lóc, và có lòng sốt sắng đối với tôi, điều đó làm cho tôi càng vui mừng thêm".

(2) Tiêu hao
צָמַת [tsâmath]: Tiêu hết, phá hủy, phân rã, thiêu rụi (consume); chặt đứt, cắt đứt (cut off); tiêu hủy, phá hủy, tàn phá (destroy); biến mất, mất dần (vanish); trừ diệt, loại trừ, tiêu diệt (extirpate).
(Thi 119:139) "Sự sốt sắng tiêu hao tôi, vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa". 
(a) Động từ
צָמַת [tsâmath] có các nghĩa sau:
* Tiêu hủy hoàn toàn (completely destroy).
* Giảm xuống cho đến khi không còn gì hết hoặc chỉ còn những mẫu rất nhỏ (reduce to nothing or tiny particles).
* Chấm dứt sự hiện hữu của ai/gì (end the existence of).
* Khiến cho trở nên vô dụng (make useless).
* Làm cho hư hoàn toàn (spoil utterly).
* Biến mất hoàn toàn và đột ngột (disappear suddenly).
* Biến mất dần (fade away).
(Thi 18:40) "Chúa cũng khiến kẻ thù nghịch xây lưng cùng tôi; Còn những kẻ ghét tôi, tôi đã diệt chúng nó rồi".
(Thi 54:5) "Ngài sẽ báo ác cho những kẻ thù nghịch tôi: Xin hãy diệt chúng nó đi, tùy sự chân thật Chúa".
(Thi 69:4) "Những kẻ ghen ghét tôi vô cớ Nhiều hơn số tóc đầu tôi; Những kẻ làm thù nghịch tôi vô cớ và muốn hại tôi thật mạnh; Tôi phải bồi thường điều tôi không cướp giựt".
(Thi 73:27) "Vì, kìa, những kẻ xa Chúa sẽ hư mất; Chúa sẽ hủy diệt hết thảy kẻ nào thông dâm, xây bỏ Chúa".
(Thi 88:16) "Sự giận dữ Chúa trôi trác tôi, Sự hãi hùng Chúa đã trừ diệt tôi".
(Thi 94:23) "Ngài làm cho sự gian ác chúng nó đổ lại trên chúng nó, Và diệt chúng nó trong sự hung dữ chúng nó; Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi sẽ diệt chúng nó".
(Thi 101:5) "Tôi sẽ diệt kẻ lén nói hành người lân cận mình; Còn kẻ nào có mắt tự cao và lòng kiêu ngạo, tôi chẳng chịu cho nổi".
(Thi 101:8) "Mỗi buổi mai tôi sẽ diệt hết thảy kẻ dữ trong xứ, Đặng truất mọi kẻ làm ác Khỏi thành Đức Giê-hô-va".
(Thi 119:139) "Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa". 
(Thi 143:12) "Nhờ sự nhân từ Chúa, xin hãy diệt hết kẻ thù nghịch tôi, Và hủy hoại những kẻ hà hiếp tôi; Vì tôi là kẻ tôi tớ Chúa".
(b) Latin "tabífico -áre": Tiêu thụ hết, phá hủy, phân rã, thiêu rụi (consume). Do động từ "tanésco -ére, tábui": Làm chảy ra, làm tan biến (melt); gầy mòn, triều tụy, mỏi mòn, héo hon (languish); ốm yếu, gầy mòn (waste away); yếu ớt, lả, kiệt sức (faint).
(Thi 119:139) "Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa". 
(Xuất 3:2) "Thiên sứ của Đức Giê-hô-va hiện ra cùng người trong ngọn lửa, giữa bụi gai kia. Người nhìn thấy cả bụi gai đang cháy, nhưng không hề tàn".
(Lê 9:24) "một ngọn lửa từ trước mặt Đức Giê-hô-va lòe ra thiêu hóa của lễ thiêu và mỡ trên bàn thờ. Cả dân sự thấy, đều cất tiếng reo mừng và sấp mặt xuống đất".
(Phục 5:25) "Nhưng bây giờ, cớ sao chúng tôi phải chết? vì đám lửa lớn nầy sẽ tiêu diệt chúng tôi hết. Ví bằng chúng tôi còn có nghe tiếng của Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi, thì chúng tôi phải chết".
(Quan 9:15) "Gai góc đáp cùng các cây cối rằng: Nếu bởi lòng chân thật mà các ngươi muốn xức dầu ta làm vua các ngươi, thì hãy đến núp dưới bóng ta; bằng không, nguyện lửa ra từ gai và thiêu nuốt cây bá hương Li-ban đi!".
(Giô ên 2:5) "Khi chúng nó nhảy lên trên chót núi, thì nghe như tiếng xe cộ, hay là như tiếng ngọn lửa cháy rơm: ấy là như một dân mạnh sắp hành nơi chiến trận".
(c) Hy lạp (Greek) κατεσθίω [katesthíō]: Ăn ngấu nghiến, phá hủy (devour); chết dần, ám ảnh (eat up). Gồm:
* Tiền tố (pref.) κατά [katá]: Hết, hoàn toàn (up).
* Động từ (v) ἐσθίω [esthíō] hoặc ἔδω [édō]: Ngấu nghiến, phá hủy (devour); ăn, ăn nuốt (eat); gỉ sét, ten rét (rust).
(Thi 119:139) "Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa". 
(Giăng 2:17) "Môn đồ Ngài bèn nhớ lại lời đã chép rằng: Sự sốt sắng về nhà Chúa tiêu nuốt tôi".
(Gia 5:3) "Vàng bạc anh em bị ten rét, ten rét đó sẽ làm chứng nghịch cùng anh em, nó cũng như lửa vậy, sẽ ăn thịt anh em. Anh em đã thâu trử tiền của trong những ngày sau rốt!".

(3) Kẻ hà hiếp
צַר [tsar] hoặc [צָר tsâr]: Sự hạn hẹp, sự hạn chế (narrow); một nơi khó khăn (tight place); điều rắc rối, lôi thôi, nguy hiểm, tình trạng không yên ổn (trouble); đối thủ, địch thủ đối phương (opponent); kẻ gây tác hại, kẻ gây đau đớn (afflicted); kẻ địch, đối thủ (adversary); kẻ gây nên nỗi thống khổ (anguish); cảnh cùng quẩn, khốn khổ (distress); sự thù hằn (enemy); kẻ thù (foe); nỗi khổ cực (tribulation); điều rắc rối, lôi thôi (trouble).
(a) Danh từ
צַר [tsar] hoặc [צָר tsâr] có các nghĩa sau:
* Sự độc ác, sự không công chính (wickedness, unrighteousness).
* Một người hoặc một nhóm người đối địch hoặc căm ghét đến người khác cách tích cực (a person or group actively opposing or hostile to another).
* Người chống lại hoặc thuộc về phía đối nghịch (a person who opposes or belongs to an opposing side).
(Thi 23:5) "Chúa dọn bàn cho tôi Trước mặt kẻ thù nghịch tôi; Chúa xức dầu cho đầu tôi, chén tôi đầy tràn".
(Thi 107:2) "Các người Đức Giê-hô-va đã chuộc Khỏi tay kẻ hà hiếp hãy nói điều đó".
(Thi 107:6) "Bấy giờ trong cơn gian truân họ kêu cầu Đức Giê-hô-va; Ngài bèn giải cứu họ khỏi điều gian nan".
(Thi 107:13) "Bấy giờ trong cơn gian truân họ kêu cầu Đức Giê-hô-va; Ngài bèn giải cứu họ khỏi điều gian nan".
(Thi 107:19) "Bấy giờ trong cơn gian truân họ kêu cầu Đức Giê-hô-va, Ngài bèn giải cứu họ khỏi điều gian nan".
(Thi 107:28) "Bấy giờ trong cơn gian truân họ kêu cầu Đức Giê-hô-va, Ngài bèn giải cứu họ khỏi điều gian nan".
(Thi 119:139) "Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa". 
(Thi 119:143) "Sự gian truân và sự sầu khổ áp hãm tôi; Dầu vậy, các điều răn Chúa là điều tôi ưa thích".
(Thi 119:157) "Kẻ bắt bớ và kẻ hà hiếp tôi thật nhiều lắm; Nhưng tôi không xây bỏ chứng cớ Chúa".
(Thi 143:3) "Kẻ thù nghịch đã đuổi theo linh hồn tôi, Giày đạp mạng sống tôi dưới đất; Nó làm cho tôi phải ở nơi tối tăm, Khác nào kẻ đã chết từ lâu rồi"
(b) Latin "inimicalítia -ae": Sự thù địch, sự thù hằn (enmity); kẻ địch (enemy); kẻ thù (foe).
* Danh từ "inimicalítia -ae" xuất phát từ tính từ "inimícus -a -um": Sự thù nghịch, sự căm ghét, sự thù hằn, kẻ thù (hostile); sự không thân thiện, sự đối địch, sự không có thiện cảm (unfriendly).
* Danh từ "inimicalítia -ae" gồm:
+ Tiền tố (pref.) "in": Không (not); không có (without); thiếu (lack).
+ Tính từ (adj.) "amícus -a -um": Hữu nghị, thân mật, thân thiện (friendly); tử tế, thân tình, thân ái (kind); quí mến (favorable).
(Thi 119:139) "Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa". 
(Sáng 14:20) "Đáng ngợi khen thay Đức Chúa Trời Chí cao đã phó kẻ thù nghịch vào tay ngươi! Đoạn, Áp-ram lấy một phần mười về cả của giặc mà dâng cho vua đó".
(I Sam 24:19) "Ngày nay, con đã tỏ ra con lấy điều thiện đối cùng cha; vì Đức Giê-hô-va đã phó cha vào tay con, song con không có giết cha".
(Gióp 13:24) "Nhân sao Chúa giấu mặt Chúa, Và cầm bằng tôi là kẻ cừu địch Chúa?".
(Châm 25:21) "Nếu kẻ thù nghịch con có đói, hãy cho nó ăn; Nếu có khát, hãy cho nó uống".
(c) Hy lạp (Greek) ἐχθρός [echthrós]: Sự thù địch, sự thù hằn (enemy); kẻ thù (foe); kẻ địch, đối thủ (adversary).
* Danh từ ἐχθρός [echthrós] xuất phát từ động từ ἔχθω [échthō]: Ghét, căm thù, căm ghét (hate); đáng ghét, ghê tởm (odious); sự thù nghịch, sự căm ghét, sự thù hằn, kẻ thù (hostile); quỷ Sa tan (Satan).
(Thi 119:139) "Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa". 
(Mat 5:44) "Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các người".
(Công 13:10) "Hỡi người đầy mọi thứ gian trá và hung ác, con của ma quỉ, thù nghịch cùng cả sự công bình, ngươi cứ làm hư đường thẳng của Chúa không thôi sao?".
(I Cô 15:26) "Kẻ thù bị hủy diệt sau cùng, tức là sự chết".
(Gia 4:4) "Hỡi bọn tà dâm kia, anh em há chẳng biết làm bạn với thế gian tức là thù nghịch với Đức Chúa Trời sao? Cho nên, ai muốn làm bạn với thế gian, thì người ấy trở nên kẻ nghịch thù cùng Đức Chúa Trời vậy".

(4) Quên
שָׁכַח [shâkach] hoặc שָׁכֵחַ [shâkêach]: Quên lảng (forget) hoặc chẳng nhớ (not remember); để thất lạc (mislay); bị quên (be oblivious of).
(Thi 119:139) "Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa". 
(a) Động từ
שָׁכַח [shâkach] hoặc שָׁכֵחַ [shâkêach] có các nghĩa sau:
* Không nhớ (lose the remembrance of).
* Không hồi tưởng (not remember).
* Gạt ra khỏi tâm trí (put out of mind).
* Thôi không nghĩ về (cease to think of).
* Không nhắc đến (not mention).
(Thi 119:83) "Vì tôi trở thành như bầu da bị khói đóng đen; Nhưng tôi không quên các luật lệ Chúa".
(Thi 119:109) "Mạng sống tôi hằng bị cơn nguy hiểm, Nhưng tôi không quên luật pháp Chúa".
(Thi 119:141) "Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, Nhưng không quên các giềng mối Chúa".
(Thi 119:153) "Xin hãy xem nỗi khổ nạn tôi, và giải cứu tôi; Vì tôi không quên luật pháp của Chúa".
(Thi 119:176) "Tôi xiêu lạc khác nào con chiên mất: Xin hãy tìm kiếm kẻ tôi tớ Chúa, Vì tôi không quên điều răn của Chúa".
(b) La tinh (Latin) "oblívio -i -lítus": Quên, không nhớ (forget). 
(Thi 119:139) "Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa". 
* Động từ "oblívio -i -lítus" là từ gốc của danh từ "oblívio -óris": Sự lãng quên, quên lãng (oblivion); sự lơ là (forgetfulness).
(Sáng 41:51) "Giô-sép đặt tên đứa đầu lòng là Ma-na-se, vì nói rằng: Đức Chúa Trời đã làm cho ta quên điều cực nhọc, và cả nhà cha ta".
(Phục 6:12) "khá giữ lấy mình, kẻo ngươi quên Đức Giê-hô-va, là Đấng đã đem ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, tức là khỏi nhà nô lệ".
(Thi 78:11) "Quên những việc làm của Ngài, Và các công tác lạ lùng mà Ngài đã tỏ cho chúng nó thấy".
(Châm 3:1) "Hỡi con, chớ quên sự khuyên dạy ta, lòng con khá giữ các mạng lịnh ta".
(c) Hy lạp (Greek) λανθάνω [lanthanō]: Bỏ qua, lờ đi, phớt lờ, không chú ý đến (are ignorant of).
(Thi 119:139) "Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa". 
* Từ chối để ý đến hoặc chấp nhận sự nhắc nhở của ai (refuse to take or accept notice of).
* Cố tình không quan tâm đến (intentionally disregard).
* Không chú ý đến thông báo hay lời cảnh báo trước (to escape notice).
* Quên một cách có chủ tâm (forget wilfully).
* Không có ý thức về (unawares).
* Không biết (without knowing).
* Bị che khuất khỏi (to be hidden from one).
(Phil 3:14) "nhưng tôi cứ làm một điều: quên lửng sự ở đằng sau, mà bươn theo sự ở đằng trước, tôi nhắm mục đích mà chạy, để giựt giải về sự kêu gọi trên trời của Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ".
(Hê 13:2) "Chớ quên sự tiếp khách; có khi kẻ làm điều đó, đã tiếp đãi thiên sứ mà không biết".
(II Phi 3:5) "Chúng nó có ý quên lững đi rằng buổi xưa bởi lời Đức Chúa Trời có các từng trời và trái đất, đất ra từ Nước và làm nên ở giữa nước".
(II Phi 3:8) "Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ nên quên rằng ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày".

6/ Kinh thánh đã được thử nghiệm thật kỹ (well tried). Hàng ngàn người đã thử nghiệm những lời hứa của Kinh thánh (tested its promises), và thấy Kinh thánh là những lời hứa chân chính (and found them true). Kinh thánh vẫn sống còn (it has survived):
* Trước sự thù ghét của con người (the hatred of men).
* Trước lửa của chức tế lễ giả mạo (the fires of spurious priesthood).
* Trước sự nhạo báng của kẻ vô tín (the sneers of infidels).
* Trước sự khôn ngoan theo xác thịt của các nhà phê bình thuộc thời hiện đại (the carnal wisdom of modern critics).
(Thi 119:140) "Lời Chúa rất là tinh sạch, nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".

(1) Tinh sạch
צָרַף [tsâraph]: Nguyên chất, tinh khiết (pure); tinh ròng (refine); tẩy rửa, thanh lọc, thanh trừng (purge away); thử, thử luyện, tinh luyện, thử thách (try); thợ đúc tượng (founder); thợ kim hoàng (goldsmith).
(Thi 119:140) "Lời Chúa rất là tinh sạch, nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
(a) Tính từ
צָרַף [tsâraph] có các nghĩa sau:
* Làm cho hoàn toàn được sạch sẽ (cleanse or make pure).
* Lễ rửa tội (make ceremonially clean).
* Nấu kim loại tan chảy (fuse metal).
* Không pha trộn với bất kỳ chất nào khác (unmixed origin).
* Phẩm chất cao (of high quality).
* Loại các tạp chất không thuần khiết, hoặc khuyết điểm hoặc hư hỏng ra khỏi (free from impurities or defects).  
(Thi 12:6) "Các lời Đức Giê-hô-va là lời trong sạch, Dường như bạc đã thét trong nồi dót bằng gốm, Luyện đến bảy lần".
(Thi 17:3) "Chúa đã dò lòng tôi, viếng tôi lúc ban đêm; Có thử tôi, nhưng chẳng tìm thấy gì hết; Tôi đã quyết định miệng tôi sẽ không phạm tội".
(Thi 18:30) "Còn Đức Chúa Trời, các đường lối Ngài là trọn vẹn; Lời của Đức Giê-hô-va đã được luyện cho sạch; Ngài là cái khiên cho những kẻ nào nương náu mình nơi Ngài".
(Thi 26:2) "Đức Giê-hô-va ôi! xin hãy dò xét và thử thách tôi, Rèn luyện lòng dạ tôi".
(Thi 66:10) "Vì, Đức Chúa Trời ơi, Chúa đã thử thách chúng tôi, Rèn luyện chúng tôi y như luyện bạc".
(Thi 105:19) "Cho đến ngày điều người đã nói được ứng nghiệm: Lời của Đức Giê-hô-va rèn thử người".
(Thi 119:140) "Lời Chúa rất là tinh sạch, nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
(b) Latin "ignítus -a -um": Đã được thử lửa, đã được trui luyện (fired-tried); được đun chảy (burned); được tinh luyện (refined); được lọc sạch, được tinh chế, được tẩy uế, được tha tội (purified). 
* Tính từ "ignítus -a -um" xuất phát từ danh từ "ígnis -is": Sự tinh sạch (pure);  ánh lửa (fire); tia chớp (lightning). 
(Gióp 4:17) "Loài người hay chết, há công bình hơn Đức Chúa Trời ư? Loài người há được trong sạch hơn Đấng Tạo hóa mình sao?"
(Gióp 11:4) "Vì ông thưa cùng Đức Chúa Trời rằng: Đạo lý tôi là thanh tịnh; Tôi không nhơ bợn trước mặt Chúa".
(Châm 15:26) "Các mưu ác lấy làm gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va; Song lời thanh sạch đẹp lòng Ngài".
(Nhã 6:10) "Người nữ nầy là ai, hiện ra như rạng đông, Đẹp như mặt trăng, tinh sạch như mặt trời, Đáng sợ khác nào đạo quân giương cờ xí?".
(c) Hy lạp (Greek) καθαρός [katharós]: Nguyên chất, tinh khiết (pure); được tẩy sạch, được thanh sạch (cleaned); sạch sẽ hoàn toàn (clean); trong suốt, không còn vết bẩn, không tội (clear).
(Thi 119:140) "Lời Chúa rất là tinh sạch, nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
* Không pha trộn với bất kỳ chất nào khác (unmixed).
* Trong trắng (unadulterated).
* Loại khỏi tạp chất dơ bẩn (free from dirt).
(Mat 5:8) "Phước cho những kẻ có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời!".
(Phil 4:8) "Rốt lại, hỡi anh em, phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thánh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến".
(I Tim 1:5) "Mục đích của sự răn bảo, ấy là sự yêu thương, bởi lòng tinh sạch, lương tâm tốt và đức tin thật mà sanh ra".
(I Tim 3:9) "nhưng phải lấy lương tâm thanh sạch giữ lẽ mầu nhiệm của đức tin".
(II Tim 1:3) "Ta cảm tạ Đức Chúa Trời mà ta hầu việc bằng lương tâm thanh sạch như tổ tiên ta đã làm, cả ngày lẫn đêm ta ghi nhớ con không thôi trong khi cầu nguyện".
(II Tim 2:22) "Cũng hãy tránh khỏi tình dục trai trẻ, mà tìm những điều công bình, đức tin, yêu thương, hòa thuận với kẻ lấy lòng tinh sạch kêu cầu Chúa".
(Tít 1:15) "Mọi sự là tinh sạch cho những người tinh sạch, nhưng, cho những kẻ dơ dáy và chẳng tin, thì không sự gì là tinh sạch cả; trái lại, tâm thần và lương tâm họ là dơ dáy nữa".
(Hê 10:22) "nên chúng ta hãy lấy lòng thật thà với đức tin đầy dẫy trọn vẹn, lòng được tưới sạch khỏi lương tâm xấu, thân thể rửa bằng nước trong, mà đến gần Chúa".
(Gia 1:27) "Sự tin đạo thanh sạch không vết, trước mặt Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, là thăm viếng kẻ mồ côi, người góa bụa trong cơn khốn khó của họ, và giữ lấy mình cho khỏi sự ô uế của thế gian".
(I Phi 1:22) "Anh em đã vâng theo lẽ thật làm sạch lòng mình, đặng có lòng yêu thương anh em cách thật thà καθαρός [katharós], nên hãy yêu nhau sốt sắng hết lòng".
(I Phi 2:2) "thì hãy ham thích sữa thiêng liêng καθαρός [katharós] của đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn".
(Khải 21:18) "Tường thì xây bằng bích ngọc, thành thì xây bằng vàng ròng, tợ như thủy tinh trong vắt".
(Khải 21:21) "Mười hai cửa thì làm bằng mười hai hột châu; mỗi cửa bằng một hột châu nguyên khối làm thành. Đường trong thành làm bằng vàng ròng καθαρός [katharós], giống như thủy tinh trong suốt".

(2) Kẻ tôi tớ
עֶבֶד [ʻebed]: Đầy tớ, bầy tôi, người phục vụ (servant); cảnh nô lệ, sự giam cầm (bondage); nô lệ (slave); người nô lệ (bondman).
(Thi 119:140) "Lời Chúa rất là tinh sạch, Nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
(a) Danh từ
עֶבֶד [`ebed] có các nghĩa sau:
* Người giúp việc cho người khác thường được lãnh lương theo quy định (a person has undertaken usu. in return for stipulated pay).
* Danh xưng của những người thật lòng tin cậy Đức Chúa Trời và muốn sống cho Ngài (for those who have trusted Him and want to live for Him).
(Thi 119:17) "Xin Chúa ban ơn lành cho tôi tớ Chúa, để tôi được sống; Thì tôi sẽ giữ lời của Chúa".
(Thi 119:23) "Vua chúa cũng ngồi nghị luận nghịch tôi; Song tôi tớ Chúa suy gẫm luật lệ Chúa".
(Thi 119:38) "Xin Chúa làm ứng nghiệm lời Chúa cho kẻ tôi tớ Chúa, Tức là kẻ kính sợ Chúa".
(Thi 119:49) "Xin Chúa nhớ lại lời Chúa phán cho tôi tớ Chúa, Vì Chúa khiến tôi trông cậy".
(Thi 119:65) "Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã hậu đãi kẻ tôi tớ Ngài Tùy theo lời của Ngài".
(Thi 119:76) "Chúa ơi, nguyện sự nhân từ Chúa an ủi tôi, Y như Chúa đã phán cùng kẻ tôi tớ Chúa".
(Thi 119:84) "Số các ngày kẻ tôi tớ Chúa được bao nhiêu? Chừng nào Chúa sẽ đoán xét những kẻ bắt bớ tôi?"
(Thi 119:91) "Tùy theo mạng lịnh Chúa, các điều đó còn vững đến ngày nay; Vì muôn vật đều hầu việc Chúa".
(Thi 119:122) "Xin Chúa làm Đấng bảo lãnh cho kẻ tôi tớ Chúa được phước; Chớ để kẻ kiêu ngạo hà hiếp tôi".
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:125) "Tôi là kẻ tôi tớ Chúa; xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, Để tôi hiểu biết các chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:135) "Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:140) "Lời Chúa rất là tinh sạch, Nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
(Thi 119:176) "Tôi xiêu lạc khác nào con chiên mất: Xin hãy tìm kiếm kẻ tôi tớ Chúa, Vì tôi không quên điều răn của Chúa".
(b) Latin "sérva -ae": Nữ nô lệ (female servant); "sérvulus -i": Nam nô lệ; cậu con trai nô lệ (servant boy / young slave).
(Thi 119:140) "Lời Chúa rất là tinh sạch, Nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
* Danh từ "servus -a -um" do động từ "sérvio -íre ": Phục vụ, phụng vụ, đầy tớ (serve); ở trong cảnh nô lệ (be in bondage),
* Danh từ "servus -a -um" được Kinh thánh xử dụng với các nghĩa sau:
+ Nô lệ là tài sản hợp pháp của người chủ và người nô lệ buộc phải vâng lời tuyệt đối với chủ (a person who is the legal property of another or others and is bound to absolute obedience); họ bị buộc phải làm việc vất vả nhưng lại không nhận được tiền công.
+ Hết thảy dân sự của Đức Chúa Trời (all of God's people).
+ Những người thờ phượng Đức Chúa Trời (worshippers of God).
+ Đầy tớ trong nghĩa đặc biệt như các Tiên tri, các người Lê-vi... (servant in special sense as prophets, Levites etc).
+ Đầy tớ của Đức Chúa Trời chỉ về dân Y-sơ-ra-ên (servant of Israel).
+ Đấng Cứu thế "Servátor -óris" (Savior).
(Sáng 39:17) "học lại cùng chủ y như lời trước, rằng: Thằng nô lệ Hê-bơ-rơ mà ông khéo đem về nhà đã đến gần đặng chọc ghẹo tôi".
(Lê 25:42) "Vì ấy là những tôi tớ ta mà ta đã đem ra khỏi xứ Ê-díp-tô; không nên bán họ như người ta bán tôi mọi".
(Giê 2:14) "Y-sơ-ra-ên là đầy tớ, hay là tôi mọi sanh trong nhà? Vậy sao nó đã bị phó cho sự cướp?"
(Ca 5:8) "Kẻ đầy tớ cai trị chúng tôi, Chẳng ai cứu chúng tôi khỏi tay họ".
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(c) Hy lạp (Greek) δοῦλος [doûlos]: Nô lệ (slave); người nô lệ (bondman); bầy tôi, người phục vụ (servant). 
(Thi 119:140) "Lời Chúa rất là tinh sạch, Nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
* Danh từ δοῦλος [doûlos] xuất phát từ động từ δέω [déō]: Cột, buộc (bind); ở trong cảnh bị xiềng xích (be in bonds); kết chặt (knit); trói chặt, thắt lại (tie). * Danh từ δοῦλος [doûlos] bao gồm cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng; chủ động hoặc vô thức (literal or figurative, involuntary or voluntary).
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Mat 25:21) "Chủ nói với người rằng: Hỡi đầy tớ ngay lành trung tín kia, được lắm; ngươi đã trung tín trong việc nhỏ, ta sẽ lập ngươi coi sóc nhiều; hãy đến hưởng sự vui mừng của chúa ngươi".
(Mác 10:44) "còn ai trong các ngươi muốn làm đầu, thì sẽ làm tôi mọi mọi người".
(Giăng 8:34) "Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai phạm tội lỗi là tôi mọi của tội lỗi".
(Ga 3:28) "Tại đây không còn chia ra người Giu-đa hoặc người Gờ-réc; không còn người tôi mọi hoặc người tự chủ; không còn đàn ông hoặc đàn bà; vì trong Đức Chúa Jêsus Christ, anh em thảy đều làm một".
(Êp 6:6) "không phải vâng phục trước mặt người mà thôi, như các ngươi kiếm cách làm đẹp lòng người ta, nhưng phải như tôi tớ của Đấng Christ, lấy lòng tốt làm theo ý muốn Đức Chúa Trời".

(3) Yêu mến
אָהַב [ʼâhab]: Yêu thương (love); thích, muốn (like).
(Thi 119:140) "Lời Chúa rất là tinh sạch, nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
(a) Động từ
אָהַב [ʼâhab] có các nghĩa sau:
* Có cảm giác yêu thích (to have affection for).
* Có lòng yêu thương mạnh mẽ, hoặc tình cảm âu yếm sâu sắc đối với ai hoặc điều gì (an intense feeling of deep affection or fondness for a person or thing).
* Rất thích (great liking).
* Là / trở thành bạn (be / make friends).
(Thi 119:47) "Tôi sẽ vui vẻ về điều răn Chúa, Là điều răn tôi yêu mến". 
(Thi 119:48) "Tôi cũng sẽ giơ tay lên hướng về điều răn Chúa mà tôi yêu mến, Và suy gẫm các luật lệ Chúa".
(Thi 119:97) "Tôi yêu mến luật pháp Chúa biết bao! Trọn ngày tôi suy gẫm luật pháp ấy".
(Thi 119:113) "Tôi ghét những kẻ hai lòng, Nhưng yêu mến luật pháp của Chúa".
(Thi 119:119) "Chúa cất bỏ kẻ ác khỏi thế gian như xác bã; Nhân đó tôi yêu mến các chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:127) "Nhân đó tôi yêu mến điều răn Chúa Hơn vàng, thậm chí hơn vàng ròng".
(Thi 119:132) "Xin Chúa hãy xây lại cùng tôi, và thương xót tôi, Y như thói thường Chúa đối cùng người yêu mến danh Chúa".
(Thi 119:140) "Lời Chúa rất là tinh sạch, Nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
(Thi 119:159) "Xin hãy xem tôi yêu mến giềng mối Chúa dường bao! Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy khiến tôi được sống tùy sự nhân từ Ngài".
(Thi 119:163) "Tôi ghét, tôi ghê sự dối trá, Song tôi yêu mến luật pháp Chúa".
(Thi 119:165) "Phàm kẻ nào yêu mến luật pháp Chúa được bình yên lớn; Chẳng có sự gì gây cho họ sa ngã".
(Thi 119:167) "Linh hồn tôi đã gìn giữ chứng cớ Chúa. Tôi yêu mến chứng cớ ấy nhiều lắm".
(b) Latin "delícia -ae"; delícium -ii": Vui thích (delight). Tính từ "delícia -ae" xuất phát từ tính từ "delícious -a -um": Ngon ngọt (delicious); dịu dàng, dễ thương (pleasant); khiêu gợi, khoái lạc (voluptuous).
(Thi 119:140) "Lời Chúa rất là tinh sạch, nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
* Có một sự thích thú lớn (be highly pleased).
* Đem lại sự vui thích lớn (take great pleasure).
(Xuất 20:6) "và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta".
(Lê 19:18) "Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu thương kẻ lân cận ngươi như mình: Ta là Đức Giê-hô-va".
(Phục 6:5) "Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi".
(I Vua 10:9) "Đáng khen ngợi thay Giê-hô-va Đức Chúa Trời của vua, vì Ngài đẹp lòng vua, đặt vua trên ngôi của Y-sơ-ra-ên! Bởi vì Đức Giê-hô-va yêu dấu Y-sơ-ra-ên mãi mãi, nên Ngài đã lập vua làm vua đặng cai trị theo sự ngay thẳng và công bình".
(Châm 3:12) "Vì Đức Giê-hô-va yêu thương ai thì trách phạt nấy. Như một người cha đối cùng con trai yêu dấu mình".
(A mốt 5:15) "Hãy ghét điều dữ mà ưa điều lành; hãy lập sự công bình nơi cửa thành. Có lẽ Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân sẽ ra ơn cho những kẻ còn sót lại của Giô-sép!"
(c) Hy lạp ἀγαπάω [agapáō]: Yêu, yêu thương, yêu thích, yêu mến (love).
(Thi 119:140) "Lời Chúa rất là tinh sạch, Nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
Động từ ἀγαπάω [agapáō] là một từ ghép gồm:
* Tiền tố (pref.) ἄγαν [ágan] (Greek): Nhiều, rất nhiều (much).
* Động từ
עֲגַב [ʻăgab] (Hebrew): Yêu thương, thích thú (love); say mê, mê mẩn (dote).
(Mat 5:44) "Song ta nói cùng các ngươi rằng: Hãy yêu kẻ thù nghịch, và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ các ngươi".
(Giăng 3:16) "Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời".
(Giăng 13:34) "Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy".
(Êp 5:25) "Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh".
(I Giăng 2:15) "Chớ yêu thế gian, cũng đừng yêu các vật ở thế gian nữa; nếu ai yêu thế gian, thì sự kính mến Đức Chúa Cha chẳng ở trong người ấy".
(Khải 3:19) "Phàm những kẻ ta yêu thì ta quở trách sửa phạt; vậy hãy có lòng sốt sắng, và ăn năn đi".

III/ GIỀNG MỐI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (precept of God).

(Thi 119:141) "Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, Nhưng không quên các giềng mối Chúa".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew)
פִּקּוּדִים [piqquwd] hoặc פִּקֻּד [piqqud] (precept, statute): Lời giáo huấn. Có các nghĩa sau:
* Một qui tắc về cách ứng xử (a rule of conduct).
* Sự dạy bảo về đạo đức (moral instruction).
* Một mệnh lệnh (a command/ writ) hoặc một sự cho phép (a warrant).
(Thi 119:4) "Chúa đã truyền cho chúng tôi các giềng mối Chúa, Hầu cho chúng tôi cẩn thận giữ lấy".
(Thi 119:15) " Tôi sẽ suy gẫm về giềng mối Chúa, Chăm xem đường lối của Chúa". 
(Thi 119:27) "Cầu Chúa làm cho tôi hiểu biết con đường giềng mối Chúa, Thì tôi sẽ suy gẫm các công việc lạ lùng của Chúa".
(Thi 119:40) "Kìa, tôi mong ước các giềng mối Chúa; Xin hãy khiến tôi được sống trong sự công bình Chúa".
(Thi 119:45) "Tôi cũng sẽ bước đi thong dong, Vì đã tìm kiếm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:56) "Phần tôi đã được, Là vì tôi có gìn giữ các giềng mối Chúa"
(Thi 119:63) "Tôi là bạn hữu của mọi người kính sợ Chúa, Và của mọi kẻ giữ theo các giềng mối Chúa".
(Thi 119:69) "Kẻ kiêu ngạo đã đặt lời nói dối hại tôi; Tôi sẽ hết lòng gìn giữ giềng mối của Chúa".
(Thi 119:78) "Nguyện kẻ kiêu ngạo bị hổ thẹn, vì chúng nó dùng sự giả dối mà đánh đổ tôi; Song tôi sẽ suy gẫm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:87) "Thiếu điều chúng nó diệt tôi khỏi mặt đất; Nhưng tôi không lìa bỏ các giềng mối Chúa"
(Thi 119:93-94) "Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa, Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống. 94 Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; Vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:100) "Tôi thông hiểu hơn kẻ già cả, Vì có gìn giữ các giềng mối Chúa".
(Thi 119:104) "Nhờ giềng mối Chúa tôi được sự thông sáng; Vì vậy, tôi ghét mọi đường giả dối".
(Thi 119:110) "Những kẻ ác gài bẫy hại tôi; Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa".
(Thi 119:128) "Vì vậy, tôi xem các giềng mối Chúa về muôn vật là phải; Tôi ghét mọi đường giả dối".

2/ La tinh (Latin) "praeceptum": Giềng mối, qui tắc (precept); do động từ "praeccipere praecept": Khuyên bảo, chỉ dẫn (instruct); cảnh giác (warn).
(Thi 119:141) "Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, Nhưng không quên các giềng mối Chúa".
* Chỉ thị hoặc ra lịnh (direct or command).
* Thông báo cho biết về sự nguy hiểm hoặc tình huống không biết trước (inform of danger, unknown circumstances...).
(Nê 9:14) "Chúa khiến cho chúng biết ngày sa-bát thánh của Chúa, cậy Môi-se, tôi tớ của Chúa, truyền cho chúng những điều răn, qui tắc, và luật pháp".
(Giê 35:18) "Đoạn, Giê-rê-mi nói cùng nhà người Rê-cáp rằng: Đức Giê-hô-va vạn quân, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Vì các ngươi đã vâng theo mạng lịnh của tổ mình là Giô-na-đáp, đã giữ mọi lời răn dạy của người, và làm theo mọi điều người đã truyền cho các ngươi".
(Đa 9:5) "chúng tôi đã phạm tội, làm sự trái ngược, ăn ở hung dữ, chúng tôi đã bạn nghịch và đã xây bỏ các giềng mối và lệ luật của Ngài".

3/ Hy-lạp (Greek) διδασκαλία [didaskalia]: Giềng mối, qui tắc (precepts); en dạy dỗ (teaching); sự hướng dẫn (instruction); tín lý (doctrine). 
(Thi 119:141) "Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, Nhưng không quên các giềng mối Chúa".
Danh từ διδασκαλία [didaskalia] có các nghĩa sau:
* Lời hướng dẫn hoặc chỉ thị (instruction or direction).
* Học thuyết hay lời giáo huấn (what is taught or doctrine).
* Cung cấp thông tin có hệ thống cho một người (give systematic information to a person).
* Bộ sách hướng dẫn (a body of instruction).
* Nguyên tắc cơ bản của niềm tin thuộc về chính trị hoặc tôn giáo (a principle of religious or political belief).
* Một nguyên tắc hoặc giáo lý, hoặc hệ thống của các giáo lý được soạn thảo bởi những người có thẩm quyền trong nhà thờ (a principle, tenet, or system of these, esp. as laid down by the authority of a Church).
(Mat 15:9) "Sự chúng nó thờ lạy ta là vô ích, Vì chúng nó dạy theo những điều răn mà chỉ bởi người ta đặt ra".
(Mác 10:5) "Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ấy vì cớ lòng các ngươi cứng cỏi, nên người đã truyền mạng nầy cho".

4/ Trong cách đánh giá của các kẻ thù (in the estimation of his enemies):
* Tác giả Thi thiên thật là nhỏ bé và đáng khinh bỉ (small and despised).
* Nhưng sự chế giễu, nhạo báng của loài người (man's scorn) không làm cho ông hoảng sợ (scare him) và cũng không làm cho ông không còn gắn bó với Kinh thánh nữa (away from clinging to the Bible).
(Thi 119:141) "Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, nhưng không quên các giềng mối Chúa".

(1) Nhỏ hèn
צָעִיר [tsâʻîyr] hoặc צָעוֹר [tsâʻôwr]: Đê tiện, nhục nhã, đáng xấu hổ, ti tiện, nhỏ mọn (ignoble); kinh tởm, đồi bại, không tốt (mean); hèn hạ, kém giá trị (base); hà tiện, keo kiệt (niggardly); tiểu nhân, hẹp hòi, ích kỷ (small-minded).
(Thi 119:141) "Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, Nhưng không quên các giềng mối Chúa".
(a) Tính từ
צָעִיר [tsâʻîyr] hoặc צָעוֹר [tsâʻôwr] có các nghĩa sau:
* Có ít, nhỏ (little) về số lượng (in number).
* Nhỏ, ít (few) về tuổi tác (in age).
* Trẻ, non (young) về giá trị (in value).
* Đáng xấu hổ (dishonourable).
* Không rộng rãi, không hào phóng, không cao thượng (not generous).
* Không phóng khoáng (not liberal).
* Bần tiện và ích kỷ, nhỏ nhen, hèn hạ (petty,of rigid opinions or narrow outlook).
* Nhỏ về gia tộc, địa vị hoặc danh tiếng (of low birth, position, or reputation).
* Tính từ
צָעִיר [tsâʻîyr] hoặc צָעוֹר [tsâʻôwr] xuất phát từ động từ צָעַר [tsâʻar]: Nhỏ bé (to be small); đê tiện, nhục nhã (ignoble); bị coi thường, coi khinh (be brought low).
(Thi 68:27) "Kìa, Bê-gia-min nhỏ, là kẻ cai trị chúng nó; Các quan trưởng Giu-đa, và bọn của họ; Các quan trưởng Sa-bu-lôn, và các quan trưởng Nép-ta-li".
(Thi 119:141) "Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, nhưng không quên các giềng mối Chúa".
(b) Latin "adolescéntior -óris": Trẻ con, nhỏ tuổi, non nớt (younger).
(Thi 119:141) "Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, Nhưng không quên các giềng mối Chúa".
+ Tính từ "adolescéntior -óris" là từ gốc của các từ sau đây:
* Danh từ "adolescéntia -ae": Tuổi trẻ (youth); thời thanh niên (adolescence). 
* Tính từ "adoléscens -éntis": Tuổi trẻ (youth); người trẻ tuổi (young man).
* Động từ "adoléscens": Trở nên người trưởng thành, để đạt đến giai đoạn phát triển đầy đủ (grow up).
+ Tính từ "adolescéntior -óris" có các nghĩa sau:
* Thời kỳ giữa tuổi niên thiếu và tuổi trưởng thành (between childhood and adulthood).
* Một người thanh niên mới lớn (an adolescent person).
* Còn cần thời than để cải thiện trong đời sống, trong sự phát triển và trong sự kinh nghiệm (not far advance in life, development or experience).
* Giai đoạn đầu của sự phát triển (a early stage of development).
* Chưa già (not yet old).
* Chưa trưởng thành hoặc chưa có kinh nghiệm (immature or inexperienced)
(Sáng 19:31) "Cô lớn nói cùng em mình rằng: Cha ta đã già, mà không còn ai trên mặt đất đến sánh duyên cùng ta theo như thế thường thiên hạ".
(Sáng 19:34) "Qua ngày mai, chị nói cùng em rằng: Nầy, đêm hôm qua ta đã nằm cùng cha rồi; hôm nay chúng ta hãy phục rượu cho cha nữa, rồi em hãy lại nằm cùng người, để lưu truyền dòng giống cha lại".
(Sáng 19:35) "Đêm đó, hai nàng lại phục rượu cho cha mình nữa, rồi nàng nhỏ thức dậy lại nằm cùng cha; nhưng người chẳng hay lúc nào nàng nằm, lúc nào nàng dậy hết".
(Sáng 19:38) "Người em cũng sanh đặng một con trai, đặt tên là Bên-Am-mi; ấy là tổ phụ của dân Am-môn đến bây giờ".
(Sáng 25:23) "Đức Giê-hô-va phán rằng: Hai nước hiện ở trong bụng ngươi, và hai thứ dân sẽ do lòng ngươi mà ra; dân nầy mạnh hơn dân kia, và đứa lớn phải phục đứa nhỏ".
(Sáng 29:26) "La-ban đáp rằng: Phong tục ở đây chẳng phải được gả em út trước, rồi chị cả sau".
(Sáng 43:33) "Vậy, các anh em bèn ngồi lại trước mặt Giô-sép, lớn nhỏ tùy theo thứ tự mình, ngơ ngẩn mà nhìn nhau".
(Sáng 48:14) "Y-sơ-ra-ên đưa tay mặt ra, để trên đầu Ép-ra-im, là đứa nhỏ, còn tay trái lại để trên đầu Ma-na-se. Người có ý riêng để tay như vậy, vì Ma-na-se là đứa lớn".
(c) Hy lạp (Greek) μικρός [mikrós]: Nhỏ nhất, ít nhất (least); kém, non, (less); nhỏ, không quan trọng, không đáng kể (little); nhỏ bé (small).
(Thi 119:141) "Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, Nhưng không quên các giềng mối Chúa".
* Tính từ μικρός [mikrós]: Nhỏ (small). Nhỏ theo kích cỡ, phẩm chất, số lượng, hoặc nghĩa biểu tượng (in size, quantity, number or figuratively).
* Tính từ μικρός [mikrós]: Nhỏ (small). Với ý nhỏ nhất (smallest); nhẹ nhất (slightest); tầm thường nhất (most insignificant).
* Tính từ μικρός [mikrós] thì trái nghĩa với tính từ μέγας [mégas] (m.) hoặc μεγάλη [megálē] (f.) hoặc μεγάλοι [megáloi] (pl.): To, lớn, vĩ đại (great).
(Mác 15:14) "Phi-lát nói cùng chúng rằng: Song người nầy đã làm điều ác gì? Chúng lại kêu lớn tiếng hơn rằng: Hãy đóng đinh nó vào thập tự giá!".
(Lu 12:32) "Hỡi bầy nhỏ, đừng sợ chi; vì Cha các ngươi đã bằng lòng cho các ngươi nước thiên đàng".
(Công 26:22) "Song nhờ ơn Đức Chúa Trời bảo hộ, tôi còn sống đến ngày nay, làm chứng cho các kẻ lớn nhỏ, không nói chi khác hơn là điều các đấng tiên tri và Môi-se đã nói sẽ đến".
(I Cô 5:6) "Thật anh em chẳng có cớ mà khoe mình đâu! Anh em há chẳng biết rằng một chút men làm cho cả đống bột dậy lên sao?".
(Gal 5:9) "Một ít men làm cho dậy cả đống bột".
(I Tim 4:12) "Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi; nhưng phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ".
(Gia 3:5) "Cũng vậy, cái lưỡi là một quan thể nhỏ, mà khoe được những việc lớn. Thử xem cái rừng lớn chừng nào mà một chút lửa có thể đốt cháy lên!".
(Khải 3:8) "Ta biết công việc ngươi; nầy, ta đã mở trước mặt ngươi một cái cửa không ai đóng được; vì ngươi có ít năng lực, mà đã giữ đạo ta, và chẳng chối danh ta".
(Khải 13:16) "Nó cũng khiến mọi người, nhỏ và lớn, giàu và nghèo, tự chủ và tôi mọi, đều chịu ghi dấu hoặc trên tay hữu, hoặc trên trán".
(Khải 19:5) "Lại có tiếng từ ngôi đến rằng: Hết thảy các ngươi là tôi tớ Đức Chúa Trời chúng ta, vẫn kính sợ Ngài, nhỏ hay lớn, đều hãy ngợi khen Ngài! hãy đến ăn thịt các vua, thịt các tướng, thịt các dũng sĩ, thịt ngựa cùng kẻ cỡi ngựa, và thịt của mọi người, tự chủ và tôi mọi, nhỏ và lớn".
(Khải 11:18) "Các dân tộc vốn giận dữ, nhưng cơn thạnh nộ của Ngài đã đến: giờ đã tới, là giờ phán xét kẻ chết, thưởng cho tôi tớ Chúa là các đấng tiên tri, thưởng cho các thánh và các người kính sợ danh Chúa, thưởng cho kẻ nhỏ cùng kẻ lớn, và hủy phá những kẻ đã hủy phá thế gian".
(Khải 20:12) "Tôi thấy những kẻ chết, cả lớn và nhỏ, đứng trước tòa, và các sách thì mở ra. Cũng có mở một quyển sách khác nữa, là sách sự sống; những kẻ chết bị xử đoán tùy công việc mình làm, cứ như lời đã biên trong những sách ấy".

(2) Khinh dể
בָּזָה [bâzâh]: Coi thường, khinh thường, khinh miệt (despise); không quí trọng, không tôn trọng, không kính trọng (disesteem); khinh thị, coi khinh (disdain); đáng khinh (contemnpt).
(Thi 119:141) "Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, Nhưng không quên các giềng mối Chúa".
(a) Động từ
בָּזָה [bâzâh] có các nghĩa sau:
* Tỏ ra khinh bỉ (think to scorn).
* Người cực kỳ xấu, đồi bại, đê tiện (vile person).
* Coi khinh ai/gì là thấp kém, hoặc không có giá trị hoặc đáng khinh (look down on as inferior, worthless or contemptible).
* Cảm thấy ai/gì không xứng đáng được tôn trọng (regard with disdain).
* Cảm giác cho ai/ cái gì là hoàn toàn vô giá trị và không thể kính trọng (a feeling that a person or a thing is beneath consideration or worthiness, or deserving scorn or extreme reproach).
(Thi 15:4) "Người nào khinh dể kẻ gian ác, Nhưng tôn trọng kẻ kính sợ Đức Giê-hô-va; Kẻ nào thề nguyện, dầu phải tổn hại cũng không đổi dời gì hết".
(Thi 22:6) "Nhưng tôi là một con trùng, chớ chẳng phải người đâu, Là điều ô nhục của loài người, và vật khinh dể của dân sự".
(Thi 22:24) "Vì Ngài không khinh bỉ, chẳng gớm ghiếc sự hoạn nạn của kẻ khốn khổ, Cũng không giấu mặt Ngài cùng người; Nhưng khi người kêu cầu cùng Ngài, thì bèn nhậm lời".
(Thi 51:17) "Của lễ đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm thần đau thương: Đức Chúa Trời ôi! lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu".
(Thi 69:13) "Nhưng Đức Giê-hô-va ơi, tôi nhờ dịp tiện Mà cầu nguyện cùng Ngài. Đức Chúa Trời ơn, theo sự thương xót lớn của Chúa, Và theo lẽ thật về sự cứu rỗi của Chúa, xin hãy đáp lại tôi".
(Thi 73:20) "Hỡi Chúa, người ta khinh dể chiêm bao khi tỉnh thức thể nào, Chúa khi tỉnh thức cũng sẽ khinh dể hình dạng chúng nó thể ấy".
(Thi 102:17) "Ngài sẽ nghe lời cầu nguyện của kẻ khốn cùng, Chẳng khinh dể lời nài xin của họ".
(Thi 119:141) "Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, Nhưng không quên các giềng mối Chúa".
(Thi 119:163) "Tôi ghét, tôi ghê sự dối trá, Song tôi yêu mến luật pháp Chúa".

(b) Latin "contémptus -a -um": Đáng khinh, đáng coi thường (contemptible); bị coi thường, bị khinh thường, bị khinh miệt (despised). 
(Thi 119:141) "Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, Nhưng không quên các giềng mối Chúa".
* Tính từ "contémptus -a -um" do động từ "contémptio - ónis": Coi thường, coi khinh (contempt); khinh miệt (scorn); khinh thị, coi khinh (disdain).
(Sáng 25:34) "Rồi, Gia-cốp cho Ê-sau ăn bánh và canh phạn đậu; ăn uống xong, người bèn đứng dậy đi. Vậy, Ê-sau khinh quyền trưởng nam là thế".
(I Sam 2:30) "Bởi cớ đó, Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên phán như vầy: Ta có phán rằng nhà ngươi và nhà cha ngươi sẽ đời đời hầu việc trước mặt ta. Nhưng bây giờ, Đức Giê-hô-va phán, điều đó chẳng hề được như vậy! Vì phàm ai tôn kính ta, ta sẽ làm cho được tôn trọng, còn ai khinh bỉ ta, tất sẽ bị khinh bỉ lại".
(Gióp 5:17) "Người mà Đức Chúa Trời quở trách lấy làm phước thay! Vậy, chớ khinh sự sửa phạt của Đấng Toàn năng".
(Châm 1:7) "Sự kính sợ Đức Giê-hô-va là khởi đầu sự tri thức; Còn kẻ ngu muội khinh bỉ sự khôn ngoan và lời khuyên dạy".
(Ma la chi 1:6) "Con trai tôn kính cha mình, đầy tớ tôn kính chủ mình. Vậy nếu ta là cha, nào sự tôn kính thuộc về ta ở đâu? và nếu ta là chủ, nào sự kính sợ ta ở đâu? Đức Giê-hô-va vạn quân phán vậy cùng các ngươi, hỡi các thầy tế lễ khinh dể danh ta! Các ngươi lại nói rằng: Chúng tôi có khinh dể danh Ngài ở đâu?".
(c) Hy lạp (Greek) καταφρονέω [kataphronéō]: Không quí trọng, không tôn trọng, không kính trọng (disesteem); coi thường, khinh thường (despise).
(Thi 119:141) "Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, Nhưng không quên các giềng mối Chúa".
+ Động từ καταφρονέω [kataphronéō] gồm:
* Tiền tố (pref.) κατά [katá]: Xuống, thấp kém (down); không xứng đáng, rất không tốt (mean).
* Động từ (v.) φρονέω [phronéō]: Quan tâm (mind); để ý, lưu ý đến (regard); suy nghĩ (think).
(Mat 6:24) "Chẳng ai được làm tôi hai chủ; vì sẽ ghét người nầy mà yêu người kia, hoặc trọng người nầy mà khinh người kia. Các ngươi không có thể làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi Ma-môn nữa".
(Mat 18:10) "Hãy giữ mình đừng khinh dể một đứa nào trong những đứa trẻ nầy; vì ta bảo các ngươi, các thiên sứ của chúng nó trên trời thường thấy mặt Cha ta, là Đấng ở trên trời".
(Lu 16:13) "Không có đầy tớ nào làm tôi hai chủ được; vì sẽ ghét chủ nầy mà yêu chủ kia, hay là hiệp với chủ nầy mà khinh dể chủ kia. Các ngươi không có thể đã làm tôi Đức Chúa Trời, lại làm tôi Ma-môn nữa".
(Rô 2:4) "Hay là ngươi khinh dể sự dư dật của lòng nhân từ, nhịn nhục, khoan dung Ngài, mà không nhận biết lòng nhân từ của Đức Chúa Trời đem ngươi đến sự ăn năn sao?".
(I Cô 11:22) "Anh em há chẳng có nhà để ăn uống sao? Hay là anh em khinh bỉ Hội thánh của Đức Chúa Trời, muốn làm cho những kẻ không có gì phải hổ thẹn? Tôi nên nói chi với anh em? Có nên khen anh em không? Trong việc nầy tôi chẳng khen đâu".
(I Tim 4:12) "Chớ để người ta khinh con vì trẻ tuổi; nhưng phải lấy lời nói, nết làm, sự yêu thương, đức tin và sự tinh sạch mà làm gương cho các tín đồ".
(I Tim 6:2) "Ai có chủ là tín đồ, thì không nên lấy cớ anh em mà khinh dể, nhưng phải càng hầu việc hơn, vì kẻ được công của mình là tín đồ và người rất yêu dấu. Đó là điều con phải dạy dỗ khuyên bảo họ".
(Hê 12:2) "nhìn xem Đức Chúa Jêsus, là cội rễ và cuối cùng của đức tin, tức là Đấng vì sự vui mừng đã đặt trước mặt mình, chịu lấy thập tự giá, khinh điều sỉ nhục, và hiện nay ngồi bên hữu ngai Đức Chúa Trời".
(II Phi 2:10) "nhất là những kẻ theo lòng tư dục ô uế mình mà ham mê sự sung sướng xác thịt, khinh dể quyền phép rất cao. Bọn đó cả gan, tự đắc, nói hỗn đến các bậc tôn trọng mà không sợ".

(3) Quên
שָׁכַח [shâkach] hoặc שָׁכֵחַ [shâkêach]: Quên lảng (forget) hoặc chẳng nhớ (not remember); để thất lạc (mislay); bị quên (be oblivious of).
(Thi 119:141) "Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, Nhưng không quên các giềng mối Chúa".
* Tham khảo trong phần nghiên cứu Thi thiên 119:139.

IV/ LUẬT PHÁP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (law of God).
(Thi 119:142) "Sự công bình Chúa là sự công bình đời đời, Luật pháp Chúa là chân thật".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew)
תּוֹרָה [towrah]: Luật (law), sự chỉ dẫn (direction), Sự hướng dẫn (instruction). Có các nghĩa sau: 
* Hướng dẫn ai làm cách nào để đạt được mục đích (guidance on how to reach a destination).
* Hệ thống các qui tắc/ luật lệ (the body of laws) để điều hoà ứng xử của các thành viên trong một cộng đồng, một đất nước.
* Kinh Tô-ra
תּוֹרָה [towrah] (the Torah): Luật pháp (laws). Các luật lệ về hạnh kiểm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môi se trên núi Si-nai như đã được ghi chép trong Xuất-Ê-díp-tô 20:1-17 (the divine rules of conduct given by God to Moses on Mount Sinai according to Exodous 20:1-17).
* Ngũ kinh (the Pentateuch): Năm sách Cựu ước đầu tiên tách biệt khỏi các phần khác của Kinh thánh như các sách Tiên tri các sách Lịch sử và các sách Văn thơ (the Prophets, the Histories, and the Writings) được gọi là Kinh Tô-ra (the Torah).
* Một cuộn sách chứa đựng năm sách Cựu ước đầu tiên của Kinh thánh (a scroll containing the Pentateuch).
* Ý muốn của Đức Chúa Trời như đã được bày tỏ trong luật của Môi se (the will of God as revealed in Mosaic law).
(Thi 1:2) "Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, Và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm".
(Thi 19:7) "Luật pháp của Đức Giê-hô-va là trọn vẹn, bổ linh hồn lại; Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan".
(Thi 37:31) "Luật pháp Đức Chúa Trời người ở trong lòng người; Bước người không hề xiêu tó".
(Thi 40:8) "Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lấy làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa, Luật pháp Chúa ở trong lòng tôi".
(Thi 78:10) "Chúng nó không gìn giữ giao ước của Đức Chúa Trời, Cũng không chịu đi theo luật pháp Ngài".
(Thi 89:30) "Nếu con cháu người bỏ luật pháp ta,Không đi theo mạng lịnh ta"
(Thi 94:12) "Hỡi Đức Giê-hô-va, phước cho người nào Ngài sửa phạt, Và dạy luật pháp Ngài cho".
(Thi 119:18) "Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa".

2/ La tinh (Latin) "legalis": Pháp luật (legal). 
(Thi 119:142) "Sự công bình Chúa là sự công bình đời đời, Luật pháp Chúa là chân thật".
(1) Danh từ "legalis" xuất phát từ danh từ "lex legis": Luật lệ, luật pháp, phép tắc, qui tắc.
(2) Danh từ "legalis" có các nghĩa sau:
* Thuộc về hoặc căn cứ trên luật pháp (of or based on law).
* Quan tâm đến luật pháp (concerned with law).
* Thuộc về luật của Môi-se (of the Mosaic law).
* Nói về sự cứu rỗi bởi các việc làm hơn là bởi đức tin (of salvation by works rather than by faith).
(Xuất 24:12) "Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy lên núi, đến cùng ta và ở lại đó; ta sẽ ban cho ngươi bảng đá, luật pháp và các điều răn của ta đã chép đặng dạy dân sự".
(II Sử 6:16) "Vậy, Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên ôi! Chúa đã hứa cùng tôi tớ Chúa là Đa-vít, cha tôi, rằng: Ví bằng con cháu ngươi cẩn thận đường lối mình, giữ theo các luật pháp ta, y như ngươi đã làm, thì trước mặt ta ngươi sẽ chẳng hề thiếu người ngồi trên ngôi Y-sơ-ra-ên; nay cầu xin Chúa hãy giữ gìn lời hứa ấy".

3/ Hy-lạp (Greek) νόμος [nomos]: Luật pháp (law). 
(Thi 119:142) "Sự công bình Chúa là sự công bình đời đời, Luật pháp Chúa là chân thật".
Danh từ νόμος [nomos] có các nghĩa sau:
* Chỉ về bất cứ một tập tục, một luật lệ, một mệnh lệnh nào (a custom, a law, a command) đã được thiết lập (anything established); hoặc bất cứ một luật pháp nào đã được chấp nhận và sử dụng (anything received by usage, of any law whatsoever).
* Thuộc về luật của Môi se (of the Mosaic law).
* Luật đức tin tuyệt đối (the law demanding faith).
* Sự dạy dỗ thuộc về đạo đức của Đức Chúa Giê su (the moral instruction given by Christ), đặc biệt là giáo huấn về tình yêu thương (esp. the precept concerning love).
* Tên gọi sách Ngũ kinh của Môi se (the name of the Pentateuch).
(Mat 5:17) "Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn".
(Giăng 7:51) "Luật chúng ta há bắt tội một người nào chưa tra hỏi đến, và chưa biết điều người ấy đã làm, hay sao?".
(Rô 3:28) "vì chúng ta kể rằng người ta được xưng công bình bởi đức tin, chớ không bởi việc làm theo luật pháp".
(Rô 4:15) "vì luật pháp sanh ra sự giận; song đâu không có luật pháp, thì đó cũng không có sự phạm luật pháp".
(Rô 7:12) "Ấy vậy, luật pháp là thánh, điều răn cũng là thánh, công bình và tốt lành".
(Gal 3:24) "Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình".
(Gal 6:2) "Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ".

4/ Sự công bình của Đức Chúa Trời (God's righteousness) không phải là một tính khí thất thường thoáng qua (a passing mood). Nhưng đó là một đức hạnh đời đời (an everlasting virtue).
* Nói Kinh thánh chứa đựng sự chân thật/ chân lý thì chưa đủ (it is not enough to say that the Bible contains truth).
* Kinh thánh là sự chân thật/chân lý (the Bible is truth).
* Mọi lời phán của Đức Chúa Trời đều là đúng và chân thật cả (every utterance of God is true).
(Thi 119:142) "Sự công bình Chúa là sự công bình đời đời, Luật pháp Chúa là chân thật".

(1) Sự công bình
צְדָקָה [tsᵉdâqâh]: Sự ngay thẳng, sự chính trực, đúng phép tắc, đạo đức (righteousness); sự công bằng, đúng đắn (justice).
(Thi 119:142) "Sự công bình Chúa là sự công bình đời đời, Luật pháp Chúa là chân thật".
(a) Danh từ
צְדָקָה [tsĕdaqah] xuất phát từ động từ צָדַק [tsâdaq]: Làm điều đúng (make right); làm cho sạch, tẩy rửa (cleanse). 
Danh từ
צְדָקָה [tsĕdaqah] có các nghĩa sau đây:
* Sự hành động đúng về mặt đạo đức (morally right).
* Ứng xử hoặc đối xử đúng và công bằng (acting or done in accordance with what is morally right or fair).
(Thi 119:7) "Khi tôi học các đoán ngữ công bình của Chúa, Thì tôi sẽ lấy lòng ngay thẳng mà ngợi khen Chúa".
(Thi 119:62) "Nhân vì các mạng lịnh công bình của Chúa, Tôi sẽ thức-dậy giữa đêm đặng cảm tạ Chúa".
(Thi 119:75) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết rằng sự xét đoán của Ngài là công bình, Và ấy là bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi bị khổ nạn".
(Thi 119:106) "Tôi đã thề gìn giữ mạng lịnh công bình của Chúa, Và cũng đã làm theo sự thề ấy".
(Thi 119:121) "Tôi đã làm điều ngay thẳng và công bình; Chớ phó tôi cho kẻ hà hiếp tôi".
(Thi 119:123) "Mắt tôi hao mòn vì mong ước sự cứu rỗi. Và lời công bình của Chúa".
(Thi 119:138) "Chúa lấy sự công bình, sự thành tín, Mà truyền ra chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:142) "Sự công bình Chúa là sự công bình đời đời, Luật pháp Chúa là chân thật".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
(Thi 119:160) "Sự tổng cọng lời của Chúa là chân thật, Các mạng lịnh công bình của Chúa còn đời đời".
(Thi 119:164) "Mỗi ngày tôi ngợi khen Chúa bảy lần, Vì cớ mạng lịnh công bình của Chúa".
(Thi 119:172) "Nguyện lưỡi tôi hát xướng về lời Chúa; Vì hết thảy điều răn Chúa là công bình".
(b) Latin "justítia -ae": Sự công bằng, đúng đắn (justice); vô tội (innocence); sự ngay thẳng, sự chính trực, đúng phép tắc, đạo đức (righteousness); tính chính trực, sự trung thực (rectitude); phẩm chất đạo đức (moral integrity); sự công bằng, tính vô tư (fairness).
(Thi 119:137a-138) "137 Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là công bình... 138 Chúa lấy sự công bình, sự thành tín, mà truyền ra chứng cớ của Chúa".
Danh từ "justítia -ae" Sự công bằng (justice) là từ gốc của các từ sau:
* Tính từ "jústus -a -um": Đúng, chính xác (just); ngay thẳng (right); chính trực (righteous).
* Động từ "justífico -áre": Làm điều công bằng (do justice); xưng công chính, xưng nghĩa (justify); kể là công chính (account righteous).
(Phục 16:19) "Ngươi chớ làm dịch sự chánh trực, chớ thiên vị ai, cũng chẳng nên nhận của hối lộ; vì của hối lộ làm cho mù mắt kẻ khôn ngoan, và làm rối lời của người công bình".
(Gióp 8:3) "Đức Chúa Trời há thiên đoán ư? Đấng toàn năng há trái phép công bình sao?".
(Gióp 36:6) "Ngài chẳng bảo tồn mạng sống của kẻ gian ác, Nhưng xử đoán công bình cho kẻ khổ nạn".
(Châm 28:5) "Kẻ buông mình vào sự ác chẳng hiểu sự công bình; Nhưng ai tìm cầu Đức Giê-hô-va hiểu biết mọi sự".
(Ê sai 59:14) "Cho nên sự công bình trở lui lại, sự nhân nghĩa đứng xa; vì lẽ thật vấp ngã giữa đường phố, và sự ngay thẳng chẳng được vào".
(A mốt 5:24) "Thà hãy làm cho sự chánh trực chảy xuống như nước, và sự công bình như sông lớn cuồn cuộn".
(c) Hy lạp (Greek) δικαιόω [dikaioō]: Xưng công bình, hợp lý (justify).
(Thi 119:137a-138) "137 Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là công bình... 138 Chúa lấy sự công bình, sự thành tín, mà truyền ra chứng cớ của Chúa".
* Chứng minh một người hay một hành động là đúng (show the justice or rightness of a person, act, etc.)
(Mat 23:23) "Khốn cho các ngươi, thầy thông giáo và người Pha-ri-si, là kẻ giả hình! vì các ngươi nộp một phần mười bạc hà, hồi hương, và rau cần, mà bỏ điều hệ trọng hơn hết trong luật pháp, là sự công bình, thương xót và trung tín; đó là những điều các ngươi phải làm, mà cũng không nên bỏ sót những điều kia".
(Lu 7:29) "Cả dân chúng cùng kẻ thâu thuế chịu Giăng làm phép báp-tem, đều xưng Đức Chúa Trời là công bình".
(Rô 3:4b) "Ấy vậy Chúa sẽ được xưng công bình trong lời phán của Ngài, và sẽ được thắng khi chịu xét đoán".
(Cô lô 4:1) "Hỡi người làm chủ, hãy lấy điều công bình chánh trực đãi tôi tớ mình, vì biết rằng anh em cũng có một Chủ mình ở trên trời".

(2) Đời đời
עוֹלָם [ʻôwlâm] hoặc עֹלָם [ʻôlâm]: Luôn luôn (forever); vĩnh viễn, liên miên (everlasting); mãi mãi (ever); bất diệt (evermore); không dứt, không ngừng (perpetual). 
(Thi 119:142) "Sự công bình Chúa là sự công bình đời đời, Luật pháp Chúa là chân thật".
(a) Tính từ
עוֹלָם [`owlam] hoặc עֹלָם [ʻôlâm] có các nghĩa sau:
* Khoảng thời giai dài (long duration).
* Sự tồn tại liên tục, vĩnh viễn, bất diệt (continuous existence, perpetual).
* Một tương lai không có kết thúc hay không hạn định (everlasting, indefinite or unending future, eternity).
* Điểm ảo (the vanishing point). Về phối cảnh, điểm mà tất cả các đường song song trong một mặt phẳng có vẻ như gặp nhau (the point at which receding parallel lines viewed in perspective appear to meet).
(Thi 119:44) "Tôi sẽ hằng gìn giữ luật pháp Chúa Cho đến đời đời vô cùng".
(Thi 119:52) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi đã nhớ lại mạng lịnh Ngài khi xưa, Nên tôi được an ủi".
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".
(Thi 119:93) "Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa, Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống".
(Thi 119:98) "Các điều răn Chúa làm cho tôi khôn ngoan hơn kẻ thù nghịch tôi, Vì các điều răn ấy ở cùng tôi luôn luôn".
(Thi 119:111) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; Vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa Luôn luôn, và cho đến cuối cùng".
(Thi 119:142) "Sự công bình Chúa là sự công bình đời đời, Luật pháp Chúa là chân thật".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
(Thi 119:152) "Cứ theo chứng cớ Chúa Tôi đã biết từ lâu rằng Chúa lập các điều răn ấy đến đời đời".
(Thi 119:160) "Sự tổng cọng lời của Chúa là chân thật, Các mạng lịnh công bình của Chúa còn đời đời".
(b) La tinh (Latin) "aetérnitas -átis": Sự bất diệt, vĩnh cửu (eternity). 
Danh từ "aetérnitas -átis" là từ gốc của:
* Tính từ "aetérnus -a -um" và "aeternális -is -e": Vĩnh viễn, đời đời (eternal). 
* Danh từ "in aetérnum": Luôn luôn, mãi mãi (forever).
* Danh từ "aévum -i": Thời gian (time); thời kỳ (age).
(Thi 119:111) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".
Danh từ "aetérnitas -átis" có các nghĩa sau:
* Luôn luôn hiện hữu (existing always).
* Thời gian vô tận hoặc không có kết thúc (infinite or unending time).
* Không có bắt đầu hoặc kết thúc (without beginning or end).
* Đời sống không có kết thúc sau khi chết (endless life after death).
(Phục 33:27) "Đức Chúa Trời hằng sống là nơi ở của ngươi, Ở dưới có cánh tay đời đời của Ngài, Ngài đuổi kẻ thù nghịch khỏi trước mặt ngươi, Và phán cùng ngươi rằng: Hãy diệt đi!"
(Giê 5:22) "Đức Giê-hô-va phán: Các ngươi chẳng kính sợ ta, chẳng run rẩy trước mặt ta sao? Ta là Đấng đã lấy cát làm bờ cõi biển, bởi một mạng lịnh đời đời, không vượt qua được. Sóng biển dầu động, cũng không thắng được; biển dầu gầm rống, cũng không qua khỏi nó".
(Thi 117:2b) "Sự chân thật Đức Giê-hô-va còn đến đời đời".
(Truyền 3:11) "Phàm vật Đức Chúa Trời đã làm nên đều là tốt lành trong thì nó. Lại, Ngài khiến cho sự đời đời ở nơi lòng loài người; dầu vậy, công việc Đức Chúa Trời làm từ ban đầu đến cuối cùng, người không thế hiểu được".
(Ê sai 43:13) "Thật, từ khi có ngày (from the eternity) ta đã là Đức Chúa Trời, chẳng ai có thể giải cứu khỏi tay ta. Ta làm ra, ai ngăn cấm ta được?".
(c) Hy lạp (Greek) αἰών [aiṓn] đồng nghĩa với αἰώνιος [aiōnios]: Đời đời, bất diệt, vĩnh cửu (eternal); vĩnh viễn, không dứt (everlasting).
(Thi 119:111) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".
* Luôn luôn tồn tại, không có kết thúc hoặc bắt đầu trong thời gian (existing always; without an end or usu. beginning in time).
* Không có sự kết thúc hoặc không bao giờ kết thúc (without end, never to cease).
* Không có bắt đầu và kết thúc (without beginning and end).
* Đã có, hiện có và sẽ luôn còn đến (that which always has been and always will be).
(Ê phê sô 3:11) "theo ý định đời đời của Ngài đã làm xong trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta".
(I Tim 1:17) "Nguyền xin sự tôn quí, vinh hiển đời đời vô cùng về nơi Vua muôn đời, không hề hư nát, không thấy được, tức là Đức Chúa Trời có một mà thôi! A-men".
(II Tim 1:9) "Ấy chính Chúa đã cứu chúng ta, đã gọi chúng ta bởi sự kêu gọi thánh, chẳng phải theo việc làm chúng ta, bèn là theo ý riêng Ngài chỉ định, theo ân điển đã ban cho chúng ta trong Đức Chúa Jêsus Christ từ trước muôn đời vô cùng".
(II Phi 3:18) "Hãy tấn tới trong ân điển và trong sự thông biết Chúa và Cứu Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ. Nguyền xin vinh hiển về nơi Ngài, từ rày đến đời đời! A-men".

(3) Chân thật
אֶמֶת [ʼemeth]: Sự thật, điều có thật (truth); chắc chắn (assured); tính ổn định (stability); sự tin chắc (certainty); đáng tin cậy (trustworthiness); sự vững chắc, sự kiến lập (establishment); chân lý (verity); sự bảo đảm, sự chắc chắn (assurance); sự vững chắc, chắc chắn, sự quả quyết (firm); sự chung thủy, trung thành (faithful); sự chân thật (true), sự đúng đắn (right); kiên định, không giao động (stedfast); chắc chắn (sure).
(Thi 119:142) "Sự công bình Chúa là sự công bình đời đời, luật pháp Chúa là chân thật".
(a) Danh từ
אֶמֶת [ʼemeth] xuất phát từ động từ אָמַן [ʼâman]: kiên định, không giao động (stedfast); thiết lập (establish); củng cố (build up); kiên định hay chung thủy (be firm or faithful); tin cậy hay tin tưởng (trust or believe).
- Danh từ
אֶמֶת [ʼemeth] có các nghĩa sau:
* Tính chất hoặc một trạng thái đúng sự thật (the quality or a state of being true or truthful).
* Điều có thực (what is true).
* Điều được chấp nhận như là chân lý (what is accepted as true).
* Một sự việc thật sự tồn tại (a really existent thing).
* Sự thật của một lời tuyên bố (a true statement).
(Gióp 8:14) "Nơi người nương nhờ sẽ bị truất, Điều người tin cậy giống như váng nhện".
(Thi 15:1-2) "1 Hỡi Đức Giê-hô-va, ai sẽ ngụ trong đền tạm Ngài? Ai sẽ ở trên núi thánh Ngài? 2 Ấy là kẻ đi theo sự ngay thẳng, làm điều công bình, và nói chân thật trong lòng mình".
(Thi 56:11) "Tôi đã để lòng tin cậy nơi Đức Chúa Trời, ắt sẽ chẳng sợ chi; Người đời sẽ làm chi tôi?".
(Thi 119:160) "Sự tổng cọng lời của Chúa là chân thật, Các mạng lịnh công bình của Chúa còn đời đời".
(b) Latin "véritas -átis": Sự thật, điều có thật (truth); sự trung thành, lòng chung thủy, sự trung thực (fidelity); tính chính xác, sự đúng đắn (accuracy); sự đúng đắn, sự phù hợp (correctness).
(Thi 119:142) "Sự công bình Chúa là sự công bình đời đời, Luật pháp Chúa là chân thật".
- Danh từ "véritas -átis" xuất phát từ tính từ "vérus -a -um": Sự chân thật (true); chân thực, có thực (real); thực tại, thực tế (actual); chân thành, thành thật (genuine).
- Danh từ "véritas -átis" là từ gốc của các cụm từ "véro": 
* Thật sự, đúng là (in truth).
* Thực ra, thật sự là (in fact).
* Thật sự, trên thực tế (really).
* Chắc chắn (to be sure).
* Dứt khoát (certainly).
* Chân thành (truly).
(I Vua 2:4) "và Đức Giê-hô-va sẽ làm ứng nghiệm lời Ngài đã phán về ta, rằng: Nhược bằng các con trai ngươi cẩn thận về đường lối mình, hết lòng, hết ý theo lẽ thật mà đi ở trước mặt ta, thì ngươi sẽ chẳng hề thiếu người ngồi trên ngôi Y-sơ-ra-ên".
(Châm 23:23) "Hãy mua chân lý, Sự khôn ngoan, sự khuyên dạy, và sự thông sáng; chớ hề bán đi".
(Mi chê 7:5) "Chớ tin người lân cận của các ngươi, và chớ để lòng tin cậy nơi bạn hữu mình; hãy giữ đừng mở miệng ra cùng người đàn bà ngủ trong lòng ngươi".

(c) Hy lạp (Greek) ἀλήθεια [alḗtheia]: Sự chân thành, tính đích thực (truly); sự thật, điều có thật (truth); chân lý (verity).
(Thi 119:142) "Sự công bình Chúa là sự công bình đời đời, Luật pháp Chúa là chân thật".
* Danh từ ἀλήθεια [alḗtheia] xuất phát từ tính từ ἀληθής [alēthḗs]: Sự chân thật, đúng thật (true); đích thực, quả thực (truly).
* Danh từ ἀλήθεια [alḗtheia] gồm:
- Tiền tố (pref.) ἄλφα [alpha]: Không (not); không có (without).
- Động từ (v.) λανθάνω [lanthánō]: Bị che giấu, che đậy (be hid); không biết gì về (be ignorant of); không ý thức về (unawares).
(Giăng 1:14) "Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha".
(Giăng 1:17) "Vì luật pháp đã ban cho bởi Môi-se, còn ơn và lẽ thật bởi Đức Chúa Jêsus Christ mà đến".
(Giăng 4:24) "Đức Chúa Trời là thần, nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy".
(Giăng 8:32) "các ngươi sẽ biết lẽ thật, và lẽ thật sẽ buông tha các ngươi".
(Giăng 14:6) "Vậy Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha".
(Rô 1:25) "vì họ đã đổi lẽ thật Đức Chúa Trời lấy sự dối trá, kính thờ và hầu việc loài chịu dựng nên thế cho Đấng dựng nên, là Đấng đáng khen ngợi đời đời! A-men".
(II Cô 1:9) "Chúng tôi lại hình như đã nhận án xử tử, hầu cho chúng tôi không cậy mình, nhưng cậy Đức Chúa Trời là Đấng khiến kẻ chết sống lại".
(Gal 2:5) "Chúng tôi không nhường họ một giây phút nào, chối chẳng chịu thuộc dưới quyền họ, hầu cho lẽ thật của Tin Lành được vững bền trong anh em".
(Êp 4:15) "nhưng muốn cho chúng ta lấy lòng yêu thương nói ra lẽ chân thật, để trong mọi việc chúng ta đều được thêm lên trong Đấng làm đầu, tức là Đấng Christ".
(II Tim 2:15) "Hãy chuyên tâm cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không chỗ trách được, lấy lòng ngay thẳng giảng dạy lời của lẽ thật".
(I Giăng 1:8) "Ví bằng chúng ta nói mình không có tội chi hết, ấy là chính chúng ta lừa dối mình, và lẽ thật không ở trong chúng ta".
(Khải 3:14) "Ngươi cũng hãy viết cho thiên sứ của Hội thánh Lao-đi-xê rằng: Nầy là lời phán của Đấng A-men, Đấng làm chứng thành tín chân thật, Đấng làm đầu cội rễ cuộc sáng thế của Đức Chúa Trời".

V/ ĐIỀU RĂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (commandment of God).
(Thi 119:143) "Sự gian truân và sự sầu khổ áp hãm tôi; Dầu vậy, các điều răn Chúa là điều tôi ưa thích".

1/ Hy-ba-lai (Hebrew)
מִצְוָה [mitsvah]: Điều răn. Có các nghĩa sau:
* Mệnh lệnh của con người (commandment of man).
* Điều răn của Đức Chúa Trời (the commandment of God).
* Mười điều răn (the Ten Commandments). 
(Xuất 34:28) "Môi-se ở đó cùng Đức Giê-hô-va trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm, không ăn bánh, cũng không uống nước; Đức Giê-hô-va chép trên hai bảng đá các lời giao ước, tức là mười điều răn".
(Thi 19:8b) "Điều răn của Đức Giê-hô-va trong sạch, làm cho mắt sáng sủa...".
(Thi 119:73b) "Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(Thi 119:98) "Các điều răn Chúa làm cho tôi khôn ngoan hơn kẻ thù nghịch tôi, Vì các điều răn ấy ở cùng tôi luôn luôn".

2/ La tinh (Latin) "commandare": Mệnh lệnh, chỉ huy, sai khiến (command).
(Thi 119:143) "Sự gian truân và sự sầu khổ áp hãm tôi; Dầu vậy, các điều răn Chúa là điều tôi ưa thích".
* Về ai đó có quyền sai bảo hoặc hướng dẫn người khác (give formal order or instructions to).
* Có thẩm quyền hoặc điều khiển người khác (have authority or control over).
(Xuất 20:6) "và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta".
(Giô suê 22:5) "Song phải cẩn thận làm theo điều răn và luật pháp mà Môi-se, tôi tớ của Đức Giê-hô-va, đã truyền cho các ngươi, tức là thương yêu Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, đi theo đường lối Ngài, giữ các điều răn Ngài, tríu mến Ngài, và hết lòng hết ý phục sự Ngài".

3/ Trong Cựu ước, danh từ
מִצְוָה [mitsvah]: Điều răn (commandment) được chép đến 181 lần, riêng trong Thi thiên 119 có đến 21 lần (Thi 119:6, 10, 19, 21, 32, 35, 47, 48, 60, 66, 73, 86, 98, 115, 127, 131, 143, 151, 166, 172, 176)
(Thi 119:6) "Khi tôi chăm chỉ về các điều răn Chúa, Thì chẳng bị hổ thẹn".
(Thi 119:10) "Tôi hết lòng tìm cầu Chúa, Chớ để tôi lạc các điều răn Chúa".
(Thi 119:47) "Tôi sẽ vui vẻ về điều răn Chúa, Là điều răn tôi yêu mến".
(Thi 119:66) "Xin hãy dạy tôi lẽ phải và sự hiểu biết, vì tôi tin các điều răn Chúa".

4/ Hy-lạp (Greek) ἐντολή [entolē] Điều răn, giới răn (commandment); lệnh, mạng lịnh, mệnh lệnh (injunction).
(Thi 119:143) "Sự gian truân và sự sầu khổ áp hãm tôi; Dầu vậy, các điều răn Chúa là điều tôi ưa thích".
* Một lời khuyên hoặc mệnh lệnh có thẩm quyền (an authoritative warning or order)
* Quy tắc về ứng xử (rule of conduct).
* Sự hướng dẫn về đạo đức (moral instruction).
* Một lời cảnh báo hoặc ra lịnh có thẩm quyền (an authoritative warning or order).
* Các luật về hạnh kiểm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môi se trên núi Si-nai và được chép trong Xuất 20:1-17 (the divine rules of conduct given by God to Moses on Mount Sinai according to Exodous 20:1-17).
(Mat 22:36) "Thưa thầy, trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết?".
(Giăng 13:34) "Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy".
(Giăng 14:15) "Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta".
(Giăng 15:10) "Nếu các ngươi vâng giữ các điều răn của ta, thì sẽ ở trong sự yêu thương ta, cũng như chính ta đã vâng giữ các điều răn của Cha ta, và cứ ở trong sự yêu thương Ngài".
(Hê 9:19) "Lúc Môi-se phán mọi điều răn của luật pháp cho dân chúng, có lấy máu của bò con và dê đực, với nước, dây nhung đỏ tía và nhành ngưu tất rảy trên sách cùng trên cả dân chúng".
(Khải 14:12) "Đây tỏ ra sự nhịn nhục của các thánh đồ: chúng giữ điều răn của Đức Chúa Trời và giữ lòng tin Đức Chúa Jêsus".

4/ Tác giả Thi thiên 119:137-144 đã lãnh đầy chén gian truân và sầu khổ (a full cup of trouble and anguish); nhưng nhờ lời của Đức Chúa Trời, ông có thể lần theo dấu cầu vồng, xuyên qua những giọt nước mắt của mình (trace the rainbow through his tears).
(Thi 119:143) "Sự gian truân và sự sầu khổ áp hãm tôi; Dầu vậy, các điều răn Chúa là điều tôi ưa thích".

(1) Sự gian truân
צַר [tsar] hoặc [צָר tsâr]: Điều rắc rối, lôi thôi (trouble).
(Thi 119:143) "Sự gian truân và sự sầu khổ áp hãm tôi; Dầu vậy, các điều răn Chúa là điều tôi ưa thích".
* Tham khảo "Kẻ hà hiếp" trong Thi thiên 119:139.
(Thi 119:139) "Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa". 

(2) Sự sầu khổ
מָצוֹק [mâtsôwq]: Nỗi thống khổ, nỗi khổ não (anguish); hoàn cảnh cùng quẩn, khốn khổ, cảnh hiểm nguy tai hoạ (distress); tình cảnh rắc rối (straitness).
(Thi 119:143) "Sự gian truân và sự sầu khổ áp hãm tôi; Dầu vậy, các điều răn Chúa là điều tôi ưa thích".
(a) Danh từ
מָצוֹק [mâtsôwq] có các nghĩa sau:
(Thi 119:143) "Sự gian truân và sự sầu khổ áp hãm tôi; Dầu vậy, các điều răn Chúa là điều tôi ưa thích".
+ Danh từ
מָצוֹק [mâtsôwq] xuất phát từ động từ צוּק [tsûwq]: Nén (compress); áp bức, đàn áp, đè nặng (oppress); ép buộc, ép (constrain); cùng quẩn, khốn khổ, hiểm nguy, tai hoạ (distress); bóp, ấn nén (press); thiếu thốn (straiten).
+ Tự nghĩa (lit.) 
* Chỗ nước hẹp nối hai biển hoặc hai vùng nước rộng (a narrow passage of water connection two season large bodies of water).
* Một nơi eo hẹp (a narrow place), theo cả hai nghĩa trừu tượng lẫn nghĩa biểu tượng (abstractly and figuratively).
* Tình trạng bị hạn chế, giam cầm hoặc đau ốm, tật nguyền (confinement or disability).
+ Nghĩa bóng (fig.) 
* Tình trạng rắc rối, tình cảnh khó khăn (strict or rigorous).
* Nỗi đau đớn dữ dội (severe pain).
* Nỗi khốn khổ dữ dội hoặc sự đau khổ tâm thần (severe misery or mental suffering).
* Sự thiếu tiền bạc, tiện nghi (the lack off money or comforts).
* Gây nên sự lo lắng, băng khoăn cho (cause anxiety to).
* Đè lên trên nỗi đau (lie sore).
* Làm cho mất vui vẻ, mất hạnh phúc, bị bực bội (make unhappy; vex).
* Làm cho căng thẳng, làm cho ai phải nín thở (breathlessness).
* Trong tình cảnh hiểm nghèo hoặc bị tổn hại (in danger or damaged).
(Phục 28:53) "Trong lúc bị vây, và khi quân nghịch làm cho túng thế cùng đường, ngươi sẽ ăn hoa quả của thân thể mình, tức là ăn thịt của con trai và con gái mình, mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi".
(Phục 28:55) "vợ yêu dấu và con cái mình còn lại, không chịu cho ai trong bọn đó thịt của con cái mình, mà người sẽ ăn, bởi mình không còn chi hết". 
(Phục 28:57) "sẽ nhìn giận chồng rất yêu của mình, con trai và con gái mình, bởi cớ nhau bọc ra từ trong bụng, và những con cái mình sanh đẻ; vì trong cơn thiếu thốn mọi điều, nàng sẽ ăn nhẹm chúng nó".
(I Sam 22:2) "Phàm kẻ nào bị cùng khốn, kẻ nào mắc nợ, và những người có lòng bị sầu khổ cũng đều nhóm họp cùng người, và người làm đầu họ. Ấy vậy, chung quanh người có chừng bốn trăm người".
(Thi 119:143) "Sự gian truân và sự sầu khổ áp hãm tôi; Dầu vậy, các điều răn Chúa là điều tôi ưa thích".
(Giê 19:9) "Ta sẽ làm cho chúng nó ăn thịt con trai con gái mình, và ai nấy ăn thịt của bạn hữu mình, trong cơn bị vây bị khốn cực, là khi quân thù nghịch và những kẻ muốn hại mạng sống chúng nó làm khốn cho".
(b) Latin "angústio -áre": Sự khó khăn, sự siết chặt (tightness); sự eo hẹp, sự hạn chế (narrowness); bị thiếu thốn (straiten); sự cản trở, trở ngại (hamper); cùng quẩn, khốn khổ, hiểm nguy, tai hoạ (distress).
(Thi 119:143) "Sự gian truân và sự sầu khổ áp hãm tôi; Dầu vậy, các điều răn Chúa là điều tôi ưa thích".
- Đông từ "angústio -áre" xuất phát từ tính từ "angústus -a -um": Hẹp, eo hẹp, hạn chế (narrow); rắc rối, khó khăn (strait); dày đặc, khít (close); chật chội, bị xiết lại, thiết chặt (constricted); khó, khó khăn, gay go (difficult).
* Cảm thấy hoặc biểu hiện sự đau khổ (suffering or expressing anguish 
(Ê xơ tê 4:4) "Các nàng hầu bà Ê-xơ-tê và những hoạn quan bà đều đến thuật lại sự ấy cho bà; hoàng hậu bèn buồn rầu lắm, gởi quần áo cho Mạc-đô-chê mặc, để lột bao gai khỏi mình người; nhưng người không khứng nhận".
(Ê sai 30:6) "Gánh nặng về các thú vật phương nam. Trong xứ gian nan khốn khổ, tự xứ đó đến những sư tử đực, sư tử cái, rắn lục và rắn lửa bay. Chúng nó chở của cải mình trên vai lừa con, vật báu trên gu lạc đà, đặng dâng cho một dân tộc chẳng làm ích gì được hết".
(Giê 6:24) "Chúng ta đã nghe tin ấy, tay đều yếu đuối; buồn rầu thảm thiết, cơn quặn thắt như đàn bà đẻ con đã xông vào chúng ta".
(c) Hy lạp (Greek) συνοχή [synochḗ]: Kiềm chế, kìm giữ, gò bó, ràng buộc, câu thúc, hạn chế (restraint); sự lo lắng, mối băn khoăn, sự sợ hãi (anxiety); nỗi thống khổ, nỗi khổ não (anguish); cùng quẩn, khốn khổ, hiểm nguy, tai hoạ (distress).
(Thi 119:143) "Sự gian truân và sự sầu khổ áp hãm tôi; Dầu vậy, các điều răn Chúa là điều tôi ưa thích".
(Lu 21:25) "Sẽ có các điềm lạ trong mặt trời, mặt trăng, cùng các ngôi sao; còn dưới đất, dân các nước sầu não rối loạn vì biển nổi tiếng om sòm và sóng đào".
(II Cô 2:4) "Vả, ấy là đang trong cơn khốn nạn lớn, tấm lòng quặn thắt, nước mắt dầm dề, mà tôi đã viết thơ cho anh em, nào phải để cho anh em âu sầu, nhưng để làm cho anh em biết tình yêu dấu riêng của tôi đối với anh em vậy".
* Danh từ συνοχή [synochḗ] xuất phát từ động từ συνέχω [synéchō]: Buộc, bắt buộc, ép buộc (compel); lúng túng, bối rối, rắc rối (perplex); làm khổ, gây rắc rối, đau đớn, buồn phiền (afflict); ám ảnh, thu hút hết tâm trí (preoccupy); ép buộc (constrain); nắm, giữ (hold); kìm lại, dằn lại, kiềm chế (keep in); bóp, nén, ép, ép buộc (press).
* Động từ συνέχω [synéchō] gồm:
- Tiền tố (pref.) σύν [sýn]: Hiệp nhất (union); với (with); cùng nhau (together).
- Động từ (v.) ἔχω [échō]: Tồn tại, sống, xảy ra, có, hiện diện (to be); nắm giữ (hold); run sợ (tremble); trị vì, thống trị (reign); tách biệt (remote).

(3) Ưa thích
שַׁעְשֻׁעַ [shaʻshuaʻ]: Niềm vui thích, sự thỏa mản (enjoyment); ưa thích, thích thú, vui sướng (delight); điều thú vị (pleasure).
(Thi 119:143) "Sự gian truân và sự sầu khổ áp hãm tôi; Dầu vậy, các điều răn Chúa là điều tôi ưa thích".
(a) Danh từ
שַׁעְשֻׁעַ [shaʻshuaʻ]: Sự ưa thích hoặc động từ שָׁעַע [shâʻaʻ]: Ưa thích, thích thú, vui sướng (delight).
Danh từ
שַׁעְשֻׁעַ [shaʻshuaʻ] và động từ שָׁעַע [shâʻaʻ] có các nghĩa sau:
* Vui thích lớn (great please).
* Ngước mắt nhìn lên với sự tự mãn (to look upon with complacency).
* Một cảm giác thỏa lòng hoặc vui mừng (a feeling of satisfaction or joy).
* Điều mang lại hạnh phúc hoặc sự thỏa nguyện (a source of pleasure or gratification)
* Cảm giác của sự thỏa mãn hoặc hạnh phúc (a feeling of satisfaction or joy).
(Thi 119: 16) "Tôi ưa thích luật lệ Chúa, sẽ chẳng quên lời của Chúa".
(Thi 119:24) "Các chứng cớ Chúa là sự hỉ lạc tôi, Tức là những mưu sĩ tôi".
(Thi 119:47) "Tôi sẽ vui vẻ về điều răn Chúa, Là điều răn tôi yêu mến".
(Thi 119:174) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi mong ước sự cứu rỗi của Chúa; Luật pháp Chúa là sự tôi ưa thích"
(b) Latin "delectio -ónis": Sự vui sướng (delight); điều thú vị (pleasure); sự thích thú (amusement).
(Thi 119:143) "Sự gian truân và sự sầu khổ áp hãm tôi; Dầu vậy, các điều răn Chúa là điều tôi ưa thích". 
* Danh từ "delectio -ónis" xuất phát từ động từ "delécto -áre": Gây ra niềm vui thích (cause pleasure).
* Danh từ "delectio -ónis". Gồm:
* Tiền tố (pref.) "de": Phát hiện ra, cảm thấy, nhận thức được (sense).
* Danh từ (noun) "licere": Ánh sáng, sự hiểu biết, sự làm sáng tỏ (light).
(Sáng 18:12) "Sa-ra cười thầm mà rằng: Già như tôi thế nầy, dễ còn được điều vui đó sao? Còn chúa tôi cũng đã già rồi!"
(Châm 21:17) "Ai ham sự vui chơi ắt sẽ nghèo khó; Còn ai ưa rượu với dầu sẽ chẳng hề làm giàu"
(c) Hy lạp εὐδοκία [eudokía]: Điều ưa thích (delight); mong muốn (desire); điều rất thích thú (good pleasure); sự toại nguyện (satisfaction). 
(Thi 119:143) "Sự gian truân và sự sầu khổ áp hãm tôi; Dầu vậy, các điều răn Chúa là điều tôi ưa thích". 
Danh từ εὐδοκία [eudokía] Gồm:
* Tiền tố (pref.) εὐ [eu]: Thích hợp (good); rất hài lòng (well).
* Động từ (verb) δοκεω [dokeoo]: Có vẻ, dường như (seem).
(Phil 2:13) "Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài".
(Hê 11:24-25) "24 Bởi đức tin, Môi-se lúc đã khôn lớn, bỏ danh hiệu mình là con trai của công chúa Pha-ra-ôn, 25 đành cùng dân Đức Chúa Trời chịu hà hiếp hơn là tạm hưởng sự vui sướng của tội lỗi".

KẾT LUẬN.

Tác giả Thi thiên 119:137-144 đề cập đến sự công chính của Đức Chúa Trời và của lời Ngài (the righteousness of God and His word).

1/ Sự phẫn nộ của tác giả về sự hay quên lời Đức Chúa Trời của các kẻ thù nghịch (Indignation at the forgetfulness of the enemies).
(Thi 119:139) "Sự sốt sắng tiêu hao tôi, Vì kẻ hà hiếp tôi đã quên lời Chúa".

2/ Sự tinh sạch của lời Đức Chúa Trời (the purity of the word).
(Thi 119:140-141) "140 Lời Chúa rất là tinh sạch, Nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy. 141 Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, Nhưng không quên các giềng mối Chúa".

3/ Sự công chính của Đức Chúa Trời và các chứng cớ của Đức Chúa Trời là đời đời (this righteousness of God and his testimonies is everlasting). 
(Thi 119:142-144) "142 Sự công bình Chúa là sự công bình đời đời, Luật pháp Chúa là chân thật. 143 Sự gian truân và sự sầu khổ áp hãm tôi; Dầu vậy, các điều răn Chúa là điều tôi ưa thích. 144 Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".

 


Mục Sư Trương Hoàng Ứng