(Thi 119:89-96) "89 Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời: 90 Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền. 91 Tùy theo mạng lịnh Chúa, các điều đó còn vững đến ngày nay; Vì muôn vật đều hầu việc Chúa. 92 Nếu luật pháp Chúa không làm sự tôi ưa thích, Ắt tôi đã bị diệt vong trong cơn hoạn nạn. 93 Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa, Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống. 94 Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; Vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa. 95 Những kẻ ác rình giết tôi; Nhưng tôi chăm chỉ về các chứng cớ Chúa, 96 Tôi đã thấy sự cùng tận của mọi vật trọn vẹn; Song luật pháp Chúa lấy làm rộng thay".

DẪN NHẬP.

1/ Phần đầu của Thi thiên 119:89-96, tác giả tuyên xưng tính không thay đổi và tính tối thượng của lời Đức Chúa Trời (God's sovereign and unchanging word) vì lời Ngài đã chi phối và bảo tồn tất cả tạo vật (governs and maintains all creation).
(Thi 119:89-91) "89 Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời: 90 Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền. 91 Tùy theo mạng lịnh Chúa, các điều đó còn vững đến ngày nay; Vì muôn vật đều hầu việc Chúa".

2/ Phần sau của Thi thiên 119:89-96, tác giả dạy một lẽ thật tổng quát (a general truth) về lời của Đức Chúa Trời, cũng giống như ba câu đầu của Thi thiên 119:1-3: Người nào yêu mến và vâng giữ lời Đức Chúa Trời sẽ được:
* Ắt không bị diệt vong trong cơn hoạn nạn (119:92).
* Chúa làm cho tôi được sống (119:93).
* Chúa sẽ cứu khỏi những kẻ ác rình giết (119:94-96).
(Thi 119:92) "92 Nếu luật pháp Chúa không làm sự tôi ưa thích, Ắt tôi đã bị diệt vong trong cơn hoạn nạn. 93 Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa, Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống. 94 Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; Vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa. 95 Những kẻ ác rình giết tôi; Nhưng tôi chăm chỉ về các chứng cớ Chúa, 96 Tôi đã thấy sự cùng tận của mọi vật trọn vẹn; song luật pháp Chúa lấy làm rộng thay".
(Thi 119:1-3) "1 Phước cho những người trọn vẹn trong đường lối mình, Đi theo luật pháp của Đức Giê-hô-va, 2 Phước cho những người gìn giữ chứng cớ Ngài, Và hết lòng tìm cầu Ngài. 3 Họ không làm trái phép công bình, nhưng đi trong các lối Ngài".

I/ LỜI CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (Word of God).
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".

Nguyên văn Hy-bá-lai có hai danh từ đều được dịch là Lời Chúa. 
- Danh từ
אִמְרָה ['imrah] (word of God, the Torah). 
- Danh từ
דָּבָר [dabar] (speech, word, speaking, saying).

1/ Danh từ
אִמְרָה ['imrah]: Lời (Word), hoặc lời của Đức Chúa Trời (word of God).
(Thi 119:11) "Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, Để tôi không phạm tội cùng Chúa".
(1) Danh từ
אִמְרָה ['imrah] có các nghĩa sau: 
* Hoặc đôi khi cũng được hiểu như
מִצְוָה [mitsvah] (commandment): Điều răn.
* Hoặc đôi khi cũng được hiểu như là kinh Tô-ra
תּוֹרָה [towrah] (the Torah). 
* Kinh Tô-ra
תּוֹרָה [towrah] (the Torah): Luật pháp (laws). Các luật lệ về hạnh kiểm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môi se trên núi Si-nai và đã được chép trong Xuất-Ê-díp-tô 20:1-17 (the divine rules of conduct given by God to Moses on Mount Sinai according to Exodous 20:1-17).
Trong Cựu ước, danh từ
אִמְרָה ['imrah] Lời (word) hay Lời Đức Chúa Trời (Word of God) được đề cập 37 lần. Nhưng riêng trong Thi thiên 119 có đến 19 lần (Thi 119:11; 38; 50; 58; 67; 76; 82; 116; 123; 140; 148; 154; 158; 162; 170; 172).
(2) Danh từ
אִמְרָה ['imrah] (Word). Có các nghĩa sau:
* Hành động nói hoặc bày tỏ ra bằng lời nói (the act or instance of uttering). 
* Bài nói chuyện chính thức trước công chúng (a formal public address).
* Một mệnh lệnh thiên thượng (devine command). 
(Thi 119:50a) "Lời Chúa làm cho tôi được sống lại".
(Thi 119:148) "Canh đêm chưa khuya, mắt tôi mở tỉnh ra, Đặng suy gẫm lời Chúa".
(Thi 119:162) "Tôi vui vẻ về lời Chúa, Khác nào kẻ tìm được mồi lớn".
(Thi 119:172) "Nguyện lưỡi tôi hát xướng về lời Chúa; Vì hết thảy điều răn Chúa là công bình".
(3) Đức Chúa Trời không khiến chúng ta trở nên thánh khiết:
* Trái với ý nguyện chúng ta (against our will).
* Hoặc không cần sự cộng tác của chúng ta (or without our cooperation).
(Thi 119:11) "Tôi đã giấu lời Chúa trong lòng tôi, Để tôi không phạm tội cùng Chúa".

2/ Danh từ
דָּבָר [dabar]: Lời (word); diễn văn (speech); nói chuyên (speaking); lời nói (saying).
(Thi 119:9) "Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo lời Chúa".
(1) Trong Cựu ước danh từ
דָּבָר [dabar] được đề cập đến 1439 lần. Riêng trong Thi thiên 119 có 26 lần (Thi 119:9, 16, 17, 25, 28, 42, 43, 49, 65, 74, 81, 89, 101, 105, 107,  114, 147, 160, 161, 169, 
(2) Danh từ
דָּבָר [dabar]: Lời. Có các nghĩa sau đây:
* Lời (word). Điều được nói ra, được nhận xét hoặc trò chuyện (a thing said, a remark or conversation).
* Lời trình bày (speaking). Nói lên để xác nhận về... (speak in confirmation of or with reference to).
* Sự ra lịnh (commandment).
(Thi 119:9) "Người trẻ tuổi phải làm sao cho đường lối mình được trong sạch? Phải cẩn thận theo lời Chúa".
(Thi 119:16-17) "16 Tôi ưa thích luật lệ Chúa, Sẽ chẳng quên lời của Chúa. Xin Chúa ban ơn lành cho tôi tớ Chúa, để tôi được sống; Thì tôi sẽ giữ lời của Chúa".
(Thi 119:81) "Linh hồn tôi hao mòn vì mong ước sự cứu rỗi của Chúa; Song tôi trông cậy lời của Chúa".
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".
(Thi 119:105) "Lời Chúa là ngọn đèn cho chân tôi, Ánh sáng cho đường lối tôi".
(Thi 119:114) Chúa là nơi ẩn náu và cái khiên của tôi; Tôi trông cậy nơi lời Chúa".

3/ La-tinh (Latin) "sérmit -ónis": Lời nói, diễn văn (speech, discourse, sermon, saying, homily, word).
* Câu cách ngôn, châm ngôn, tục ngữ (maxim, proverb, adage).
* Bài nói chuyện chính thức trước cử tọa (a formal public address).
* Bài thuyết trình về đạo đức (a moralising discourse).
* Lời thuyết giảng về chủ đề tôn giáo hoặc đạo đức (a spoken or written discourse on a religious or moral).
* Điều được nói ra, nhận xét hoặc tuyên bố (a thing said, a remark or conversation).
(Lê 10:7) "Đừng ra khỏi cửa hội mạc, e các ngươi phải chết chăng; vì dầu xức của Đức Giê-hô-va ở trên các ngươi. Họ bèn làm theo lời Môi-se".
(Phục 5:5) "Đang lúc đó, ta đứng giữa Đức Giê-hô-va và các ngươi, đặng truyền lại lời của Ngài cho các ngươi; vì các ngươi sợ lửa, không lên trên núi. Ngài phán rằng".
(II Sử 6:17) "Hỡi Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên! nguyện lời Chúa đã hứa cùng Đa-vít, tôi tớ Chúa, được ứng nghiệm".
(Gióp 16:3) "Các lời hư không nầy há chẳng hề hết sao? Điều thúc giục ngươi đáp lời là gì?".
(Châm 30:5-6) "5 Các lời của Đức Chúa Trời đều đã thét luyện: Ngài là cái thuẫn đỡ cho người nương cậy nơi Ngài. 6 Chớ thêm chi vào các lời Ngài. E Ngài quở trách ngươi, và ngươi bị cầm nói dối chăng".
(Ê sai 5:24) "Vậy nên, như lửa đốt gốc rạ và rơm cháy thiêu trong ngọn lửa thể nào, thì rễ họ cũng mục nát và hoa họ cũng bay đi như bụi đất thể ấy; vì họ đã bỏ luật pháp của Đức Giê-hô-va vạn quân, và khinh lời của Đấng Thánh Y-sơ-ra-ên".

4/ Hy-lạp (Greek) λόγος [logos]: Lời (word); lời nói (saying); bài diễn văn (speech); Ngôi lời (Word); Đấng Christ (Christ). 
(1) Danh từ λόγος [logos] có các nghĩa sau:
* Hành động của việc nói (the act of speaking, speech).
* Điều mà người nào đó đã nói (what someone has said).
* Một sắc lệnh chính thức được ban hành bởi nhà chức trách hợp pháp (an official order issued by a legal authority).
* Những nguyên tắc của niềm tin tôn giáo (a principle of religious belief).
* Lời thuyết giảng về chủ đề tôn giáo hoặc đạo đức (a spoken or written discourse on a religious or moral).
* Các lời phán của Đức Chúa Trời (the sayings of God).
* Những lời giáo huấn của Đức Chúa Trời (of the moral precepts given by God).
* Lời tiên tri trong Cựu ước do các Tiên tri chép (Old Testament prophecy given by the prophets).
(Mat 4:4) "Đức Chúa Jêsus đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời".
(Mat 7:24) "Vậy, kẻ nào nghe và làm theo lời ta phán đây, thì giống như một người khôn ngoan cất nhà mình trên hòn đá".
(Giăng 6:68) "Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai? Chúa có những lời của sự sống đời đời".
(Giăng 8:31) "Bấy giờ Ngài phán cùng những người Giu-đa đã tin Ngài, rằng: Nếu các ngươi hằng ở trong đạo ta, thì thật là môn đồ ta".
(Rô 10:17) "Như vậy, đức tin đến bởi sự người ta nghe, mà người ta nghe, là khi lời của Đấng Christ được rao giảng".
(Hê 4:12) "Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm, sắc hơn gươm hai lưỡi, thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng".
(Gia 1:22) "Hãy làm theo lời, chớ lấy nghe làm đủ mà lừa dối mình".
(I Phi 2:2) "thì hãy ham thích sữa thiêng liêng của đạo, như trẻ con mới đẻ vậy, hầu cho anh em nhờ đó lớn lên mà được rỗi linh hồn".
(2) Ngôi lời / Đấng Christ (Word / Christ).
Trong Phúc âm Giăng và các thư tín của ông cũng như trong Khải huyền, chỉ ra rằng cốt lõi của lời của Đức Chúa Trời chính là Đức Chúa Giê su Christ (the essential Word of God, Jesus Christ), ngôi thứ Hai trong Ba ngôi Đức Chúa Trời (the second person in the Godhead).
(Giăng 1:1) "Ban đầu có Ngôi Lời, Ngôi Lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi lời là Đức Chúa Trời".
(Giăng 1:14) "Ngôi Lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta, đầy ơn và lẽ thật; chúng ta đã ngắm xem sự vinh hiển của Ngài, thật như vinh hiển của Con một đến từ nơi Cha".
(I Giăng 1:1) "Điều có từ trước hết, là điều chúng tôi đã nghe, điều mắt chúng tôi đã thấy, điều chúng tôi đã ngắm và tay chúng tôi đã rờ, về lời sự sống".
(Khải 19:13) "Ngài mặc áo nhúng trong huyết, danh Ngài xưng là Lời Đức Chúa Trời".

5/ Đức tin nơi Đức Chúa Trời không phải là một cú nhảy đại vào trong bóng tối (faith is not a leap in the dark). Đức tin được căn cứ trên điều chắc chắn nhất trong vũ trụ, đó là Kinh thánh (based upon the surest thing in the universe - the Bible). Chúng ta không hề liều lĩnh khi tin vào một lời đã được ấn định cách vững lập và đời đời trên trên trời (a word that is fixed firmly and forever in heaven).
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".
(Thi 33:4) "Vì lời Đức Giê-hô-va là ngay thẳng, Các việc Ngài đều làm cách thành tín".
(Thi 33: 6) "Các từng trời được làm nên bởi lời Đức Giê-hô-va, Cả cơ binh trời bởi hơi thở của miệng Ngài mà có".

(1) Vững lập
נָצַב [nâtsab]: Định cư, ổn định (settle); vào sân ga (station); vững chắc, vững vàng (establish); cột trụ, trụ cột (pillar); dựng lên (erect); củng cố (consolidate).
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".
(a) Động từ
נָצַב [nâtsab] có các nghĩa sau:
* Làm cho đứng vững vàng (make to stand).
* Làm cho đứng thẳng (make to upright).
* Tình trạng tốt nhất (best state).
* Thành lập hoặc củng cố cái gì trên một cơ sở chắc chắn và lâu dài (set up or consolidate on a permanent basis).
(Thi 39:5) "Kìa, Chúa khiến ngày giờ tôi dài bằng bàn tay, Và đời tôi như không không trước mặt Chúa; Phải, mỗi người, dầu đứng vững, chỉ là hư không".
(Thi 74:17) "Chúa đã đặt các bờ cõi của đất, Và làm nên mùa hè và mùa đông".
(Thi 78:13) "Ngài rẽ biển ra, làm cho họ đi ngang qua, Khiến nước dựng lên như một đống".
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền".
(b) Latin "tútus -a -um": An toàn, chắc chắn (be safe); cố định (secure); không thể lay chuyển được (impregnable); xác thực (reliable).
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".
Động từ "tútus -a -um" có các nghĩa sau:
* Không có thể lay chuyển được (can be impregnated).
* Không có trục trặc bởi sự nguy hiểm (untroubled by danger).
* An toàn trước mọi sự tấn công (safe against attack).
* Chắc chắn không thất bại (certain not to fail).
* Đáng được tin cậy (that may be relied on).
(Thi 93:5) "Hỡi Đức Giê-hô-va, các chứng cớ Ngài rất là chắc chắn: Sự thánh khiết là xứng đáng cho nhà Ngài đến đời đời".
(c) Hy lạp (Greek) ἐπιλύω [epilýō]: Đóng lại (settle); phân xử (decide); ấn định, xác định, quyết định (determine); giải quyết, làm sáng tỏ (solve).
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".
Nghĩa đen của động từ ἐπιλύω [epilýō]: Làm cho chắc chắn (unloose); hợp nhất, kết hợp (untie). Gồm:
* Tiền tố (pref.) ἐπι [epi]: Không (not); ngược lại (reversal); thiếu (lack).
* Động từ (verb) λύω [lýō]: Lỏng lẻo, lung lay, không chặt chẽ (loose).
(Khải 3:12) "Kẻ nào thắng, ta sẽ cho làm trụ trong đền Đức Chúa Trời ta, và người sẽ không ra khỏi đó nữa; ta lại sẽ lấy danh Đức Chúa Trời ta, danh của thành Đức Chúa Trời ta, là Giê-ru-sa-lem mới từ trên trời, bởi Đức Chúa Trời ta mà xuống, cùng danh mới ta, mà viết trên người".
(Khải 11:13) "Đồng một giờ đó, có cơn động đất lớn; một phần mười của thành đổ xuống, bảy ngàn người chết trong cơn động đất ấy, còn những kẻ khác thất kinh và ngợi khen Đức Chúa Trời trên trời".
(Khải 16:11) "Chúng nó nói phạm đến Đức Chúa Trời trên trời vì cớ đau đớn và ghẻ chốc mình, và cũng không ăn năn công việc mình".
(Khải 20:9) "Chúng nó lên khắp các vùng rộng trên mặt đất, vây dinh thánh đồ và thành yêu dấu. Nhưng có lửa từ trên trời rơi xuống thiêu diệt chúng nó".

(2) Đời đời
עוֹלָם [ʻôwlâm]; hoặc עֹלָם [ʻôlâm]: Vĩnh cửu (eternal); mãi mãi (forever); vĩnh viễn (everlasting); không dứt (evermore); bất diệt (perpetual). 
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".
Đời đời
עוֹלָם [ʻôwlâm] có các nghĩa sau:
* Sự hiện hữu liên tục (continuous existence).
* Trong mọi lúc (at all times), không ngoại trừ (on all occasions).
* Thời gian mà trong đó cái gì kéo dài hoặc tiếp diễn (the length of time for which something continues).
* Tiếp tục tồn tại mãi mãi (lasting for ever).
* Đời đời, vĩnh viễn, bất tử (eternal/ perpetual).
* Tương lai kéo dài không xác định hoặc không bao giờ kết thúc (indefinite or unending future).
(Thi 119:44) "Tôi sẽ hằng gìn giữ luật pháp Chúa Cho đến đời đời vô cùng".
(Thi 119:52) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi đã nhớ lại mạng lịnh Ngài khi xưa, Nên tôi được an ủi".
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".
(Thi 119:93) "Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa, Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống".
(Thi 119:98) "Các điều răn Chúa làm cho tôi khôn ngoan hơn kẻ thù nghịch tôi, Vì các điều răn ấy ở cùng tôi luôn luôn".
(Thi 119:111) "Chứng cớ Chúa là cơ nghiệp tôi đến đời đời; Vì ấy là sự mừng rỡ của lòng tôi".
(Thi 119:112) "Tôi chuyên lòng làm theo luật lệ Chúa Luôn luôn, và cho đến cuối cùng".
(Thi 119:142) "Sự công bình Chúa là sự công bình đời đời, Luật pháp Chúa là chân thật".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
(Thi 119:152) "Cứ theo chứng cớ Chúa Tôi đã biết từ lâu rằng Chúa lập các điều răn ấy đến đời đời".
(Thi 119:160) "Sự tổng cọng lời của Chúa là chân thật, Các mạng lịnh công bình của Chúa còn đời đời. 161 Những vua chúa đã bắt bớ tôi vô cớ, Song lòng tôi kính sợ lời Chúa".
(b) Latin "aetérnús -a -um"; "aeternális -is -e": Vĩnh cửu (eternal); không có bắt đầu hoặc kết thúc (without beginning or end).
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".
* Trạng từ (adv.) "in aetérnus -a -um": Luôn luôn, mãi mãi (forever).
* Danh từ (noun) "aeténitas": Sự đời đời, vô tận (eternity).
* Tính từ (adj.) "aeternus": Bất diệt, vĩnh cửu (eternal).
* Danh từ (noun) "aevum": Thời gian rất dài (age).
(Thi 96:10) "Hãy nói giữa các nước rằng: Đức Giê-hô-va cai trị: Thế gian cũng được lập vững bền, không thế rúng động. Ngài sẽ lấy sự ngay thẳng mà xét đoán các dân".
(Thi 93:5) "Hỡi Đức Giê-hô-va, các chứng cớ Ngài rất là chắc chắn: Sự thánh khiết là xứng đáng cho nhà Ngài đến đời đời".
(Thi 111:7-8) "7 Công việc tay Ngài là chân thật và công bình; Các giềng mối Ngài đều là chắc chắn, 8 Được lập vững bền đời đời vô cùng, Theo sự chân thật và sự ngay thẳng".
(Thi 115:18) "Nhưng chúng tôi sẽ ngợi khen Đức Giê-hô-va, Từ bây giờ cho đến đời đời. Ha-lê-lu-gia!".
(Thi 131:3) "Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy trông cậy nơi Đức Giê-hô-va, Từ bây giờ cho đến đời đời".
(Ê sai 51:6) "Hãy ngước mắt lên các từng trời và cúi xem dưới đất; vì các từng trời sẽ tan ra như khói, đất sẽ cũ như áo, dân cư trên đất sẽ chết như ruồi: nhưng sự cứu rỗi của ta còn đời đời, sự công bình của ta chẳng hề bị bỏ đi".
(c) Hy lạp (Greek) αἰών [aiōn]: Đời đời, bất diệt, vĩnh cửu (eternal).
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".
Tính từ αἰών [aiōn] có các nghĩa sau:
* Tồn tại mãi mãi (lasting for ever).
* Liên tục tồn tại (always for ever).
* Luôn hiện hữu (existing always).
* Không có sự kết thúc hoặc sự bắt đầu trong thời gian (without an end or beginning in the time).
(I Tim 1:17) "Nguyền xin sự tôn quí, vinh hiển đời đời vô cùng về nơi Vua muôn đời, không hề hư nát, không thấy được, tức là Đức Chúa Trời có một mà thôi! A-men".
(Ê phê sô 3:11) "theo ý định đời đời của Ngài đã làm xong trong Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta".
(Mat 5:18) "Vì ta nói thật cùng các ngươi, đang khi trời đất chưa qua đi, thì một chấm một nét trong luật pháp cũng không qua đi được cho đến khi mọi sự được trọn".
(I Phi 1:23-25) "23 anh em đã được lại sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời. 24 Vì, Mọi xác thịt ví như cỏ, Mọi sự vinh hiển của nó ví như hoa cỏ. Cỏ khô, hoa rụng, 25 Nhưng lời Chúa còn lại đời đời. Và lời đó là đạo Tin Lành đã giảng ra cho anh em".

(3) Trên trời
שָׁמַיִם [shâmayim] hoặc שָׁמֶה [shâmeh]: Bầu trời (the sky); các thiên thể (the celestial bodies); bầu không khí (air); thiên đàng (heaven); bầu khí quyển (atmosphere).
(Thi 119:89) "Hỡi Đức Giê-hô-va, lời Ngài được vững lập đời đời trên trời".
(a) Danh từ
שָׁמַיִם [shâmayim] hoặc שָׁמֶה [shâmeh] có các nghĩa sau:
* Bầu khí quyển và khoảng không vũ trụ được nhìn từ trái đất (the region of the atmosphere and outer space seen from the earth).
* Nơi ở của Đức Chúa Trời và các thiên sứ cùng những người tốt sau khi chết (a place regarded as the abode of God and the angels and of the good after death).
* Một nơi chốn hoặc một trạng thái vô cùng hạnh phúc (a place or state of supreme bliss).
(Thi 103:11) "Vì hễ các từng trời cao trên đất bao nhiêu, Thì sự nhân từ Ngài càng lớn cho kẻ nào kính sợ Ngài bấy nhiêu".
(Thi 103:19) "Đức Giê-hô-va đã lập ngôi Ngài trên các từng trời, Nước Ngài cai trị trên muôn vật".
(Thi 108:4) "Vì sự nhân từ Chúa lớn cao hơn các từng trời, Sự chân thật Chúa đến tận các mây".
(Thi 115:15-16) "15 Đức Giê-hô-va, là Đấng dựng nên trời đất, Đã ban phước cho các ngươi. 16 Các từng trời thuộc về Đức Giê-hô-va; Nhưng Ngài đã ban đất cho con cái loài người".
(Thi 121:2) "Sự tiếp trợ tôi đến từ Đức Giê-hô-va, Là Đấng đã dựng nên trời và đất".
(Thi 123:1) "Tôi ngước mắt lên hướng cùng Ngài. Hỡi Đấng ngự trên các từng trời".
(Thi 124:8) "Sự tiếp trợ chúng ta ở trong danh Đức Giê-hô-va, Là Đấng đã dựng nên trời và đất".
(Thi 136:26) "Hãy cảm tạ Đức Chúa Trời của các từng trời! Vì sự nhân từ Ngài còn đến đời đời".
(Thi 148:4) "Hỡi trời của các từng trời, hỡi nước trên các từng trời, Hãy ngợi khen Ngài!".
(b) Latin "caéli -órum": Các tầng trời (the heavens).
* Danh từ "caelícola -ae": Cư dân trên trời (inhabitant of heaven).
* Tính từ "caeléstis -is -e": Thiên thượng (heavenly); thần linh (divine); thiên thể (celestal).
* Danh từ "caeléstia -ium": Những sự thuộc về trời (heavenly things); các nơi trên cao (high places).
* Tính từ "caélebs -ibis": Thiên thần (angelic); thiên thượng (heavenly).
(Sáng 1:1) "Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất".
(Sáng 1:8) "Đức Chúa Trời đặt tên khoảng không là trời. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhì".
(Sáng 14:19) "chúc phước cho Áp-ram và nói rằng: Nguyện Đức Chúa Trời Chí cao, là Đấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Áp-ram!".
(Sáng 15:5) "Đoạn, Ngài dẫn người ra ngoài và phán rằng: Ngươi hãy ngó lên trời, và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi. Ngài lại phán rằng: Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy".
(Sáng 24:3) "và ta sẽ biểu ngươi chỉ Đức Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời của trời và đất, mà thề rằng: ngươi không cưới một cô nào trong bọn con gái của dân Ca-na-an, tức giữa dân ấy ta trú ngụ, làm vợ cho con trai ta".
(Phục 4:19) "lại, e khi ngươi ngước mắt lên trời thấy mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, tức là toàn cả thiên binh, thì ngươi bị quyến dụ quì xuống trước các vì đó, và thờ lạy các tinh tú nầy mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đã chia phân cho muôn dân dưới trời chăng".
(Ê sai 66:1) "Đức Giê-hô-va phán như vầy: Trời là ngai ta, đất là bệ chân ta. Các ngươi sẽ xây nhà thể nào cho ta? Các ngươi sẽ lấy nơi nào làm chỗ nghỉ ngơi cho ta?".
(I Vua 8:27) "Nhưng quả thật rằng Đức Chúa Trời ngự trên đất này chăng? Kìa, trời, dầu đến đỗi trời của các từng trời chẳng có thể chứa Ngài được thay, phương chi cái đền này tôi đã cất!".
(I Vua 8:30-32) "30 Phàm điều gì tôi tớ Chúa và dân Y-sơ-ra-ên của Chúa sẽ hướng về nơi này mà khẩn cầu, xin Chúa hãy dủ nghe; phải, ở nơi ngự của Chúa, tại trên các từng trời, xin Chúa dủ nghe, nhậm lời, và tha thứ cho. 31 Khi ai phạm tội cùng kẻ lân cận mình, và người ta bắt ai đó phải thề, nếu người đến thề trước bàn thờ của Chúa, tại trong đền này, 32 thì xin Chúa ở trên trời hãy nghe, đối đãi và xét đoán tôi tớ Chúa, mà lên án cho kẻ dữ, khiến đường lối nó đổ lại trên đầu nó, và xưng công bình cho người công bình, và thưởng người tùy theo sự công bình của người".
(Châm 3:19) "Đức Giê-hô-va dùng sự khôn ngoan lập nên trái đất; Nhờ sự thông sáng mà sắp đặt các từng trời".
(c) Hy lạp (Greek) οὐρανός [ouranós]: Bầu trời (the sky); bầu khí quyển (air); thiên đàng (heaven); sự hạnh phúc (happiness); quyền năng (power); cõi đời đời (eternity).
(Mat 5:16) "Sự sáng các ngươi hãy soi trước mặt người ta như vậy, đặng họ thấy những việc lành của các ngươi, và ngợi khen Cha các ngươi ở trên trời".
(Mat 6:26) "Hãy xem loài chim trời: chẳng có gieo, gặt cũng chẳng có thâu trữ vào kho tàng, mà Cha các ngươi trên trời nuôi nó. Các ngươi há chẳng phải là quí trọng hơn loài chim sao?".
(Hê 8:1) "Đại ý điều chúng ta mới nói đó, là chúng ta có một thầy tế lễ thượng phẩm, ngồi bên hữu ngai của Đấng tôn nghiêm trong các từng trời".

II/ MẠNG LỊNH / ĐOÁN NGỮ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (judgment of God).

(Thi 119:90-91) "90 Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền. 91 Tùy theo mạng lịnh Chúa, các điều đó còn vững đến ngày nay; Vì muôn vật đều hầu việc Chúa".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew)
מִשְׁפָּט [mishpat]: Mạng lịnh, phán quyết (judgment); sắc lĩnh, qui định (ordinance). 
(1) Danh từ
מִשְׁפָּט [mishpat] có các nghĩa sau đây:
* Hành động phân xử một vụ án (act of deciding a case).
* Bản án, lời tuyên án (sentence, decision of judgment).
* Thực thi phán quyết của toà án (execution of judgment).
* Sự quyết định theo luật pháp (decision in law).
* Những chỉ thị pháp lý (covenant directives).
(Xuất 21:1) "Đây là luật lệ ngươi phải truyền cho dân sự".
(Xuất 24:3) "Môi-se bèn đến thuật lại cho dân sự mọi lời phán của Đức Giê-hô-va và các luật lệ, thì chúng đồng thinh đáp rằng: Chúng tôi sẽ làm mọi lời Đức Giê-hô-va phán dạy".
(Phục 4:1) "Hỡi Y-sơ-ra-ên, bây giờ hãy nghe những mạng lịnh và luật lệ mà ta dạy các ngươi; hãy làm theo, để các ngươi được sống và vào xứ mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ các ngươi ban cho các ngươi nhận được".
(Thi 1:5) "Bởi cớ ấy kẻ ác chẳng đứng nổi trong ngày đoán xét, Tội nhân cũng không được vào hội người công bình".

(2) Trong Cựu ước, danh từ
מִשְׁפָּט [mishpat] (judgment) được chép đến 421 lần, riêng trong Thi thiên 119 chỉ có 4 lần.
(Thi 119:66) "Xin hãy dạy tôi lẽ phải (judgment) và sự hiểu biết, Vì tôi tin các điều răn Chúa".
(Thi 119:84) "Số các ngày kẻ tôi tớ Chúa được bao nhiêu? Chừng nào Chúa sẽ đoán xét (judgment) những kẻ bắt bớ tôi?".
(Thi 119:121) "Tôi đã làm điều ngay thẳng (judgment) và công bình; Chớ phó tôi cho kẻ hà hiếp tôi".
(Thi 119:149) "Hỡi Đức Giê-hô-va, theo sự nhân từ Ngài, xin hãy nghe tiếng tôi; Hãy khiến tôi được sống tùy mạng lịnh (judgment) Ngài".

2/ La tinh (Latin) "judex judicts": Xem xét, xét đoán, đánh giá (judge). Gồm:
(1) Tiền tố "jus": Luật, luật lệ, luật pháp (law).
(2) Động từ (verb) "-dicus": Phát biểu, nói rõ, trình bày (speaking).
(Xuất 12:12) "Đêm đó ta sẽ đi qua xứ Ê-díp-tô, hành hại mọi con đầu lòng xứ Ê-díp-tô, từ người ta cho đến súc vật; ta sẽ xét đoán các thần của xứ Ê-díp-tô; ta là Đức Giê-hô-va".
(Phục 1:17) "Trong việc xét đoán, các ngươi chớ tư vị ai; hãy nghe người hèn như nghe người sang, đừng có sợ ai, vì sự xét đoán thuộc về Đức Chúa Trời. Phàm việc nào lấy làm rất khó cho các ngươi, hãy đem đến trước mặt ta thì ta sẽ nghe cho".
(Phục 4:8) "Lại, há có nước lớn nào có những mạng lịnh và luật lệ công bình như cả luật pháp nầy, mà ngày nay ta đặt trước mặt các ngươi chăng?".

3/ Hy-lạp (Greek) κρίσις [krisis]: Sự nhận xét, ý kiến, quyết định, phán quyết, xét đoán (judgment).
(1) Nghĩa nguyên thủy (literal).
* Sự chia tách, chia ra, phân ra, tách biệt, phân tích (a separating, sundering, separation).
* Hành động hoặc sự lựa chọn (the act or an instance of selecting).
* Tình trạng được lựa chọn (the state of being selected).
* Phiên toà (a trial, contest).
(2) Nghĩa bóng (figurative).
* Khả năng phê phán (the critical faculty).
* Khả năng suy xét chính xác hoặc sáng suốt (good judgment or insight).
* Được xem xét và trắc nghiệm các vấn đề (a judicial examination of issues).
* Ý kiến hay quyết định được đưa ra liên quan đến bất cứ vấn đề gì (opinion or decision given concerning anything) đặc biệt liên hệ đến sự công bằng và không công bằng hoặc đúng hay sai (esp. concerning justice and injustice, right or wrong).
(Mat 10:15) "Quả thật, ta nói cùng các ngươi, đến ngày phán xét, thì xứ Sô-đôm và xứ Gô-mô-rơ sẽ chịu đoán phạt nhẹ hơn thành ấy".
(Giăng 3:18-19) "18 Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời. 19 Vả, sự đoán xét đó là như vầy: sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa".
(Giăng 5:29) "ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán".
(Hê 9:27) "Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét".
(Giu đe 1:15) "Nầy, Chúa ngự đến với muôn vàn thánh, đặng phán xét mọi người, đặng trách hết thảy những người không tin kính về mọi việc không tin kính họ đã phạm, cùng mọi lời sỉ hổ mà những kẻ có tội không tin kính đó đã nói nghịch cùng Ngài".

4/ Sự thành tín của Đức Chúa Trời (the faithfulness of God) đã được thể hiện không những trong lời của Ngài mà còn trong công việc Ngài nữa (not only in His Word but also in His work). Sự thành tín ấy mở rộng cho mọi thế hệ (all generations), và được nhìn thấy trong sự trật tự và chính xác của thiên nhiên (seen in the order and precision of nature).
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền".

(1) Sự thành tín
אֱמוּנָה [ʼĕmûwnâh] hoặc אֱמֻנָה [ʼĕmunâh]: chân lý (verity); sự trung thực (faithfulness); tính đáng tin cậy (trust); sự vững chắc (firmness); tính ổn định (stability); kiên định (steady); chân thành (truly).
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền".
(a) Danh từ
אֱמוּנָה ['emuwnah] có các nghĩa sau: 
* Chính xác, đúng với sự thật (accurate, true to fact).
* Không dễ dàng làm cho lay chuyển (not easily shaken).
* Phẩm chất hoặc trạng thái bền vững, ổn định (the quality or state of being stable).
(Thi 119:30) "Tôi đã chọn con đường thành tín, Đặt mạng lịnh Chúa trước mặt tôi".
(Thi 119:75) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi biết rằng sự xét đoán của Ngài là công bình, Và ấy là bởi sự thành tín mà Ngài làm cho tôi bị khổ nạn".
(Thi 119:86) "Các điều răn Chúa là thành tín; thiên hạ dùng sự giả dối bắt bớ tôi; xin Chúa giúp đỡ tôi".
(Thi 119:138) "Chúa lấy sự công bình, sự thành tín,mà truyền ra chứng cớ của Chúa"
(b) Latin "véritas -átis": Tính trung thực (fidelity); tính đúng đắn (correctness); sự chính xác (accuracy); chân lý (truth).
(Thi 119:86) "Các điều răn Chúa là thành tín; thiên hạ dùng sự giả dối bắt bớ tôi; xin Chúa giúp đỡ tôi".
* Tính chất hoặc trạng thái đúng với sự thật (the quality or a state of being true or truthful)
* Điều có thật (what is true).
* Điều được chấp nhận là đúng sự thật (what is accepted as true).
* Sự tin cậy hoặc tín tưởng hoàn toàn (complete trust or confidence).
(Phục 7:9) "Vậy nên, phải nhận biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, ấy là Đức Chúa Trời, tức Đức Chúa Trời thành tín, giữ sự giao ước và nhân từ đến ngàn đời cho những người yêu mến Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài".
(Phục 32:4) "Công việc của Hòn Đá là trọn vẹn; Vì các đường lối Ngài là công bình. Ấy là Đức Chúa Trời thành tín và vô tội; Ngài là công bình và chánh trực".
(Thi 36:5) "Hỡi Đức Giê-hô-va, sự nhân từ Ngài ở trên các từng trời; Sự thành tín Ngài đến tận các mây".
(Thi 98:3) "Ngài đã nhớ lại sự nhân từ và sự thành tín của Ngài đối cùng nhà Y-sơ-ra-ên; Các đầu đất đã thấy sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời chúng tôi".
(Ê sai 49:7) "Đức Giê-hô-va, Đấng Cứu chuộc Y-sơ-ra-ên, và Đấng Thánh của Ngài, phán cùng người bị loài người khinh dể, bị dân nầy gớm ghiếc, là người làm tôi kẻ có quyền thế, như vầy: Các vua sẽ thấy và đứng dậy; các quan trưởng sẽ quì lạy, vì cớ Đức Giê-hô-va là Đấng thành tín, tức là Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên, là Đấng đã chọn ngươi".
(c) Hy lạp (Greek) πιστός [pistos] : Đáng để tin cậy, xứng đáng với sự tín nhiệm (trustworthy).
(Thi 119:86) "Các điều răn Chúa là thành tín; thiên hạ dùng sự giả dối bắt bớ tôi; xin Chúa giúp đỡ tôi".
* Faithfulness: Sự trung thành, sự chung thủy, sự trung thực. Một cách ứng xử đáng tín hay có thể tin cậy được (a faithful maner).
* Truth: Chân thật. Thật thà trong lời nói, không bao giờ nói dối (habitually speaking the truth). 
* Stability: Tính cố định, chắc chắn, không đi động hoặc thay đổi. Phẩm chất hoặc trạng thái bền vững, ổn định (the quality or state of being stable).
* Steadiness: Tính kiên định, trung kiên, vững chắc. Rất nghiêm túc và đáng tin trong cách cư xử (serious and dependable in behaviour).
(I Cô 1:9) "Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài đã gọi anh em được thông công với Con Ngài là Đức Chúa Jêsus Christ, Chúa chúng ta".
(I Cô 10:13) "Những sự cám dỗ đến cho anh em, chẳng có sự nào quá sức loài người. Đức Chúa Trời là thành tín, Ngài chẳng hề cho anh em bị cám dỗ quá sức mình đâu; nhưng trong sự cám dỗ, Ngài cũng mở đàng cho ra khỏi, để anh em có thể chịu được".
(I Tê 5:24) "Đấng đã gọi anh em là thành tín, chính Ngài sẽ làm việc đó".
(I Phi 4:19) "Vậy những kẻ chịu khổ theo ý muốn Đức Chúa Trời, hãy cứ làm lành mà phó linh hồn mình cho Đấng Tạo hóa thành tín".
(Khải 19:11) "Bấy giờ tôi thấy trời mở ra, và có một con ngựa bạch hiện ra: Đấng cỡi ngựa ấy gọi là Đấng Trung Tín Và Chân Thật; Ngài lấy lẽ công bình mà xét đoán và chiến đấu".

(2) Còn đời nầy đến đời kia
דּוֹר [dowr] hoặc דֹּר [dôr]: Thế hệ (generations); đời đời, mãi mãi (evermore); luôn luôn (always).
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền".
(a) Danh từ
דּוֹר [dowr] (generation) có các nghĩa sau:
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền".
* Tất cả những người được sinh ra gần như cùng một thời điểm cụ thể (all the people born at a particular time).
* Một khoảng thời gian thường được coi là 30 năm, trong đó trẻ em lớn lên để thay vào vị của cha mẹ họ (the average time in which children are ready to take the place of their parents, usu. reckoned at about 30 years).
(Thi 90:1) "Lạy Chúa, từ đời nầy qua đời kia Chúa là nơi ở của chúng tội".
(Thi 100:5) "Vì Đức Giê-hô-va là thiện; sự nhân từ Ngài hằng có mãi mãi, Và sự thành tín Ngài còn đến đời đời" (His faithfulness continues through all generations or to generation and generation).
(Thi 102:24) "Tôi tâu rằng: Đức Chúa Trời tôi ôi! các năm Chúa còn đến muôn đời".
(b) Latin "generatio -onis" do tính từ "generare": Được sinh ra (beget).
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền".
* Những người sống trong một thời kỳ (those living during a period).
* Một giai đoạn trong lịch sử của một gia đình (a stage in a family's lineage).
(Phục 1:35) "Chẳng một ai của dòng dõi gian ác nầy sẽ thấy xứ tốt đẹp mà ta đã thề ban cho tổ phụ các ngươi".
(Ha 1:12) "Hỡi Giê-hô-va, Đức Chúa Trời tôi, Đấng Thánh của tôi! Ngài há chẳng phải là từ đời đời vô cùng sao? Vậy chúng tôi sẽ không chết! Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã lập dân nầy đặng làm sự xét đoán của Ngài. Hỡi vầng Đá! Ngài đã đặt nó đặng làm sự sửa phạt!".
(c) Hy lạp (Greek) γενεά [genea] (generation / time): Thế hệ, thời, thời gian, dòng dõi, đời.
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền".
* Một nhóm người giống nhau về khả năng, sự theo đuổi, hoặc tính cách (a group of men very like each other in endowments, pursuits, character).
* Toàn thể dân chúng sống trong cùng một thời kỳ (the whole multitude of men living at the same time).
(Mác 8:12) "Đức Chúa Jêsus than thở trong lòng mà rằng: Làm sao dòng dõi nầy xin dấu lạ? Quả thật, ta nói cùng các ngươi, họ chẳng được ban cho một dấu lạ nào".
(Êp 3:5) "là lẽ mầu nhiệm trong các đời khác, chưa từng phát lộ cho con cái loài người, mà bây giờ đã được Đức Thánh Linh tỏ ra cho các sứ đồ thánh và tiên tri của Ngài".
(Phil 2:15) "hầu cho anh em ở giữa dòng dõi hung ác ngang nghịch, được nên con cái của Đức Chúa Trời, không vít, không tì, không chỗ trách được, lại giữa dòng dõi đó, giữ lấy đạo sự sống, chiếu sáng như đuốc trong thế gian".

(3) Lập
כּוּן [kûwn] Nắn, nặn (fashion); tạo thành (form); củng cố (establish); tạo một cái khung (frame); sửa soạn (make preparation); vững chắc (be stable); chuẩn bị (be, make ready); buột hoặc gắn chặt (make or become fixed); sáng tạo (create); vững vàng, kiên định (steadfast).
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền".
(a) Động từ
כּוּן [kûwn] có các nghĩa sau:
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền".
* Tạo một hình dạng đặc biệt hoặc được yêu cầu (make into a particular or the required form).
* Được xây dựng lên (to be erect).
* Được thiết lập hoặc tạo ra (to set up).
* Được thiết lập hoặc củng cố chắc chắn, không dễ dàng điều chỉnh, hủy hoại hoặc biến đổi (firmly fixed or established; not easily adjusted, destroyed or altered).
* Không giao động, không thay đổi, không nhân nhượng, bền chí (constant, firm, unwavering).
(Thi 119:5) "Ô! chớ chi đường lối tôi được vững chắc, Để tôi giữ các luật lệ Chúa!"
(Thi 119:73) "Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi; Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(Thi 119:133) "Xin hãy làm cho bước tôi vững trong lời Chúa; Chớ để sự gian ác gì lấn lướt trên tôi".
(b) Latin "factio -onis" từ động từ "facere fact": Làm (to make).
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền".
(Sáng 2:22) "Giê-hô-va Đức Chúa Trời dùng xương sườn đã lấy nơi A-đam làm nên một người nữ, đưa đến cùng A-đam".
(Gióp 31:15) "Đấng đã tạo thành tôi trong lòng mẹ tôi, Há chẳng có dựng nên chúng nó sao? Há chẳng phải cũng một Đức Chúa Trời dựng nên chúng ta trong lòng mẹ sao?"
(Thi 33:15) "Ngài nắn lòng của mọi người, Xem xét mọi việc của chúng nó".
(Ê sai 44:9) "Những thợ chạm tượng đều là hư vô, việc họ rất ưa thích chẳng có ích gì. Những kẻ làm chứng của họ không thấy và không biết, để họ mang xấu hổ".
(c) Hy lạp κτίζω [ktízō]: Tạo dựng (create); thiết lập (found); tạo ra (make).
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền". 
(Êp 2:10) "vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo".
(Êp 4:22-24) "22 rằng anh em phải bỏ cách ăn nết ở ngày trước, thoát lốt người cũ là người bị hư hỏng bởi tư dục dỗ dành, 23 mà phải làm nên mới trong tâm chí mình, và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời, trong sự công bình và sự thánh sạch của lẽ thật".
(Khải 4:11) "Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quí và quyền lực; vì Chúa đã dựng nên muôn vật, và ấy là vì ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên".

(4) Còn vững bền
עָמַד [ʻâmad]: Vẫn còn nguyên, không thay đổi (stand); tiếp tục tồn tại (continue); kiến lập (establish); còn lại (remain); đứng (arise); vẫn còn, tiếp tục (abide).
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền".
(a) Động từ
עָמַד [ʻâmad] có các nghĩa sau.
* Duy trì tình trạng hiện hữu hoặc không bị thay đổi (remain in existence or unchanged).
* Vẫn còn lại sau khi các phần khác đã bị loại bỏ (be left over after others or other parts have been moved).
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền".
(Thi 119:91) "Tùy theo mạng lịnh Chúa, các điều đó còn vững đến ngày nay; Vì muôn vật đều hầu việc Chúa. 
(b) Latin "contínuo -áre": Tiếp tục tồn tại (continue); kéo dài (last).
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền".
(Sáng 8:22) "Hễ đất còn, thì mùa gieo giống cùng mùa gặt hái, lạnh và nóng, mùa hạ cùng mùa đông, ngày và đêm, chẳng bao giờ tuyệt được".
(Xuất 16:29) "Hãy suy nghĩ rằng Đức Giê-hô-va đã cho các ngươi ngày Sa-bát; vậy nên, đến ngày thứ sáu Ngài lại cho các ngươi lương thực đủ hai ngày. Trong ngày thứ bảy, mỗi người phải ở yên chỗ mình (remain in his place), chớ ai ra khỏi nhà".
(I Sam 16:11) "Đoạn, Sa-mu-ên nói cùng Y-sai rằng: Hết thảy con trai ngươi là đó sao? Y-sai đáp rằng: Hãy còn đứa con út (remains yet the youngest, nhưng nó đi chăn chiên. Sa-mu-ên nói: Hãy sai gọi nó; chúng ta không ngồi ăn trước khi nó đến".
(c) Hy lạp (Greek) μένω [ménō]: Vẫn còn, tiếp tục (abide); để lại (be left); còn lại (remain); tiếp tục tồn tại (continue); hiện hữu (be present); vẫn không thay đổi (stand).
(Thi 119:90) "Sự thành tín Chúa còn đời nầy đến đời kia. Chúa đã lập trái đất, đất còn vững bền".
Động từ μένω [ménō] có nghĩa sau.
* Tiếp tục duy trì trong một nơi được chỉ định, một tình trạng, một  mối liên hệ hoặc một kỳ vọng (to stay in a given place, state, relation or expectancy).
(Giăng 19:31) "Vì bấy giờ là ngày sắm sửa về ngày Sa-bát, mà Sa-bát nầy là rất trọng thể, nên dân Giu-đa ngại rằng những thây còn treo lại trên thập tự giá trong ngày Sa-bát chăng, bèn xin Phi-lát cho đánh gãy ống chân những người đó và cất xuống".
(I Cô 7:11) "ví bằng đã phân rẽ nhau, thì nên ở vậy đừng lấy chồng khác; hay là phải lại hòa thuận với chồng mình, còn chồng cũng không nên để vợ".
(II Tim 2:13) "nếu chúng ta không thành tín, song Ngài vẫn thành tín, vì Ngài không thể tự chối mình được".
(II Phi 3:7) "Nhưng trời đất thời bây giờ cũng là bởi lời ấy mà còn lại, và để dành cho lửa; lửa sẽ đốt nó đi trong ngày phán xét và hủy phá kẻ ác".

5/ Trời và đất đều vâng theo các luật lệ của Đức Chúa Trời (Heaven and earth obey His Laws). Mùa gieo giống và mùa gặt, mùa lạnh và mùa nóng, mùa hè và mùa đông, ngày và đêm đều là tôi tớ của Đức Chúa Trời (God's servants), và tất cả đều được điều hoà và nâng đỡ bởi Lời đầy quyền phép của Ngài (regulated and sustained by His word of power).
(Thi 119:91) "Tùy theo mạng lịnh Chúa, các điều đó còn vững đến ngày nay; vì muôn vật đều hầu việc Chúa".

(1) Còn vững
עָמַד [ʻâmad] 
(Thi 119:91) "Tùy theo mạng lịnh Chúa, các điều đó còn vững đến ngày nay; Vì muôn vật đều hầu việc Chúa".
(Tham khảo Thi thiên 119:90).

(2) Hầu việc
עֶבֶד [ʻebed]: Đầy tớ (servant); người nô lệ (bondman); cảnh làm nô lệ (bondage). Do động từ עָבַד [`abad] (serve): Phục vụ, phụng vụ, giúp việc, phục dịch, thực hiện nghĩa vụ.
(Thi 119:91) "Tùy theo mạng lịnh Chúa, các điều đó còn vững đến ngày nay; Vì muôn vật đều hầu việc Chúa".
(a) Động từ
עֶבֶד [ʻebed] có các nghĩa sau:
* Làm việc một cách khó khăn (work hard) và với nhiều nổ lực lớn (with great effort) cũng không tự ý hoặc tự phát (not spontaneous or fluent).
* Làm việc với sự cố gắng, với sự ráng sức và nổ lực rất lớn (exert).
* Lao động cần cù, làm việc cặm cụi, quần quật (toil).
(Thi 119:17) "Xin Chúa ban ơn lành cho tôi tớ Chúa, để tôi được sống; Thì tôi sẽ giữ lời của Chúa".
(Thi 119:23) "Vua chúa cũng ngồi nghị luận nghịch tôi; Song tôi tớ Chúa suy gẫm luật lệ Chúa".
(Thi 119:38) "Xin Chúa làm ứng nghiệm lời Chúa cho kẻ tôi tớ Chúa, Tức là kẻ kính sợ Chúa".
(Thi 119:49) "Xin Chúa nhớ lại lời Chúa phán cho tôi tớ Chúa, Vì Chúa khiến tôi trông cậy".
(Thi 119:65) "Hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài đã hậu đãi kẻ tôi tớ Ngài Tùy theo lời của Ngài".
(Thi 119:76) "Chúa ơi, nguyện sự nhân từ Chúa an ủi tôi, Y như Chúa đã phán cùng kẻ tôi tớ Chúa".
(Thi 119:84) "Số các ngày kẻ tôi tớ Chúa được bao nhiêu? Chừng nào Chúa sẽ đoán xét những kẻ bắt bớ tôi?"
(Thi 119:91) "Tùy theo mạng lịnh Chúa, các điều đó còn vững đến ngày nay; Vì muôn vật đều hầu việc Chúa".
(Thi 119:122) "Xin Chúa làm Đấng bảo lãnh cho kẻ tôi tớ Chúa được phước; Chớ để kẻ kiêu ngạo hà hiếp tôi".
(Thi 119:124) "Xin hãy đãi kẻ tôi tớ Chúa theo sự nhân từ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa". Tôi là kẻ tôi tớ Chúa; xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, Để tôi hiểu biết các chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:125) "Tôi là kẻ tôi tớ Chúa; xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, Để tôi hiểu biết các chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:135) "Xin hãy làm cho mặt Chúa soi sáng trên kẻ tôi tớ Chúa, Và dạy tôi các luật lệ Chúa".
(Thi 119:140) "Lời Chúa rất là tinh sạch, Nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy".
(Thi 119:176) "Tôi xiêu lạc khác nào con chiên mất: Xin hãy tìm kiếm kẻ tôi tớ Chúa, Vì tôi không quên điều răn của Chúa".
(b) La tinh (Latin) "sérvio -íre": Phục vụ (serve); ở trong ảnh nô lệ (be in bondage); vâng lời (obey). Đo danh từ " "servitium -ii" hoặc "sérvitus -útis": Sự phục vụ (service); tình trạng nô lệ (servitude); sự khuất phục (subjection);  cảnh nô lệ (slavery).
(Thi 119:91) "Tùy theo mạng lịnh Chúa, các điều đó còn vững đến ngày nay; vì muôn vật đều hầu việc Chúa".
(Sáng 9:25) "bèn nói rằng: Ca-na-an đáng rủa sả! Nó sẽ làm mọi cho các tôi tớ của anh em nó".
(Xuất 23:25) "Ngươi hãy hầu việc Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi; Ngài sẽ ban ơn cho vật ăn uống của ngươi và tiêu trừ các bịnh hoạn giữa vòng ngươi".
(Phục 10:12) "Vậy, hỡi Y-sơ-ra-ên, bây giờ Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đòi ngươi điều chi? há chẳng phải đòi ngươi kính sợ Giê-hô-va, Đức Chúa Trời ngươi, đi theo các đạo Ngài, hết lòng hết ý kính mến và phục sự Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi".
(Giô suê 22:5) "Song phải cẩn thận làm theo điều răn và luật pháp mà Môi-se, tôi tớ của Đức Giê-hô-va, đã truyền cho các ngươi, tức là thương yêu Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, đi theo đường lối Ngài, giữ các điều răn Ngài, tríu mến Ngài, và hết lòng hết ý phục sự Ngài".
(I Sam 3:9) "Người nói cùng Sa-mu-ên rằng: Hãy đi ngủ đi, và nếu có ai gọi con, con hãy nói: Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy phán, kẻ tôi tớ Ngài đang nghe! Vậy, Sa-mu-ên đi nằm tại chỗ mình".
(Thi 31:16) "Cầu xin soi sáng mặt Chúa trên kẻ tôi tớ Chúa, Lấy sự nhân từ Chúa mà cứu vớt tôi".
(Thi 100:2) "Khá hầu việc Đức Giê-hô-va cách vui mừng, Hãy hát xướng mà đến trước mặt Ngài".
(Đa 3:17) "Nầy, hỡi vua! Đức Chúa Trời mà chúng tôi hầu việc, có thể cứu chúng tôi thoát khỏi lò lửa hực, và chắc cứu chúng tôi khỏi tay vua".
(c) Hy lạp (Greek) προσκυνέω [proskyneō]: Hầu việc (serve); hoặc thờ phượng (worship).
(Thi 119:91) "Tùy theo mạng lịnh Chúa, các điều đó còn vững đến ngày nay; vì muôn vật đều hầu việc Chúa".
Gồm:
(a) Tiền tố (pref.) προσ [pros]: Tiến đến (toward).
(b) Động từ (verb) κυνέω [kuneò]: Hôn (kiss).
* Một hành động để tỏ lòng kính yêu hoặc tôn kính đến Đức Chúa Trời (an act of homage or reverence to God).
(Mat 4:10) "Đức Chúa Jêsus bèn phán cùng nó rằng: Hỡi quỉ Sa-tan, ngươi hãy lui ra! Vì có lời chép rằng: Ngươi phải thờ phượng Chúa là Đức Chúa Trời ngươi, và chỉ hầu việc một mình Ngài mà thôi".
(Mat 6:24) "24 Chẳng ai được làm tôi hai chủ; vì sẽ ghét người nầy mà yêu người kia, hoặc trọng người nầy mà khinh người kia. Các ngươi không có thể làm tôi Đức Chúa Trời lại làm tôi Ma-môn nữa".
(Giăng 12:26) "Nếu ai hầu việc ta, thì phải theo ta, và ta ở đâu, thì kẻ hầu việc ta cũng sẽ ở đó; nếu ai hầu việc ta, thì Cha ta ắt tôn quí người".
(II Cô 3:6) "và ấy là Ngài đã ban tài năng cho chúng tôi giúp việc giao ước mới, chẳng phải giao ước về chữ, bèn là giao ước về Thánh Linh; vì chữ làm cho chết, song Thánh Linh làm cho sống".
(Gal 5:13) "Hỡi anh em, anh em đã được gọi đến sự tự do, song chớ lấy sự tự do đó làm dịp cho anh em ăn ở theo tánh xác thịt, nhưng hãy lấy lòng yêu thương làm đầy tớ lẫn nhau".
(I Tim 4:6) "Con giải tỏ các việc đó cho anh em, thì con sẽ nên kẻ giúp việc ngay lành của Đức Chúa Jêsus Christ, được nuôi bởi các lời của đức tin và đạo lý lành mà con đã theo".
(Khải 4:10) "hai mươi bốn trưởng lão sấp mình xuống trước mặt Đấng ngự trên ngôi, và thờ lạy Đấng hằng sống đời đời; rồi quăng mão triều thiên mình trước ngôi mà".

III/ LUẬT PHÁP CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (law of God).
(Thi 119:92) "Nếu luật pháp Chúa không làm sự tôi ưa thích, Ắt tôi đã bị diệt vong trong cơn hoạn nạn".
(Thi 119:96) "Tôi đã thấy sự cùng tận của mọi vật trọn vẹn; Song luật pháp Chúa lấy làm rộng thay"

1/ Hy-bá-lai (Hebrew)
תּוֹרָה [towrah]: Luật (law), sự chỉ dẫn (direction), Sự hướng dẫn (instruction). Có các nghĩa sau: 
* Hướng dẫn ai làm cách nào để đạt được mục đích (guidance on how to reach a destination).
* Hệ thống các qui tắc/ luật lệ (the body of laws) để điều hoà ứng xử của các thành viên trong một cộng đồng, một đất nước.
* Kinh Tô-ra
תּוֹרָה [towrah] (the Torah): Luật pháp (laws). Các luật lệ về hạnh kiểm mà Đức Chúa Trời đã ban cho Môi se trên núi Si-nai như đã được ghi chép trong Xuất-Ê-díp-tô 20:1-17 (the divine rules of conduct given by God to Moses on Mount Sinai according to Exodous 20:1-17).
* Ngũ kinh (the Pentateuch): Năm sách Cựu ước đầu tiên tách biệt khỏi các phần khác của Kinh thánh như các sách Tiên tri các sách Lịch sử và các sách Văn thơ (the Prophets, the Histories, and the Writings) được gọi là Kinh Tô-ra (the Torah).
* Một cuộn sách chứa đựng năm sách Cựu ước đầu tiên của Kinh thánh (a scroll containing the Pentateuch).
* Ý muốn của Đức Chúa Trời như đã được bày tỏ trong luật của Môi se (the will of God as revealed in Mosaic law).
(Thi 1:2) "Song lấy làm vui vẻ về luật pháp của Đức Giê-hô-va, Và suy gẫm luật pháp ấy ngày và đêm".
(Thi 19:7) "Luật pháp của Đức Giê-hô-va là trọn vẹn, bổ linh hồn lại; Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan".
(Thi 37:31) "Luật pháp Đức Chúa Trời người ở trong lòng người; Bước người không hề xiêu tó".
(Thi 40:8) "Hỡi Đức Chúa Trời tôi, tôi lấy làm vui mừng làm theo ý muốn Chúa, Luật pháp Chúa ở trong lòng tôi".
(Thi 78:10) "Chúng nó không gìn giữ giao ước của Đức Chúa Trời, Cũng không chịu đi theo luật pháp Ngài".
(Thi 89:30) "Nếu con cháu người bỏ luật pháp ta,Không đi theo mạng lịnh ta"
(Thi 94:12) "Hỡi Đức Giê-hô-va, phước cho người nào Ngài sửa phạt, Và dạy luật pháp Ngài cho".
(Thi 119:18) "Xin Chúa mở mắt tôi, để tôi thấy sự lạ lùng trong luật pháp của Chúa".

2/ La tinh (Latin) "legalis": Pháp luật (legal). 
(1) Danh từ "legalis" xuất phát từ danh từ "lex legis": Luật lệ, luật pháp, phép tắc, qui tắc.
(2) Danh từ "legalis" có các nghĩa sau:
* Thuộc về hoặc căn cứ trên luật pháp (of or based on law).
* Quan tâm đến luật pháp (concerned with law).
* Thuộc về luật của Môi-se (of the Mosaic law).
* Nói về sự cứu rỗi bởi các việc làm hơn là bởi đức tin (of salvation by works rather than by faith).
(Xuất 24:12) "Đức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy lên núi, đến cùng ta và ở lại đó; ta sẽ ban cho ngươi bảng đá, luật pháp và các điều răn của ta đã chép đặng dạy dân sự".
(II Sử 6:16) "Vậy, Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên ôi! Chúa đã hứa cùng tôi tớ Chúa là Đa-vít, cha tôi, rằng: Ví bằng con cháu ngươi cẩn thận đường lối mình, giữ theo các luật pháp ta, y như ngươi đã làm, thì trước mặt ta ngươi sẽ chẳng hề thiếu người ngồi trên ngôi Y-sơ-ra-ên; nay cầu xin Chúa hãy giữ gìn lời hứa ấy".

3/ Hy-lạp (Greek) νόμος [nomos]: Luật pháp (law). Có các nghĩa sau:
* Chỉ về bất cứ một tập tục, một luật lệ, một mệnh lệnh nào (a custom, a law, a command) đã được thiết lập (anything established); hoặc bất cứ một luật pháp nào đã được chấp nhận và sử dụng (anything received by usage, of any law whatsoever).
* Thuộc về luật của Môi se (of the Mosaic law).
* Luật đức tin tuyệt đối (the law demanding faith).
* Sự dạy dỗ thuộc về đạo đức của Đức Chúa Giê su (the moral instruction given by Christ), đặc biệt là giáo huấn về tình yêu thương (esp. the precept concerning love).
* Tên gọi sách Ngũ kinh của Môi se (the name of the Pentateuch).
(Mat 5:17) "Các ngươi đừng tưởng ta đến đặng phá luật pháp hay là lời tiên tri; ta đến, không phải để phá, song để làm cho trọn".
(Giăng 7:51) "Luật chúng ta há bắt tội một người nào chưa tra hỏi đến, và chưa biết điều người ấy đã làm, hay sao?".
(Rô 3:28) "vì chúng ta kể rằng người ta được xưng công bình bởi đức tin, chớ không bởi việc làm theo luật pháp".
(Rô 4:15) "vì luật pháp sanh ra sự giận; song đâu không có luật pháp, thì đó cũng không có sự phạm luật pháp".
(Rô 7:12) "Ấy vậy, luật pháp là thánh, điều răn cũng là thánh, công bình và tốt lành".
(Gal 3:24) "Ấy vậy, luật pháp đã như thầy giáo đặng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, hầu cho chúng ta bởi đức tin mà được xưng công bình".
(Gal 6:2) "Hãy mang lấy gánh nặng cho nhau, như vậy anh em sẽ làm trọn luật pháp của Đấng Christ".

4/ Một sự thương tiếc rất lớn mà tác giả Thi thiên 119 đang chịu. Ông đang ở trong sự hoạn nạn và chắc sẽ bị diệt vong trong cơn hoạn nạn (and ready to perish in his affliction). 
Sự hoạn nạn nầy không có vẻ gì là phải bị chết (not likely to die), nhưng có lẽ là sự tuyệt vọng (so much as likely to despair). Dầu là trường hợp nào, tác giả cũng tìm được sự yên ủi trong lời của Đức Chúa Trời.
(Thi 119:92) "Nếu luật pháp Chúa không làm sự tôi ưa thích, Ắt tôi đã bị diệt vong trong cơn hoạn nạn".
(1) Danh từ
שַׁעְשֻׁעַ [shaʻshuaʻ]: Sự ưa thích hoặc động từ שָׁעַע [shâʻaʻ]: Ưa thích (delight).
(a) Danh từ
שַׁעְשֻׁעַ [shaʻshuaʻ] và động từ שָׁעַע [shâʻaʻ] có các nghĩa sau:
* Vui thích lớn (great please).
* Ngước mắt nhìn lên với sự tự mãn (to look upon with complacency).
* Một cảm giác thỏa lòng hoặc vui mừng (a feeling of satisfaction or joy).
* Điều mang lại hạnh phúc hoặc sự thỏa nguyện (a source of pleasure or gratification)
(Thi 119: 16) "Tôi ưa thích luật lệ Chúa, sẽ chẳng quên lời của Chúa".
(Thi 119:24) "Các chứng cớ Chúa là sự hỉ lạc tôi, Tức là những mưu sĩ tôi".
(Thi 119:47) "Tôi sẽ vui vẻ về điều răn Chúa, Là điều răn tôi yêu mến".
(Thi 119:174) "Hỡi Đức Giê-hô-va, tôi mong ước sự cứu rỗi của Chúa; Luật pháp Chúa là sự tôi ưa thích".
(b) Latin "delectare" hoặc "delicere": Sự vui sướng (delight). Gồm:
* Tiền tố (pref.) "de" (sense): Phát hiện ra, cảm thấy, nhận thức được.
* Danh từ (noun) "licere" (light): Ánh sáng, sự hiểu biết, sự làm sáng tỏ.
(Sáng 18:12) "Sa-ra cười thầm mà rằng: Già như tôi thế nầy, dễ còn được điều vui đó sao? Còn chúa tôi cũng đã già rồi!"
(Châm 21:17) "Ai ham sự vui chơi ắt sẽ nghèo khó; Còn ai ưa rượu với dầu sẽ chẳng hề làm giàu".
(c) Hy lạp εὐδοκία [eudokía]: Điều ưa thích (delight); mong muốn (desire); điều rất thích thú (good pleasure); sự toại nguyện (satisfaction). Gồm:
* Tiền tố (pref.) εὐ [eu]: Thích hợp (good); rất hài lòng (well).
* Động từ (verb) δοκεω [dokeoo] (seem): Có vẻ, dường như.
(Phil 2:13) "Vì ấy chính Đức Chúa Trời cảm động lòng anh em vừa muốn vừa làm theo ý tốt Ngài".
(Hê 11:24-25) "24 Bởi đức tin, Môi-se lúc đã khôn lớn, bỏ danh hiệu mình là con trai của công chúa Pha-ra-ôn, 25 đành cùng dân Đức Chúa Trời chịu hà hiếp hơn là tạm hưởng sự vui sướng của tội lỗi".

(2) Diệt vong
אָבַד [ʼâbad]: Hủy diệt (perish); lạc đường (wander away); mất mạng sống (lose oneself); tiêu hủy (destroy); 
(Thi 119:92) "Nếu luật pháp Chúa không làm sự tôi ưa thích, Ắt tôi đã bị diệt vong trong cơn hoạn nạn".
(a) Động từ
אָבַד [ʼâbad] có các nghĩa sau:
* Không có đường nào để chạy trốn (have no way to flee).
* Không có lối thoát (not escape).
* Không còn hiệu lực (be void of).
* Giết chết hoặc là bị thương ai bằng gươm / dao (kill by means of a sword).
* Làm sụp đổ (pull or break down; demolish).
(Thi 119:95) "Những kẻ ác rình giết tôi; Nhưng tôi chăm chỉ về các chứng cớ Chúa".
(Thi 119:176) "Tôi xiêu lạc khác nào con chiên mất: Xin hãy tìm kiếm kẻ tôi tớ Chúa, Vì tôi không quên điều răn của Chúa".
(b) Latin "périmo -ere -émi": Hủy diệt (perish); tiêu hủy (destroy); hủy diệt hoàn toàn (annihilate); hủy hoại (ruin); loại bỏ hoàn toàn (remove completely) giết chết (slay). 
(Thi 119:92) "Nếu luật pháp Chúa không làm sự tôi ưa thích, Ắt tôi đã bị diệt vong trong cơn hoạn nạn".
Động từ "périmo -ere -émi" do động từ "perire": Qua đời (pass away). Gồm: 
* Tiền tố (pref.) "per": Mất hẳn (away); đến cùng (through).
* Động từ (verb) "ire": Đi (to go).
Động từ "périmo -ere -émi" có các nghĩa sau:
* Một tình trạng bị hư hại hoặc bị phá hủy trầm trọng (a destroyed or wrecked state).
* Sự sụp đổ hay sự trừ khử ai hoặc vật gì một cách tàn nhẫn (a person's or thing 's downfall or ilimination).
(Dân 17:12) "Dân Y-sơ-ra-ên nói cùng Môi-se rằng: Nầy, chúng tôi bị diệt, chúng tôi bị chết, chúng tôi chết mất hết thảy!"
(II Sam 1:27) "Cớ sao những anh hùng bị ngã xuống? Nhân sao các binh khí họ bị bẻ gãy?".
(Ê xơ tê 4:16) "Hãy đi nhóm hiệp các người Giu-đa ở tại Su-sơ, rồi hãy vì tôi mà kiêng cữ ăn trong ba ngày và đêm, chớ ăn hay uống gì hết; tôi và các nàng hầu tôi cũng sẽ kiêng cữ ăn nữa; như vậy, tôi sẽ vào cùng vua, là việc trái luật pháp; nếu tôi phải chết thì tôi chết"
(Thi 1:6) "Vì Đức Giê-hô-va biết đường người công bình, Song đường kẻ ác rồi bị diệt vong".
(Châm 22:8) "Kẻ nào giao sự bất công sẽ gặt điều tai họa; Và cây roi thạnh nộ nó sẽ bị gãy đi".
(c) Hy lạp (Greek) ἀπόλλυμι [apóllymi]: Tiêu hủy hoàn toàn (destroy utterly); chết, chết mất (die); lạc mất (lose); tiêu hủy (destroy); hư hại, thất bại (mar). Gồm:
* Tiền tố (pref.) ἀπό [apó]: Hoàn toàn (quite); mất hẳn (away).
* Động từ (verb) όλλυμι [óllymi]: Huỷ phá (perish).
(Thi 119:87) "Thiếu điều chúng nó diệt tôi khỏi mặt đất; Nhưng tôi không lìa bỏ các giềng mối Chúa".
(Mat 10:28) "Đừng sợ kẻ giết thân thể mà không giết được linh hồn; nhưng thà sợ Đấng làm cho mất được linh hồn và thân thể trong địa ngục".
(Mác 11:18) "Các thầy tế lễ cả và các thầy thông giáo nghe mấy lời, bèn kiếm cách diệt Ngài; vì họ sợ Ngài, tại cả đoàn dân cảm động sự dạy dỗ của Ngài lắm".
(Giăng 2:19) "Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hãy phá đền thờ nầy đi, trong ba ngày ta sẽ dựng lại!".
(II Phi 3:12) "trong khi chờ đợi trông mong cho ngày Đức Chúa Trời mau đến, là ngày các từng trời sẽ bị đốt mà tiêu tán, các thể chất sẽ bị thiêu mà tan chảy đi!"

(3) Hoạn nạn
עֳנִי [ʻŏnîy]: Sự trầm cảm, sự suy thoái (depression); nỗi thất vọng, sự bất hạnh (misery); sự đau đớn, buồn phiền (affliction); điều rắc rối, lôi thôi (trouble).
(Thi 119:92) "Nếu luật pháp Chúa không làm sự tôi ưa thích, Ắt tôi đã bị diệt vong trong cơn hoạn nạn".
(a) Danh từ
עֳנִי [ʻŏnîy]: Sự trầm cảm, sự suy thoái (depression); Do động từ עָנָה [ʻânâh]: Làm ngã lòng (depress).
(Thi 119:92) "Nếu luật pháp Chúa không làm sự tôi ưa thích, Ắt tôi đã bị diệt vong trong cơn hoạn nạn".
* Kéo hoặc đẩy cho ngã xuống (push or pull down).
* Làm cho ai buồn chán và không hăng hái (make dispirited or dejected).
* Bị ngã lòng hoặc khốn khổ (dispirited or miserable).
(Thi 119:50) "Lời Chúa làm cho tôi được sống lại, Ấy là sự an ủi tôi trong cơn hoạn nạn".
(Thi 119:153) "Xin hãy xem nỗi khổ nạn tôi, và giải cứu tôi; Vì tôi không quên luật pháp của Chúa".
(b) Latin "humiliátio -ónis": Tình trạng bị làm nhục (humiliation). Do động từ "humílio -áre": Làm bẻ mặt, làm nhục (humiliate); hạ thấp (bring low); san bằng đến mặt đất (level to the ground); hạ thấp (debase).
(Thi 119:92) "Nếu luật pháp Chúa không làm sự tôi ưa thích, Ắt tôi đã bị diệt vong trong cơn hoạn nạn".
* Làm cho ai cảm thấy hổ thẹn hoặc nhục nhã (injure the dignity).
* Hạ thấp phẩm cách hoặc sự tự trọng của ai (injure the self-respect of).
* Hạ thấp phẩm chất, giá trị, hoặc tính cách của ai/ gì (lower in quality, value, or character).
(Thi 71:24) "Cả ngày lưỡi tôi cũng sẽ nói lại sự công bình của Chúa; Vì những kẻ tìm làm hại tôi đã bị mất cỡ và hổ thẹn cả".
(Ê sai 45:16) "Hết thảy chúng nó đều bị xấu hổ nhuốc nhơ; những thợ làm hình tượng cùng nhau trở về, rất là mắc cỡ".
(Giê 3:25) "Chúng tôi phải nằm trong sự xấu hổ mình, và lấy điều sỉ nhục đắp cho mình! Vì chúng tôi cùng tổ phụ chúng tôi đã phạm tội nghịch cùng Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi; từ khi còn trẻ cho đến ngày nay; chúng tôi không vâng theo tiếng Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng tôi".
(c) Hy lạp (Greek) ταπείνωσις [tapeínōsis]: Sự trầm cảm (depression); bị hạ thấp (be made low); tình trạng bị làm nhục (humiliation). 
(Thi 119:92) "Nếu luật pháp Chúa không làm sự tôi ưa thích, Ắt tôi đã bị diệt vong trong cơn hoạn nạn".
* Danh từ ταπείνωσις [tapeínōsis] do động từ ταπεινόω [tapeinóō]: Làm ngã lòng, làm suy thoái (depress).
* Sự giảm sút về cấp bậc hoặc cảm giác (depression in rank or feeling).
(Công 8:33) "Trong khi người hèn hạ thì sự đoán xét Người đã bị cất đi. Còn ai sẽ kể đời của Người? Vì sự sống Người đã bị rút khỏi đất rồi".

5/ Chính những điều tốt nhất trong thế gian nầy (the very best things in this world) cũng vẫn thiếu trọn vẹn (fall short of perfection) và phải chấm dứt (and come to an end); nhưng lời của Đức Chúa Trời là trọn vẹn và vô hạn (perfect and infinite). Càng biết nhiều về Kinh thánh chúng ta càng thấy mình thiếu kém biết là dường nào.
(Thi 119:96) "Tôi đã thấy sự cùng tận của mọi vật trọn vẹn; Song luật pháp Chúa lấy làm rộng thay".

(1) Sự cùng tận
קֵץ [qêts]: Tận cùng (extremity); biên giới (border); điểm cuối cùng (end).
(Thi 119:96) "Tôi đã thấy sự cùng tận của mọi vật trọn vẹn; Song luật pháp Chúa lấy làm rộng thay".
(a) Danh từ
קֵץ [qêts]: Sự tận cùng (extremity) có các nghĩa sau:
* Mức độ cao nhất, hoặc chỗ tận cùng hay giới hạn của cái gì (the extreme point; the very end).
* Giới hạn cuối cùng; điểm mà vượt qua điểm đó sự vật không tiếp tục (the extreme limit; the point beyond which a thing does not continue).
(Thi 2:8) "Hãy cầu ta, ta sẽ ban cho Con các ngoại bang làm cơ nghiệp, Và các đầu cùng đất làm của cải".
(Thi 7:9) "Ồ, Đức Chúa Trời công bình! là Đấng dò xét lòng dạ loài người, xin hãy khiến cùng tận sự gian ác kẻ dữ, Song hãy làm cho vững vàng người công bình".
(Châm 14:12) "Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người; Nhưng đến cuối cùng nó thành ra nẻo sự chết".
(b) Latin "extremitas": Sự cùng tận (extremity). Do tính từ "extrémus": Phần xa nhất hay ở ngoài cùng nhất (farthest or outermost part); hoặc "exterus": Ở ngoài (outward).
(Thi 119:96) "Tôi đã thấy sự cùng tận của mọi vật trọn vẹn; Song luật pháp Chúa lấy làm rộng thay".
* Điểm hay mức độ cuối cùng (the utmost point or degree).
* Xa nhất, hết sức, hoặc lớn nhất (furthest, extreme or greatest).
(Sáng 6:13) "Đức Chúa Trời bèn phán cùng Nô-ê rằng: Kỳ cuối cùng của mọi xác thịt đã đưa đến trước mặt ta; vì cớ loài người mà đất phải đầy dẫy điều hung hăng; vậy, ta sẽ diệt-trừ họ cùng đất".
(Ê xê 7:2) "Hỡi con người, Chúa Giê-hô-va phán cùng đất Y-sơ-ra-ên như vầy: Sự cuối rốt đây nầy! Sự cuối rốt đã đến cho bốn góc đất!"
(c) Hy lạp (Greek) τέλος [télos]: Vô cùng, tột bậc, cực điểm (uttermost); sự kết thúc (termination); kết quả (result); giới hạn (limit).
(Thi 119:96) "Tôi đã thấy sự cùng tận của mọi vật trọn vẹn; Song luật pháp Chúa lấy làm rộng thay".
* Danh từ τέλος [télos]: Vô cùng; do động từ τέλλω [téllō]: Vạch ra một mục tiêu hoặc một điểm rõ ràng dứt khoát (to set out for a definite point or goal). 
* Điểm nhắm đến như một giới hạn tối đa (the point aimed at as a limit).
* Sự kết thúc của một hành động hoặc tâm trạng (the conclusion of an act or state).
(Mat 24:13) "Nhưng kẻ nào bền chí cho đến cuối cùng, thì sẽ được cứu".
(Lu 1:33) "Ngài sẽ trị vì đời đời nhà Gia-cốp, nước Ngài vô cùng".
(Rô 10:4) "vì Đấng Christ là sự cuối cùng của luật pháp, đặng xưng mọi kẻ tin là công bình".
(Khải 21:6) "Ngài lại phán cùng tôi rằng: Xong rồi! Ta là An-pha và Ô-mê-ga, nghĩa là đầu tiên và cuối cùng. Kẻ nào khát, ta sẽ lấy nước suối sự sống mà ban cho nhưng không".

(2) Trọn vẹn
תִּכְלָה [tiklâh]: Sự hoàn chỉnh, sự hoàn thành (perfection); sự đầy đủ, hoàn toàn, toàn diện, toàn bộ (completeness).
(Thi 119:96) "Tôi đã thấy sự cùng tận của mọi vật trọn vẹn; Song luật pháp Chúa lấy làm rộng thay".
(a) Danh từ
תִּכְלָה [tiklâh] chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong toàn bộ kinh Cựu ước (Old Statement).
* Tình trạng hoàn hảo (the state of being perfection).
* Tình trạng không có khuyết điểm (faultlessness). 
(Thi 119:96) "Tôi đã thấy sự cùng tận của mọi vật trọn vẹn; Song luật pháp Chúa lấy làm rộng thay".
(b) Latin "perfectus": Hoàn toàn (entire); hoàn chỉnh (perfect); đầy đủ (full);  hoàn hảo (complete). Gồm:
* Tiền tố (pref.) "per": Một cách trọn vẹn, hoàn hảo (completely).
* Động từ (verb) "facere": Làm, hành động (to do).
(Phục 32:4) "Công việc của Hòn Đá là trọn vẹn; Vì các đường lối Ngài là công bình. Ấy là Đức Chúa Trời thành tín và vô tội; Ngài là công bình và chánh trực".
(Thi 19:7) "Luật pháp của Đức Giê-hô-va là trọn vẹn, bổ linh hồn lại; sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan".
(c) Hy lạp (Greek) τέλειος [téleios]: Hoàn toàn (complete); hoàn chỉnh, hoàn thiện (perfect); đầy đủ, trọn vẹn (full).
(Mat 5:48) "Thế thì các ngươi hãy nên trọn vẹn, như Cha các ngươi ở trên trời là trọn vẹn".
(Cô lô se 3:14) "Nhưng trên hết mọi sự đó, phải mặc lấy lòng yêu thương, vì là dây liên lạc của sự trọn lành".
(Gia 1:4) "Nhưng sự nhịn nhục phải làm trọn việc nó, hầu cho chính mình anh em cũng trọn lành toàn vẹn, không thiếu thốn chút nào".
(I Giăng 4:18) "Quyết chẳng có điều sợ hãi trong sự yêu thương, nhưng sự yêu thương trọn vẹn thì cắt bỏ sự sợ hãi; vì sự sợ hãi có hình phạt, và kẻ đã sợ hãi thì không được trọn vẹn trong sự yêu thương".

(3) Rộng thay
מְאֹד [mᵉʼôd]: Quá chừng (exceeding); kịch liệt (vehemently); nhiều hơn (far); vĩ đại (greatly); cách mạnh mẽ (mightily); tốt hơn (well); xuất sắc (preeminent); rất (very); truyền ra (utterly); nhiều lắm (much); trọn vẹn, đầy đủ (wholly).
(Thi 119:96) "Tôi đã thấy sự cùng tận của mọi vật trọn vẹn; Song luật pháp Chúa lấy làm rộng thay".
(a) Trạng từ
מְאֹד [mᵉʼôd] có các nghĩa sau:
* Trội quá về số lượng hoặc về mức độ (surpassing in amount or degree).
* Hùng mạnh hoặc mạnh mẽ về thân thể tâm trí hoặc ảnh hưởng (powerful or strong in body, mind, or influence).
(Thi 119:43) "Xin chớ cất hết lời chân thật khỏi miệng tôi; Vì tôi trông cậy nơi mạng lịnh Chúa".
(Thi 119:51) "Kẻ kiêu ngạo nhạo báng tôi nhiều quá, Nhưng tôi không xây bỏ luật pháp Chúa".
(Thi 119:96) "Tôi đã thấy sự cùng tận của mọi vật trọn vẹn; Song luật pháp Chúa lấy làm rộng thay"..
(Thi 119:107) "Đức Giê-hô-va ôi! tôi bị khổ nạn quá đỗi; Xin hãy làm cho tôi được sống tùy theo lời của Ngài".
(Thi 119:138) "Chúa lấy sự công bình, sự thành tín, Mà truyền ra chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:140) "Lời Chúa rất là tinh sạch, Nên kẻ tôi tớ Chúa yêu mến lời ấy". 
(Thi 119:167) "Linh hồn tôi đã gìn giữ chứng cớ Chúa. Tôi yêu mến chứng cớ ấy nhiều lắm".

(b) Latin "nímius -a -um": Tột bực (excessive); quá lớn (too great); không có giới hạn (boundless); quá nhiều (too much); rất lớn (beyond measure); thừa thải (superabundant); 
(Thi 119:96) "Tôi đã thấy sự cùng tận của mọi vật trọn vẹn; Song luật pháp Chúa lấy làm rộng thay".
* Lớn hơn cái gì bình thường hoặc cần thiết (more than what is normal or necessary).
* Rất dư dật nhiều hơn cái gì là bình thường hay đúng đắn (abounding beyond what is normal or right).
(Sáng 1:31) "Đức Chúa Trời thấy các việc Ngài đã làm thật rất tốt lành. Vậy, có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ sáu".
(Sáng 4:5) "nhưng chẳng đoái đến Ca-in và cũng chẳng nhận lễ vật của người; cho nên Ca-in giận lắm mà gằm nét mặt".
(Sáng 7:18) "Trên mặt đất nước lớn và dưng thêm nhiều lắm; chiếc tàu nổi trên mặt nước".
(Sáng 7:19) "Nước càng dưng lên bội phần trên mặt đất, hết thảy những ngọn núi cao ở dưới trời đều bị ngập".

(c) Hy lạp (Greek) λίαν [lían]: Quá chừng (exceeding); nhiều quá (much); lớn quá (greatly); rất nhiều (very).
(Thi 119:96) "Tôi đã thấy sự cùng tận của mọi vật trọn vẹn; Song luật pháp Chúa lấy làm rộng thay".
* Vượt trội hơn những cái khác (excelling others).
(Mat 2:16) "Vua Hê-rốt thấy mình đã bị mấy thầy bác sĩ đánh lừa, thì tức giận quá, bèn sai giết hết thảy con trai từ hai tuổi sấp xuống ở thành Bết-lê-hem và cả hạt, theo đúng ngày tháng mà mấy thầy bác sĩ đã cho vua biết".
(Mat 4:8) "Ma quỉ lại đem Ngài lên trên núi rất cao, chỉ cho Ngài các nước thế gian, cùng sự vinh hiển các nước ấy".
(Mat 8:28) "28 Đức Chúa Jêsus qua bờ bên kia rồi, tại xứ dân Ga-đa-ra, gặp hai người bị quỉ ám ở nơi mồ đi ra, bộ dữ tợn lắm, đến nỗi không ai dám đi ngang qua đường đó".
(Lu 23:8) "Vua Hê-rốt thấy Đức Chúa Jêsus thì mừng lắm; vì lâu nay vua muốn gặp Ngài, nhân đã nghe nói về chuyện Ngài, và mong xem Ngài làm phép lạ".

IV/ GIỀNG MỐI CỦA CHÚA (precept of God).

(Thị 119:93) "Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa, Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống".
(Thi 119:94) "Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; Vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew)
פִּקּוּדִים [piqquwd] hoặc פִּקֻּד [piqqud] (precept, statute): Lời giáo huấn. Có các nghĩa sau:
* Một qui tắc về cách ứng xử (a rule of conduct).
* Sự dạy bảo về đạo đức (moral instruction).
* Một mệnh lệnh (a command/ writ) hoặc một sự cho phép (a warrant).
(Thi 119:4) "Chúa đã truyền cho chúng tôi các giềng mối Chúa, Hầu cho chúng tôi cẩn thận giữ lấy".
(Thi 119:15) " Tôi sẽ suy gẫm về giềng mối Chúa, Chăm xem đường lối của Chúa". 
(Thi 119:27) "Cầu Chúa làm cho tôi hiểu biết con đường giềng mối Chúa, Thì tôi sẽ suy gẫm các công việc lạ lùng của Chúa".
(Thi 119:40) "Kìa, tôi mong ước các giềng mối Chúa; Xin hãy khiến tôi được sống trong sự công bình Chúa".
(Thi 119:45) "Tôi cũng sẽ bước đi thong dong, Vì đã tìm kiếm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:56) "Phần tôi đã được, Là vì tôi có gìn giữ các giềng mối Chúa"
(Thi 119:63) "Tôi là bạn hữu của mọi người kính sợ Chúa, Và của mọi kẻ giữ theo các giềng mối Chúa".
(Thi 119:69) "Kẻ kiêu ngạo đã đặt lời nói dối hại tôi; Tôi sẽ hết lòng gìn giữ giềng mối của Chúa".
(Thi 119:78) "Nguyện kẻ kiêu ngạo bị hổ thẹn, vì chúng nó dùng sự giả dối mà đánh đổ tôi; Song tôi sẽ suy gẫm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:87) "Thiếu điều chúng nó diệt tôi khỏi mặt đất; Nhưng tôi không lìa bỏ các giềng mối Chúa"
(Thi 119:93-94) "Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa, Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống. 94 Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; Vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa".

3/ La tinh (Latin) "praeceptum": Giềng mối, qui tắc (precept); do động từ "praeccipere praecept": Khuyên bảo, cảnh giác, chỉ dẫn (warn, instruct).
* Chỉ thị hoặc ra lịnh (direct or command).
* Thông báo cho biết về sự nguy hiểm hoặc tình huống không biết trước (inform of danger, unknown circumstances...).
(Nê 9:14) "Chúa khiến cho chúng biết ngày sa-bát thánh của Chúa, cậy Môi-se, tôi tớ của Chúa, truyền cho chúng những điều răn, qui tắc, và luật pháp".
(Giê 35:18) "Đoạn, Giê-rê-mi nói cùng nhà người Rê-cáp rằng: Đức Giê-hô-va vạn quân, Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, phán như vầy: Vì các ngươi đã vâng theo mạng lịnh của tổ mình là Giô-na-đáp, đã giữ mọi lời răn dạy của người, và làm theo mọi điều người đã truyền cho các ngươi".
(Đa 9:5) "chúng tôi đã phạm tội, làm sự trái ngược, ăn ở hung dữ, chúng tôi đã bạn nghịch và đã xây bỏ các giềng mối và lệ luật của Ngài".

3/ Hy-lạp (Greek) διδασκαλία [didaskalia] (precepts, teaching, instruction, doctrine). có các nghĩa sau:
* Lời hướng dẫn hoặc chỉ thị (instruction, direction).
* Học thuyết hay lời giáo huấn (what is taught, doctrine).
* Cung cấp thông tin có hệ thống cho một người (give systematic information to a person).
* Bộ sách hướng dẫn (a body of instruction).
* Nguyên tắc cơ bản của niềm tin thuộc về chính trị hoặc tôn giáo... (a principle of religious or political... belief).
* Một nguyên tắc hoặc giáo lý, hoặc hệ thống của các giáo lý được soạn thảo bởi những người có thẩm quyền trong nhà thờ (a principle, tenet, or system of these, esp. as laid down by the authority of a Church).
(Mat 15:9) "Sự chúng nó thờ lạy ta là vô ích, Vì chúng nó dạy theo những điều răn mà chỉ bởi người ta đặt ra".
(Mác 10:5) "Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ấy vì cớ lòng các ngươi cứng cỏi, nên người đã truyền mạng nầy cho".

4/ Những ai kinh nghiệm quyền năng của lời Đức Chúa Trời trong đời sống mình (experienced the power of the Scriptures in their lives) thì không thể nào quên được Thi 119:93 và I Phi e rơ 1:23. 
(Thi 119:93) "Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa, Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống".
(I Phi 1:23) "anh em đã được lại sanh, chẳng phải bởi giống hay hư nát, nhưng bởi giống chẳng hư nát, là bởi lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời".

(1) Quên
שָׁכַח [shâkach] hoặc שָׁכֵחַ [shâkêach]: Không nhớ, không thể hồi tưởng (forget); lãng quên (be oblivious of); để thất lạc (mislay).
(Thi 119:93) "Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa, Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống".
(a) Động từ
שָׁכַח [shâkach] hoặc שָׁכֵחַ [shâkêach] có các nghĩa sau:
* Không biết hoặc không thấy (unaware or unconscious of).
* Tình trạng không biết hoặc bị quên (the state of having or being forgotten).
(Thi 119:83) "Vì tôi trở thành như bầu da bị khói đóng đen; Nhưng tôi không quên các luật lệ Chúa".
(Thi 119:141) "Tôi nhỏ hèn, bị khinh dể, Nhưng không quên các giềng mối Chúa".
(Thi 119:153) "Xin hãy xem nỗi khổ nạn tôi, và giải cứu tôi; Vì tôi không quên luật pháp của Chúa".
(Thi 119:176) "Tôi xiêu lạc khác nào con chiên mất: Xin hãy tìm kiếm kẻ tôi tớ Chúa, Vì tôi không quên điều răn của Chúa".
(b) La tinh (Latin) "ignorare": Không để ý đến (ignore) Không biết đến (not known). 
(Thi 119:93) "Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa, Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống".
Gồm:
* Tiền tố (pref.) "ig / in": Không (not).
* Động từ (verb) "gno": Biết (know).
* Không nhớ (lose the remembrance of).
* Không hồi tưởng (not remember).
* Gạt ra khỏi tâm trí (put out of mind).
* Thôi không nghĩ về (cease to think of).
* Không nhắc đến (not mention).
(Thi 78:11) "Quên những việc làm của Ngài, Và các công tác lạ lùng mà Ngài đã tỏ cho chúng nó thấy".
(Thi 78:42) "Chúng nó không nhớ lại tay của Ngài, Hoặc ngày Ngài giải cứu chúng nó khỏi kẻ hà hiếp".
(Thi 106:7a) "Tại Ê-díp-tô tổ phụ chúng tôi không chăm chỉ về các phép lạ Chúa. Cũng chẳng nhớ lại sự nhân từ dư dật của Chúa".
(Thi 106:21-22) "21 Họ quên Đức Chúa Trời là Đấng cứu rỗi mình, Và đã có làm công việc lớn lao ở Ê-díp-tô, 22 Những việc lạ kỳ trong xứ Cham, Và các điều đáng kinh hãi ở bên Biển đỏ".
(c) Hy lạp (Greek) λανθάνω [lanthanō]: Bỏ qua, lờ đi, phớt lờ, không chú ý đến (ignorant of).
(Thi 119:93) "Tôi chẳng hề quên giềng mối Chúa, Vì nhờ đó Chúa làm cho tôi được sống".
* Từ chối để ý đến hoặc chấp nhận sự nhắc nhở của ai (refuse to take or accept notice of).
* Cố tình không quan tâm đến (intentionally disregard).
* Không chú ý đến thông báo hay lời báo trước (to escape notice).
* Quên một cách có chủ tâm (forget wilfully).
* Không có ý thức về (unawares).
* Không biết (without knowing).
* Bị che khuất khỏi (to be hidden from one).
(Hê 13:2) "Chớ quên sự tiếp khách; có khi kẻ làm điều đó, đã tiếp đãi thiên sứ mà không biết".
(II Phi 3:5) "Chúng nó có ý quên lững đi rằng buổi xưa bởi lời Đức Chúa Trời có các từng trời và trái đất, đất ra từ Nước và làm nên ở giữa nước".
(II Phi 3:8) "Hỡi kẻ rất yêu dấu, chớ nên quên rằng ở trước mặt Chúa một ngày như ngàn năm, ngàn năm như một ngày".

(2) Sống
חָיָה [châyâh] (live): Sống lại (revive); bồi bổ (nourish up); bảo tồn sự sống (preserve alive); làm sôi nổi (quicken); hồi sinh (restore to life); ban sự sống (give life); cứu sống (save alive, life).
(Thi 119:94) "Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; Vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa".
(a) Động từ
חָיָה [châyâh] (live) có các nghĩa sau:
* Đem ý thức, sự sống, hoặc sức mạnh trở lại (bring back to consciousness or life, or strength).
* Một sự đánh thức về lòng sốt sắng, nhiệt tình tôn giáo (a reawakening of religious fervour).
(Thi 119:25) "Linh hồn tôi dính vào bụi đất, Xin hãy khiến tôi sống lại tùy theo lời Chúa. 
(Thi 119:37) "Xin xây mắt tôi khỏi xem những vật hư không, Làm tôi được sống trong các đường lối Chúa".
(Thi 119:40) "Kìa, tôi mong ước các giềng mối Chúa; Xin hãy khiến tôi được sống trong sự công bình Chúa".
(Thi 119:77) "Nguyện sự thương xót Chúa đến cùng tôi, để tôi được sống; Vì luật pháp Chúa là điều tôi ưa thích".
(Thi 119:88) "Xin hãy làm cho tôi được sống, tùy theo sự nhân từ Chúa, Thì tôi sẽ gìn giữ chứng cớ của miệng Chúa".
(Thi 119:107) "Đức Giê-hô-va ôi! tôi bị khổ nạn quá đỗi; Xin hãy làm cho tôi được sống tùy theo lời của Ngài".
(Thi 119:149) "Hỡi Đức Giê-hô-va, theo sự nhân từ Ngài, xin hãy nghe tiếng tôi; Hãy khiến tôi được sống tùy mạng lịnh Ngài".
(Thi 119:154) "Xin hãy binh vực duyên cớ tôi, và chuộc tôi; Cũng hãy khiến tôi được sống tùy theo lời Chúa".
(Thi 119:156) "Đức Giê-hô-va ơi, sự thương xót Ngài rất lớn; Xin hãy khiến tôi được sống tùy theo luật lệ Ngài".
(Thi 119:159) "Xin hãy xem tôi yêu mến giềng mối Chúa dường bao! Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy khiến tôi được sống tùy sự nhân từ Ngài".
(Thi 143:11) "Hỡi Đức Giê-hô-va, vì cớ danh Ngài, xin hãy làm cho tôi được sống; Nhờ sự công bình Ngài, xin hãy rút linh hồn tôi khỏi gian truân".
(b) Latin "vívo -ere": Sống (live); có sự sống (have life); đang sống (be alive); sinh sống (reside).
(Sáng 3:22) "Giê-hô-va Đức Chúa Trời phán rằng: Nầy, về sự phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta; vậy bây giờ, ta hãy coi chừng, e loài người giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sống đời đời chăng".
(Thi 119:88) "Xin hãy làm cho tôi được sống, tùy theo sự nhân từ Chúa, Thì tôi sẽ gìn giữ chứng cớ của miệng Chúa".
(Phục 8:3) "Vậy, Ngài có hạ ngươi xuống, làm cho ngươi bị đói, đoạn cho ăn ma-na mà ngươi và tổ phụ ngươi chưa hề biết, để khiến ngươi biết rằng loài người sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi, nhưng loài người sống nhờ mọi lời bởi miệng Đức Giê-hô-va mà ra".
(Gióp 19:25) "Còn tôi, tôi biết rằng Đấng cứu chuộc tôi vẫn sống, Đến lúc cuối cùng Ngài sẽ đứng trên đất".
(Ê sai 55:3) "Hãy nghiêng tai, và đến cùng ta; hãy nghe ta, thì linh hồn các ngươi được sống. Ta sẽ lập với các ngươi một giao ước đời đời, tức là sự nhân từ chắc thật đã hứa cùng Đa-vít".
(Ha 2:4) "Nầy, lòng người kiêu ngạo, không có sự ngay thẳng trong nó; song người công bình thì sống bởi đức tin mình".
(c) Hy lạp ζάω [záō]: Sống (live); vẫn còn sống (alive); sống sót (survive).
(Thi 119:88) "Xin hãy làm cho tôi được sống, tùy theo sự nhân từ Chúa, Thì tôi sẽ gìn giữ chứng cớ của miệng Chúa"
* Có sự sống (have life).
* Đang còn sống (be or remain alive).
* Thoát khỏi sự hủy diệt (escape destruction).
* Vui hưởng cuộc sống đầy trọn (enjoy life intensely or to the full).
(Mat 4:4) "Đức Chúa Jêsus đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời".
(Giăng 11:25) "Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là sự sống lại và sự sống; kẻ nào tin ta thì sẽ sống, mặc dầu đã chết rồi".
(Giăng 14:19) "Còn ít lâu, thế gian chẳng thấy ta nữa, nhưng các ngươi sẽ thấy ta; vì ta sống thì các ngươi cũng sẽ sống".
(Rô 1:17) "vì trong Tin Lành nầy có bày tỏ sự công bình của Đức Chúa Trời, bởi đức tin mà được, lại dẫn đến đức tin nữa, như có chép rằng: Người công bình sẽ sống bởi đức tin".
(Rô 14:9) "Đấng Christ đã chết và sống lại, ấy là để làm Chúa kẻ chết và kẻ sống".
(Gal 2:20) "Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi; nay tôi còn sống trong xác thịt, ấy là tôi sống trong đức tin của Con Đức Chúa Trời, là Đấng đã yêu tôi, và đã phó chính mình Ngài vì tôi".
(Phil 1:21) "Vì Đấng Christ là sự sống của tôi, và sự chết là điều ích lợi cho tôi vậy".
(Khải 4:10) "thì hai mươi bốn trưởng lão sấp mình xuống trước mặt Đấng ngự trên ngôi, và thờ lạy Đấng hằng sống đời đời; rồi quăng mão triều thiên mình trước ngôi mà rằng".

5/ Ngay cả sau khi được cứu khỏi án phạt của tội lỗi (saved from the penalty of sin), chúng ta cũng cần được cứu khỏi ô uế và hư hoại từng ngày (saved day by day from defilement and damage). Quen thuộc với lời của Đức Chúa Trời và với chính lòng mình sẽ khiến chúng ta ý thức được nhu cầu về sự cứu rỗi trong thời gian hiện tại nầy (present-tense salvation).
(Thi 119:94) "Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; Vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa".

(1) Cứu
יָשַׁע [yâshaʻ]: Không bị trói buộc (to be open); mở rộng (be wide); tự do (free); cứu giúp (succor); bảo vệ (defend); báo thù (avenge); được an toàn (be safe); giải cứu (deliver); giúp đỡ (help); bảo tồn (preserve); giải thoát (rescue); đem đến sự cứu rỗi (bring/having salvation); cứu (save); chiến thắng (get victory).
(Thi 119:94) "Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; Vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa".
(a) Động từ
יָשַׁע [yâshaʻ] có các nghĩa sau:
* Tiếp trợ hoặc trợ giúp ai đặc biệt là trong thời điểm túng thiếu hoặc nguy hiểm (aid or assistance, esp. in time of need).
* Bảo vệ ai/gì khỏi bị hại hoặc nguy hiểm (protect a person or thing from harm or danger).
* Kháng cự lại một sự tấn công đang diễn ra (assist an attack made on).
(Thi 119:117) "Xin hãy nâng đỡ tôi, thì tôi sẽ được bình an vô sự, Cũng thường thường chăm chỉ về các luật lệ của Chúa".
(Thi 119:146) "Tôi đã kêu cầu Chúa; xin hãy cứu tôi, Thì tôi sẽ giữ các chứng cớ Chúa".
(b) Latin động từ "sálvo -áre": Cứu (save); gìn giữ (keep); giải thoát (rescue); bảo tồn (preserve); cứu giúp (deliver). Và danh từ "salvátio -ónis": Sự cứu vớt, sự cứu rỗi linh hồn (salvation).
(Thi 119:94) "Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; Vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa".
* Giải cứu, bảo quản, gìn giữ ai/gì được an toàn khỏi sự nguy hiểm, thiệt hại hoặc mất uy tín (rescue, preserve, protect or deliver from danger, harm or discredit).
* Cứu hoặc đưa ai ra khỏi sự công kích, giam cầm, nguy hiểm hoặc sự thiệt hại (save or set free or bring away from attack, custody, danger, or harm). 
(Phục 33:29) "29 Ồ! Y-sơ-ra-ên, ngươi có phước dường bao! Hỡi dân được Đức Giê-hô-va cứu rỗi, ai giống như ngươi? Ngài là cái thuẫn giúp đỡ ngươi, Thanh gươm khiến cho ngươi nên vinh hiển. Kẻ thù nghịch ngươi sẽ đến dua nịnh ngươi; Còn ngươi, ngươi sẽ lấy chân giày đạp các nơi cao của chúng nó".
(Thi 60:5) "Hầu cho người yêu dấu của Chúa được giải thoát. Xin Chúa hãy lấy tay hữu mình mà cứu, và đáp lại chúng tôi".
(Ê sai 45:22) "Hỡi các ngươi hết thảy ở các nơi đầu cùng đất, hãy nhìn xem ta và được cứu! Vì ta là Đức Chúa Trời, chẳng có Chúa nào khác".
(Ê xê 18:27) "Nếu kẻ dữ xây bỏ sự dữ mình đã phạm, nếu nó làm theo luật pháp và hiệp với lẽ thật, thì nó sẽ cứu linh hồn mình cho được sống".
(c) Hy lạp (Greek) σώζω [sṓzō]: Giải cứu (save); giải thoát (deliver); làm cho nguyên vẹn (make whole); bảo vệ (protect); bảo tồn (preserve); giải thoát, cứu giúp (rescue); chữa lành (heal).
(Thi 119:94) "Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; Vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa".
* Cứu hoặc giải thoát ai ra khỏi nguy hiểm, hoặc nơi giam cầm (save or set free from danger or custody).
* Bảo vệ hoặc giải cứu cho ai khỏi sự nguy hiểm hoặc sự tổn hại (protect or deliver from danger or harm).
* Sự cứu vớt linh hồn khỏi tội lỗi và các hậu quả của nó và sự được nhận vào Thiên đàng, nhờ Đức Chúa Giê su Christ (deliverance from sin and its consequences and admission to heaven, brought about by Christ).
(Mat 1:21) "21 Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội".
(Mat 18:11) "Vì Con người đã đến cứu sự đã mất".
(Lu 7:50) "Nhưng Ngài phán cùng người đàn bà rằng: Đức tin của ngươi đã cứu ngươi; hãy đi cho bình an".
(Giăng 3:17) "Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu".
(Rô 5:10) "Vì nếu khi chúng ta còn là thù nghịch cùng Đức Chúa Trời, mà đã được hòa thuận với Ngài bởi sự chết của Con Ngài, thì huống chi nay đã hòa thuận rồi, chúng ta sẽ nhờ sự sống của Con ấy mà được cứu là dường nào!"
(I Tim 1:15) "Đức Chúa Jêsus Christ đã đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội, ấy là lời chắc chắn, đáng đem lòng tin trọn vẹn mà nhận lấy; trong những kẻ có tội đó ta là đầu".
(I Phi 4:18) "Lại nếu người công bình còn khó được rỗi, thì những kẻ nghịch đạo và có tội sẽ trở nên thế nào?".

(2) Tìm kiếm
דָּרַשׁ [dârash]: Mưu cầu (seek); cầu xin (ask); tìm hiểu (inquire); thẩm vấn (make inquisition); tìm tòi (search); đòi hỏi (require).
(Thi 119:94) "Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; Vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa".
(a) Động từ
דָּרַשׁ [dârash] có các nghĩa sau:
* Cố gắng tìm hoặc đạt được (try or want to find or get).
* Thường xuyên lai vãnh đến (make for or resort to).
* Tìm cầu với sự thích thú (to seek with care, care for).
* Tìm thông tin hoặc lời khuyên từ (seek information or advice from).
* Tìm kiếm sự cho phép hoặc sự đồng ý của (ai) cho một hành động dự định thực hiện trong tương lai... (seek permission or approval from for a proposed action).
(Thi 119:2) "Phước cho những người gìn giữ chứng cớ Ngài, Và hết lòng tìm cầu Ngài".
(Thi 119:10) "Tôi hết lòng tìm cầu Chúa, Chớ để tôi lạc các điều răn Chúa".
(Thi 119:45) "Tôi cũng sẽ bước đi thong dong, Vì đã tìm kiếm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:94) "Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; Vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa".
(Thi 119:155) "Sự cứu rỗi cách xa kẻ ác, Vì chúng nó không tìm hỏi các luật lệ Chúa".
(a) La tinh (Latin) "exquíro -ere -sívi -sítum": Tìm kiếm (seek); hỏi (inquire).
(Thi 119:94) "Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; Vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa".
* Cố tìm hoặc cố kiếm (seek after for).
* Tìm thông tin hoặc lời khuyên từ (seek information or advice from).
* Tra tìm một cách siêng năng, cần cù (inquire diligently).
(Phục 4:29) "Ở đó ngươi sẽ tìm cầu Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và khi nào hết lòng hết ý tìm cầu Ngài thì mới gặp".
(II Sử 7:14) "và nhược bằng dân sự ta, là dân gọi bằng danh ta, hạ mình xuống, cầu nguyện, tìm kiếm mặt ta, và trở lại, bỏ con đường tà, thì ta ở trên trời sẽ nghe, tha thứ tội chúng nó, và cứu xứ họ khỏi tai vạ".
(Truyền 7:25) "Ta lại hết lòng chuyên lo cho hiểu biết, xét nét, kiếm tìm sự khôn ngoan và chánh lý muôn vật, lại cho biết rằng gian ác là dại dột và sự dại dột là điên cuồng".
(Ô sê 10:12) "Hãy gieo cho mình trong sự công bình, hãy gặt theo sự nhân từ; hãy vỡ đất mới! Vì là kỳ tìm kiếm Đức Giê-hô-va, cho đến chừng nào Ngài đến và sa mưa công bình trên các ngươi".
(c) Hy-lạp (Greek) ζητέω [zēteō]: Tìm kiếm (seek).
(Thi 119:94) "Tôi thuộc về Chúa, xin hãy cứu tôi; Vì tôi tìm kiếm các giềng mối Chúa".
* Cố gắng hết sức để có được (strive after / try hard / make efforts).
* Có lòng khao khát mạnh mẽ (long for);
* Nài xin ai một cách thiết tha (to crave).
* Yêu cầu một điều gì từ một người nào (demand something from someone).
* Nổ lực hết sức nhằm mục đích tìm cho ra bằng cách suy nghĩ, trầm tư, suy luận (to seek in order to find out by thinking, meditating, reasoning).
(Mat 6:33) "Nhưng trước hết, hãy tìm kiếm nước Đức Chúa Trời và sự công bình của Ngài, thì Ngài sẽ cho thêm các ngươi mọi điều ấy nữa".
(Mat 7:7) "Hãy xin, sẽ được; hãy tìm, sẽ gặp; hãy gõ cửa, sẽ mở cho".
(Lu 11:10) "Vì hễ ai xin thì được, ai tìm thì gặp, và sẽ mở cửa cho ai gõ".
(Giăng 8:50) "Ta chẳng tìm sự vinh hiển ta, có một Đấng tìm và đoán xét".
(Cô lô se 3:1) "Vậy nếu anh em được sống lại với Đấng Christ, hãy tìm các sự ở trên trời, là nơi Đấng Christ ngồi bên hữu Đức Chúa Trời".

V/ CHỨNG CỚ CỦA ĐỨC CHÚA TRỜI (testimony of God).

(Thi 119:95) "Những kẻ ác rình giết tôi; Nhưng tôi chăm chỉ về các chứng cớ Chúa". 

(Thi 119:22) "Xin lăn khỏi tôi sự sỉ nhục và sự khinh dể; Vì tôi gìn giữ các chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:14) "Tôi vui mừng về đường chứng cớ Chúa, Như thể vui mừng về của cải hiếm hiệm".

1/ Hy-bá-lai (Hebrew)
עֵדָה [`edah] (testimony, witness): Bảng chứng, chứng cớ, lời chứng.
(a) Danh từ
עֵדָה [`edah] là giống đực của danh từ עֵדוּת [`eduwth] và đều có nghĩa là: Chứng cớ, sự làm chứng (testimony, witness).
(b) Đây là một thuật ngữ luật pháp thuộc về hợp đồng (a covenantal) có liên quan cách đặc biệt (specifically reffering) đến các điều kiện được lập ra với Đức Chúa Trời.
(Thi 119:2a) "Phước cho những người gìn giữ chứng cớ Ngài".
(Thi 25:10) "Các đường lối Đức Giê-hô-va đều là nhân từ và chân thật. Cho kẻ nào giữ gìn giao ước và chứng cớ của Ngài".
(Phục 4:45) "Nầy là chứng cớ, mạng lịnh, và luật lệ mà Môi-se truyền cho dân Y-sơ-ra-ên khi ra khỏi xứ Ê-díp-tô".
(c) Chứng cớ
עֵדָה [`edah] (testimony) có các nghĩa sau:
* Lời khai được viết ra hoặc được nói ra (an oral or written statement).
* Sự tuyên bố rằng điều gì đó là đúng (declaration or statement of fact).
* Mười điều răn (the Ten Commandments).
(Thi 19:7b) "... Sự chứng cớ Đức Giê-hô-va là chắc chắn, làm cho kẻ ngu dại trở nên khôn ngoan".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".

2/ La tinh (Latin) "testimonium": Lời chứng, lời khai, bảng chứng nhận. Do danh từ "testis": Một lời bằng chứng, một lời chứng, nhân chứng, người chứng kiến, người làm chứng (a witness).
* Một người nhìn thấy một vài sự kiện xảy ra và vì vậy có thể mô tả để người khác có thể biết (a person present at some event and able to give information about it).
* Lời chứng, bằng chứng, sự xác nhận (testimony, evidence, confirmation).
(Xuất 25:16) "Ngươi hãy cất vào trong hòm bảng chứng mà ta sẽ ban cho".
(Xuất 31:18) "Khi Đức Giê-hô-va đã phán xong cùng Môi-se tại núi Si-na-i, bèn cho người hai bảng chứng bằng đá, bởi ngón tay Đức Chúa Trời viết ra"

3/ Hy-lạp (Greek) μαρτύριον [martyrion] (testimony, witness, to be testified): Chứng, lời chứng, lời làm chứng, sự làm chứng.
* Được khai ra (to be testified).
* Một lời khai có tuyên thệ (a person giving sworn testimony).
* Một sự cam đoan hoặc xác nhận long trọng (a solemn protest or confession).
(Mat 26:59-60) "59 Bấy giờ các thầy tế lễ cả và cả tòa công luận kiếm chứng dối về Ngài, cho được giết Ngài. 60 Dầu có nhiều người làm chứng dối có mặt tại đó, song tìm không được chứng nào cả. Sau hết, có hai người đến...".
(Giăng 8:17) "Vả, có chép trong luật pháp của các ngươi rằng lời chứng hai người là đáng tin".
(I Cô 1:6) "như lời chứng về Đấng Christ đã được vững bền ở giữa anh em".
(II Tim 1:8) "Vậy con chớ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta, cũng đừng lấy sự ta vì Ngài ở tù làm xấu hổ; nhưng hãy cậy quyền phép Đức Chúa Trời mà chịu khổ với Tin Lành".

4/ Cách duy nhất để tránh những sự tấn công của kẻ ác là tránh sống cuộc sống nhỏ nhen tầm thường không thích hợp (the only way to avoid the attack of the wicked is to lead a petty, inconsequently life). 
Chừng nào đời sống của chúng ta còn hữu ích cho Đức Chúa Trời (as long as our lives are effect for God), chúng ta còn bị chống đối. Nhưng chúng ta tìm được sức mạnh và sự khuây khỏa (strength and solace) khi chăm chỉ suy gẫm lời của Chúa.
(Thi 119:95) "Những kẻ ác rình giết tôi; Nhưng tôi chăm chỉ về các chứng cớ Chúa". 

(1) Kẻ ác
רָשָׁע [râshâʻ] (wicked man) do tính từ רָשַׁע [râshaʻ]: Sai (wrong); quấy rối (disturb); phạm tội (guilty); vi phạm (violate); độc ác (ungodly).
(Thi 119:95) "Những kẻ ác rình giết tôi; Nhưng tôi chăm chỉ về các chứng cớ Chúa". 
(a) Danh từ
רָשָׁע [râshâʻ] có các nghĩa sau:
* Sự sai trật về đạo đức (morally wrong).
* Một người chủ động làm việc xấu (an actively bad person).
* Gây ra điều rắc rối, lôi thôi, phiền nhiễu (make trouble, vex).
(Thi 119:53) "Nhân vì kẻ ác bỏ luật pháp Chúa. Cơn giận nóng nảy hãm bắt tôi".
(Thi 119:61) "Dây kẻ ác đã vương vấn tôi; Nhưng tôi không quên luật pháp Chúa".
(Thi 119:110) "Những kẻ ác gài bẫy hại tôi; Song tôi không lìa bỏ giềng mối Chúa".
(Thi 119:119) "Chúa cất bỏ kẻ ác khỏi thế gian như xác bã; Nhân đó tôi yêu mến các chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:155) "Sự cứu rỗi cách xa kẻ ác, Vì chúng nó không tìm hỏi các luật lệ Chúa".
(b) Latin "peccátor -óris" hoặc "peccátrix -ícis": Người phạm tội (sinner); kẻ vi phạm, kẻ vượt quá giới hạn (transgressors). Do động từ "pécco -ảe": Phạm tội (sin); vượt quá giới hạn (transgress).
* Vi phạm luật đạo đức hoặc tôn giáo, đặc biệt bởi một hành động có chủ định (the breaking of divine or moral law, esp. by a conscious act).
* Đi quá ranh giới hoặc giới hạn đã được thiết lập bởi một mệnh lệnh hoặc luật lệ... (go beyond the bounds or limits set by a commandment or law, etc.).
(II Sử 6:37) "nếu trong xứ mà họ bị dẫn đến làm phu tù, họ suy nghĩ lại, ăn năn, và cầu khẩn Chúa, mà rằng: Chúng tôi có phạm tội, làm điều gian ác và cư xử cách dữ tợn".
(Thi 1:5-6) "5 Bởi cớ ấy kẻ ác chẳng đứng nổi trong ngày đoán xét, Tội nhân cũng không được vào hội người công bình. 6 Vì Đức Giê-hô-va biết đường người công bình, Song đường kẻ ác rồi bị diệt vong".
(Thi 10:2) "Kẻ ác, vì lòng kiêu ngạo, hăm hở rượt theo người khốn cùng; Nguyện chúng nó phải mắc trong mưu chước mình đã toan".
(Thi 10:13) "Vì cớ sao kẻ ác khinh dể Đức Chúa Trời, Và nghĩ rằng: Chúa sẽ chẳng hề hạch hỏi?".
(Thi 107:42) "Các người ngay thẳng sẽ thấy điều ấy, và vui vẻ, Còn các kẻ ác đều phải ngậm miệng lại".
(Ê sai 48:22) "Những người ác chẳng hưởng sự bình an bao giờ, Đức Giê-hô-va phán vậy".
(c) Hy lạp (Greek) κακία [kakia]: Điều ác (wickedness); sự hư hỏng, khiếm nhã (naughtiness); tính hiểm độc (malice).
* Về người hoặc hành động của họ xấu về mặt đạo đức (immorality), tội lỗi (sinful), hoặc độc ác (iniquitous).
* Nhằm làm hại hoặc có thể làm hại (intending or intended to give pain).
* Láu lỉnh, ranh mảnh (playfully malicious).
* Kẻ ác thù nghịch với Đức Chúa Trời (hostile to God).
* Kẻ ác phạm tội chống lại Đức Chúa Trời và loài người (guilty of sin against God or man).
(Công 8:22) "Vậy, hãy ăn năn điều ác mình, và cầu nguyện Chúa, hầu cho ý tưởng của lòng ngươi đó họa may được tha cho".
(I Cô 5:13) "Còn như kẻ ở ngoài, thì Đức Chúa Trời sẽ đoán xét họ. Hãy trừ bỏ kẻ gian ác khỏi anh em".
(II Tê 3:2-3) "2 lại hầu cho chúng tôi được giải thoát khỏi kẻ vô lý và người ác; vì chẳng phải hết thảy đều có đức tin. 3 Chúa là thành tín, sẽ làm cho anh em bền vững và giữ cho khỏi Ác giả".
(Gia 1:21) "Vậy, hãy bỏ đi mọi điều ô uế, và mọi điều gian ác còn lại, đem lòng nhu mì nhận lấy lời đã trồng trong anh em, là lời cứu được linh hồn của anh em".

(2) Rình
קָוָה [qâvâh]: Đợi (wait for); trông đợi (look forward); nấng ná (tarry on); trì hoãn (defer); mù quáng (bind).
(Thi 119:95) "Những kẻ ác rình giết tôi; Nhưng tôi chăm chỉ về các chứng cớ Chúa". 
(a) Động từ
קָוָה [qâvâh] có các nghĩa sau:
* Trì hoãn hành động hoặc rời khỏi trong một thời gian đã ấn định hoặc cho đến khi một vài sự kiện được mong đợi xảy ra (defer action or departure for a specified time or until some expected event occurs).
* Vui thích mong đợi điều gì (hope or be on watch for).
* Làm cho ai mất sự lo xa, khả năng suy xét chính xác, sự nhận thức, sự lý luận hoặc thông tin đầy đủ (without foresight, discernment, intellectual perception, or adequate information).
* Chờ đợi cách kiên nhẫn (look for patiently).
(Thi 25:3) "Thật, chẳng ai trông cậy Ngài mà lại bị hổ thẹn; Còn những kẻ làm gian trá vô cớ, chúng nó sẽ bị hổ thẹn". 
(Thi 25:5) "Xin hãy dẫn tôi trong lẽ thật của Ngài, và dạy dỗ tôi, Vì Ngài là Đức Chúa Trời về sự cứu rỗi tôi; Hằng ngày tôi trông đợi Ngài".
(Thi 25:21) "Nguyện sự thanh liêm và sự ngay thẳng bảo hộ tôi,Vì tôi trông đợi Chúa"
(Thi 27:14) "Hãy trông đợi Đức Giê-hô-va; Hãy vững lòng bền chí! Phải, hãy trông đợi Đức Giê-hô-va".
(Thi 37:9) "Vì những kẻ làm ác sẽ bị diệt; Còn kẻ nào trông đợi Đức Giê-hô-va sẽ được đất làm cơ nghiệp".
(Thi 37:34) "Hãy trông đợi Đức Giê-hô-va, và giữ theo đường Ngài, Thì Ngài sẽ nâng ngươi khiến để nhận được đất! Khi kẻ ác bị diệt đi, thì ngươi sẽ thấy điều ấy".
(Thi 56:6) "Chúng nó nhóm nhau lại, rình rập, nom dòm các bước tôi, Bởi vì chúng nó muốn hại mạng sống tôi".
(Thi 130:5) "Tôi trông đợi Đức Giê-hô-va, linh hồn tôi trông đợi Ngài; Tôi trông cậy lời của Ngài".

(b) Latin "expécto -áre": Mong chờ, trông đợi (expect); chờ đợi (await). Do danh từ "expectátio - ónis": Sự kỳ vọng (expectation).
* Chờ đợi ai/gì (wait for).
* Nghĩ hoặc hoặc tin rằng cái gì sẽ xảy ra hoặc ai sẽ đến (asume as future event or occurrence).
* Hy vọng và tin tưởng sẽ nhận được điều gì (regard as likely).
(Sáng 49:18) "Hỡi Giê-hô-va! tôi trông ơn chửng cứu của Ngài!"
(Gióp 7:2) "Như kẻ nô lệ ước ao bóng tối, Như người làm thuê trông đợi tiền lương".
(Ê sai 5:2) "Người khai phá ra; cất bỏ những đá; trồng những gốc nho xinh tốt; dựng một cái tháp giữa vườn, và đào một nơi ép rượu. Vả, người mong rằng sẽ sanh trái nho; nhưng nó lại sanh trái nho hoang".
(Ê sai 5:4) "Có điều chi nên làm cho vườn nho ta mà ta không làm cho nó chăng? Cớ sao khi ta mong sanh trái nho, thì nó lại sanh trái nho hoang vậy?"
(Ê sai 5:7) "Vả, vườn nho của Đức Giê-hô-va vạn quân, ấy là nhà Y-sơ-ra-ên, và những người của Giu-đa tức là cây mà Ngài ưa thích. Ngài trông họ được công chánh, mà nầy, có sự bạo ngược; trông được công bình, mà nầy, có tiếng kêu la".

(c) Hy lạp (Greek) προσδοκάω [prosdokáō]: Chờ, chờ đợi (await); trông đợi,  mong chờ (expect); hy vọng (hope); đợi (wait for). Gồm:
* Tiền tố (pref.) προσ [pros]: Đến (to); theo hướng (toward).
* Động từ δοκεω [dokeo]: Theo dõi, canh gác, chăm chú chờ đợi (to watch).
* Động từ προσδοκάω [prosdokáō]: Chờ đợi trong sự kết hợp giữa trông chờ và mong ước (expectation and desire combined).
(Mat 11:3) "Thầy có phải là Đấng phải đến, hay là chúng tôi còn phải đợi Đấng khác chăng?"
(Lu 7:20) "Hai người đã đến cùng Đức Chúa Jêsus, thưa rằng: Giăng Báp-tít sai chúng tôi đến hỏi thầy: Thầy có phải là Đấng phải đến, hay chúng tôi còn phải đợi Đấng khác?"
(Giăng 5:3) "Những kẻ đau ốm, mù quáng, tàn tật, bại xuội nằm tại đó rất đông, [chờ khi nước động".
(Công 17:16) "16 Phao-lô đang đợi hai người tại thành A-thên, động lòng tức giận, vì thấy thành đều đầy những thần tượng".
(Rô 8:19) "Thật thế, muôn vật ước ao, nóng nảy mà trông đợi con cái Đức Chúa Trời được tỏ ra".
(Rô 8:23) "không những muôn vật thôi, lại chúng ta, là kẻ có trái đầu mùa của Đức Thánh Linh, cũng than thở trong lòng đang khi trông đợi sự làm con nuôi, tức là sự cứu chuộc thân thể chúng ta vậy".
(Rô 8:25) "Song nếu chúng ta trông điều mình không thấy, ấy là chúng ta chờ đợi điều đó cách nhịn nhục".
(I Cô 11:33) "Hỡi anh em, vậy thì lúc anh em hội lại để ăn chung với nhau, hãy chờ đợi nhau".
(Phil 3:20) "Nhưng chúng ta là công dân trên trời; ấy là từ nơi đó mà chúng ta trông đợi Cứu Chúa mình là Đức Chúa Jêsus Christ".
(Hê 9:28) "cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội lỗi đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài".


(3) Giết
אָבַד [ʼâbad]: Hủy diệt (perish); tiêu hủy (destroy).
(Thi 119:95) "Những kẻ ác rình giết tôi; Nhưng tôi chăm chỉ về các chứng cớ Chúa". 
(Tham khảo Thi 119:92).

(4) Chăm chỉ
בִּין [bîyn]: Để tâm (attend); cân nhắc (consider); hướng / nhắm vào (direct); nhận rõ (discern); quan tâm, để ý (regard); suy nghĩ (think); suy xét (view).
(Thi 119:95) "Những kẻ ác rình giết tôi; Nhưng tôi chăm chỉ về các chứng cớ Chúa". 
(a) Động từ
בִּין [bîyn] có các nghĩa sau:
* Chú ý cẩn thận đến (look well to).
* Rất chú tâm vào (focus one's attention).
* Suy nghĩ cẩn thận (turn or apply one's mind). 
* Nghĩ về ai/gì nhất là để đi đến một quyết định (contemplate mentally, esp. in order to reach conclusion).
* Có sự hiểu biết về (have understanding).
(Thi 119:27) "Cầu Chúa làm cho tôi hiểu biết con đường giềng mối Chúa, Thì tôi sẽ suy gẫm các công việc lạ lùng của Chúa".
(Thi 119:34) "Xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, thì tôi sẽ vâng theo luật pháp Chúa, Ắt sẽ hết lòng gìn giữ lấy".
(Thi 119:73) "Bàn tay Chúa đã làm tôi và nắn hình tôi; Xin hãy ban cho tôi trí hiểu, để tôi học điều răn Chúa".
(Thi 119:95) "Những kẻ ác rình giết tôi; Nhưng tôi chăm chỉ về các chứng cớ Chúa".
(Thi 119:100) "Tôi thông hiểu hơn kẻ già cả, Vì có gìn giữ các giềng mối Chúa".
(Thi 119:104) "Nhờ giềng mối Chúa tôi được sự thông sáng; Vì vậy, tôi ghét mọi đường giả dối".
(Thi 119:125) "Tôi là kẻ tôi tớ Chúa; xin hãy ban cho tôi sự thông sáng, Để tôi hiểu biết các chứng cớ của Chúa".
(Thi 119:130) "Sự bày giãi lời Chúa, soi sáng cho, Ban sự thông hiểu cho người thật thà".
(Thi 119:144) "Chứng cớ Chúa là công bình đời đời. Xin hãy ban cho tôi sự thông hiểu, thì tôi sẽ được sống".
(Thi 119:169) "Hỡi Đức Giê-hô-va, nguyện tiếng kêu của tôi thấu đến Ngài. Xin hãy ban cho tôi sự thông sáng tùy theo lời Chúa".

(b) Latin "intéllego (intélli-) -ére -lexi -léctum": Nhận biết (perceive); hiểu, hiểu biết (understand); chú tâm vào, suy nghĩ cẩn thận (attend to); biết (know).
(Thi 119:95) "Những kẻ ác rình giết tôi; Nhưng tôi chăm chỉ về các chứng cớ Chúa". 
* Khả năng để hiểu hoặc suy nghĩ (the ability to understand or think).
* Năng lực để nắm bắt được vấn đề (the power of apprehension).
* Năng lực của sự tư duy trừu tượng (the power of abstract thought).
* Một sự nhận thức hoặc phán đoán của cá nhân về một tình huống... (an individual's perception or judgment of an situation etc.).
(Nê 7:64) "Các người ấy tìm kiếm gia phổ mình, nhưng không thấy, bèn bị trừ ra chức tế lễ, kể cho là ô uế".
(Thi 5:1) "Hỡi Đức Giê-hô-va, xin lắng tai nghe lời tôi, Xem xét sự suy gẫm tôi".
(Thi 41:1) "Phước cho người nào đoái đến kẻ khốn cùng! Trong ngày tai họa Đức Giê-hô-va sẽ giải cứu người".
(Ê sai 5:12) "Trong tiệc yến họ có những đàn cầm, đàn sắt, trống cơm, ống sáo và rượu nữa, nhưng chẳng thiết đến công việc Đức Giê-hô-va; họ chẳng xem xét công trình của tay Ngài".

(c) Hy lạp (Greek) κατανοέω [katanoéō]: Nhìn (behold); xem xét (consider); khám phá (discover); lĩnh hội (perceive).
(Thi 119:95) "Những kẻ ác rình giết tôi; Nhưng tôi chăm chỉ về các chứng cớ Chúa". 
Gồm:
* Tiền tố (pref.) κατα [kata]: Theo, phù hợp với (according to); đến (toward).
* Động từ (verb) νοιέω [noiéō]: Nhận biết (perceive); suy nghĩ (think); nhận thức ra (understand); quan tâm đến (mind).
(Lu 12:24) "Hãy xem con quạ: nó không gieo, không gặt, cũng không có hầm vựa kho tàng chi, mà Đức Chúa Trời còn nuôi nó; huống chi các ngươi quí hơn chim chóc là dường nào!"
(I Cô 1:26) "Hỡi Anh em, hãy suy xét rằng ở giữa anh em là kẻ đã được gọi, không có nhiều người khôn ngoan theo xác thịt, chẳng nhiều kẻ quyền thế, chẳng nhiều kẻ sang trọng".
(Hê 10:24) "Ai nấy hãy coi sóc nhau để khuyên giục về lòng yêu thương và việc tốt lành".

KẾT LUẬN.

1/ Như chúng ta đã biết Thi thiên 119:89-96 là một Thi thiên tôn cao về lời của Đức Chúa Trời. Ông nói:
* Nhờ lời Chúa mà "Ngài đã lập trái đất, và đất còn vững bền" (119:90-91).
* Nhờ lời Chúa mà "tôi không bị diệt vong trong cơn hoạn nạn" (119:92).
* Nhờ đó Chúa "làm cho tôi được sống" (119:93).

2/ Tác giả Thi thiên 119:89-96 hứa nguyện:
* Tôi yêu thích lời của Chúa ( 119:92).
* Tôi chẳng hề quên lời của Chúa (119:93).
* Tôi tìm kiếm lời của Chúa (119:94).
* Tôi chăm chỉ về lời của Chúa (119:95).

3/ Nguyện lời Chúa sẽ đem lại phước hạnh cho tôi và bạn.
(Thi 119:1-3) "1 Phước cho những người trọn vẹn trong đường lối mình, Đi theo luật pháp của Đức Giê-hô-va, 2 Phước cho những người gìn giữ chứng cớ Ngài, Và hết lòng tìm cầu Ngài. 3 Họ không làm trái phép công bình, nhưng đi trong các lối Ngài".


 


Mục Sư Trương Hoàng Ứng