TIẾNG HÁT

TRONG RỪNG

 

Description: Macintosh HD:Users:chanhdoan:Desktop:images.jpg

 

ĐÊM GIÁNG SINH

 

 

 

1.

Chiều xuống dần. Những tia nắng cuối ngày trải dài trên mặt ruộng, lan qua những dãy nhà tranh dọc hai bên con đường chính của phố chợ rồi khuất dần mé bên kia rừng. Trên con lộ đất chính của xã, hẹp dần phía núi, chiếc xe bò nhỏ lắc lư theo độ gập ghềnh của mặt lộ, vãi bụi mù vào các đám cỏ dại ven đường. Ông già đánh xe lấy cánh tay gạt những mồ hôi trên trán. Chuyến xe chót của ông trong ngày hôm nay. Chuyến xe đầu trong ngày từ hồi mười giờ sáng, để làm một công việc mà cả cuộc đời ông, những ngày chưa biết Chúa và những ngày theo Chúa, chưa bao giờ làm. Tổ chức Lễ Giáng Sinh trong rừng. Ông có nhà. Nhà ông có sân đất rộng, có ao cá. Mà Ủy Ban Mặt Trận chỉ cho phép ông tổ chức Lễ Giáng Sinh cho nhóm tín hữu trong xã ở rừng. Dĩ nhiên là ông có một nhà thờ, nhà thờ nhỏ mà rất dễ thương ở cách xã ông ba mươi hai cây số. Ông sẵn sàng đạp xe đạp, đèo theo thằng con út phía trước đòn vông. Cô Tâm, con gái lớn của ông sẽ đèo mẹ nó đằng sau chiếc xe đầm để đi nhà thờ. Mấy gia đình còn lại, mấy đứa thanh niên đi xe đạp, mấy người đàn bà và con nít hùn tiền đi xe lam. Bán đi một giạ đậu phộng khô là đủ sức. Mà không được. Gần hai tháng đợi chờ, đi hầu từ Ủy Ban Xã đến Mặt Trận Huyện rồi Mặt Trận Tỉnh, bị điều tra hạch sách đủ điều. Cuối cùng sáng nay ông nhận được giấy phép tổ chức Lễ Giáng Sinh cho các tín hữu Tin Lành trong xã kinh tế mới với những điều kiện rất là độc đáo, phải tổ chức ở ngoài vòng đai của xã, nghĩa là ở rừng. Phải nạp danh sách những người tham dự với địa chỉ và nghề nghiệp chính xác cho công an huyện và công an xã sẽ cử một lực lượng an ninh võ trang đến bảo vệ nơi hành lễ. Anh công an xã còn giải thích rõ nếu anh ta thấy mấy thằng Tin Lành mà lộn xộn chuyển qua biểu tình chống đối là anh ta “để” tại chỗ, còn anh - hắn còn gọi ông bằng anh - tui dẫn về cho mấy anh lãnh đạo định. Mấy anh lãnh đạo đây là những anh huyện ủy, xã ủy, trưởng phòng công an huyện, trưởng ban công an xã - những đứa hồi xưa cùng chăn bò với ông và hồi thời còn chính phủ trước ông đã vắt những vò cơm với khô sặc bỏ vô rừng cao su nuôi tụi nó. Vậy mà từ ngày ông đứng tên trên đơn xin Mặt Trận cho tổ chức Lễ Giáng Sinh đến giờ, chẳng thằng nào thèm nói chuyện với ông. Đồ vong ơn bội nghĩa, ông nghĩ vậy. Thật ra ông đâu có muốn ký tên, ông chỉ là tư hóa Hội Thánh. Nhưng mà ông Truyền Đạo không ký được vì hộ khẩu của ông ở xã khác, tham dự thì được chớ đâu thể đứng đơn xin giảng đạo ở xã này. Thông cáo của Mặt Trận về đường lối của đảng rất là rõ ràng: đảng chủ trương tụ do tín ngưỡng, vì vậy đảng bảo vệ quyền theo đạo của mọi người dân bất kể già trẻ bé lớn. Người dân nào muốn nghe đạo thì vào nhà thờ mà nghe. Còn ai đi ra khỏi nhà thờ mà giảng đạo là xâm phạm quyền tụ do tín ngưỡng của dân sẽ bị trừng phạt thích đáng. Nghĩa là đi trại cải tạo. Ông Truyền Đạo thì ở cảnh vậy, còn ông Thư Ký thì nhát không dám ký. Thằng cha nhát quá vậy mà hồi đó ai cho chả làm chuẩn úy, đi học cải tạo có một tuần mà về thấy cái gì chả cũng sợ. Thành thử ông phải ký. Mà sợ gì ai mà chẳng ký. Có chết thì về Thiên Đàng với Chúa. Còn sống thì mình phải ngon lành, có Chúa thì sợ ai nữa. Mười mấy năm về trước, hồi ông mới theo Chúa, có lần ông nghe ông Mục Sư già kể chuyện có lúc Hội Thánh Chúa bị bắt bớ, con cái Chúa phải sống chui nhủi trong các ống cống nước dưới thành phố ở đâu đó tận mãi bên Tây bên Tàu. Ông cũng đâu có ngán. Bất quá thì bị ném đá chết như Ê-tiên trong Kinh Thánh mà chắc lên Thiên Đàng còn hơn chối Chúa rồi xuống địa ngục.

 

2.

Từ mười rưỡi sáng đến giờ đám thanh niên gần chục mạng hì hục phát quang một lõm đất ven rừng. Lõm đất nhỏ ước chừng hai cái nền nhà vậy mà làm hoài không xong. Mà tụi nó đâu có phải tay mơ. Toàn là dân phá rừng làm rẫy thứ thiệt. Xuống đây từ năm bảy bảy đến nay cũng đã bốn năm rồi. Không chiến thì làm sao sống nổi. Nhà nào cũng vậy, đem hết cả nhân lực ra làm từ năm giờ sáng có khi đến giữa khuya, làm đủ thứ có thể làm được mà trừ những bữa Tết có khi nào được bữa cơm trắng đâu. Dẹp hết mớ cỏ tranh, tém bìa vuông đất cho đường ngay thẳng rồi kê tám khúc củi bự cưa bằng đầu để gác ván làm bốn hàng băng ghế. Phía sau thì sắp các băng ghế nhỏ đem từ nhà, loại băng ghế thường để trước hiên nhà cho hai ba người ngồi, đóng bằng mấy miếng ván thùng lượm lặt đâu đó. Vậy là có xong phần ghế cho hội chúng. Một hội chúng hết sức đặc biệt, bảy gia đình kinh tế mới sống quây quần trong một khu xóm tân lập. Chỉ trừ một ông Tư Hóa Hội Thánh là người địa phương, lúc còn nhỏ chăn bò, lớn lên làm ruộng mấy mươi năm cho đến nay. Sáu gia đình còn lại đến từ mọi nơi, mọi thành phần trong xã hội. Bây giờ họ giống nhau. Ít ra cũng là bộ dạng bên ngoài. Tóc khét, da cháy nắng, cùng mặc những bộ đồ nhà binh cũ sửa lại, và dĩ nhiên ai cũng có một cái nón lá. Không phải nón Huế, cũng không phải nón bài thơ, chỉ là những cái nón bằng lá không vành vì quá cũ. Tối nay chắc sẽ có một chút khác biệt về sự ăn bận. Họ sẽ bận những bộ đồ đẹp nhất nghĩa là những cái áo cái quần dù có thể đã sờn cổ, sờn gối vẫn được xếp ngay ngắn dưới các đáy rương, như là kỷ niệm của một thuở nào huy hoàng ngày xưa, bảy năm về trước. Những người đàn ông sẽ mặc áo trắng, một thứ màu trắng hơi vàng vẫn được gọi là màu cháo lòng, tay dài. Mấy bà sẽ mặc áo dài soie may từ mười năm về trước, chưa đem ra chợ trời vì còn để mặc đám cưới và đi lễ nhà thờ vào những ngày quan trọng như Giáng Sinh, Phục Sinh hay buổi nhóm đầu năm. Còn mấy thanh niên thì ôi thôi đủ màu đủ sắc. Màu vàng nghệ, màu xanh ô-liu của vải ka-tê hợp tác xã được mua trong mấy tháng đầu dọn về kinh tế mới trong đợt bán đèn dầu hôi và xà bông được gọi thành thị hóa nông thôn. Mấy đứa con gái mặc áo sơ- mi vải ba-tít hồng hay xanh với những cái quần kaki xanh đã ngả màu tía. Đối với những người dân ở đây, vào thời buổi này, vậy là nổi lắm.

 

Sau khi lo phần ghế cho hội chúng, đám thanh niên lo tới “tòa giảng”. Đóng hai cây trụ, thả một cái đòn tre ngang căng hai tấm dra giường là gần xong “tòa giảng”. Hai tấm dra này là tài sản Hội Thánh, chỉ được dùng để trải giường cho các vị Mục Sư ở xa đến thăm Hội Thánh. Vì vậy, tuy mua đã lâu mà cũng còn khá trắng. Dán lên một câu gốc và bốn chữ “Mừng Chúa Giáng Sinh” là tươm tất. Treo mé bên trái tấm màn một cái đèn măng-sông, bên phải là một cái bóng đèn 5 watt chạy bằng bình accuy của anh Trưởng Ban thanh niên nữa là đủ sáng. Anh Trưởng Ban có một cái nghề phụ ngoài nghề “làm-rẫy-thời-cuộc” là làm bình accuy. Lúc ban đầu làm anh tưởng là làm chơi cho vui để cung cấp vài ba cái bình nhỏ cho anh em thanh niên đi soi ếch nào ngờ bây giờ nó trở thành một cái nghề nuôi sống anh và gia đình. Tối nay lại giúp ích cho công việc Chúa. Anh vẫn nhớ, ông Thư Ký Hội Thánh ở cách nhà anh một căn, nói hoài Chúa khiến đó nha mậy, tướng tá mầy mà làm rẫy vợ con có mà húp cháo. Trong Hội Thánh, gia đình anh là gia đình được ăn cơm nhiều nhất, dù là cơm độn vẫn cứ là cơm. Những người còn lại, bữa rau bữa cháo là chuyện thường. May mà còn có rau có cháo. Một Hội Thánh bạn cách đó chừng bốn mươi cây số có lần thầy Truyền Đạo cùng tín đồ mỗi ngày đi đào củ năng trong rừng để ăn cả tuần lễ. Có người bị say phải chở đi bệnh viện. Đời sống bây giờ khó khăn lắm. May mà mình có Chúa. Những tín đồ kinh tế mới này luôn luôn nghĩ vậy. Bài Thánh Ca “...đường đời lắm lúc trải bước chông gai... Biết chắc có Chúa, tôi không bồi hồi, Jêsus thường nhớ đến tôi...” là bài hát quen thuộc trong những bữa gia đình lễ bái. Nhờ vậy mà họ tiếp tục sống, sống trong Chúa.

 

3.

Đám con gái tụ tập ở chái bếp nhà ông Tư Hóa để nấu ăn cho buổi tối sau giờ nhóm. Con Tâm đứng quạt lửa cho một nồi cháo gà và một nồi cơm lớn. Con gà đã được vớt ra đặng chờ nguội để được xé nhỏ. Trưa nay con Tâm đi mua con gà với giá năm chục đồng, bằng tháng lương của anh thầy giáo cấp hai có ba năm đi dạy học. Con gà sẽ được trộn với bốn cái bắp chuối. Những tép bắp chuối giống như những miếng gà xé nhỏ. Rải thêm một chút đậu phộng rang giã nhỏ. Ôi thôi, nghĩ tới đã chảy nước miếng. Một nồi cá kho đã được gói sẵn để cho đem ra xe bò. Hết bốn con cá tra bự vớt ở ao cá tra nhà ông Tư Hóa. Bà Tư Hóa tiếc hùi hụi. Bốn con cá đem ra chợ bỏ sỉ ít lắm cũng hai mươi tám đồng, chị tính chừng bảy đồng một con. Chẳng lẽ lấy tiền Hội Thánh, mà Hội Thánh thì cũng chẳng có tiền đâu để trả cho bà. Cứ mỗi Chúa Nhật tiền hộp được bao nhiêu là đưa hết cho ông Truyền Đạo. Thường là ba chục bạc. Đủ mua hai lít gạo cho hai ngày ăn độn. Những ngày còn lại trong tuần, tôi tớ Chúa tự lo. Và vì vậy, ông Truyền Đạo cũng làm rẫy, làm ruộng, hái củi, tát cá, và soi ếch như mọi người chung quanh ông.

 

Đêm nay, ngoài hai món chính cơm cá kho và cháo gà, con Nhàn còn thông báo má nó sẽ làm hai ổ bánh khoai mì có đậu xanh. Thằng Hợp mới bán được mớ vôi, sẽ ủng hộ hai lố đậu phộng. Tối nay thiệt là ngon lành hết cỡ. Đám thanh nữ nói chuyện với nhau như vậy. Trong lòng đám trẻ thơ không có thời hoa bướm này, một niềm vui phơi phới đang nở hoa. Đối với những đứa con gái một năm chín tháng xuống ruộng, ba tháng lên rừng chờ hai mùa lúa, một mùa hái củi, một mùa bẻ măng; có một ngày ngơi nghỉ, có áo lành, cơm trắng bên các bạn vui đùa là một cái gì đó vô cùng hạnh phúc. Rồi sẽ hát tôn vinh Chúa với nhau. Tụi nó sẽ xin Thầy Truyền Đạo cho đám thanh nữ hát riêng một bài. Bài “Bọn Chăn Giữa Ban Đêm Trên Đồi Xanh”. Không biết sao bọn chúng thích bài này. Có lẽ hình ảnh những người chăn chiên nghèo hèn sống bên đàn súc vật trên đồng cỏ gần với đời sống chúng chăng? Chúng hiểu rằng Chúa thương hết thảy mọi người dầu những người nghèo hèn hơn hết, những kẻ chân lấm tay bùn. Chúa yêu chúng nó nữa. Trong đức tin đơn sơ cộng với niềm vui thơ ngây, đám con gái sửa soạn cho đêm Giáng Sinh với tất cả những háo hức. Chúng đang quên đi những nhọc nhằn của đời sống thường nhật, quên những đe dọa đến từ sự thù nghịch của chính quyền. Cách đó không đầy mười căn nhà, anh cán bộ người Bắc đại diện cho công an huyện đang trình bày “phương án một” để đối phó với “đám Tin Lành” nếu chúng chuyển sang biểu tình chống đối chỗ đám công an xã và đại diện lực lượng võ trang nhân dân xã.

 

4.

Thầy Truyền Đạo ngồi viết cái chương trình Giáng Sinh. Hội chúng sẽ hát hai bài, bài “Hỡi Môn Đồ Trung Tín” để mở đầu, bài “Thiên Đàng Chung Vui” để kết thúc trước khi cầu nguyện chung. Ban Thanh Niên hát chung hai bài. Thanh nữ sẽ hát một bài theo họ yêu cầu. Thầy có mang theo mấy số báo Rạng Đông cũ về Giáng Sinh. Thầy đã chọn được một bài thơ trong một số Rạng Đông cách đây gần hai mươi năm, lúc thầy còn thanh niên thầy rất thích. Sẽ nhờ một em nữ thiếu niên đọc, cầm sách đọc cũng được, vậy là có thêm tiết mục thi ca. Còn các em nhi đồng sẽ không có hát mà diễn lại vỡ kịch Chúa Ra Đời do cô Hồng tập hồi năm rồi mà chưa có kịp diễn. Vở kịch cũng lấy từ một số Rạng Đông cũ sửa đi chút ít cho dễ diễn hơn. Vì thiếu vai nên chỉ có bà Mari mà không có ông Giô-sép. Có ba bác sĩ mà chỉ có một mục đồng. Lý do là làm bác sĩ nghe hay hơn, được choàng khăn lông trên cổ, tay cầm tấm hình Giáng Sinh giả làm vàng, nhũ hương và một dược, đầu đội mão giấy; còn làm mục đồng chỉ cầm có cây gậy tre đầu quấn khăn rằn coi quê quá. Vả lại, hai bác sĩ hai mục đồng coi cũng kỳ. Thôi vậy cũng được. Sắp cho ông Tư Hóa cầu nguyện khai lễ, ông Thư Ký đọc lời chào mừng, anh Trưởng Ban Thanh Niên đọc Kinh Thánh trước khi Thầy giảng sứ điệp Giáng Sinh nữa là xong. Chương trình vậy là cũng đủ tiết đủ mục. Thầy Truyền Đạo vươn vai. Thầy cảm thấy khoẻ lại. Đạp xe gần sáu tiếng đồng hồ, từ chín giờ sáng đến gần ba giờ chiều mới tới. Buổi trưa nghỉ gần một tiếng bên đường, ăn mấy củ khoai mì, một vắt cơm nhỏ với miếng khô hố, uống gần nửa bi-đông nước mà cũng còn mệt quá. Xe của Thầy nặng đạp quá mà đường lại ngược gió. Đến được nhà ông Tư Hóa Thầy muốn lã người đi. Cơ thể bắt ớn lạnh. Hớp đâu được hai ngụm nước chanh Thầy phải nằm gần một tiếng đồng hồ mới nói chuyện nổi. Sáng nay, trước khi đi Thầy còn phải tưới hết tám liếp rau muống hột, hai liếp cải. Tối nay Thầy phải giảng, phải đàn nữa. Không biết có nổi không. Thầy lo quá. Cây đàn “ắc-cọt-đê-ông” của Thầy là một cây đàn rất tốt nhưng mà nó không nhẹ. Cây đàn đã đi theo con đường hầu việc Chúa của Thầy gần mười lăm năm, từ những ngày Thầy còn đi theo xe lưu hành của Mục Sư T. để giảng đạo và bán sách. Trước giờ chiếu phim, Thầy đàn những bản Thánh Ca, tay đàn miệng hát, chân bước theo nhịp mà vẫn thấy cây đàn nhẹ nhàng. Sao bây giờ nó nặng quá, bước chân Thầy không còn theo nhịp đàn một cách hứng khởi và say sưa như ngày xưa. Có lẽ tại Thầy già và đời sống bây giờ quá lao khổ. Dầu vậy, Thầy càng trung tín lo việc Chúa vì biết rằng mình sẽ được mặc lấy mão triều thiên của sự vinh hiển như Chúa đã hứa trong Kinh Thánh.

 

5.

Đêm đã xuống. Hai đám ung muỗi giữa chỗ nhóm họp và bìa rừng cao su gần tàn. Sương bắt đầu xuống. Hơi sương rừng buốt lạnh. Các tín đồ ngồi sát vào nhau, kéo vạt áo vào người. Cái cassette nhỏ để sau tấm màn trắng đang phát bài “Đêm Yên Lặng”, thu từ ban diễn lễ năm rồi để làm nhạc mở đầu. Chiếc đèn măng-sông dầu hôi được bơm đúng độ cháy sáng rực. Mọi người chờ giờ khai lễ, kể cả hai ông quan khách đặc biệt ngồi băng ghế đầu. Hai ông khách mặc đồ bộ đội, chân mang dép Bình Trị Thiên. Ông ốm cao là đại diện Mặt Trận xã, ông thấp lùn lông mày rậm là phó đồn công an xã. Hai ông đến đây chừng năm phút trước, súng ống lè kè, xe Honda rồ máy pha đèn sáng rực cho đến khi ông Tư Hóa ra tiếp xúc mới vào. Nói chuyện với “cách mạng” là chỉ có ông Tư Hóa. Lý lịch ông trong sạch, ba đời ở đợ chăn bò, tới đời ông nhờ cực khổ phá rừng làm rẫy, đổi rẫy lấy ruộng nay ông có hơn mẫu ruộng vài ba công rẫy, ông trở thành một thứ tiểu tư sản hạng cá kèo. Nhờ có thành tích tiếp tế cơm, mua thuốc lá cho du kích thời chính phủ quốc gia, nay ông được gọi là tư sản dân tộc. Còn bên vợ ông là thứ thiệt, có anh liệt sĩ, có bà con làm trên huyện. Nhờ vậy ông nói chuyện cũng dễ.

 

Sự hiện diện của hai anh cán bộ làm chương trình có phần thay đổi. Có thêm phần phát biểu ý kiến chỉ đạo của Mặt Trận sau lời chào mừng của ông Thư Ký Hội Thánh. Lời phát biểu tuy không mạch lạc nhưng rất rõ ràng: “...đảng luôn quan tâm tới đồng bào. Đồng bào làm gì đảng cũng biết, nghĩ gì đảng cũng hay... Hiện nay tuy đã thua nhưng thằng giặc vẫn còn hiểm độc. Nó dùng đủ thứ để làm mồi nhử nhân dân ta. Từ vật chất như bơ sữa đến tinh thần như dùng tôn giáo để ru ngủ nhân dân ta... Đối với những kẻ tiếp tay cho giặc thì sức mạnh của chuyên chính vô sản sẽ đè bẹp ngay. Đồng bào có biết sức mạnh của chuyên chính vô sản là gì không?... Nói nôm na nó đây.” Anh ta vừa nói vừa lấy tay vỗ vào cây súng đeo bên hông. Lúc đó ngoài bìa rừng, cách chỗ nhóm chưa đầy hai mươi thước có tiếng lên đạn lách cách. Ít nhất cũng có một chục anh du kích xã đang phục trong rừng.

 

Ông Truyền Đạo cúi đầu cầu nguyện. Đám tín đồ ngồi im thinh thít. Cố che giấu cảm giác vừa tức bực vừa lo sợ, ông Thư Ký bước ra cảm ơn anh cán bộ rồi mời hội chúng hát bài “Hỡi Môn Đồ Trung Tín”.

 

“Hỡi môn đồ trung tín dìu dắt nhau vui hát du dương, vô nơi Bết-lê-hem chiêm ngưỡng thật tận tường. Chúa tể muôn sứ thánh nay giáng sinh chỗ tầm thường. Mau mau cùng nhau đến tôn thờ...” Giọng hát bắt đầu nho nhỏ, rồi lớn dần, lớn dần, hòa vào nhau. Càng hát các tín đồ cảm thấy càng hăng say. Có cái gì đó nhè nhẹ len dần vào lòng họ đánh tan sự sợ hãi. Họ thấy lòng ấm lại, phấn chấn. Tiếng hát vút cao tỏa ra bốn hướng không gian rồi dịu dần trả lại yên lặng cho rừng đêm. Hai anh cán bộ ngồi ngơ ngác. Gương mặt của những người tín đồ sáng rỡ mà rất là hiền hậu.

 

Rồi Ban Thanh Niên hát. Mười một em thanh niên, năm trai sáu gái cất cao giọng hát bài “Nơi Bết-lê-hem Trong Giu-đa”. Thằng Hợp đứng góc trái, thằng Phước đứng góc phải dùng đàn guitare đệm cho ban hát. Đã từ lâu lắm rồi Hội Thánh của họ tôn vinh Chúa với đàn guitare cho đến khi thầy Truyền Đạo về mới có thêm cây đàn “ắc-cọt-đê-ông”. Thật ra Hội Thánh có một cây đàn harmonium nhưng mà nó đã hư từ năm đầu “cách mạng”. Tại huyện lỵ nhỏ bé này tìm đâu ra thợ sửa đàn mà nếu có tìm ra, tiền đâu mà sửa. Vì vậy họ hát thờ phượng với đàn guitare. Ban đầu Hôi Thánh xuất quỹ để mua một cây đàn cho thầy Truyền Đạo trước dùng để tập hát cho thanh niên nhi đồng. Rồi dần dần các thanh niên thi nhau sắm đàn. Sắm đàn guitare rất dễ. Sau năm 1975 nhiều nhà ông chủ nhà đi cải tạo, đàn biết để cho ai. Bà chủ nhà bán đổ bán tháo lấy tiền đong gạo cho đàn con. Còn ai nữa để đàn để hát. Hát cho ai, ai hát, ai đàn. Nhờ vậy, Hội Thánh bây giờ có ba cây đàn tân nhạc, hai cây đàn vọng cổ. Mỗi sáng Chúa Nhật, tiếng đàn guitare reo vui góp phần vào sự thờ phượng Chúa. “Nơi Bết-lê-hem trong Giu-đa, canh khuya Chúa Jêsus sanh ra. Bỏ nơi Thiên Đàng ngôi quang vinh, Chúa đã lâm trần cứu dân mình...” Hết Ban Thanh Niên rồi đến Ban Thanh N. Ban Thanh Nữ hát xong lại đến Ban Nhi Đồng. Rồi thi ca, rồi kịch. Chương trình được chấp vá vào giờ chót không một lần tổng dượt mà nhịp nhàng, tràn đầy ơn phước. Đám tín đồ chất phát và hiền lành đã làm mọi việc với tấm lòng của họ. Vì vậy không có gì gượng ép, không có gì giả tạo. Không có sáo ngữ, không có những lời giới thiệu văn hoa. Không có tranh chấp, không cãi lẫy, họ đã làm những cái mà họ nghĩ họ phải làm để tôn vinh Chúa và họ làm. Khi làm họ quên hết những đe dọa ở chung quanh. Bạo lực không làm họ chùn chân, dù bạo lực đang ngồi trước mặt họ, lẫn quất chung quanh họ - bên mé rừng, sau đám rẫy. Họ vẫn hiên ngang thờ Chúa của nhân loại. Miệng họ và lòng họ đồng hát vang lời ca tụng Chúa. Những tiếng hát đơn sơ, trật giọng và sai nhịp của họ đã tôn vinh danh Chúa giữa những đàn áp, giữ cơn lốc của thi thế.

 

Sau lời đọc Kinh Thánh Lu-ca đoạn hai của Trưởng Ban Thanh Niên là bài giảng ca Thầy Truyền Đạo về sứ điệp Giáng Sinh. “Như quý vị đã nghe đọc Kinh Thánh, cách đây gần hai ngàn năm trong một đêm đông giá lạnh, nơi chuồng chiên máng cỏ cơ hàn, Chúa Jêsus đã được hạ sinh. Ngài là Con Độc Sanh của Đức Chúa Trời, xuống trần rồi chết trên cây thập tự để cứu chuộc tội lỗi của nhân loại, nghĩa là của tôi và của quý vị nữa... Tối nay tôi muốn nói với quý vị điều này. Trong vòng chúng ta có ai nghĩ rằng mình là người vô tội không? Xin giơ tay cho tôi biết. Có phải chúng ta từ nhỏ đến lớn đã làm đủ mọi thứ tội không, từ nói dối cha mẹ, gây gỗ với anh em, nói hành người khác, tội mê tham của mắt... Con người có tội nhưng Đức Chúa Trời là Đấng to ra con người vẫn yêu thương con người. Tôi muốn dừng lại đây một chút để hỏi quý vị có ai nghi ngờ rằng mình không do Đức Chúa Trời tạo nên không?” Thầy Truyền Đạo dừng một chút, nhìn khắp hội chúng như để đợi câu trả lời. Tht ra, Thầy đang nghĩ tới mấy anh du kích xã, công an xã đang nằm phục ở mé rừng. Có anh đã đi ra đứng gần đống lửa có lẽ vì trong rng lạnh quá mà nhiều muỗi nữa. Thầy muốn nhân cơ hội này giảng Tin Lành. Tiếc là hai anh cán bộ đã ra về nếu không Thy còn có thêm hai anh thính gi. Thy cu nguyn thầm xin Chúa cho họ nghe được lời Ngài, rồi cao giọng giảng tiếp: “...Nếu có ai nói với quý vị bộ quần áo quý vị đang mặc, chiếc xe đạp quý vị đang cỡi tự nhiên mà , quý vị có tin không? Chc quý vị biết rằng phi có người làm ra chỉ, có xưởng dệt, rồi có thợ mới may nên quần áo cho quý vị. Cũng phải có người đào quặng mỏ, có hãng sản xuất ra sắt thép, có người hàn kẻ tiện, rồi phải có hãng sản xuất vỏ ruột xe thì quý vị mới có chiếc xe đạp mà đi phải không? Vậy thì, con người ta với tai, mắt, mũi, miệng rất là tinh xảo có phải tự nhiên mà có không? Phải có ai tạo ra con người chớ, Đấng tạo ra con người đó những người chưa biết Chúa gọi là Thượng Đế, còn chúng ta gọi là Đức Chúa Trời. Phải không quý vị?” Cái câu phải không quý vị này Thầy nói y hệt ông Giáo Sĩ H. Ông này rất hay nói phải không quý vị. Dạo đó, hầu như mỗi chiều Chúa Nhật nào, Thy cũng theo ông đi giảng đạo cho các bệnh nhân của một bệnh viện. Thầy có nhiệm vụ mời bệnh nhân đến phòng nhóm và đàn dạo, ông giáo sĩ giảng. Và hình như lần nào Thy cũng nghe ông nói cái mệnh đề này rất nhiều lần. Ban đầu, Thy thấy buồn cười quá, Thầy nhái giọng ông giáo sĩ, rồi lâu dần nó xâm nhập tiềm thc Thy hồi nào Thầy không hay. Bây giờ Thy cũng nói phải không quý vị và thy câu này hay quá. Nó có sức thuyết phục người nghe. Thầy đang muốn tuyết phục những anh vô thần đang mở lỗ tai nghe Thầy nói. Biết đâu Chúa khiến họ tin Chúa không chng?

 

“... Loài người có tội, xoay bỏ Đức Chúa Trời là Đấng đã tạo ra mình, nhưng Đức Chúa Trời vẫn còn thương loài người. Chúa muốn cứu loài người khỏi tội lỗi nên Chúa đã sai Con Một của Ngài là Đức Chúa Jesus Christ xuống trần gian, chết trên cây thập tự để cứu loài người thoát khỏi tội lỗi, để cho loài người trở lại cùng Ngài. Kinh Thánh chép trong sách Giăng đoạn ba câu mười sáu: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy thì không bị hư mất mà được sự sống đời đời...” Nếu người nào tin nhận Chúa Jesus Christ là Đấng Cứu Thế người đó sẽ được cứu khỏi tội lỗi, sẽ được lên Thiên Đàng.”

 

“... Tại sao phải tin Chúa Jêsus mới được lên Thiên Đàng? Tôi muốn kể cho quý vị một câu chuyện. Ngày xưa, có một vị tưng quân sống trong mt thành rng ln. Chung quanh thành có tưng cao, hào sâu. Trước cổng thành có một chiếc cầu treo làm lối ra vào duy nhất. Cạnh cng thành là bức tưng v tưng quân đứng sừng sững oai nghi. Là một người đạo đức, vị tướng quân ra một lệnh nghiêm nhặt, ngăn cấm mọi người không đưc ung rượu, cờ bạc, trộm cp, hay phạm tội tà dâm... Kẻ nào phạm tội sẽ bị bỏ ra ngoài thành và cầu treo sẽ rút lên. Những tội nhân sẽ không còn cách vào thành và sẽ chết dần bên ngoài. Luật đã ra không thiếu chi người phạm. Lẽ công bình phải được duy trì. Ông hạ lệnh thả những phạm nhân ra ngoài thành mà lòng đau buồn khôn tả. Họ là con dân của ông. Đứng trên lầu cao nhìn ra ngoài thành, vị tướng quân thy trong nhng phạm nhân, có những kẻ đi xa dần thành, cũng có những kẻ đi quanh thành hòng tìm một lối vào. Tường thì cao, hào thì sâu họ sẽ đi vòng thành cho đến khi kiệt lực rồi chết. Ông thương họ, nhất là những kẻ còn có ý muốn trở vào thành. Đêm đó, vị tướng quân làm pho tượng đổ xuống. Khi đổ xuống, pho tượng vắt ngang đường hào sâu làm thành một chiếc cầu. Những con người phạm tội muốn trở vào thành đã dùng chiếc cầu đó để trở lại. Chúa Jêsus cũng như chiếc cầu để chúng ta trở lại cùng Thượng Đế, cùng Đức Chúa Trời. Nếu quý vị tin nhận Chúa Jêsus làm Cứu Chúa của mình, quý vị sẽ được cứu rỗi... Đây là ý nghĩa sự giáng sanh của Chúa Jêsus. Ngài xuống trần, chịu chết trên cây thập tự để cứu chúng ta, những con người tội lỗi, với một điều kiện là chúng ta phải tin nhận Ngài, tin rằng dòng huyết báu đổ ra trên cây thập tự là để rửa sạch tội cho chúng ta, cho chúng ta có cơ hội được trở về cùng với Thượng Đế, là Đấng đã tạo dựng nên chúng ta. Đây chính là Sứ Điệp Giáng Sinh mà tôi muốn chia sẻ với quý vị tối nay. Xin cảm ơn quý vị.”

 

Bài giảng rất ngắn, chỉ độ chừng mười lăm phút mà làm mọi người hết sức cảm động. Một lần nữa, họ được nhắc lại Lễ Giáng Sinh có một ý nghĩa đặc biệt, Con Thượng Đế xuống trần để chết cho tội của loài người. Hội chúng cảm thấy họ gần Chúa hơn. Họ cất giọng hát bài “Thiên Đàng Chung Vui” trước khi cầu nguyện chung. “Thiên Đàng chung vui Con Chúa ra đời đêm thánh, đêm hiển vinh, đêm hòa bình. Con Trời thương ta không quản ngôi vàng cao cả, Ngài xuống trần gian cứu ta...” Tiếng hát vang lên, lồng lộng không gian.

 

6.

Đứng yên lặng nơi một góc hội chúng, có một người tín đồ mắt nhòa lệ. Bài giảng đêm nay không có gì lạ, các ý tứ trong bài y đã nghe nhiều lần. Còn những bài Thánh Ca, y đã hát từ những ngày thơ ấu, nhưng tối nay, đây là lần thứ nhất trong đời y nhận biết thế nào là những tín đồ thật, những tín đồ có thể làm tôn vinh Danh Chúa dù họ đang ở trong nghịch cảnh, dù bị đe dọa từ bạo lực của thế gian. Y ngước mắt nhìn lên trời cao, tạ ơn Chúa đã cho y có cơ hội ở bên cạnh những người bạn tuy chất phát, tuy mộc mạc nhưng đầy lòng trung tín và yêu mến Chúa. Y biết rằng trên con đường theo Chúa y phải học hỏi nhiều từ đời sống họ. Y mở mắt ra. Trên bầu trời cao đen thẫm lung linh vài ánh sao đêm. Dưới đất, đàn đom đóm vẫn lập loè trong nhng bụi ven rừng. Hội chúng vẫn còn say sưa hát “... Dưới trời ca xướng trên trời hòa thinh chúc mừng Hài Nhi đem đến kỷ nguyên thanh bình. Ồ lạ thay, Con Trẻ đang nằm trong máng là Jêsus Chân Chúa trần gian...” Họ hát mà mắt họ sáng rỡ, lòng họ chất ngất niềm vui. Tiếng hát họ vang rền một góc rừng đêm.

 

 

Thanh Bình