(Thi 119:73-80) "73 Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi; Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa. 74 Những người kính sợ Chúa thấy tôi sẽ vui vẻ; Vì tôi trông cậy lời của Chúa. 75 Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết rằng sự xét đoán của Ngài là công bình, Và ấy là bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi bị khổ nạn. 76 Chúa ơi, nguyện sự nhân từ Chúa an ủi tôi, Y như Chúa đã phán cùng kẻ tôi tớ Chúa. 77 Nguyện sự thương xót Chúa đến cùng tôi, để tôi được sống; Vì luật pháp Chúa là điều tôi ưa thích. 78 Nguyện kẻ kiêu ngạo bị hổ thẹn, vì chúng nó dùng sự giả dối mà đánh đổ tôi; Song tôi sẽ suy gẫm các giềng mối Chúa. 79 Nguyện những kẻ kính sợ Chúa Trở lại cùng tôi, thì họ sẽ biết chứng cớ của Chúa. 80 Nguyện lòng tôi được trọn vẹn trong các luật lệ Chúa, Hầu cho tôi không bị hổ thẹn".


DẪN NHẬP.

1/ Tác giả thi thiên 119:73-80 đã cầu nguyện cùng Đức Chúa Trời:
* Xin Ngài hãy hoàn thành việc định hình nên ông (complete His forming of him) bằng cách giúp ông tuân theo các luật lệ công bình của Chúa (helping him to conform to His righteous laws).
* Nhờ đó, kẻ kiêu ngạo sẽ bị hổ thẹn (the arrogant may be put to shame) còn những người kính sợ Chúa sẽ vui mừng với ông (those who fear God may rejoice with him).

2/ Khổ thơ Thi thiên 119:73-80 có một sự cấu trúc đồng tâm (the stanza has a concentric structure). Chúng ta hãy so sánh các câu sau đây: 
(1) Thi 119:73 và Thi 119:80.
(Thi 119:73) "Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi; Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(Thi 119:80) "Nguyện lòng tôi được trọn vẹn trong các luật lệ Chúa, Hầu cho tôi không bị hổ thẹn".
(2) Thi 119:74 và Thi 119:79.
(Thi 119:74) "Những người kính sợ Chúa thấy tôi sẽ vui vẻ; Vì tôi trông cậy lời của Chúa".
(Thi 119:79) "Nguyện những kẻ kính sợ Chúa Trở lại cùng tôi, thì họ sẽ biết chứng cớ của Chúa".
(3) Thi 119:75 và Thi 119:78.
(Thi 119:75) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết rằng sự xét đoán của Ngài là công bình, Và ấy là bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi bị khổ nạn
(Thi 119:78) "Nguyện kẻ kiêu ngạo bị hổ thẹn, vì chúng nó dùng sự giả dối mà đánh đổ tôi; Song tôi sẽ suy gẫm các giềng mối Chúa".
(4) Thi 119:76 và Thi 119:77.
(Thi 119:76) "Chúa ơi, nguyện sự nhân từ Chúa an ủi tôi, Y như Chúa đã phán cùng kẻ tôi tớ Chúa".
(Thi 119:77) "Nguyện sự thương xót Chúa đến cùng tôi, để tôi được sống; Vì luật pháp Chúa là điều tôi ưa thích".

I/ ĐIỀU RĂN CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (the commandment of God).
(Thi 119:73) "Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi; Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa"

1/ Hy-ba-lai (Hebrew) מִצְוָה [mitsvah]: Điều răn. Có các nghĩa sau:
* Mệnh lệnh của con người (commandment of man).
* Điều răn của Đức Chúa Trời (the commandment of God).
* Mười điều răn (the Ten Commandments). 
(Xuất 34:28) "Môi-se ở đó cùng Đức Giê-hô-va trong bốn mươi ngày và bốn mươi đêm, không ăn bánh, cũng không uống nước; Đức Giê-hô-va chép trên hai bảng đá các lời giao ước, tức là mười điều răn".
(Thi 19:8b) "Điều răn của Đức Giê-hô-va trong sạch, làm cho mắt sáng sủa...".
(Thi 119:73b) "Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(Thi 119:98) "Các điều răn Chúa làm cho tôi khôn ngoan hơn kẻ thù nghịch tôi, Vì các điều răn ấy ở cùng tôi luôn luôn".

2/ La tinh (Latin) "commandare": Mệnh lệnh, chỉ huy, sai khiến (command).
* Về ai đó có quyền sai bảo người khác (give formal order or instructions to).
* Có thẩm quyền hoặc điều khiển người khác (have authority or control over).
(Xuất 20:6) "và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta".
(Giô suê 22:5) "Song phải cẩn thận làm theo điều răn và luật pháp mà Môi-se, tôi tớ của Đức Giê-hô-va, đã truyền cho các ngươi, tức là thương yêu Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, đi theo đường lối Ngài, giữ các điều răn Ngài, tríu mến Ngài, và hết lòng hết ý phục sự Ngài".

3/ Trong Cựu ước, danh từ מִצְוָה [mitsvah]: Điều răn (commandment) được chép đến 181 lần, riêng trong Thi thiên 119 có đến 21 lần (Thi 119:6, 10, 19, 21, 32, 35, 47, 48, 60, 66, 73, 86, 98, 115, 127, 131, 143, 151, 166, 172, 176)
(Thi 119:6) "Khi tôi chăm chỉ về các điều răn Chúa, Thì chẳng bị hổ thẹn".
(Thi 119:10) "Tôi hết lòng tìm cầu Chúa, Chớ để tôi lạc các điều răn Chúa".
(Thi 119:47) "Tôi sẽ vui vẻ về điều răn Chúa, Là điều răn tôi yêu mến".
(Thi 119:66) "Xin hãy dạy tôi lẽ phải và sự hiểu biết, Vì tôi tin các điều răn Chúa".

4/ Hy-lạp (Greek) ἐντολή [entolē] (commandment, injunction): Điều răn.
* Một lời khuyên hoặc mệnh lệnh có thẩm quyền (an authoritative warning or order)
* Quy tắc về ứng xử (rule of conduct).
* Sự hướng dẫn về đạo đức (moral instruction).
* Các luật về hạnh kiểm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môi se trên núi Si-nai và được chép trong Xuất 20:1-17 (the divine rules of conduct given by God to Moses on Mount Sinai according to Exodous 20:1-17).
(Mat 22:36) "Thưa thầy, trong luật pháp, điều răn nào là lớn hơn hết?".
(Giăng 13:34) "Ta ban cho các ngươi một điều răn mới, nghĩa là các ngươi phải yêu nhau; như ta đã yêu các ngươi thể nào, thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy".
(Giăng 14:15) "Nếu các ngươi yêu mến ta, thì giữ gìn các điều răn ta".
(Giăng 15:10) "Nếu các ngươi vâng giữ các điều răn của ta, thì sẽ ở trong sự yêu thương ta, cũng như chính ta đã vâng giữ các điều răn của Cha ta, và cứ ở trong sự yêu thương Ngài".
(Hê 9:19) "Lúc Môi-se phán mọi điều răn của luật pháp cho dân chúng, có lấy máu của bò con và dê đực, với nước, dây nhung đỏ tía và nhành ngưu tất rảy trên sách cùng trên cả dân chúng".
(Khải 14:12) "Đây tỏ ra sự nhịn nhục của các thánh đồ: chúng giữ điều răn của Đức Chúa Trời và giữ lòng tin Đức Chúa Jêsus".

5/ Bởi vì Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta cách kỳ diệu (God has made us by marvellous skill); nên không có gì hợp lý hơn là Ngài cũng sẽ làm thầy của chúng ta nữa (He should be our Teacher). Chúng ta hãy tìm ra mục đích của Ngài (we should find out His purpose) khi dựng nên chúng ta, rồi hoàn thành mục đích ấy cách trọn vẹn (fulfil it to the hilt).
(Thi 119:73) "Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi; Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".

(1) Làm עָשָׂה [ʻâsâh]: Tạo ra (to do or make); sinh ra (bring forth).
(Thi 119:73) "Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi; Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
* Làm cho cái gì hiện hữu (cause to exist).
* Sáng tạo ra cái gì (bring forward for).
(Sáng 1:27) "Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ".
(Gióp 4:17) "Loài người hay chết, há công bình hơn Đức Chúa Trời ư? Loài người há được trong sạch hơn Đấng Tạo hóa mình sao?"
(Gióp 10:8-9) "8 Tay Chúa đã dựng nên tôi, nắn giọt trót mình tôi; Nhưng nay Chúa lại hủy diệt tôi! 9 Xin Chúa nhớ rằng Chúa đã nắn hình tôi như đồ gốm; Mà Chúa lại muốn khiến tôi trở vào tro bụi sao?"
(Thi 100:3) "Phải biết rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời. Chính Ngài đã dựng nên chúng tôi, chúng tôi thuộc về Ngài; Chúng tôi là dân sự Ngài, là bầy chiên của đồng cỏ Ngài".
(Thi 139:13-15) "13 Vì chính Chúa nắn nên tâm thần tôi, Dệt thành tôi trong lòng mẹ tôi. 14 Tôi cảm tạ Chúa, vì tôi được dựng nên cách đáng sợ lạ lùng. Công việc Chúa thật lạ lùng, lòng tôi biết rõ lắm. 15 Khi tôi được dựng nên trong nơi kín, Chịu nắn nên cách xảo lại nơi thấp của đất, Thì các xương cốt tôi không giấu được Chúa".
(Thi 119:65) "Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã hậu đãi kẻ tôi tớ Ngài Tùy theo lời của Ngài".
(Thi 119:73) "Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi; Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(Thi 119:84) "Số các ngày kẻ tôi tớ Chúa được bao nhiêu? Chừng nào Chúa sẽ đoán xét những kẻ bắt bớ tôi?".
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa Luôn luôn, và cho đến cuối cùng".
(Thi 119:121) "Tôi đã làm điều ngay thẳng và công bình; Chớ phó tôi cho kẻ hà hiếp tôi".
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:126) "Phải thì cho Đức Giê-hô-va làm, Vì loài người đã phế luật pháp Ngài".
(Thi 119:166) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi có trông cậy nơi sự cứu rỗi của Ngài. Và làm theo các điều răn Ngài".

(2) Nắn כּוּן [kûwn]: Nặn (fashion); tạo thành (form); củng cố (establish); tạo một cái khung (frame); sửa soạn (make preparation); vững chắc (be stable);  chuẩn bị (be, make ready); buột hoặc gắn chặt (make or become fixed); sáng tạo (create).
(Thi 119:73) "Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi; Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(a) Động từ כּוּן [kûwn] có các nghĩa sau:
* Tạo một hình dạng đặc biệt hoặc được yêu cầu (make into a particular or the required form).
* Được xây dựng lên (to be erect).
* Được thiết lập hoặc tạo ra (to set up).
(b) Latin "factio -onis" từ động từ "facere fact": Làm (to make).
(Sáng 2:22) "Giê-hô-va Đức Chúa Trời dùng xương sườn đã lấy nơi A-đam làm nên một người nữ, đưa đến cùng A-đam".
(Gióp 31:15) "Đấng đã tạo thành tôi trong lòng mẹ tôi, Há chẳng có dựng nên chúng nó sao? Há chẳng phải cũng một Đức Chúa Trời dựng nên chúng ta trong lòng mẹ sao?"
(Thi 33:15) "Ngài nắn lòng của mọi người, Xem xét mọi việc của chúng nó".
(Ê sai 44:9) "Những thợ chạm tượng đều là hư vô, việc họ rất ưa thích chẳng có ích gì. Những kẻ làm chứng của họ không thấy và không biết, để họ mang xấu hổ".
(c) Hy lạp κτίζω [ktízō]: Tạo dựng (create); thiết lập (found); tạo ra (make).
(Êp 2:10) "vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo".
(Êp 4:22-24) "22 rằng anh em phải bỏ cách ăn nết ở ngày trước, thoát lốt người cũ là người bị hư hỏng bởi tư dục dỗ dành, 23 mà phải làm nên mới trong tâm chí mình, và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật".
(Khải 4:11) "Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên".

(3) Trí hiểu בִּין [bîyn]: Sự hiểu biết (understanding), sự khôn ngoan (prudent), sự sáng suốt (discernment).
(Thi 119:73) "Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi; Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(a) Danh từ בִּין [bîyn] có các nghĩa sau:
* Khả năng để hiểu hoặc suy nghĩ (the ability to understand or think).
* Năng lực để nắm bắt được vấn đề (the power of apprehension).
* Năng lực của sự tư duy trừu tượng (the power of abstract thought).
* Một sự nhận thức hoặc phán đoán của cá nhân về một tình huống... (an individual's perception or judgment of an situation etc.).
(Thi 119:27) "Cầu Chúa làm cho tôi hiểu biết con đường giềng mối Chúa, Thì tôi sẽ suy gẫm các công việc lạ lùng của Chúa".
(Thi 119:34) "Xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, thì tôi sẽ vâng theo luật pháp Chúa".
(Thi 119:73) "Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi; Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
(Thi 119:168) "Tôi có gìn giữ giềng mối và chứng cớ Chúa, Bởi vì đường lối tôi đều ở trước mặt Chúa".
(b) Latin "prudens": Khôn ngoan (prudent); thận trọng (circumspect).
* Hành động hoặc cách cư xử của một người tỏ ra rất cẩn thận và lo xa để tránh những hậu quả không mong muốn (of a person or conduct careful to avoid undesired consequences).
(Gióp 32:8) "Nhưng có thần linh ở trong loài người, Và hơi thở của Đấng Toàn năng cho chúng sự khôn sáng".
(Châm 2:6) "Vì Đức Giê-hô-va ban cho sự khôn ngoan; từ miệng Ngài ra điều tri thức và thông sáng".
(Đa 2:21) "Chính Ngài thay đổi thì giờ và mùa, bỏ và lập các vua; ban sự khôn ngoan cho kẻ khôn ngoan, và sự thông biết cho kẻ tỏ sáng".
(c) Hy lạp (Greek) σοφία [sophía]: Sự khôn ngoan, có óc suy xét (wisdom); sự minh mẫn, sự sắc sảo (sagacity).
* Tình trạng của sự sáng suốt (the state of being wise).
* Sự kinh nghiệm kết hợp với sự hiểu biết được thể hiện khi nhận xét hoặc hành động (experience and knowledge together with the power of applying them critically or practically).
(Gia 1:5) "Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, hãy cầu xin Đức Chúa Trời, là Đấng ban cho mọi người cách rộng rãi, không trách móc ai, thì kẻ ấy sẽ được ban cho".
(Gia 3:13) "Trong anh em có người nào khôn ngoan thông sáng chăng: Hãy lấy cách ăn ở tốt của mình mà bày tỏ việc mình làm bởi khôn ngoan nhu mì mà ra".

(4) Học לָמַד [lâmad]: Tập, học tập (learn).
(Thi 119:73) "Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi; Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
* Giành được sự tri thức hoặc kỷ năng bằng việc học tập, kinh nghiệm, hoặc được dạy dỗ (gain knowledge of or skill in by study, experience, or being taught).
(Thi 119:71) "Tôi đã bị hoạn nạn thật lấy làm phải, Hầu cho học theo luật lệ của Chúa".
(Phục 4:10) "Hãy nhớ ngày ngươi chầu Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi tại Hô-rếp, khi Đức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hãy nhóm hiệp dân sự để ta khiến chúng nghe lời ta, hầu cho tập kính sợ ta đang lúc họ còn sống nơi thế thượng, và dạy lời đó cho con cái mình".
(Phục 31:12-13) "12 Ngươi phải nhóm hiệp dân sự, nào người nam, người nữ, nào con trẻ và khách lạ ở trong các thành của ngươi, để chúng nghe, tập kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và cẩn thận làm theo các lời của luật pháp nầy. 13 Những con cái của dân sự chưa biết việc ấy, sẽ nghe, tập kính sợ Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, trọn lúc các ngươi sống trên đất mà các ngươi sẽ nhận được, sau khi đã đi ngang qua sông Giô-đanh".
(Thi 119:7) "Khi tôi học các đoán ngữ công bình của Chúa, Thì tôi sẽ lấy lòng ngay thẳng mà ngợi khen Chúa".
(Thi 119:12) "Hỡi Đức Giê-hô-va, đáng ngợi khen Ngài. Xin dạy tôi các luật lệ Ngài".
(Thi 119:26) "Tôi đã tỏ với Chúa đường lối tôi, Chúa bèn đáp lời tôi; Xin hãy dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:64) "Hỡi Đức Giê-hô-va, đất được đầy dẫy sự nhân từ Ngài; Xin hãy dạy tôi các luật lệ Ngài".
(Thi 119:66) "Xin hãy dạy tôi lẽ phải và sự hiểu biết, Vì tôi tin các điều răn Chúa".
(Thi 119:68) "Chúa là thiện và hay làm lành; Xin hãy dạy tôi các luật lệ Chúa"
(Thi 119:71) "Tôi đã bị hoạn nạn thật lấy làm phải, Hầu cho học theo luật lệ của Chúa".
(Thi 119:73) "Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi; Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(Thi 119:99) "Tôi có trí hiểu hơn hết thảy kẻ dạy tôi, Vì tôi suy gẫm các chứng cớ Chúa".
(Thi 119:108) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy nhậm lễ lạc ý của miệng tôi, Và dạy dỗ tôi các mạng lịnh Ngài".
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:135) "Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:171) "Nguyện môi miệng tôi đồn ra sự ngợi khen Chúa; Vì Chúa dạy tôi các luật lệ Chúa".
(b) Hy lạp μανθάνω [manthánō] hoặc μαθέω [mathéō]: Học tập (learn); hiểu, nắm được ý nghĩa (understand).
(Mat 11:29) "Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ".
(Hê 5:7-8) "7 Khi Đấng Christ còn trong xác thịt, thì đã kêu lớn tiếng khóc lóc mà dâng những lời cầu nguyện nài xin cho Đấng có quyền cứu mình khỏi chết, và vì lòng nhân đức Ngài, nên được nhậm lời. 8 Dầu Ngài là Con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu".

II/ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (Word of God).
(Thi 119:74) "Những người kính sợ Chúa thấy tôi sẽ vui vẻ; Vì tôi trông cậy lời của Chúa".

Nguyên văn Hy-bá-lai có hai danh từ đều được dịch là Lời Chúa. 
- Danh từ אִמְרָה ['imrah] (word of God, the Torah). 
- Danh từ דָּבָר [dabar] (speech, word, speaking, saying).

1/ Danh từ אִמְרָה ['imrah]: Lời (Word), hoặc lời của Đức Chúa Trời (word of God).
(Thi 119:11) "Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, Để tôi không phạm tội cùng Chúa".
* Danh từ אִמְרָה ['imrah]: Lời (word) hay Lời của Đức Chúa Trời (Word of God); 
* Hoặc đôi khi cũng được hiểu như מִצְוָה [mitsvah] (commandment): Điều răn.
* Hoặc đôi khi cũng được hiểu như là kinh Tô-ra תּוֹרָה [towrah] (the Torah). 
* Kinh Tô-ra תּוֹרָה [towrah] (the Torah): Luật pháp (laws). Các luật lệ về hạnh kiểm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môi se trên núi Si-nai và đã được chép trong Xuất-Ê-díp-tô 20:1-17 (the divine rules of conduct given by God to Moses on Mount Sinai according to Exodous 20:1-17).

(1) Trong Cựu ước, danh từ אִמְרָה ['imrah] Lời (word) hay Lời Đức Chúa Trời (Word of God) được đề cập 37 lần. Nhưng riêng trong Thi thiên 119 có đến 19 lần (Thi 119:11; 38; 50; 58; 67; 76; 82; 116; 123; 140; 148; 154; 158; 162; 170; 172).

(2) Danh từ אִמְרָה ['imrah] (Word). Có các nghĩa sau:
* Hành động thốt ra hoặc bày tỏ ra bằng lời nói (the act or instance of uttering). 
* Bài nói chuyện chính thức trước công chúng (a formal public address).
* Một mệnh lệnh thiên thượng (devine command). 
(Thi 119:50a) "Lời Chúa làm cho tôi được sống lại".
(Thi 119:148) "Canh đêm chưa khuya, mắt tôi mở tỉnh ra, Đặng suy gẫm lời Chúa".
(Thi 119:162) "Tôi vui vẻ về lời Chúa, Khác nào kẻ tìm được mồi lớn".
(Thi 119:172) "Nguyện lưỡi tôi hát xướng về lời Chúa; Vì hết thảy điều răn Chúa là công bình".

(3) Đức Chúa Trời không khiến chúng ta trở nên thánh khiết:
* Trái với ý nguyện chúng ta (against our will).
* Hoặc không cần sự cộng tác của chúng ta (or without our cooperation).
(Thi 119:11) "Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, Để tôi không phạm tội cùng Chúa".

2/ Danh từ דָּבָר [dabar]: Lời (speech, word, speaking, saying).
(Thi 119:9) "Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo lời Chúa".

(1) Trong Cựu ước danh từ דָּבָר [dabar] được đề cập đến 1439 lần. Riêng trong Thi thiên 119 có 26 lần (Thi 119:9, 16, 17, 25, 28, 42, 43, 49, 65, 74, 81, 89, 101, 105, 107,  114, 147, 160, 161, 169).

(2) Danh từ דָּבָר [dabar]: Lời. Có các nghĩa sau đây:
* Lời (word). Điều được nói ra, được nhận xét hoặc trò chuyện (a thing said, a remark or conversation).
* Lời trình bày (speaking). Nói lên để xác nhận về... (speak in confirmation of or with reference to).
* Sự ra lịnh (commandment).
(Thi 119:9) "Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo lời Chúa".
(Thi 119:16-17) "16 Tôi ưa thích luật lệ Chúa, Sẽ chẳng quên lời của Chúa. Xin Chúa ban ơn lành cho tôi tớ Chúa, để tôi được sống; Thì tôi sẽ giữ lời của Chúa".
(Thi 119:81) "Linh hồn tôi hao mòn vì mong ước sự cứu rỗi của Chúa; Song tôi trông cậy lời của Chúa".
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".
(Thi 119:105) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi".
(Thi 119:114) Chúa là nơi ẩn náu và cái khiên của tôi; Tôi trông cậy nơi lời Chúa".

3/ La-tinh (Latin) "sérmit -ónis": Lời nói, diễn văn (speech, discourse, sermon, saying, homily, word).
* Câu cách ngôn, châm ngôn, tục ngữ (maxim, proverb, adage).
* Bài nói chuyện chính thức trước cử tọa (a formal public address).
* Bài thuyết trình về đạo đức (a moralising discourse).
* Lời thuyết giảng về chủ đề tôn giáo hoặc đạo đức (a spoken or written discourse on a religious or moral).
* Điều được nói ra, nhận xét hoặc tuyên bố (a thing said, a remark or conversation).
(Lê 10:7) "Đừng ra khỏi cửa hội mạc, e các ngươi phải chết chăng; vì dầu xức của Đức Giê-hô-va ở trên các ngươi. Họ bèn làm theo lời Môi-se".
(Phục 5:5) "Đang lúc đó, ta đứng giữa Đức Giê-hô-va và các ngươi, đặng truyền lại lời của Ngài cho các ngươi; vì các ngươi sợ lửa, không lên trên núi. Ngài phán rằng".
(II Sử 6:17) "Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên! nguyện lời Chúa đã hứa cùng Đa-vít, tôi tớ Chúa, được ứng nghiệm".
(Gióp 16:3) "Các lời hư không nầy há chẳng hề hết sao? Điều thúc giục ngươi đáp lời là gì?".
(Châm 30:5-6) "5 Các lời của Đức Chúa Trời đều đã thét luyện: Ngài là cái thuẫn đỡ cho người nương cậy nơi Ngài. 6 Chớ thêm chi vào các lời Ngài. E Ngài quở trách ngươi, và ngươi bị cầm nói dối chăng".
(Ê sai 5:24) "Vậy nên, như lửa đốt gốc rạ và rơm cháy thiêu trong ngọn lửa thể nào, thì rễ họ cũng mục nát và hoa họ cũng bay đi như bụi đất thể ấy; vì họ đã bỏ luật pháp của Đức Giê-hô-va vạn quân, và khinh lời của Đấng Thánh Y-sơ-ra-ên".

4/ Hy-lạp (Greek) λόγος [logos] (word, saying, speech, Word / Christ). Có các nghĩa sau:
(1) Lời (word).
* Hành động của việc nói (the act of speaking, speech).
* Điều mà người nào đó đã nói (what someone has said).
* Một sắc lệnh chính thức được ban hành bởi nhà chức trách hợp pháp (an official order issued by a legal authority).
* Những nguyên tắc của niềm tin tôn giáo (a principle of religious belief).
* Lời thuyết giảng về chủ đề tôn giáo hoặc đạo đức (a spoken or written discourse on a religious or moral).
* Các lời phán của Đức Chúa Trời (the sayings of God).
* Những lời giáo huấn của Đức Chúa Trời (of the moral precepts given by God).
* Lời tiên tri trong kinh Cựu ước do các Tiên tri chép (Old Testament prophecy given by the prophets).
(Mat 4:4) "Đức Chúa Jêsus đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời".
(Mat 7:24) "Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá".
(Giăng 6:68) "Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời".
(Giăng 8:31) "Bấy giờ Ngài phán cùng những người Giu-đa đã tin Ngài, rằng: Nếu các ngươi hằng ở trong đạo ta, thì thật là môn đồ ta".
(Rô 10:17) "Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng".
(Hê 4:12) "Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng".
(Gia 1:22) "Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình".
(I Phi 2:2) "thì hãy ham thích sữa thiêng liêng của đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn".
(2) Ngôi lời / Đấng Christ (Word / Christ).
Trong Phúc âm Giăng và các thư tín của ông cũng như trong Khải huyền, chỉ ra rằng cốt lõi của lời của Đức Chúa Trời chính là Đức Chúa Giê su Christ (the essential Word of God, Jesus Christ), ngôi thứ Hai trong Ba ngôi Đức Chúa Trời (the second person in the Godhead).
(Giăng 1:1) "Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi Lời là Đức Chúa Trời".
(Giăng 1:14) "Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha".
(I Giăng 1:1) "Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về lời sự sống".
(Khải 19:13) "Ngài mặc áo nhúng trong huyết, danh Ngài xưng là Lời Đức Chúa Trời".

5/ Tâm linh chúng ta sẽ được tươi mới một cách sâu sắc (keen spiritual refreshment) mỗi khi gặp một Cơ Đốc nhân đang nóng cháy vì Đức Chúa Giê su (on fire for the Lord Jesus). 
Những người đặt lòng trông cậy nơi lời Đức Chúa Trời sẽ trở thành tác nhân phóng xạ cho Đức Thánh Linh (become radioactive with the Holy Spirit).
(Thi 119:74) "Những người kính sợ Chúa thấy tôi sẽ vui vẻ; Vì tôi trông cậy lời của Chúa".

(1) Người kính sợ יָרֵא [yârêʼ] do động từ יָרֵא [yare']: Kính sợ (to fear, honour, reverence, respect, be afraid).
(Thi 119:74) "Những người kính sợ Chúa thấy tôi sẽ vui vẻ; Vì tôi trông cậy lời của Chúa".
* Đầy kính sợ (to stand in awe of, be awed / inspire with awe). Cảm giác kính trọng kết hợp với sợ hãi hoặc ngạc nhiên (reverential fear or wonder).
* Đầy kinh sợ, khiếp sợ, kính sợ (to be fearful, be dreadful, be feared).
* Gây nên sự kinh ngạc và khiếp sợ (to cause astonishment and awe, be held in awe).
* Cảm giác kính trọng sâu sắc hoặc sự sùng kính (to inspire reverence or godly fear).
(Thi 112:1) "Ha-lê-lu-gia! Phước cho người nào kính sợ Đức Giê-hô-va".
(Thi 119:79 "Nguyện những kẻ kính sợ Chúa Trở lại cùng tôi, thì họ sẽ biết chứng cớ của Chúa".

(a) Latin "reverentia": Sùng kính (revere). Giữ sự ngưỡng mộ hoặc kính trọng sâu sắc (hold in deep and affectionate or religious respect). Gồm:
* Tiền tố (pref.) "re": Sức mạnh, lực tiêu cực (negative force).
* Động từ (verb) "verèri": Sợ hãi (fear).
(Thi 2:11) "Khá hầu việc Đức Giê-hô-va cách kính sợ, Và mừng rỡ cách run rẩy".
(Thi 5:7) "Còn tôi, nhờ sự nhân từ dư dật của Chúa, tôi sẽ vào nhà Chúa, Lấy lòng kính sợ Chúa mà thờ lạy trước đền thánh của Chúa".

(b) Hy lạp (Greek) εὐλαβέομαι [eulabeomai]: Tôn kính (reverence). 
* Cảm giác sợ hãi đối với hoặc hướng về (feel fear about or towards).
* Cảm giác kính trọng kết hợp với sự sợ hãi hoặc ngạc nhiên (reverential fear or wonder/ amazing).
* Bày tỏ lòng tôn kính đối với (show reverence towards).
* Hành động cách thận trọng (to act cautiously, circumspectly).
(Hê 11:7) "Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy".
(Hê 12:28) "Như vậy, vì chúng ta có phần trong một nước không hay rúng động, nên hãy cảm ơn, hầu cho lấy lòng kính sợ hầu việc Đức Chúa Trời một cách đẹp lòng Ngài".

(2) Vui vẻ שָׂמַח [sâmach]: Hân hoan (glad); vui mừng (joy); hoan hỉ (merry); reo mừng (rejoice).
(Thi 119:74) "Những người kính sợ Chúa thấy tôi sẽ vui vẻ; Vì tôi trông cậy lời của Chúa".
(a) Hy bá lai (Hebrew) שָׂמַח [samach]: 
* Tràn ngập hoặc bày tỏ niềm vui (filled with, or expressing joy).
* Cảm thấy rất vui mừng (feel great joy).
(Thi 97:1) "Đức Giê-hô-va cai trị: đất hãy mừng rỡ; Các cù lao vô số khá vui vẻ".
(Thi 97:8) "Hỡi Đức Giê-hô-va, Si-ôn nghe, bèn vui vẻ, Và các con gái Giu-đa đều nức lòng mừng rỡ, Vì cớ sự đoán xét của Ngài".
(Thi 97:11-12) "11 Ánh sáng được bủa ra cho người công bình, Và sự vui vẻ cho người có lòng ngay thẳng. 12 Hỡi người công bình, hãy vui mừng nơi Đức Giê-hô-va, Cảm tạ sự kỷ niệm thánh của Ngài".
(b) (Latin) "gaudium / gaudère": Vui sướng, rất yên tâm, rất hài lòng. 
* Cảm thấy rất vui mừng (feel great joy).
(Thi 34:2) "Linh hồn tôi sẽ khoe mình về Đức Giê-hô-va, Những người hiền từ sẽ nghe, và vui mừng".
(Thi 35:27) "Còn ai binh duyên cớ công bình tôi, Nguyện họ đều reo mừng; Nguyện họ thường nói không ngớt: Đáng tôn trọng Đức Giê-hô-va thay! Là Đấng vui cho tôi tớ Ngài được may mắn".
(Thi 104:34b) "Tôi sẽ vui vẻ nơi Đức Giê-hô-va".
(Thi 107:42) "Các người ngay thẳng sẽ thấy điều ấy, và vui vẻ, Còn các kẻ ác đều phải ngậm miệng lại.
(c) (Greek) ἀγαλλιάω [agalliaō] Rất vui mừng. Gồm:
* Tiền tố (pref.) ἀγαν [agan] (much): Rất nhiều.
* Động từ (verb) ἅλλομαι [allomai] (rejoice): Hân hoan, mừng rỡ.
(Lu 13:17) "Ngài phán như vậy, thì các kẻ thù nghịch cùng Ngài đều hổ thẹn, và cả dân chúng vui mừng về mọi việc vinh hiển Ngài đã làm".
(Giăng 14:28) "Các ngươi từng nghe ta nói rằng: Ta đi, và ta trở lại cùng các ngươi. Nếu các ngươi yêu mến ta, thì sẽ vui mừng về điều ta đi đến cùng Cha, bởi vì Cha tôn trọng hơn ta".
(Rô 12:12) "Hãy vui mừng trong sự trông cậy, nhịn nhục trong sự hoạn nạn, bền lòng mà cầu nguyện".
(Phil 4:4) "Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn. Tôi lại còn nói nữa: hãy vui mừng đi".
(Cô lô se 1:24) "Nay tôi lấy làm vui về sự tôi đã chịu khổ sở vì anh em, tôi lại vì thân thể Đấng Christ, là Hội thánh, mà đem xác thịt mình chịu hết các điều còn lại trong sự thương khó của Ngài".
(Khải 12:12) "Bởi vậy, hỡi các từng trời và các đấng ở đó, hãy vui mừng đi! Khốn nạn cho đất và biển! vì ma quỉ biết thì giờ mình còn chẳng bao nhiêu, nên giận hoảng mà đến cùng các ngươi".

(3) Trông cậy יָחַל [yâchal]: Đặt niềm hy vọng (hope); chờ đợi (wait); kiên nhẫn (to be patient); buồn phiền (be pained); lưu lại (stay); nấng ná (tarry); tín nhiệm (trust).
(Thi 119:74) "Những người kính sợ Chúa thấy tôi sẽ vui vẻ; Vì tôi trông cậy lời của Chúa".
(a) Động từ יָחַל [yâchal] có các nghĩa sau:
* Kết hợp giữa trông chờ và mong ước (expectation and desire combined).
* Đặt niềm tin vào ai dựa vào tính cách hoặc cách cư xử của... (place trust in, rely on the character or behaviour).
(Thi 119:43) "Xin chớ cất hết lời chân thật khỏi miệng tôi; Vì tôi trông cậy nơi mạng lịnh Chúa".
(Thi 119:49) "Xin Chúa nhớ lại lời Chúa phán cho tôi tớ Chúa, Vì Chúa khiến tôi trông cậy".
(Thi 119:81) "Linh hồn tôi hao mòn vì mong ước sự cứu rỗi của Chúa; Song tôi trông cậy lời của Chúa".
(Thi 119:147) "Tôi thức trước rạng đông và kêu cầu; tôi trông cậy nơi lời Chúa".
(Thi 130:5) "Tôi trông đợi Đức Giê-hô-va, linh hồn tôi trông đợi Ngài; Tôi trông cậy lời của Ngài".

(b) Latin "Superspéro -áre": Trông cậy rất nhiều (hope greatly).
(Gióp 13:15) "Dẫu Chúa giết ta, ta cũng còn nhờ cậy nơi Ngài; Nhưng ta sẽ binh vực tánh hạnh ta trước mặt Ngài".
(Thi 38:15) "Vì, Đức Giê-hô-va ôi! tôi để lòng trông cậy nơi Ngài, Hỡi Chúa là Đức Chúa Trời tôi, Chúa sẽ đáp lại".
(Ê sai 59:11) "11 Chúng ta cứ rên siếc như con gấu, và rầm rì như chim bò câu; trông sự công bình, mà nó không đến, đợi sự cứu rỗi, mà nó cách xa!".
(Giê 13:16) "Hãy dâng vinh quang cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, trước khi Ngài chưa khiến sự tối tăm đến, trước khi chân các ngươi chưa vấp trên những hòn núi mù mịt. Bấy giờ các ngươi đợi ánh sáng, nhưng Ngài sẽ đổi nó ra bóng sự chết, hóa nên bóng tối mờ".

(c) Hy lạp (Greek) ἐλπίζω [elpízō]: Trông đợi, (expect); giao phó (confide); tin cậy (trust); hy vọng (hope).
(Mat 12:21) "Dân ngoại sẽ trông cậy danh người".
(I Cô 13:7) "Tình yêu thương hay dung thứ mọi sự, tin mọi sự, trông cậy mọi sự, nín chịu mọi sự".
(Êp 1:12) "hầu cho sự vinh hiển của Ngài nhờ chúng ta là kẻ đã trông cậy trong Đấng Christ trước nhất mà được ngợi khen".
(Phil 2:19) "Vả, tôi mong rằng nhờ ơn Đức Chúa Jêsus, kíp sai Ti-mô-thê đến cùng anh em, để tới phiên tôi, tôi nghe tin anh em, mà được yên lòng".
(Hê 11:1) "Vả, đức tin là sự biết chắc vững vàng của những điều mình đang trông mong là bằng cớ của những điều mình chẳng xem thấy".

III/ LUẬT PHÁP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (law of God).
(Thi 119:77) "Nguyện sự thương xót Chúa đến cùng tôi, để tôi được sống; Vì luật pháp Chúa là điều tôi ưa thích".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew) תּוֹרָה [towrah]: Luật (law), sự chỉ dẫn (direction), Sự hướng dẫn (instruction). Có các nghĩa sau: 
* Hướng dẫn ai làm cách nào để đạt được mục đích (guidance on how to reach a destination).
* Hệ thống các qui tắc/ luật lệ (the body of laws) để điều hoà ứng xử của các thành viên trong một cộng đồng, một đất nước.
* Kinh Tô-ra תּוֹרָה [towrah] (the Torah): Luật pháp (laws). Các luật lệ về hạnh kiểm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môi se trên núi Si-nai như đã được ghi chép trong Xuất-Ê-díp-tô 20:1-17 (the divine rules of conduct given by God to Moses on Mount Sinai according to Exodous 20:1-17).
* Ngũ kinh (the Pentateuch): Năm sách Cựu ước đầu tiên tách biệt khỏi các phần khác của Kinh thánh như các sách Tiên tri các sách Lịch sử và các sách Văn thơ (the Prophets, the Histories, and the Writings) được gọi là Kinh Tô-ra (the Torah).
* Một cuộn sách chứa đựng năm sách Cựu ước đầu tiên của Kinh thánh (a scroll containing the Pentateuch).
* Ý muốn của Đức Chúa Trời như đã được bày tỏ trong luật của Môi se (the will of God as revealed in Mosaic law).
(Thi 1:2) "Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, Và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm".
(Thi 19:7) "Luật pháp của Đức Giê-hô-va là trọn vẹn, bổ linh hồn lại; Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan".
(Thi 37:31) "Luật pháp Đức Chúa Trời người ở trong lòng người; Bước người không hề xiêu tó".
(Thi 40:8) "Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lấy làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa, Luật pháp Chúa ở trong lòng tôi".
(Thi 78:10) "Chúng nó không gìn giữ giao ước của Đức Chúa Trời, Cũng không chịu đi theo luật pháp Ngài".
(Thi 89:30) "Nếu con cháu người bỏ luật pháp ta,Không đi theo mạng lịnh ta"
(Thi 94:12) "Hỡi Đức Giê-hô-va, phước cho người nào Ngài sửa phạt, Và dạy luật pháp Ngài cho".
(Thi 119:18) "Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa".

2/ La tinh (Latin) "legalis": Pháp luật (legal). 
(1) Danh từ "legalis" xuất phát từ danh từ "lex legis": Luật lệ, luật pháp, phép tắc, qui tắc.
(2) Danh từ "legalis" có các nghĩa sau:
* Thuộc về hoặc căn cứ trên luật pháp (of or based on law).
* Quan tâm đến luật pháp (concerned with law).
* Thuộc về luật của Môi-se (of the Mosaic law).
* Nói về sự cứu rỗi bởi các việc làm hơn là bởi đức tin (of salvation by works rather than by faith).
(Xuất 24:12) "Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy lên núi, đến cùng ta và ở lại đó; ta sẽ ban cho ngươi bảng đá, luật pháp và các điều răn của ta đã chép đặng dạy dân sự".
(II Sử 6:16) "Vậy, Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên ôi! Chúa đã hứa cùng tôi tớ Chúa là Đa-vít, cha tôi, rằng: Ví bằng con cháu ngươi cẩn thận đường lối mình, giữ theo các luật pháp ta, y như ngươi đã làm, thì trước mặt ta ngươi sẽ chẳng hề thiếu người ngồi trên ngôi Y-sơ-ra-ên; nay cầu xin Chúa hãy giữ gìn lời hứa ấy".

3/ Hy-lạp (Greek) νόμος [nomos]: Luật pháp (law). Có các nghĩa sau:
* Chỉ về bất cứ một tập tục, một luật lệ, một mệnh lệnh nào (a custom, a law, a command) đã được thiết lập (anything established); hoặc bất cứ một luật pháp nào đã được chấp nhận và sử dụng (anything received by usage, of any law whatsoever).
* Thuộc về luật của Môi se (of the Mosaic law).
* Luật đức tin tuyệt đối (the law demanding faith).
* Sự dạy dỗ thuộc về đạo đức của Đức Chúa Giê su (the moral instruction given by Christ), đặc biệt là giáo huấn về tình yêu thương (esp. the precept concerning love).
* Tên gọi sách Ngũ kinh của Môi se (the name of the Pentateuch).
(Mat 5:17) "Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn".
(Giăng 7:51) "Luật chúng ta há bắt tội một người nào chưa tra hỏi đến, và chưa biết điều người ấy đã làm, hay sao?".
(Rô 3:28) "vì chúng ta kể rằng người ta được xưng công bình bởi đức tin, chớ không bởi việc làm theo luật pháp".
(Rô 4:15) "vì luật pháp sanh ra sự giận; song đâu không có luật pháp, thì đó cũng không có sự phạm luật pháp".
(Rô 7:12) "Ấy vậy, luật pháp là thánh, điều răn cũng là thánh, công bình và tốt lành".
(Gal 3:24) "Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình".
(Gal 6:2) "Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ".

4/ Bịnh tật (sickness), đau khổ (suffering), và hoạn nạn (affliction) không đến trực tiếp từ Đức Chúa Trời (not come directly from God). Nhưng Ngài cho phép chúng đến trên những hoàn cảnh nhất định (He permits them under certain circumstances). Nhưng rồi Ngài sẽ chế ngự chúng cho những mục đích của chính Ngài (harnesses them for His own goals). Dấu hiệu trưởng thành thuộc linh (a mark of spiritual maturity) là khi chúng ta xác chứng Ngài đúng (vindicate Him) vì cớ sự công chính và sự thành tín của Ngài trong tất cả mọi hoàn cảnh ấy (for His justice and faithfulness in them all).
(Thi 119:75) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết rằng sự xét đoán của Ngài là công bình, Và ấy là bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi bị khổ nạn".
* Thế nhưng, tự chúng ta là yếu đuối như bụi đất (weak as dust), và chúng ta cần sự nhân từ Chúa nâng đỡ mình (His compassionate love to sustain us).
(Thi 119:76) "Chúa ơi, nguyện sự nhân từ Chúa an ủi tôi, y như Chúa đã phán cùng kẻ tôi tớ Chúa".
(Hê 4:16) "Vậy, chúng ta hãy vững lòng đến gần ngôi ơn phước, hầu cho được thương xót và tìm được ơn để giúp chúng ta trong thì giờ có cần dùng"
* Mỗi biểu hiện thương xót dịu dàng của Đức Chúa Trời (the tender mercies of God) giống như sự truyền sức sống tươi mới (a fresh transfusion of life) đến các thánh đồ đang bị áp bức nặng nề (the hard-pressed Saint).
* Những người ưa thích luật pháp của Ngài (delight in His law) vững tin rằng Ngài sẽ đến bên cạnh để cứu giúp (come alongside to help).
(Thi 119:77) "Nguyện sự thương xót Chúa đến cùng tôi, để tôi được sống; Vì luật pháp Chúa là điều tôi ưa thích".

(1) Sự thương xót רַחַם [racham]: Lòng trắc ẩn (compassion); tình yêu nhân hậu (tender love); lòng khoan dung (mercy); sự thương cảm (pity).
(Thi 119:77) "Nguyện sự thương xót Chúa đến cùng tôi, để tôi được sống; Vì luật pháp Chúa là điều tôi ưa thích".
(a) Danh từ רַחַם [racham] có các nghĩa sau:
* Lòng thương hại những nỗi đau khổ của người khác, khiến ta muốn giúp đỡ họ (pity inclining one to help or be merciful).
* Lòng nhân từ hay lòng độ lượng đã bày tỏ ra đối với các kẻ thù hoặc các kẻ phạm tội mặc dầu mình có quyền hình phạt (compassion or forbearance shown to enemies or offenders in one's power).
* Cảm xúc thương xót vì sự đau khổ, khó khăn của người khác (sorrow and compassion aroused by another's condition).
(119:41) "Hỡi Đức Giê-hô-va, nguyện sự nhân từ Ngài đến cùng tôi, Tức là sự cứu rỗi của Ngài tùy lời phán Ngài!"
(Thi 90:14) "Ôi! xin Chúa cho chúng tôi buổi sáng được thỏa dạ về sự nhân từ Chúa, Thì trọn đời chúng tôi sẽ hát mừng vui vẻ".
(Thi 103:13) "Đức Giê-hô-va thương xót kẻ kính sợ Ngài, Khác nào cha thương xót con cái mình vậy".
(Thi 119:156) "Đức Giê-hô-va ơi, sự thương xót Ngài rất lớn; Xin hãy khiến tôi được sống tùy theo luật lệ Ngài".

(b) La tinh (Latin) "pietas": Lòng thương xót, hoặc thương hại (pity). 
* Cảm thấy đau buồn và lòng trắc ẩn bị kích thích bởi hoàn cảnh đau khổ, khó khăn của người khác (sorrow and compassion aroused by another's condition).
(Xuất 33:19) "Đức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ làm cho các sự nhân từ ta phát ra trước mặt ngươi; ta hô danh Giê-hô-va trước mặt ngươi; làm ơn cho ai ta muốn làm ơn, và thương xót ai ta muốn thương xót".
(Thi 23:6) "Quả thật, trọn đời tôi Phước hạnh và sự thương xót sẽ theo tôi; tôi sẽ ở trong nhà Đức Giê-hô-va Cho đến lâu dài".
(Thi 31:19) "Sự nhân từ Chúa, Mà Chúa đã dành cho người kính sợ Chúa, và thi hành trước mặt con cái loài người Cho những kẻ nương náu mình nơi Chúa, thật lớn lao thay!".

(c) Hy lạp (Greek) σπλαγχνίζομαι [splagchnizomai] (have compassion, be moved with compassion).
* Nghĩa đen (literally): Lòng của ai bị rung động (to be moved as to one's bowels); vì "lòng" theo quan niệm của người Hy lạp là trung tâm của tình yêu và nhân ái (for the bowels were thought to be the seat of love and pity). 
* Nghĩa bóng: Có lòng trắc ẩn (have compassion), hoặc bị xúc động, mủi lòng (be moved with compassion).
(Mat 9:36) "Khi Ngài thấy những đám dân đông, thì động lòng thương xót, vì họ cùng khốn, và tan lạc như chiên không có kẻ chăn".
(Mác 9:22-23) "22 Quỉ đã lắm phen quăng nó trong lửa và dưới nước, để giết nó đi; nhưng nếu thầy làm được việc gì, xin thương xót chúng tôi và giúp cho! 23 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Sao ngươi nói: Nếu thầy làm được? Kẻ nào tin thì mọi việc đều được cả".
(II Tê 1:11) "Cho nên, chúng tôi vì anh em cầu nguyện không thôi, hầu cho Đức Chúa Trời chúng ta khiến anh em xứng đáng với sự gọi của Ngài, và cho Ngài lấy quyền phép làm trọn trong anh em mọi ý định thương xót của lòng nhân Ngài và công việc của đức tin".
(Gia 5:11) "Anh em biết rằng những kẻ nhịn nhục chịu khổ thì chúng ta xưng là có phước. Anh em đã nghe nói về sự nhịn nhục của Gióp, và thấy cái kết cuộc mà Chúa ban cho người; vì Chúa đầy lòng thương xót và nhân từ".

(2) Sống חָיָה [châyâh] (live): Sống lại (revive); bồi bổ (nourish up); bảo tồn sự sống (preserve alive); làm sôi nổi (quicken); hồi sinh (restore to life); ban sự sống (give life); cứu sống (save alive, life, lives).
(Thi 119:77) "Nguyện sự thương xót Chúa đến cùng tôi, để tôi được sống; Vì luật pháp Chúa là điều tôi ưa thích".
(a) Động từ חָיָה [châyâh] (live) có các nghĩa sau:
* Trở lại hoặc đem ý thức, hoặc sự sống, hoặc sức mạnh trở lại (come or bring back to consciousness or life, or strength).
* Một sự đánh thức về lòng sốt sắng, nhiệt tình tôn giáo (a reawakening of religious fervour).
(Thi 119:25) "Linh hồn tôi dính vào bụi đất, Xin hãy khiến tôi sống lại tùy theo lời Chúa. 
(Thi 119:37) "Xin xây mắt tôi khỏi xem những vật hư không, Làm tôi được sống trong các đường lối Chúa".
(Thi 119:40) "Kìa, tôi mong ước các giềng mối Chúa; Xin hãy khiến tôi được sống trong sự công bình Chúa".
(Thi 119:88) "Xin hãy làm cho tôi được sống, tùy theo sự nhân từ Chúa, Thì tôi sẽ gìn giữ chứng cớ của miệng Chúa".
(Thi 119:107) "Đức Giê-hô-va ôi! tôi bị khổ nạn quá đỗi; Xin hãy làm cho tôi được sống tùy theo lời của Ngài".
(Thi 119:149) "Hỡi Đức Giê-hô-va, theo sự nhân từ Ngài, xin hãy nghe tiếng tôi; Hãy khiến tôi được sống tùy mạng lịnh Ngài".
(Thi 119:154) "Xin hãy binh vực duyên cớ tôi, và chuộc tôi; Cũng hãy khiến tôi được sống tùy theo lời Chúa".
(Thi 119:156) "Đức Giê-hô-va ơi, sự thương xót Ngài rất lớn; Xin hãy khiến tôi được sống tùy theo luật lệ Ngài".
(Thi 119:159) "Xin hãy xem tôi yêu mến giềng mối Chúa dường bao! Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy khiến tôi được sống tùy sự nhân từ Ngài".
(Thi 143:11) "Hỡi Đức Giê-hô-va, vì cớ danh Ngài, xin hãy làm cho tôi được sống; Nhờ sự công bình Ngài, xin hãy rút linh hồn tôi khỏi gian truân".

(b) Latin "vívo -ere": Sống (live); có sự sống (have life); đang sống (be alive); sinh sống (reside).
(Sáng 3:22) "Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Nầy, về sự phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta; vậy bây giờ, ta hãy coi chừng, e loài người giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sống đời đời chăng".
(Phục 8:3) "Vậy, Ngài có hạ ngươi xuống, làm cho ngươi bị đói, đoạn cho ăn ma-na mà ngươi và tổ phụ ngươi chưa hề biết, để khiến ngươi biết rằng loài người sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi, nhưng loài người sống nhờ mọi lời bởi miệng Đức Giê-hô-va mà ra".
(Gióp 19:25) "Còn tôi, tôi biết rằng Đấng cứu chuộc tôi vẫn sống, Đến lúc cuối cùng Ngài sẽ đứng trên đất".
(Ê sai 55:3) "Hãy nghiêng tai, và đến cùng ta; hãy nghe ta, thì linh hồn các ngươi được sống. Ta sẽ lập với các ngươi một giao ước đời đời, tức là sự nhân từ chắc thật đã hứa cùng Đa-vít".
(Ha 2:4) "Nầy, lòng người kiêu ngạo, không có sự ngay thẳng trong nó; song người công bình thì sống bởi đức tin mình".

(c) Hy lạp ζάω [záō]: Sống (live); vẫn còn sống (alive); sống sót (survive).
* Có sự sống (have life).
* Đang còn sống (be or remain alive).
* Thoát khỏi sự hủy diệt (escape destruction).
* Vui hưởng cuộc sống đầy trọn (enjoy life intensely or to the full).
(Mat 4:4) "Đức Chúa Jêsus đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời".
(Giăng 11:25) "Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi".
(Giăng 14:19) "Còn ít lâu, thế gian chẳng thấy ta nữa, nhưng các ngươi sẽ thấy ta; vì ta sống thì các ngươi cũng sẽ sống".
(Rô 1:17) "vì trong Tin Lành nầy có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa, như có chép rằng: Người công bình sẽ sống bởi đức tin".
(Rô 14:9) "Đấng Christ đã chết và sống lại, ấy là để làm Chúa kẻ chết và kẻ sống".
(Gal 2:20) "Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi".
(Phil 1:21) "Vì Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy".
(Khải 4:10) "thì hai mươi bốn trưởng lão sấp mình xuống trước mặt Đấng ngự trên ngôi, và thờ lạy Đấng hằng sống đời đời; rồi quăng mão triều thiên mình trước ngôi mà rằng".

(3) Sự ưa thích שַׁעְשֻׁעַ [shaʻshuaʻ]: Điều yêu thích (delight); thích thú (amuse); sự thỏa mãn (enjoyment); sự vui thích (pleasure); sự khát khao (desire).
(Thi 119:77) "Nguyện sự thương xót Chúa đến cùng tôi, để tôi được sống; Vì luật pháp Chúa là điều tôi ưa thích".
(a) Danh từ שַׁעְשֻׁעַ [shaʻshuaʻ] có các nghĩa sau:
* Vui thích lớn (great please).
* Ngước mắt nhìn lên với sự tự mãn (to look upon with complacency).
* Một cảm giác thỏa lòng hoặc vui mừng (a feeling of satisfaction or joy).
* Điều mang lại hạnh phúc hoặc sự thỏa nguyện (a source of pleasure or gratification)
(Thi 119: 16) "Tôi ưa thích luật lệ Chúa, sẽ chẳng quên lời của Chúa".
(Thi 119:24) "Các chứng cớ Chúa là sự hỉ lạc tôi, Tức là những mưu sĩ tôi".
(Thi 119:47) "Tôi sẽ vui vẻ về điều răn Chúa, Là điều răn tôi yêu mến".
(Thi 119:174) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi mong ước sự cứu rỗi của Chúa; Luật pháp Chúa là sự tôi ưa thích".
(b) Latin "delectare" hoặc "delicere": Sự vui sướng (delight). Gồm:
* Tiền tố (pref.) "de" (sense): Phát hiện ra, cảm thấy, nhận thức được
* Danh từ (noun) "licere" (light): Ánh sáng, sự hiểu biết, sự làm sáng tỏ.
(Sáng 18:12) "Sa-ra cười thầm mà rằng: Già như tôi thế nầy, dễ còn được điều vui đó sao? Còn chúa tôi cũng đã già rồi!"
(Châm 21:17) "Ai ham sự vui chơi ắt sẽ nghèo khó; Còn ai ưa rượu với dầu sẽ chẳng hề làm giàu".
(c) Hy lạp εὐδοκία [eudokía]: Điều ưa thích (delight); điều mong muốn (desire); điều rất thích thú (good pleasure); sự toại nguyện (satisfaction). Gồm:
* Tiền tố (pref.) εὐ [eu]: Thích hợp (good); rất hài lòng (well).
* Động từ (verb) δοκεω [dokeoo] (seem): Có vẻ, dường như.
(Phil 2:13) "Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài".
(Hê 11:24-25) "24 Bởi đức tin, Môi-se lúc đã khôn lớn, bỏ danh hiệu mình là con trai của công chúa Pha-ra-ôn, 25 đành cùng dân Đức Chúa Trời chịu hà hiếp hơn là tạm hưởng sự vui sướng của tội lỗi".

IV/ GIỀNG MỐI CỦA CHÚA (precept of God)

(Thi 119:78) "Nguyện kẻ kiêu ngạo bị hổ thẹn, vì chúng nó dùng sự giả dối mà đánh đổ tôi; Song tôi sẽ suy gẫm các giềng mối Chúa".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew) פִּקּוּדִים [piqquwd] hoặc פִּקֻּד [piqqud] (precept, statute): Lời giáo huấn. Có các nghĩa sau:
* Một qui tắc về cách ứng xử (a rule of conduct).
* Sự dạy bảo về đạo đức (moral instruction).
* Một mệnh lệnh (a command/ writ) hoặc một sự cho phép (a warrant).
(Thi 119:4) "Chúa đã truyền cho chúng tôi các giềng mối Chúa, Hầu cho chúng tôi cẩn thận giữ lấy".
(Thi 119:15) " Tôi sẽ suy gẫm về giềng mối Chúa, Chăm xem đường lối của Chúa". 
(Thi 119:27) "Cầu Chúa làm cho tôi hiểu biết con đường giềng mối Chúa, Thì tôi sẽ suy gẫm các công việc lạ lùng của Chúa".
(Thi 119:40) "Kìa, tôi mong ước các giềng mối Chúa; Xin hãy khiến tôi được sống trong sự công bình Chúa".
(Thi 119:45) "Tôi cũng sẽ bước đi thong dong, Vì đã tìm kiếm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:56) "Phần tôi đã được, Là vì tôi có gìn giữ các giềng mối Chúa"
(Thi 119:63) "Tôi là bạn hữu của mọi người kính sợ Chúa, Và của mọi kẻ giữ theo các giềng mối Chúa".
(Thi 119:69) "Kẻ kiêu ngạo đã đặt lời nói dối hại tôi; Tôi sẽ hết lòng gìn giữ giềng mối của Chúa".
(Thi 119:78) "Nguyện kẻ kiêu ngạo bị hổ thẹn, vì chúng nó dùng sự giả dối mà đánh đổ tôi; Song tôi sẽ suy gẫm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:87) "Thiếu điều chúng nó diệt tôi khỏi mặt đất; Nhưng tôi không lìa bỏ các giềng mối Chúa"
(Thi 119:93-94) "Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa, Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống. 94 Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; Vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa".

3/ La tinh (Latin) "praeceptum": Giềng mối, qui tắc (precept); do động từ "praeccipere praecept": Khuyên bảo, cảnh giác, chỉ dẫn (warn, instruct).
* Chỉ thị hoặc ra lịnh (direct or command).
* Thông báo cho biết về sự nguy hiểm hoặc tình huống không biết trước (inform of danger, unknown circumstances...).
(Nê 9:14) "Chúa khiến cho chúng biết ngày sa-bát thánh của Chúa, cậy Môi-se, tôi tớ của Chúa, truyền cho chúng những điều răn, qui tắc, và luật pháp".
(Giê 35:18) "Đoạn, Giê-rê-mi nói cùng nhà người Rê-cáp rằng: Đức Giê-hô-va vạn quân, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Vì các ngươi đã vâng theo mạng lịnh của tổ mình là Giô-na-đáp, đã giữ mọi lời răn dạy của người, và làm theo mọi điều người đã truyền cho các ngươi".
(Đa 9:5) "chúng tôi đã phạm tội, làm sự trái ngược, ăn ở hung dữ, chúng tôi đã bạn nghịch và đã xây bỏ các giềng mối và lệ luật của Ngài".

3/ Hy-lạp (Greek) διδασκαλία [didaskalia] (precepts, teaching, instruction, doctrine). có các nghĩa sau:
* Lời hướng dẫn hoặc chỉ thị (instruction, direction).
* Học thuyết hay lời giáo huấn (what is taught, doctrine).
* Cung cấp thông tin có hệ thống cho một người (give systematic information to a person).
* Bộ sách hướng dẫn (a body of instruction).
* Nguyên tắc cơ bản của niềm tin thuộc về chính trị hoặc tôn giáo (a principle of religious or political... belief).
* Một nguyên tắc hoặc giáo lý, hoặc hệ thống của các giáo lý được soạn thảo bởi những người có thẩm quyền trong nhà thờ (a principle, tenet, or system of these, esp. as laid down by the authority of a Church).
(Mat 15:9) "Sự chúng nó thờ lạy ta là vô ích, Vì chúng nó dạy theo những điều răn mà chỉ bởi người ta đặt ra".
(Mác 10:5) "Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ấy vì cớ lòng các ngươi cứng cỏi, nên người đã truyền mạng nầy cho".

4/ Chúa để cho tội lỗi tiến hành công việc của nó (God allows sin to work itself out). Và tác giả Thi thiên chỉ đơn thuần cầu nguyện (merely praying) xin Đức Chúa Trời hãy làm điều Ngài đã phán rằng Ngài sẽ làm (God to do as He has said He would).
(Thi 119:78) "Nguyện kẻ kiêu ngạo bị hổ thẹn, vì chúng nó dùng sự giả dối mà đánh đổ tôi; song tôi sẽ suy gẫm các giềng mối Chúa".
Gelineau đã dịch câu nầy: "Thật hổ thẹn thay cho kẻ kiêu ngạo nào làm hại tôi bằng những lời dối trá, đang khi tôi suy gẫm các giềng mối của Chúa".
(Shame the proud who harm me with lies, while I ponder your precepts).

(1) Kẻ kiêu ngạo זֵד [zêd]: Ngạo mạn (arrogant); tự phụ (presumptuous); xấc láo, láo xược (inslent); kiêu hãnh (proud).
(Thi 119:78) "Nguyện kẻ kiêu ngạo bị hổ thẹn, vì chúng nó dùng sự giả dối mà đánh đổ tôi; song tôi sẽ suy gẫm các giềng mối Chúa".
(a) Kẻ kiêu ngạo זֵד [zêd] có các nghĩa sau:
* Thái độ hoặc ứng xử của một người quá kiêu căng, hách dịch và trịch thượng (of a person, attitude, etc. aggressively assertive or presumptuous).
* Tỏ ra quá kiêu hãnh về bản thân và quá coi thường người khác (extremely proud).
* Về một người hay hành vi của người đó quá tự tin và táo bạo (unduly overbearingly confident and presuming).
(Thi 119:21) "Chúa quở trách kẻ kiêu ngạo, Là kẻ đáng rủa sả, hay lầm lạc các điều răn Chúa".
(Thi 119:51) "Kẻ kiêu ngạo nhạo báng tôi nhiều quá, Nhưng tôi không xây bỏ luật pháp Chúa".
(Thi 119:69) "Kẻ kiêu ngạo đã đặt lời nói dối hại tôi; Tôi sẽ hết lòng gìn giữ giềng mối của Chúa".
(Thi 119:78) "Nguyện kẻ kiêu ngạo bị hổ thẹn, vì chúng nó dùng sự giả dối mà đánh đổ tôi; Song tôi sẽ suy gẫm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:85) "Kẻ kiêu ngạo đã đào hầm hại tôi, Là việc chẳng làm theo luật pháp của Chúa".
(Thi 119:122) "Xin Chúa làm Đấng bảo lãnh cho kẻ tôi tớ Chúa được phước; Chớ để kẻ kiêu ngạo hà hiếp tôi".
(b) Latin "prodesse": Có giá trị (be of value). Gồm:
* Tiền tố (pref.) "pro": Tán thành, ủng hộ.
* Động từ (verb) "esse": Là, có (to be).
(Thi 5:5) "Kẻ kiêu ngạo chẳng đứng nổi trước mặt Chúa; Chúa ghét hết thảy những kẻ làm ác".
(Giê 50:31-32) "31 Chúa, là Đức Giê-hô-va vạn quân, phán: Hỡi dân kiêu ngạo, nầy, ta hờn giận ngươi: vì ngày ngươi đã đến, ấy là kỳ ta sẽ thăm phạt ngươi. 32 Kẻ kiêu ngạo sẽ xiêu tó, vấp ngã, không ai dựng lại. Ta sẽ đốt lửa nơi các thành nó, thiêu nuốt mọi sự chung quanh".
(Đa 4:37) "Bây giờ, ta, Nê-bu-cát-nết-sa, ngợi khen, tôn vinh, và làm cả sáng Vua trên trời; mọi công việc Ngài đều chân thật, các đường lối Ngài đều công bình; và kẻ nào bước đi kiêu ngạo, Ngài có thể hạ nó xuống".
(c) Hy lạp (Greek) ὑπερήφανος [hyperēphanos]: Kiêu ngạo, tự đắc (proud):
* Tỏ mình hơn người khác (showing one's self above others).
* Một sự đánh giá quá tự cao tự đại về tầm quan trọng hoặc về đức hạnh của mình và coi khinh những người khác hoặc ngay cả đối xử với họ với sự coi thường (an overweening estimate of one's means or merits, despising others or even treating them with contempt).
(Gia 4:6) "nhưng Ngài lại ban cho ta ơn lớn hơn nữa. Vì vậy, Kinh Thánh chép rằng: Đức Chúa Trời chống cự kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường".

(2) Hổ thẹn בּוּשׁ [bûwsh]: Xấu hổ (be ashamed); bối rối (confusion); lúng túng (confounded); tái mặt (pale).
(Thi 119:78) "Nguyện kẻ kiêu ngạo bị hổ thẹn, vì chúng nó dùng sự giả dối mà đánh đổ tôi; Song tôi sẽ suy gẫm các giềng mối Chúa".
(a) Tính từ בּוּשׁ [bûwsh] có các nghĩa sau:
* Cảm thấy ngượng (feel shame).
* Bị ngượng ngùng hoặc bối rối vì xấu hổ (embarrassed or disconcerted by shame).
(Thi 25:2-3) "2 Đức Chúa Trời tôi ôi! tôi để lòng tin cậy nơi Ngài; nguyện tôi chớ bị hổ thẹn, Chớ để kẻ thù nghịch tôi thắng hơn tôi. 3 Thật, chẳng ai trông cậy Ngài mà lại bị hổ thẹn; Còn những kẻ làm gian trá vô cớ, chúng nó sẽ bị hổ thẹn".
(Thi 119:6) "Khi tôi chăm chỉ về các điều răn Chúa, Thì chẳng bị hổ thẹn".
(Thi 119:31) "Tôi tríu mến các chứng cớ Chúa: Đức Giê-hô-va ôi! xin chớ cho tôi bị hổ thẹn".
(Thi 119:46) "Cũng sẽ nói về chứng cớ Chúa trước mặt các vua, Không phải mất cỡ chút nào".
(Thi 119:80) "Nguyện lòng tôi được trọn vẹn trong các luật lệ Chúa, Hầu cho tôi không bị hổ thẹn".
(Thi 119:116) "Xin Chúa nâng đỡ tôi tùy lời của Chúa, hầu cho tôi được sống; Chớ để tôi bị hổ thẹn về sự trông cậy tôi".
(b) Latin "confúndo -ere": Bị hổ thẹn (put to shame); lúng túng (confound); bối rối (confuse); bối rối (disturb).
(Thi 31:17) "Đức Giê-hô-va ôi! nguyện tôi không bị hổ thẹn, vì tôi cầu khẩn Ngài. Nguyện kẻ ác phải xấu hổ và nín lặng nơi âm phủ!"
(Châm 29:15) "Roi vọt và sự quở trách ban cho sự khôn ngoan; Còn con trẻ phóng túng làm mất cỡ cho mẹ mình".
(c) Hy lạp (Greek) ἀτιμάζω [atimázō]: Chịu nhục (suffer shame); van xin một cách nhục nhã (entreat shamefully); khinh miệt (despise); mất danh dự (dishonour); lăng mạ, xúc phạm (insult). Gồm:
* Tiền tố (pref.) ἀ [a]: Không (not); không có (without).
* Danh từ (noun) τιμή [timee]: Sự tôn kính, danh dự (honour).
(Công 5:41) "Vậy, các sứ đồ từ tòa công luận ra, đều hớn hở về mình đã được kể là xứng đáng chịu nhục vì danh Đức Chúa Jêsus".
(Phil 3:19) "Sự cuối cùng của họ là hư mất; họ lấy bụng mình làm chúa mình, và lấy sự xấu hổ của mình làm vinh hiển, chỉ tư tưởng về các việc thế gian mà thôi".
(Hê 6:6) "nếu lại vấp ngã, thì không thể khiến họ lại ăn năn nữa, vì họ đóng đinh Con Đức Chúa Trời trên thập tự giá cho mình một lần nữa, làm cho Ngài sỉ nhục tỏ tường".

(3) Giả dối עָוַת [ʻâvath]: Xuyên tạc (pervert); phá đổ (subvert); bốp méo, xuyên tạc (falsifying); lật đổ (overthrow); làm bộ khúm núm (bow self).
(Thi 119:78) "Nguyện kẻ kiêu ngạo bị hổ thẹn, vì chúng nó dùng sự giả dối mà đánh đổ tôi; song tôi sẽ suy gẫm các giềng mối Chúa".
(a) Động từ עָוַת [ʻâvath] có các nghĩa sau:
* Đảo lộn, làm cong vẹo (turn upside down).
* Xử sự một cách không hợp lý (deal perversely).
* Hành động không thẳng thắng (make crooked)
(Thi 119:86) "Các điều răn Chúa là thành tín; thiên hạ dùng sự giả dối bắt bớ tôi; xin Chúa giúp đỡ tôi".
(b) Latin "pervertere": Làn sai lạc (pervert). Gồm:
* Tiền tố (pref.) "per": Hướng đến điều xấu (to the bad).
* Động từ "vertere vers": Biến thành, trở thành (turn).
(Phục 32:5) "Chúng đáng mang xấu hổ, vì đã phản Ngài, Chẳng phải con trai của Ngài nữa: quả là một dòng dõi gian tà và điên-đảo!".
(Châm 23:33) "Hai mắt con sẽ nhìn người dâm phụ, Và lòng con sẽ nói điều gian tà".
(Giê 3:21) "Có tiếng nghe ra trên các gò trọi: ấy là tiếng con cháu Y-sơ-ra-ên khóc lóc cầu khấn, vì chúng nó đã đi trong đường quanh queo; đã quên Giê-hô-va Đức Chúa Trời mình".
(c) Hy lạp (Greek) ψεύδομαι [pseudomai]: Nói dối (lie).
* Nói những lời không thực cách cố ý (to speak deliberate falsehoods).
* Lừa gạt người khác bằng một sự dối trá (to deceive one by a lie).
* Nổ lực đánh lừa ai bằng sự nói dối (attempt to deceive by falsehood).
(Giăng 8:44) "Các ngươi bởi cha mình, là ma quỉ, mà sanh ra; và các ngươi muốn làm nên sự ưa muốn của cha mình. Vừa lúc ban đầu nó đã là kẻ giết người, chẳng bền giữ được lẽ thật, vì không có lẽ thật trong nó đâu. Khi nó nói dối, thì nói theo tánh riêng mình, vì nó vốn là kẻ nói dối và là cha sự nói đối".
(Công 5:3) "Phi-e-rơ bèn nói với người rằng: Hỡi A-na-nia, sao quỉ Sa-tan đã đầy dẫy lòng ngươi, đến nỗi ngươi nói dối cùng Đức Thánh Linh, mà bớt lại một phần giá ruộng đó?".
(Cô lô se 3:9) "Chớ nói dối nhau, vì đã lột bỏ người cũ cùng công việc nó".

(4) Suy gẫm שִׂיחַ [sîyach] (to put forth): Chiêm nghiệm, ngẫm nghĩ (meditate); nghĩ ngợi (muse).
(Thi 119:78) "Nguyện kẻ kiêu ngạo bị hổ thẹn, vì chúng nó dùng sự giả dối mà đánh đổ tôi; song tôi sẽ suy gẫm các giềng mối Chúa".
(a) Động từ שִׂיחַ [sîyach] có các nghĩa sau:
* Nói chuyện với chính mình (converse with oneself).
* Tập chú vào một chủ đề (focus on a subject).
* Suy nghĩ sâu sắc đặc biết là vấn đề thuộc về tôn giáo (exercise the mind in esp. religious contemplation).
(b) Latin "meditari": Ngắm, trầm ngâm (contemplate); cầu nguyện (pray).
* Nhìn vào cái gì và suy gẫm (survey with the eyes or in the mind).
(Sáng 24:62-63) "62 Bấy giờ Y-sác ở tại nam phương từ giếng La-chai-Roi trở về; 63 lối chiều, người đi ra ngoài đồng đặng suy ngẫm; nhướng mắt lên, kìa ngó thấy lạc đà đâu đi đến".
(Giô suê 1:8) "Quyển sách luật pháp này chớ xa miệng ngươi, hãy suy gẫm ngày và đêm, hầu cho cẩn thận làm theo mọi điều đã chép ở trong; vì như vậy ngươi mới được may mắn trong con đường mình, và mới được phước".
(Thi 1:2) "Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, Và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm".
(Thi 143:5) "Tôi nhớ lại các ngày xưa, Tưởng đến mọi việc Chúa đã làm, Và suy gẫm công việc của tay Chúa".
(c) Hy lạp (Greek) προμεριμνάω [promerimnáō]: Suy nghĩ trước (take thought beforehand) hoặc προμελετάω [promeletáō]: Dự tính hay suy tính trước (to pre-meditate). Gồm:
* Tiền tố (pref.) πρό [pro]: Trước (in advance).
* Động từ (verb) μεριμνάω [merimnáō]: Lo âu, băn khoăn, áy náy (to care anxiously); hoặc μελετάω [meletáō]: Trù tính, lập kế hoạch (meditate).
(Mác 13:11) "Vả, khi họ điệu các ngươi đi nộp, chớ có ngại trước về điều mình sẽ nói, nhưng đến giờ đó, hãy nói theo lời sẽ ban cho; vì ấy không phải các ngươi nói, bèn là Đức Thánh Linh vậy".
(Lu 21:14) "Vậy các ngươi hãy nhớ kỹ trong trí, đừng lo trước về sự binh vực mình thể nào".
(Công 4:25) "và đã dùng Đức Thánh Linh, phán bởi miệng tổ phụ chúng tôi, tức là đầy tớ Ngài, là vua Đa-vít, rằng: Vì sao các dân nổi giận, Lại vì sao các nước lập mưu vô ích?".

(d) Lời của Đức Chúa Trời cung cấp nguồn tư liệu vô tận (endless resource material) đem lại sự thỏa mãn nhất cho sự suy gẫm (for the most satisfying meditation). Nhưng điều nầy không bao giờ tách rời với sự quyết tâm (never be divorcedfrom) muốn trở thành những người làm theo lời của Đức Chúa Trời (the determination to be doers of the Word).
"Tôi sẽ suy gẫm về giềng mối Chúa, chăm xem đường lối của Chúa".
(Thi 1:2) "Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, Và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm".
(Thi 119:15) "Tôi sẽ suy gẫm về giềng mối Chúa, Chăm xem đường lối của Chúa".
(Thi 119:23) "Vua chúa cũng ngồi nghị luận nghịch tôi; Song tôi tớ Chúa suy gẫm luật lệ Chúa".
(Thi 119:48) "Tôi cũng sẽ giơ tay lên hướng về điều răn Chúa mà tôi yêu mến, Và suy gẫm các luật lệ Chúa".
(Thi 119:78) "Nguyện kẻ kiêu ngạo bị hổ thẹn, vì chúng nó dùng sự giả dối mà đánh đổ tôi; Song tôi sẽ suy gẫm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:97) "Tôi yêu mến luật pháp Chúa biết bao! Trọn ngày tôi suy gẫm luật pháp ấy".
(Thi 119:148) "Canh đêm chưa khuya, mắt tôi mở tỉnh ra, đặng suy gẫm lời Chúa".

V/ CHỨNG CỚ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (testimony of God).
(Thi 119:79) "Nguyện những kẻ kính sợ Chúa trở lại cùng tôi, thì họ sẽ biết chứng cớ của Chúa".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew) עֵדָה [`edah] (testimony, witness): Bảng chứng, chứng cớ, lời chứng.
(a) Danh từ עֵדָה [`edah] là giống đực của danh từ עֵדוּת [`eduwth] và đều có nghĩa là: Chứng cớ, sự làm chứng (testimony, witness).
(b) Đây là một thuật ngữ luật pháp thuộc về hợp đồng (a covenantal) có liên quan cách đặc biệt (specifically reffering) đến các điều kiện được lập ra với Đức Chúa Trời.
(Thi 119:2a) "Phước cho những người gìn giữ chứng cớ Ngài".
(Thi 25:10) "Các đường lối Đức Giê-hô-va đều là nhân từ và chân thật. Cho kẻ nào giữ gìn giao ước và chứng cớ của Ngài".
(Phục 4:45) "Nầy là chứng cớ, mạng lịnh, và luật lệ mà Môi-se truyền cho dân Y-sơ-ra-ên khi ra khỏi xứ Ê-díp-tô".
(c) Chứng cớ עֵדָה [`edah] (testimony) có các nghĩa sau:
* Lời khai được viết ra hoặc được nói ra (an oral or written statement).
* Sự tuyên bố rằng điều gì đó là đúng (declaration or statement of fact).
* Mười điều răn (the Ten Commandments).
(Thi 19:7b) "... Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".

2/ La tinh (Latin) "testimonium": Lời chứng, lời khai, bảng chứng nhận. Do danh từ "testis": Một lời bằng chứng, một lời chứng, nhân chứng, người chứng kiến, người làm chứng (a witness).
* Một người nhìn thấy một vài sự kiện xảy ra và vì vậy có thể mô tả để người khác có thể biết (a person present at some event and able to give information about it).
* Lời chứng, bằng chứng, sự xác nhận (testimony, evidence, confirmation).
(Xuất 25:16) "Ngươi hãy cất vào trong hòm bảng chứng mà ta sẽ ban cho".
(Xuất 31:18) "Khi Đức Giê-hô-va đã phán xong cùng Môi-se tại núi Si-na-i, bèn cho người hai bảng chứng bằng đá, bởi ngón tay Đức Chúa Trời viết ra"

3/ Hy-lạp (Greek) μαρτύριον [martyrion] (testimony, witness, to be testified): Chứng, lời chứng, lời làm chứng, sự làm chứng.
* Được khai ra (to be testified).
* Một lời khai có tuyên thệ (a person giving sworn testimony).
* Một sự cam đoan hoặc xác nhận long trọng (a solemn protest or confession).
(Mat 26:59-60) "59 Bấy giờ các thầy tế lễ cả và cả tòa công luận kiếm chứng dối về Ngài, cho được giết Ngài. 60 Dầu có nhiều người làm chứng dối có mặt tại đó, song tìm không được chứng nào cả. Sau hết, có hai người đến...".
(Giăng 8:17) "Vả, có chép trong luật pháp của các ngươi rằng lời chứng hai người là đáng tin".
(I Cô 1:6) "như lời chứng về Đấng Christ đã được vững bền ở giữa anh em".
(II Tim 1:8) "Vậy con chớ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng lấy sự ta vì Ngài ở tù làm xấu hổ; nhưng hãy cậy quyền phép Đức Chúa Trời mà chịu khổ với Tin Lành".

4/ Bản năng thuộc linh (a spiritual instinct) là tìm kiếm một mối tương giao (to seek the fellowship) với những người biết và yêu mến lời Đức Chúa Trời (of those who know and love the Word of God).
Nhưng, chúng ta phải thường xuyên cầu nguyện xin Đức Chúa Trời (often we ask the Lord) dẫn những người kính sợ Chúa (those who fear God) trở lại cùng chúng ta.
(Thi 119:79) "Nguyện những kẻ kính sợ Chúa trở lại cùng tôi, thì họ sẽ biết chứng cớ của Chúa".

(1) Kính sợ יָרֵא [yare']: Sợ hãi (fear); tôn kính (reverence); tôn trọng (respect); kính trọng (honour); e sợ (be afraid).
(a) Động từ יָרֵא [yare'] có các nghĩa sau:
* Đầy sự kính sợ (to stand in awe of, be awed / inspire with awe). 
* Cảm giác kính trọng kết hợp với sợ hãi (reverential fear or wonder).
* Đầy kinh sợ, khiếp sợ, kính sợ (to be fearful, be dreadful, be feared).
* Gây nên sự kinh ngạc và khiếp sợ (to cause astonishment and awe, be held in awe)
* Cảm giác kính trọng sâu sắc hoặc sự sùng kính (to inspire reverence or godly fear).
(Thi 119:74) "Những người kính sợ Chúa thấy tôi sẽ vui vẻ; Vì tôi trông cậy lời của Chúa".
(b) Latin "reverentia": Sùng kính (revere). Kính trọng sâu sắc (hold in deep and affectionate or religious respect). Gồm:
* Tiền tố (pref.) "re": Lực tiêu cực (negative force).
* Động từ (verb) "verèri": Sợ hãi (fear).
(Thi 2:11) "Khá hầu việc Đức Giê-hô-va cách kính sợ, và mừng rỡ cách run rẩy".
(Thi 5:7) "Còn tôi, nhờ sự nhân từ dư dật của Chúa, tôi sẽ vào nhà Chúa, lấy lòng kính sợ Chúa mà thờ lạy trước đền thánh của Chúa".
(Thi 112:1) "Ha-lê-lu-gia! Phước cho người nào kính sợ Đức Giê-hô-va".
(Châm 28:14) "Người nào hằng kính sợ luôn luôn lấy làm có phước thay; còn ai cứng lòng mình sẽ sa vào tai nạn".
(c) Hy lạp (Greek) εὐλαβέομαι [eulabeomai]: Tôn kính (reverence). 
* Cảm giác sợ hãi đối với hoặc hướng về (feel fear about or towards).
* Bày tỏ lòng tôn kính đối với (show reverence towards).
* Hành động cách thận trọng (to act cautiously, circumspectly).
(Hê 11:7) "Bởi đức tin, Nô-ê được Chúa mách bảo cho về những việc chưa thấy, và người thành tâm kính sợ, đóng một chiếc tàu để cứu nhà mình; bởi đó người định tội thế gian, và trở nên kẻ kế tự của sự công bình đến từ đức tin vậy".
(Hê 12:28) "Như vậy, vì chúng ta có phần trong một nước không hay rúng động, nên hãy cảm ơn, hầu cho lấy lòng kính sợ hầu việc Đức Chúa Trời một cách đẹp lòng Ngài".

(2) Trở lại שׁוּב [shûwb]: Quay lại (turn back); lùi bước (retreat); dừng (cease); cân nhắc lại (back again); trở về (come back); cải đạo (convert); làm tỉnh táo lại (refresh again); từ bỏ (deny); rút lui (draw back); nhớ lại (recall); hướng về phía sau (backward); nói không với (say nay); đảo ngược lại (reverse); quay lại (return); tìm lại (retrieve); rút lại (withdraw).
(a) Động từ שׁוּב [shûwb] có các nghĩa sau:
* Trở về hoặc trở lại một nơi nào đó (come or go back). Nhưng không nhất thiết phải trở về tại điểm khởi hành (not necessarily with the idea of return to the starting point).
* Trở lại hoặc quay lại với ai / gì (return to somebody or something).
(Thi 119:79) "Nguyện những kẻ kính sợ Chúa trở lại cùng tôi, thì họ sẽ biết chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:59) "Tôi tư tưởng về đường lối tôi, Bèn trở bước tôi về chứng cớ Chúa".
(b) Hy lạp (Greek) ὑποστρέφω [hypostréphō]: Trở về (turn back again); trả lại (return again); trở lại (return). Gồm:
* Tiền tố (pref.) ὑπο [hypo]: Lại (back again).
* Động từ (verb) στρέφω [stréphō]: Quay lại (turn).
(Lu 4:14) "Đức Chúa Jêsus được quyền phép Đức Thánh Linh, trở về xứ Ga-li-lê, và danh tiếng Ngài đồn khắp các xứ chung quanh".
(Công 3:19) "Vậy, các ngươi hãy ăn năn và trở lại, đặng cho tội lỗi mình được xóa đi"
(I Phi 3:9) "Đừng lấy ác trả ác, cũng đừng lấy rủa sả trả rủa sả; trái lại phải chúc phước, ấy vì điều đó mà anh em được gọi để hưởng phước lành".

(3) Biết יָדַע [yâdaʻ]: Thừa nhận (acknowledge); hiểu biết (know); có một sự hiểu biết (have understanding); quen biết (acquainted ); nhận biết (aware); hiểu (comprehend); uyên bác (be learned); nhận biết (perceive).
(Thi 119:79) "Nguyện những kẻ kính sợ Chúa trở lại cùng tôi, thì họ sẽ biết chứng cớ của Chúa".
(a) Động từ יָדַע [yâdaʻ] có các nghĩa sau:
* Chấp nhận sự thật của ai/gì (recognize; accept; admit the truth of).
* Bày tỏ sự cảm ơn về việc gì (express appreciation of).
* Thừa nhận tính pháp lý của (recognize the validity of).
* Biết chắc chắn, xác minh qua sự nhìn thấy (know properly, to ascertain by seeing).
(Thi 119:75) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết rằng sự xét đoán của Ngài là công bình, Và ấy là bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi bị khổ nạn".
(Thi 119:79) "Nguyện những kẻ kính sợ Chúa Trở lại cùng tôi, thì họ sẽ biết chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:125) "Tôi là kẻ tôi tớ Chúa; xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, Để tôi hiểu biết các chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:152) "Cứ theo chứng cớ Chúa Tôi đã biết từ lâu rằng Chúa lập các điều răn ấy đến đời đời".
(b) Latin "percipere": Nhận biết, nhận thấy, nhận thức, lĩnh hội (perceive); thú tội, thừa nhận, xưng nhận (confess). Gồm:
* Tiền tố (pref.) "per": Hoàn toàn (completly); thông qua (through).
* Động từ (verb) "capere": Nắm bắt (take); hiểu rõ (apprehend).
* Hiểu cái gì theo một cách nào đó (regard mentally in a specified manner).
(Thi 32:5) "Tôi đã thú tội cùng Chúa, không giấu gian ác tôi; Tôi nói: Tôi sẽ xưng các sự vi phạm tôi cùng Đức Giê-hô-va; Còn Chúa tha tội ác của tôi".
(Châm 3:6) "Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài, Thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con".
(c) Hy lạp (Greek) ὁμολογέω [homologéō] là một từ kép (a compound) có nghĩa: Nói cùng một điều (to speak the same thing). Gồm:
* Tính từ ὁμος [homos]: Giống như, như nhau (same).
* Động từ λέγω [legō]: Nói, phát biểu (speak).
* Động từ ὁμολογέω [homologéō]: Thừa nhận (acknowledge); thú tội, thừa nhận, xưng nhận (confess); bằng lòng (asent); tuyên xưng (profess).
(Công 23:8) "Vì chưng người Sa-đu-sê quyết rằng không có sự sống lại, cũng không có thiên sứ, thần chi hết, còn người Pha-ri-si lại nhận cả hai điều tin ấy".
(Rô 1:28) "Tại họ không lo nhìn biết Đức Chúa Trời, nên Đức Chúa Trời đã phó họ theo lòng hư xấu, đặng phạm những sự chẳng xứng đáng".

VI/ LUẬT LỆ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (statute of God).
(Thi 119:80) "Nguyện lòng tôi được trọn vẹn trong các luật lệ Chúa, Hầu cho tôi không bị hổ thẹn".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew) חֹק [choq] danh từ giống đực của חֻקָּה [chuqqâh]: Đạo luật, qui chế, chế độ, sắc lệnh, sắc luật, chiếu chỉ (statute, ordinance, limit). 
(1) Về thực chất thì cả hai từ חֹק [choq] và חֻקָּה [chuqqâh] đều có nghĩa giống như nhau (and meaning substantially the same).
(2) Danh từ חֹק [choq] và חֻקָּה [chuqqâh] có các nghĩa sau:
* Nhiệm vụ được quy định (prescribed task).
* Số phận được định trước (prescribed portion).
* Quyền hạn được chỉ định (prescribed due).
* Giới hạn hoặc ranh giới được ấn định (prescribed limit, boundary).
* Một bộ luật chính thức được viết thành văn bản (a written law).
* Một sắc lệnh chính thức được ban hành bởi nhà cầm quyền hợp pháp (an oficial order issued by a legal authority).
* Luật thiên liêng (devine law).
(Xuất 29:9b) "Thế thì, chức tế lễ sẽ bởi mạng lịnh định đời đời cho họ. Ngươi lập A-rôn và các con trai người là thế".
(Thi 119:5) "Ô! chớ chi đường lối tôi được vững chắc, Để tôi giữ các luật lệ Chúa!".
(Thi 119:26) "26 Tôi đã tỏ với Chúa đường lối tôi, Chúa bèn đáp lời tôi; Xin hãy dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Ê xê 5:6-7) "6 Bởi nó bạn nghịch luật lệ ta, làm đều dữ hơn các dân tộc, trái phép tắc ta hơn các nước chung quanh; vì chúng nó khinh bỏ luật lệ ta, và không bước theo phép tắc ta. 7 Vậy nên, Chúa Giê-hô-va phán như vầy: Tại các ngươi là rối loạn hơn các dân tộc chung quanh, không bước theo phép tắc ta, cũng không giữ luật lệ ta; tại các ngươi cũng không làm theo luật lệ của các dân tộc chung quanh mình".

2/ La tinh (Latin) "statutum": Đạo luật (statute); do động từ "statuere": Thiết lập, tạo ra, thành lập, ấn định (set up).
(Sáng 26:5) "vì Áp-ra-ham đã vâng lời ta và đã giữ điều ta phán dạy, lịnh, luật và lệ của ta".
(Xuất 15:26) "Ngài phán rằng: Nếu ngươi chăm chỉ nghe lời Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, làm sự ngay thẳng trước mặt Ngài, lắng tai nghe các điều răn và giữ mọi luật lệ Ngài, thì ta chẳng giáng cho ngươi một trong các bịnh nào mà ta đã giáng cho xứ Ê-díp-tô; vì ta là Đức Giê-hô-va, Đấng chữa bịnh cho ngươi".

3/ Trong Cựu ước, danh từ חֹק [choq] (statute) được chép đến 127 lần, riêng trong Thi thiên 119 có đến 23 lần (Thi 119: 5, 8, 12, 16, 23, 26, 33, 48, 54, 64, 68, 71, 80, 83, 112, 117, 118, 124, 135, 145, 155, 171).
(Thi 119:8) "Tôi sẽ giữ các luật lệ Chúa; Xin chớ bỏ tôi trọn".

4/ Có rất nhiều lý do khiến chúng ta luôn khao khát để được không chỗ trách được (desire to be blameless) trong sự vâng theo các luật lệ của Đức Chúa Trời. Một nguyên nhân (the one singled) được tác giả nêu rõ ở đây ấy là để chúng ta có thể tránh được (we might avoid) sự hổ thẹn nhức nhối, day dứt của sự sa vào tội lỗi (the searing, scorching shame of falling into sin).
(Thi 119:80) "Nguyện lòng tôi được trọn vẹn trong các luật lệ Chúa, Hầu cho tôi không bị hổ thẹn".

(1) Lòng לֵב [lêb] (heart): Các cảm giác (feelings); sự ý định, ý muốn (will); sự hiểu biết (understanding); trí tuệ (intellect); tâm trí (mind).
(a) Danh từ לֵב [lêb] có các nghĩa sau:
* Trung tâm của bất cứ điều gì (the centre of anything).
* Phần trung tâm sâu kín nhất hoặc quan trọng nhất của cái gì (the central or innermost part of something).
* Trung tâm của ý nghĩ, cảm giác, và cảm xúc của con người, đặc biệt là tình yêu (the centre of thought, feeling, and emotion esp. love).
(Thi 119:2) "Phước cho những người gìn giữ chứng cớ Ngài, Và hết lòng tìm cầu Ngài".
(Thi 119:10-11) "10 Tôi hết lòng tìm cầu Chúa, Chớ để tôi lạc các điều răn Chúa. 11 Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, Để tôi không phạm tội cùng Chúa".
(Thi 119:32) "Khi Chúa mở rộng lòng tôi, Thì tôi sẽ chạy theo con đường điều răn Chúa".
(Thi 119:34) "Xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, thì tôi sẽ vâng theo luật pháp Chúa, Ắt sẽ hết lòng gìn giữ lấy".
(Thi 119:36) "Xin hãy khiến lòng tôi hướng về chứng cớ Chúa, Chớ đừng hướng về sự tham lam".
(Thi 119:58) "Tôi đã hết lòng cầu khẩn ơn Chúa, Xin hãy thương xót tôi tùy lời của Chúa".
(Thi 119:69-70) "69 Kẻ kiêu ngạo đã đặt lời nói dối hại tôi; Tôi sẽ hết lòng gìn giữ giềng mối của Chúa. 70 Lòng chúng nó dày như mỡ, Còn tôi ưa thích luật pháp của Chúa".
(Thi 119:80) "Nguyện lòng tôi được trọn vẹn trong các luật lệ Chúa, Hầu cho tôi không bị hổ thẹn".
(Thi 119:111-112) "111 Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; Vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi. 112 Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa Luôn luôn, và cho đến cuối cùng".
(Thi 119:145) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi hết lòng kêu cầu Ngài; xin hãy đáp lại tôi; Tôi sẽ gìn giữ luật lệ Ngài".
(Thi 119:161) "Những vua chúa đã bắt bớ tôi vô cớ, Song lòng tôi kính sợ lời Chúa".
(b) Latin "cor, cordis": Lòng (heart); phần sâu thẳm nhất (innermost part); tâm trí (mind).
(Sáng 6:5) "Đức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn".
(Giê 17:9-10) "9 Lòng người ta là dối trá hơn mọi vật, và rất là xấu xa: ai có thể biết được? 10 Ta, Đức Giê-hô-va, dò xét trong trí, thử nghiệm trong lòng, báo cho mỗi người tùy đường họ đi, tùy kết quả của việc họ làm".
(c) Hy lạp (Greek) καρδία [kardía] hoặc κάρ [kár]: Lòng (heart); tâm trí(mind) ý định (thoughts); cảm xúc (feelings); ở giữa (the middle).
(Mat 5:8) "Phước cho những kẻ có lòng trong sạch, vì sẽ thấy Đức Chúa Trời".
(Mat 5:28) "Song ta phán cho các ngươi biết: Hễ ai ngó đàn bà mà động tình tham muốn, thì trong lòng đã phạm tội tà dâm cùng người rồi".
(Mat 11:29) "Ta có lòng nhu mì, khiêm nhường; nên hãy gánh lấy ách của ta, và học theo ta; thì linh hồn các ngươi sẽ được yên nghỉ".
(Mat 15:8) "Dân nầy lấy môi miếng thờ kính ta; Nhưng lòng chúng nó xa ta lắm".
(Lu 2:19) "Còn Ma-ri thì ghi nhớ mọi lời ấy và suy nghĩ trong lòng".
(Công 2:37) "Chúng nghe bấy nhiêu lời, trong lòng cảm động, bèn hỏi Phi-e-rơ và các sứ đồ khác rằng: Hỡi anh em, chúng ta phải làm chi?".
(Rô 8:27) "Đấng dò xét lòng người hiểu biết ý tưởng của Thánh Linh là thể nào, vì ấy là theo ý Đức Chúa Trời mà Ngài cầu thế cho các thánh đồ vậy".
(II Cô 3:3) "Vả, rõ thật rằng anh em là bức thơ của Đấng Christ, bởi chức vụ chúng tôi viết ra, chẳng phải viết bằng mực, nhưng bằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời hằng sống, chẳng phải viết trên bảng đá, nhưng trên bảng thịt, tức là trên lòng anh em".
(Êp 5:19) "Hãy lấy ca vịnh, thơ thánh, và bài hát thiêng liêng mà đối đáp cùng nhau, và hết lòng hát mừng ngợi khen Chúa".
(Hê 4:12) "Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng".

(2) Trọn vẹn תָּמִים [tâmîym]: Hoàn chỉnh (perfect); toàn bộ (entire); chân thành (sincere); lành mạnh (sound); không bị ô uế (undefiled); chính trực, ngay thẳng (upright); nguyên vẹn (whole).
(Thi 119:80) "Nguyện lòng tôi được trọn vẹn trong các luật lệ Chúa, Hầu cho tôi không bị hổ thẹn".
(a) Tính từ תָּמִים [tâmîym] có các nghĩa sau:
* Không có tì vít (without spot).
* Không có khuyết điểm, sai sót, hay tật xấu (without blemish).
(Thi 119:1) "Phước cho những người trọn vẹn trong đường lối mình, Đi theo luật pháp của Đức Giê-hô-va".
(b) Latin "perfectus": Hoàn toàn (entire); hoàn chỉnh (perfect); đầy đủ (full);  hoàn hảo (complete). Gồm:
* Tiền tố (pref.) "per": Một cách trọn vẹn, hoàn hảo (completely).
* Động từ (verb) "facere": Làm, hành động (to do).
(Phục 32:4) "Công việc của Hòn Đá là trọn vẹn; Vì các đường lối Ngài là công bình. Ấy là Đức Chúa Trời thành tín và vô tội; Ngài là công bình và chánh trực".
(Thi 19:7) "Luật pháp của Đức Giê-hô-va là trọn vẹn, bổ linh hồn lại; Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan".
(c) Hy lạp (Greek) τέλειος [téleios]: Hoàn toàn (complete); hoàn chỉnh, hoàn thiện (perfect); đầy đủ, trọn vẹn (full).
(Mat 5:48) "Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn".
(Cô lô se 3:14) "Nhưng trên hết mọi sự đó, phải mặc lấy lòng yêu thương, vì là dây liên lạc của sự trọn lành".
(Gia 1:4) "Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào".
(I Giăng 4:18) "Quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cắt bỏ sự sợ hãi; vì sự sợ hãi có hình phạt, và kẻ đã sợ hãi thì không được trọn vẹn trong sự yêu thương".

(3) Hổ thẹn בּוּשׁ [bûwsh]: Bị xấu hổ, ngượng (be ashamed); tái nhợt (pale).
(Thi 119:80) "Nguyện lòng tôi được trọn vẹn trong các luật lệ Chúa, Hầu cho tôi không bị hổ thẹn".
(a) Tính từ בּוּשׁ [bûwsh] có các nghĩa sau:
* Trở nên vô vị, buồn tẻ (become dry).
* Bị nhụt chí, thất vọng (to be disappointed).
* Bị bối rối và lúng túng (be confounded).
* Cảm thấy ngượng ngùng hoặc lúng túng bởi sự xấu hổ (embarrassed or disconcerted by shame).
(b) Latin "confundo -ere": Bị hổ thẹn (put to shame); lúng túng (confound); khó xử (confuse); bối rối (disturb).
(Thi 31:17) "Đức Giê-hô-va ôi! nguyện tôi không bị hổ thẹn, vì tôi cầu khẩn Ngài. Nguyện kẻ ác phải xấu hổ và nín lặng nơi âm phủ!"
(Thi 69:19) "19 Chúa biết sự sỉ nhục, sự hổ thẹn, và sự nhuốt nhơ của tôi: Các cừu địch tôi đều ở trước mặt Chúa".
(Châm 29:15) "Roi vọt và sự quở trách ban cho sự khôn ngoan; Còn con trẻ phóng túng làm mất cỡ cho mẹ mình".
(Giê 8:9) "Những kẻ khôn sáng bị xấu hổ, sợ hãi, và bị bắt. Chúng nó đã bỏ lời của Đức Giê-hô-va; thì sự khôn ngoan nó là thể nào?"
(c) Hy lạp (Greek) ἀτιμάζω [atimázō]: Hổ thẹn, xấu hổ (shame); coi thường, khinh thường (despise); nhục nhã, mất danh dự (dishonour); tủi hổ (suffer shame); van xin một cách nhục nhã (entreat shamefully). Gồm:
* Tiền tố (pref.) ἀ [a]: Không (not); không có (without).
* Danh từ (noun) τιμή [timee]: Danh dự (honour).
(Công 5:41) "Vậy, các sứ đồ từ tòa công luận ra, đều hớn hở về mình đã được kể là xứng đáng chịu nhục vì danh Đức Chúa Jêsus".
(Phil 3:19) "Sự cuối cùng của họ là hư mất; họ lấy bụng mình làm chúa mình, và lấy sự xấu hổ của mình làm vinh hiển, chỉ tư tưởng về các việc thế gian mà thôi".
(Hê 6:6) "nếu lại vấp ngã, thì không thể khiến họ lại ăn năn nữa, vì họ đóng đinh Con Đức Chúa Trời trên thập tự giá cho mình một lần nữa, làm cho Ngài sỉ nhục tỏ tường".

KẾT LUẬN.

1/ Như chúng ta đều biết tác giả thi thiên 119:73-80 đã cầu nguyện:
(1) Xin Đức Chúa Trời hãy hoàn thành việc định hình nên ông (complete His forming of him).
(Thi 119:73a) "Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi".
(2) Bằng cách giúp ông tuân theo các luật lệ công bình của Chúa (helping him to conform to His righteous laws).
(Thi 119:73b) "Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(Thi 119:74b) "Vì tôi trông cậy lời của Chúa".
(Thi 119:77b) "Vì luật pháp Chúa là điều tôi ưa thích".
(Thi 119:78b) "Tôi sẽ suy gẫm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:80a) "Nguyện lòng tôi được trọn vẹn trong các luật lệ Chúa".

2/ Để những kẻ kiêu ngạo sẽ bị hổ thẹn (the arrogant may be put to shame). 
(Thi 119:80b) "Hầu cho tôi không bị hổ thẹn".
(Thi 119:78a) "Nguyện kẻ kiêu ngạo bị hổ thẹn".

3/ Còn những người kính sợ Chúa sẽ vui mừng với ông (those who fear God may rejoice with him).
(Thi 119:74a) "Những người kính sợ Chúa thấy tôi sẽ vui vẻ".
(Thi 119:79a) "Nguyện những kẻ kính sợ Chúa trở lại cùng tôi".







 

 

 

 


Mục Sư Trương Hoàng Ứng