Niềm Tin
Bài 244 Yêu người lân cận như mình
Ngày: 04-12-2022 | Lượt Xem: 2078
Thưa quý anh chị con cái Chúa, Mong rằng con cái Chúa chúng ta đều “yêu người lân cận như mình”, có nghĩa là trong xã hội chúng ta mạnh dạn “làm chứng” về Chúa, tạo dịp cho nhiều người tin nhận Chúa làm Cứu Chúa của mình, trong Hội Thánh Chúa, anh chị em trong Chúa giúp đỡ lẫn nhau trong công tác hầu việc nhà Chúa và khi “chúng ta yêu nhau, thì … sự yêu mến Ngài (Đức Chúa Trời) được trọn vẹn trong chúng ta” (I Giăng 4:12).
Bài 243 Ước mơ và tự lượng sức mình cùng khả năng mình
Ngày: 22-10-2022 | Lượt Xem: 2054
Thưa quý anh chị con cái Chúa, Con cái Chúa chân chính chúng ta có “ước mơ”, có “mục đích” là những công việc Chúa sắm sẵn cho chúng ta làm theo không thể ngồi yên nhưng phải “trung tín” “nhắm mục đích mà chạy” (Phi-líp 3:14). Con cái Chúa chân chính chỉ ngưng “chạy” để “ nghỉ ngơi khỏi sự khó nhọc” (Khải-huyền 14:13) khi lìa đời “đi ở với Đấng Christ” (Phi-líp 1:23).
Bài 242 Hết sức hành xử theo Lời Chúa
Ngày: 25-09-2022 | Lượt Xem: 2049
Thưa quý anh chị con cái Chúa, Con cái Chúa chân chính không dùng khẩu hiệu : liệu cơm gắp mắm, liệu sức làm quan trong công việc nhà Chúa, không liệu sức mình mà “làm công việc Chúa”. Nhưng khi Chúa “tỏ cho ngươi những việc lớn và khó” (Giê-rê-mi 33:3) là chúng ta thưa với Chúa rằng : Có con đây, xin Chúa cho con đủ sức cho con để con làm xong những việc lớn và khó này. Khởi đầu “dùng sức của ngươi vẫn có” (Các Quan-Xét 6:14), khi đã làm “hết sức” rồi mà chưa xong là được Chúa “ban thêm sức”. Chưa làm “hết sức” đừng mong Chúa “ban thêm sức”. Được Chúa ban cho, làm “hết sức” luôn để có thêm “sức mới”.
Bài 241 Hết trí khôn hành xử theo Lời Chúa
Ngày: 22-08-2022 | Lượt Xem: 2056
Thưa quý anh chị con cái Chúa, Con cái Chúa biết “hết trí khôn… kính mến Chúa” khi biết tận dụng “trí” học biết về Chúa Jêsus là “đường đi, lẽ thật, và sự sống” (Giăng 14:6). Chúng ta hãy theo gương thánh Phao-lô. Phao-lô là người học thức, có địa vị quyền thế, song quyết định từ bỏ chỉ để “trí khôn” vào sự hiểu biết Chúa như sau : “Tôi cũng coi hết thảy mọi sự (Phao-lô có) như là sự lỗ, vì sự nhận biết Đức Chúa Jêsus Christ là quí hơn hết, Ngài là Chúa tôi, và tôi vì Ngài mà liều bỏ mọi điều lợi đó. Thật, tôi xem những điều đó như rơm rác, hầu cho được Đấng Christ và được ở trong Ngài, được sự công bình, không phải công bình của tôi bởi luật pháp mà đến, bèn là bởi tin đến Đấng Christ mà được, tức là công bình đến bởi Đức Chúa Trời và đã lập lên trên đức tin; cho đến nỗi tôi được biết Ngài, và quyền phép sự sống lại của Ngài, và sự thông công thương khó của Ngài, làm cho tôi nên giống như Ngài trong sự chết Ngài, mong cho tôi được đến sự sống lại từ trong kẻ chết” (Phi-líp 3:8-11).
Bài 240 Hết linh hồn hành xử theo Lời Chúa
Ngày: 14-07-2022 | Lượt Xem: 2127
Thưa quý anh chị con cái Chúa, Đây là Lời Chúa Jêsus phán với con cái Chúa chúng ta : “Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời” (Ma-thi-ơ 5:16). Tôi luôn cầu xin Chúa chỉ dạy, nhắc nhở tôi “làm việc lành”. “Việc lành” có thể nói là chủ đích của mọi tôn giáo : “Làm lành, lánh dữ”. “Việc lành” không phải chỉ là việc từ thiện mà là “việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo” (Ê-phê-sô 2:10). “Việc lành” là việc theo “ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời” (Rô-ma 12:2). “Việc lành” của Cơ Đốc nhân đã được Kinh Thánh quy định : “Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người. Ai tin và chịu phép báp-tem, sẽ được rỗi” (Mác 6:15-16). Giới thiệu : “Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội” (I Ti-mô-thê 1:15) đến mọi người là “việc lành”. Sau đó “dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi (qua Kinh Thánh)” (Ma-thi-ơ 28:20) là “việc lành”. Lời Kinh Thánh khẳng định với Cơ Đốc nhân : “kẻ biết làm điều lành mà chẳng làm, thì phạm tội” (Gia-cơ 4:17). Mong con cái Chúa chúng ta quyết định : “làm lành trọn đời mình” (Truyền-đạo 3:12).
Bài 239 Thắng và Thua
Ngày: 21-06-2022 | Lượt Xem: 2091
Cái thắng của người Cơ Đốc có khi chỉ một mình mình biết. Nhìn vào đầy tớ trung thành của Chúa, người ta thấy Phao-lô “ngu dại…yếu đuối…khinh hèn…đói khát…trần mình, bị người ta vả trên mặt, lưu lạc rày đây mai đó…làm việc khó nhọc; khi bị rủa sả…bị bắt bớ… bị vu oan…giống như rác rến của thế gian, cặn bả của loài người, cho đến ngày nay” (I Cô-rinh-tô 4:10-13), thì rõ ràng thua quá, chớ thắng gì. Ấy thế mà thắng đấy. Thắng ở cái thế vẫn còn có thể “chúc phước…khuyên dỗ” để bầy con của Chúa được “khôn ngoan…mạnh mẽ… quý trong”.
Bài 238 Chống đối và thuận phục
Ngày: 28-05-2022 | Lượt Xem: 2106
Trên nguyên tắc căn bản của sự thuận phục, chúng ta không thể tuân hành những huấn lệnh nghịch với luân lý, tình nghĩa con người. Đối với con cái Chúa thì chắc chắn không thuận phục những điều trái với Kinh Thánh dạy. Trên nguyên tắc căn bản của sự thuận phục, chúng ta chỉ thuận phục những ai có lý tưởng cầm quyền để phụng sự người dân, chứ không lạm dụng quyền thế để mưu tìm phúc lợi cho riêng mình và lại còn lạm dụng quyền lực mong uy hiếp người dân. Trên nguyên tắc căn bản của sự thuận phục, cứ xét nghiệm : “phàm điều chi chân thật, điều chi đáng tôn, điều chi công bình, điều chi thánh sạch, điều chi đáng yêu chuộng, điều chi có tiếng tốt, điều chi có nhân đức đáng khen, thì anh em phải nghĩ đến” (Phi-líp 4:8) thì thuận phục.
Bài 237 Lẩn tránh và lộ diện
Ngày: 29-04-2022 | Lượt Xem: 2147
Người lẩn tránh việc làm lành Chúa muốn sẽ bước vào tâm trạng co rúm người lại trong tư thế né tránh, chống đỡ dầu không bị ai tấn công. Người lẩn tránh loại này tâm trí thường bị áp lực nào đó đè nặng, thân xác như bị ép tứ bề để khỏi bật ra lời than thở, giải tỏa nỗi buồn nào đó nơi tâm tư, chỉ sợ anh chị em trong Chúa nghe biết. Tai hại của sự lẩn tránh việc làm lành Chúa muốn là sự cô đơn, là sự kiềm chế mọi ước muốn, là sự ngăn trở sinh động. Thế thì tại sao ta không chấm dứt loại lẩn tránh này và bắt đầu lộ diên như tinh thần của tiên tri Ê-sai. Khi tiên tri Ê-sai nghe được tiếng Chúa : “Ta sẽ sai ai đi? Ai sẽ đi cho chúng ta? Tôi thưa rằng: Có tôi đây; xin hãy sai tôi” (Ê-sai 6:8). “Có tôi đây” là lộ diện, là chấp nhận con người mình, là chấp nhận được xử dụng vì cảm nhận còn năng lực, còn khả năng và còn cả thiện chí.
Bài 236 Bỏ cay đắng trên bước đường theo Chúa
Ngày: 15-04-2022 | Lượt Xem: 2177
Thưa quý anh chị con cái Chúa,…. Chắc chắn cay đắng chẳng có giá trị nào, không ích gì cho mình mà còn gây tác hại nữa. Cay đắng khiến lời nói thiếu ngọt ngào, ánh mắt thiếu trong sáng, hành động thiếu nhân từ. Ôi ! Luyến tiếc chi mà giữ, mà chẳng “bỏ”. “Bỏ” rồi, chúng ta làm theo lời Chúa dạy : “Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy” (Ê-phê-sô 4:32). Chia ngọt sẻ bùi là lấy “nhân từ” đối với mọi người. “Nhân từ” là bản tính của Đức Chúa Trời. Kinh Thánh minh định : “Chúa vốn một Đức Chúa Trời sẵn tha thứ, hay làm ơn, và thương xót, chậm nóng giận, và dư đầy nhân từ” (Nê-hê-mi 9:17). Sự “nhân từ” của Chúa bất biến, không hề thay đổi. Ngài phán : “Dầu núi dời, dầu đồi chuyển, nhưng lòng nhân từ ta đối với ngươi chẳng dời khỏi ngươi, lời giao ước bình an của ta chẳng chuyển” (Ê-sai 54:10). Con cái Chúa chúng ta sống trong sự “nhân từ” của Chúa, thì phải lấy “nhân từ” ăn ở với nhau, trong đó có việc giải tỏa sự cay đắng nhau.
Bài 235 Quẳng gánh lo buồn, vui sống làm những gì Chúa muốn
Ngày: 13-03-2022 | Lượt Xem: 2156
Thưa quý anh chị con cái Chúa, Những người theo Chúa, con cái Chúa chúng ta không phải được miễn trừ lo buồn. Cái lo buồn nếu biết sống trong sự cầu nguyện với tấm lòng tin cậy và vâng lời, thì sự lo buồn sẽ vơi đi rất nhiều. Rồi hãy tìm đến anh chị em trong Chúa hay người thân mà tâm sự, đừng giữ trong lòng cái lo buồn trong cô đơn. Rồi anh chị em trong Chúa người một tay giúp đỡ người gặp cảnh ngộ từ tinh thần đến vật chất nếu cần và cầu nguyện xin Chúa ban thêm sức để người gặp cảnh ngộ có thể chịu đựng theo Ý Chúa trong sự tin cậy và vâng lời, với lòng tin như lời Kinh Thánh : “Người nào để trí mình nương dựa nơi Ngài, thì Ngài sẽ gìn giữ người trong sự bình yên trọn vẹn, vì người nhờ cậy Ngài.” (Ê-sai 26:3). Từ sự lo buồn, lòng chúng ta sẽ bình an và “Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết, sẽ giữ gìn lòng và ý tưởng anh em trong Đức Chúa Jêsus Christ.” (Phi-líp 4:7), nhờ đó con cái Chúa gặp trực diện với lo buồn có thể quẳng gánh “lo buồn” để vui sống làm điều Chúa muốn con cái Ngài thực hiện như : “Hãy nhướng mắt lên và xem đồng ruộng, đã vàng sẵn cho mùa gặt.” (Giăng 4:35), và chính cái “thấy” đó con cái Chúa chúng ta sẽ tiếp tục vững gót chân bước đi theo Chúa.